Câu 1. Điểm sáng tạo trong phương pháp nghiên cứu của Menđen so với các nhà nghiên cứu di truyền học trước đó là gí ?
A. Sử dụng phương pháp nghiên cứu thực nghiệm và định lượng dựa trên xác suất thống kế và khảo sát trên từng tính trạng riêng lẻ.
B. Nghiên cứu tế bào để xác định sự phân li và tổ hợp các NST.
C. Làm thuần chủng các cá thể đầu dòng và nghiên cứu cùng lúc nhiều tính trạng.
D. Chọn cây đậu Hà Lan làm đối tượng nghiên cứu.
Chương II. TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN Bài tập trắc nghiệm Câu 1. Điểm sáng tạo trong phương pháp nghiên cứu của Menđen so với các nhà nghiên cứu di truyền học trước đó là gí ? A. Sử dụng phương pháp nghiên cứu thực nghiệm và định lượng dựa trên xác suất thống kế và khảo sát trên từng tính trạng riêng lẻ. B. Nghiên cứu tế bào để xác định sự phân li và tổ hợp các NST. C. Làm thuần chủng các cá thể đầu dòng và nghiên cứu cùng lúc nhiều tính trạng. D. Chọn cây đậu Hà Lan làm đối tượng nghiên cứu. Câu 2. Phương pháp nghiên cứu của Menđen gồm các nộ dung: 1.Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai. 2. Lai các dòng thuần và phan tích kết quả F1, F2, F3. 3. Tiến hành thí nghiệm chứng minh. 4. Tạo các dòng thuần bằng tự thụ phấn. Trình tự các bước thí nghiệm như thế nào là hợp lý ? A. 4 à 2 à 3 à 1. B. 4 à 2 à 1 à 3. C. 4 à 3 à 2 à 1. D. 4 à 1 à 2 à 3. Câu 3. Phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ 100% kiểu hình lặn ? A. Bố : AA x Mẹ : AA à Con : 100% AA. B. Bố : AA x Mẹ : aa à Con : 100% Aa. C. Bố : aa x Mẹ : AA à Con : 100% Aa. D. Bố : aa x Mẹ : aa à Con : 100% aa. Câu 4. Phép lai nào sau đây cho biết cá thể đem lai là thể dị hợp ? A. Bố : Hồng cầu liềm nhẹ x Mẹ bình thường à Con : 50% hồng cầu hình liềm nhẹ : 50% bình thường. B. Thân cao x Thân thấp à Con : 50% thân cao : 50% thân thấp. C. Ruồi cái mắt trắng x Ruồi đực mắt đỏ à Con : 50% ruồi đực mắt trắng : 50% ruồi cái mắt đỏ. D. Cả A, B và C. Câu 5. Khi đem lai các cá thể thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản, Menđen đã phát hiện được gì ở thế hệ con lai ? A. Chỉ biểu hiện một trong hai kiểu hình bố hoặc mẹ. B. Biểu hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ. C. Luôn luôn biểu hiện kiểu hình giống bố. D. Luôn luôn biểu hiện kiểu hình giồng mẹ. Câu 6. Khi cho thế hệ lai F1 tự thụ phấn, Menđen đã thu được thế hệ F2 có tỉ lệ kiểu hình như thế nào ? A. 1/4 giống bố đời P : 2/4 giống F1 : 1/4 giống mẹ đời P. B. 3/4 giống bồ đời P : 1/4 giống mẹ đời P. C. 3/4 giống mẹ đời P : 1/4 giống bố đời P. D. 3/4 giống bố hoặc mẹ đời P và giông 1kiểu hình F1 : 1/4 giống bên còn lại đời P. Câu 7. Khi cho các cá thể F2 có kiểu hình giống F1 tự thụ bắt buộc, Menđen thu được thế hệ F3 có kiểu hình như thế nào ? A. 100% đồng tính. B. 100% phân tính. C. 1/3 cho F3 đồng tính giống P : 2/3 cho F3 phân tính 3 : 1. D. 2/3 cjo F3 đồng tính giống P : 1/3 cho F3 phân tính 3 : 1. Câu 8. Khi đen lai phân tích các cá thể có kiểu hình trội ở thế hệ F2, Menđen đã nhận biết được điều gì ? A. 100% cá thể F2 có kiểu gen giống nhau. B. F2 có kiểu gen giống P : hoặc có kiểu gen giống F1. C. 2/3 cá thể F2 có kiểu gen giống P : 1/3 cá thể F2 có kiểu gen giống F1. D. 1/3 cá thể có kiểu gen giống P : 2/3 cá thể F2 có kiểu gen giống F1. Câu 9. Kết quả thực nghiệm tỉ lệ 1 : 2 : 1 về kiểu gen luôn đi đôi với tỉ lệ 3 : 1 kiểu hình khẳng định diều nào trong giả thuyết của Menđen là đúng ? A. Mỗi cá thể đời P cho 1 loại giao tử mang gen khác nhau. B. Mỗi cá thể đời F1 cho một loại giao tử mang gen khác nhau. C. Cơ thể lai F1 cho 2 loại giao tử khác nhau tỉ lệ 3 : 1. D. Thể đồng hợp cho 1 loại giao tử ;thể dị hợp cho hai loại giao tử có tỉ lệ 1 : 1. Câu 10. Tính trạng do một cặp alen có quan hệ trội – lặn không hoàn toàn thì hiện tượng phân li ở F2 được thể hiện như thế nào ? A. 1 trội : 2 trung gian : 1 lặn. B. 2 trội : 1 trung gian : 2 lặn. C. 3 trội : 1 lặn. D. 100% trung gian. Câu 11. Khi đem lai 2 giông 1đậu Hà lan thuần chủng khác nhau về hai cặo tính trạng tương phản, ở thế hệ F2, Menđen đã thu được tỉ lệ phân tính về kiểu hình là : A. 9 : 3 : 3 : 1. B. 3 : 3 : 3 : 3. C. 1 : 1 : 1 : 1. D. 3 : 3 : 1 : 1. Câu 12. Tính trạng lặn không xuất hiện ở thể dị hợp vì A. Gen trội át chế hoàn toàn gen lặn. B. Gen trội không át chế được gen lặn. C. Cơ thể lai phát triển từ những loại giao tử khác nhau. D. Cơ thể lai sinh ra các giao tử thuần khiết. Câu 13. Điểm giống nhau trong kết quả lai một tính trạng trong trường hợp trội hoàn toàn và trội không hoàn toàn là : A. Kiểu gen và kiểu hình F1. B. Kiểu gen và kiểu hình F2. C. Kiểu gen F1 và F2. D. Kiểu hình F1 và F2. Câu 14. Trường hợp nào sau đây đời con có tỉ lệ kiểu gen bằng tỉ lệ kiểu hình ? A. Trội hoàn toàn. B. Trội không hoàn toàn. C. Phân li độc lập. D. Phân li. Câu 15. Điều kiện quan trọng nhất để quy luật phân li độc lập nghiệm đúng là A. P thuần chủng. B. Một gen quy định một tính trạng tương ứng. C. Trội – lặn hoàn toàn. D. Mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng tương phản nằm trên những cặp NST tương đồng khác nhau. Câu 16. Một gen quy định một tính trạng, muốn nhận biết một cá thể là đồng hợp hay dị hợp vè tính trạng đang xét, người ta tiến hành A. Lai phân tích. B. Cho nhẫu phối các cá thể cùng lứa. C. Tự thụ phấn. D. Cả A, B và C. Câu 17. Cơ thể mang kiểu gen AABbDdeeFf khi giảm phân cho số loại giao tử là : A. 4. B. 6. C. 16. D. 32. Câu 18. Khi cá thể mang gen BbDdEEff giảm phân bình thường, sinh ra các kiểu giao tử là : A. B, b, D, d, E, e, F, f. B. BDEf, bdEf, BdEf, bDEf. C. BbEE, Ddff, BbDd, Eeff. D. BbDd, Eeff, Bbff, DdEE. Câu 19. Cho cá thể mang gen AabbDDEeFf tự thụ phấn thìsố giao tử tối đa là A. 32. B. 64. C. 128. D. 256. Câu 20. trong phép lai aaBbDdeeFf x AABbDdeeff thì tỉ lệ kiểu hình con lai A_bbD_eeff là A. 1/4 . B. 1/8. C. 1/16. D. 1/32. Câu 21. Tính trạng màu da ở người là trường hợp di truyền theo cơ chế A. Một gen chi phối nhiều tính trạng. B. Nhiều gen không quy định nhiều tính trạng. C. Nhiều gen không alen cùng quy chi phối một tính trạng. D. Một gen bị đột biến thành nhiều alen. Câu 22. Hiện tượng gen đa hiệu giúp giải thích A. Hiện tượng biến dị tổ hợp. B. Kết quả của hiện tượng đột biến gen. C. Một gen bị đột biến tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng khác nhau. D. sự tác động qua lai giữa các gen alen cùng quy định một tính trạng. Câu 23. Điểm khác nhau giữa các hiện tượng di truyền phân li độc lập và tương tác là A. Hai cặp gen alenquy định các tính trạng nằm trên những NST khác nhau. B. Thế hệ lai F1 dị hợp về cả hai cặp gen. C. Tỉ lệ phân li về kiểu hình ở thế hệ con lai. D. Tăng biến dị tổ hợp, làm tăng tính đa dạng của sinh giới. Câu 24. Khi lai hai cây táo thuần chủng khác nhau về 3 cặp tính trạng tương phản, cây có quả tròn, ngọt, màu vàng với cây có quả bầu dục, chua, màu xanh thì thế hệ F1 thu được toàn cây quả tròn, ngọt,màu vàng. Cho cây F1 tự thụ phấn được F2 có tỉ lệ 75% cây quả tròn, ngọt, màu vàng : 25% cây quả bầu dục, chua màu xanh. Cơ chế di truyền chi phối 3 tính trạng trên cò thể là A. Gen đa hiệu. B. Tương tác gen. C. Hoán vị gen. C. Phân li độc lập. Câu 25. Trong tương tác cộng gộp, tính trạng càng phụ thuộc vào nhiều cặp gen thì A. Tạo ra một dãy tính trạng với nhiều tính trạng tương ứng. B. Làm xuất hiện những tính trạng mới chưa có ở bố mẹ. C. Sự khác biệt về kiểu hình giữa càc kiểu gen càng nhỏ. D. Càng có sự khác biệt l7ó vè kiểu hình giữa các tổ hợp gen khác nhau. Câu 26. P thuần chủng, dị hợp n cặp gen phân li độc lập, các gen cùng tác động lên một tính trạng thì sự phân li về kiểu hình ở F2 sẽ là một biến dạng của biểu thức. A. 9 : 3 : 3 : 1. B. (3 + 1)n. C. (3 : 1)n. D. (3 : 1)2. Câu 27. Thỏ bị bạch tạng không tổng hợp được sắc tố mêlanin nên lông màu trắng, con ngươi của mắt có màu đỏ do nhìn thấu cả mạch máu trong đáy mắt. Đâ là hiện tượng di truyền theo quy luật. A. Tương tác bổ sung. B. Tương tác cộng gộp. C. Tác động đa hiệu của gen. D. Liên kết gen hoàn toàn. Câu 28. Một loài thực vật, nếu có cả hai gen A và B trong cùng kiểu gen cho màu hoa đỏ, các kiểu gen khác nhau cho hoa màu trắng. Cho lai phân tích cá thể dị hợp hai cặp gen, kết quả phân tích ở F2 sẽ là A. 1 hoa đỏ : 3 hoa trắng. B. 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng. C. 1 hoa đỏ : 1 hoa trắng. D. 100% hoa màu đỏ. Câu 29. Lai phâ tích F1 dị hợp về hai cặp gen cùng quy định 1 tính trạng được tỉ l;ệ kiểu hình là 1 : 2 : 1, kết quả này phù hợp với kiểu tương tác bổ sung. A. 9 : 3 : 3 :1. B. 9 : 6 : 1. C. 13 : 3. D. 9 : 7. Câu 30. Cơ sở hoá học của hiện tượng hoán vị gen là gì ? A. Trao đổi chéo giữa các crômatit trong NST kép tương đồng ở kì đầu giảm phân I. B. Hoán vị gen xảy ra như nhau ở giới đực, cái. C. Các gen nằm trên cùng 1 NST bắt đôi không bình thường trong kì đầu của giảm phân I. D. Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các NST. Câu 31. Ý nghĩa của phép lai thuận nghịch là gì ? A. Phát hiện các gen di truyền với giới tính. B. Phát hiện các gen di truyền ngoài nhân. C. Xác định cặp bố mẹ phù hợp trong phương pháp lai khác dòng tạo ưu thế lai. D. Cả A, B và C. Câu 32. Đặc điểm nào sau đây thể hiện quy lậut di truyền của các gen ngoài nhân ? A. Tính trạng luôn di truyền theo dòng mẹ. B. Mẹ di truyền tính trạng cho con trai. C. Bố di truyền tính trạng cho con trai. D. Tình trạng biểu hiện chủ yếu ở nam, ít biểu hiện ở nữ. Câu 33. Một giống cà chua có alen A quy định thân cao, a quy định thân thấp, B quy định quả tròn, b quy định quả bầu dục, các gen liên kết hoàn toàn. Phép lai nào sau đâu cho kiểu gen 1 : 2 : 1 ? A. AbaB x Ab/aB. B. Ab/ x Ab/ab. C. AB/ab x Ab/aB. D. AB/ab x Ab/ab. Câu 34. Việc phân lập bản đồ gen dựa vào kết quả nào sau đây ? A. Đột biến chuyển đoạn để suy ra vị trí của cá gen liên kết. B. Tần số hoán vị gen để suy ra khoảng cách tương đối của cá gen trên NST. C. Tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2. D. Phân li ngẫu nhiên và tổ hợp tự do của cá gen trong giảm phân. Câu 35. Tần số hoán vị gen như sau : AB = 49%, AC = 36%, BC = 13%, bản đồ gen thế nào ? A. ACB. B. BAC. C. CAB. D. ABC. Câu 36. Phát biểu nào sau đây không đúng với tần số hoán vị gen ? A. Không quá lớn hơn 50%. B. Càng gần tâm động, tần số hoán vị càng lớn. C. Tỉ lệ thuận với khoảng cách giữa các gen trên NST. D. Tỉ lệ nghịch với các lực liên kết giữa các gen trên NST. Câu 37. Đặc điểm nào dưới đây không đúng khi nói về tần số hoán vị gen ? A. Tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa các gen. B. Được ứng dụng để lập bản đồ gen. C. Tần số hoán vị gen càng lớn, các gen càng xa nhau. D. Tần số hoán vị gen không quá 50%. Câu 38. Trong trường hợp các gen liên kết hoàn toàn, với mỗi gen quy định một tính trạng, quan hệ giữa các tính trạng là trội hoàn toàn, tỉ lệ phân li kiểu gen và kiểu hình trong phép lai (ABD/abd) x (ABD/abd) sẽ có kết quả giống như kết quả của A. Tương tác gen. B. Gen đa hiệu. C. Lai hai tính trạng. D. Lai một tính trạng. Câu 39. Phương pháp lai nào giúp khẳng định một gen quy định một tính trạng bầt kìnằm trên NST thường hay giới tính ? A. Phân tích kết quả lai dựa trên xác suất thống kê. B. Hoán đổi vị trí của các cá thể bố mẹ trong các thí nghiệm lai. C. Lai phân tích. D. Lai trở lại đời con với các cá thể thế hệ bố mẹ. Câu 40. Căn cứ vào tần số hoán vị gen, người ta có thể xác định được điều nao sau đây ? A. Vị trí và khoảng cách tương đối giữa các gen trên cùng 1 locut. B. Vị trí và khoảng cách tương đối giữa các gen trên cùng 1 NST. C. Vị trí và khoảng cách tuyệt đối giữa các gen trên cùng 1 NST. D. Vị trí tương đối và kích thước của các gen trên cùng 1 locut. Câu 41.Dấu hiệu đặc trưng để nhận biết gen di truyền trên NST giới tính Y là A. không phân biệt được gen trội hay gen lặn. B. Luôn di truyền theo dòng bố. C. Chỉ biểu hiện ở con đực. D. Được di truyền ở giới dị giao tử. Câu 42. Phát biểu nào sau đây chưa đúng ? A. Plasmit ở vi khuẩn chứa gen ngoài NST. B. Đột biến gen cò thể xảy ra ở cả gen trong nhân và gen trong tế bào chất. C. Di truyền qua NST do gen trong nhân quy định. D. Gen trong tế bào chất có vai trò chính trong sự di truyền. Câu 43. Hiện tượng đốm lá xanh trắng ở cây vạn niên trắng là do A. Đột biến bạch tạng do gen trong nhân. B. Đột biến bạch tạng do gen trong lục lạp. C. Đột biến bạch tạng do gen trong ti thể. D. Đột biến bạch tạng do gen trong plasmit của vi khuẩn cộng sinh. Câu 44. Một cá thể ruồi dị hợp về hai cặp gen, mỗi gen quy định một tính trạng, gen trội hoàn toàn át chế gen lặn. Cặp bố mẹ nào sau đây cho đời con có sựđa dạng nhiều nhất về kiểu gen và kiểu hình ? A. Aa XBXb x AaXbY. B. AaXBXb x ABXBY. C. AB/ab x AB/ab (hoán vị xảy ra 2 bên bố mẹ). D. AaBb x AaBb. Câu 45. Hiện tượng di truyền nào làm hạn chế tính đa dạng của sinh vật ? A. Liên kết gen. B. Phân li độc lập. C. hoán vị gen. D. Tương tác gen. Câu 46. Đen lai hai cá thể thuần chủng khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản được thế hệ F1. Đem lai phân tích F1. Kết quả nào sau đây phù hợp với hiện tượng di truyền liên kết có hoán vị gen ? A. 1 : 1 : 1 : 1. B. 3 : 3 : 1 : 1. C. 9 : 3 : 3 : 1. D. 9 : 6 : 1. Câu 47. Bệnh máu khó đông ở người được xác định bởi gen lặn h nằm trên NST giới tính X. Một người phụ nữ mang gen bệnh ở cơ thể dị hợp lấy chồng khoẻ mạnh thì khả năng biểu hiện bệnh của những đứa con họ như thế nào ? A. 100% con trai bị bệnh. B. 50% con trai bị bệnh. C. 25% con trai bị bệnh. D. 12,5% con trai bị bệnh. Câu 48. Một ruồi giấm cái mắt đỏ mang một gen lặn mắt trắng nằm trên NST X giao phối với một ruồi giấm đực mắt đỏ sẻ cho ra F1 như thế nào ? A. 50% ruồi cái mắt trắng. B. 75% ruồi mắt đỏ, 25% ruồi trắng ở cá đự và cái. C. 100% ruồi đực mắt trắng. D. 50% ruồi đực mắt trắng. Câu 51. Thường biến là gì ? A. Là những biến đổi đồng loạt về kiểu gen. B. Là những biến đổi đồng loạt về kiểu hình của cùng kiểu gen. C. Là những biến đổi đồng loạt về kiểu gen tạo ra cùng kiểu hình. D. Là những biến đổi đồng loạt về kiểu gen do tác động của môi trường. Câu 52. Tính chất của thường biến là gi( ? A. Định hướng, di truyền. B. đột ngột, không di truyền. C. Đồng loạt, định hướng, không di truyền. D. Đồng loạt không di truyền. Câu 53. Tính trạng số lượng không có đặc điểm nào sau đây ? A. Khó thay đổi khi điều kiện môi trường thay đổi. B. Đo lường được bằng các kỹ thuật thông thường. C. Thay đổi khi điều kiện môi trường thay đổi. D. Nhận biết được bằng quan sát thông thường. Câu 54. Sự mền dẻo kiểu hình có nghĩa là A. Một kiểu hình có thể do nhiều kiểu gen quy định. B. Một kiểu gen có thể biểu hiện thành nhiều kiểu hình trước các điều kiện môi trường khác nhau. C. Tính trạng có mức phản ứng rộng. D. Sự điều chỉnh kiểu hình theo sự biến đổi kiểu gen. Câu 55. Mức phản ứng là gì ? A. Là giới hạn phản ứng của kiểu hình trong điều kiện môi trường khác nhau. B. Là giới hạn phản ứng của kiểu gen trong một điều kiện môi trường khác nhau. C. Là tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với các điều kiện môi trường khác nhau. D. Là những biến đổi đồng loạt về kiểu hình của cùng kiểu gen. Câu 56. Phát biểu nào sau đây đùng với khái niệm về kiểu hình ? A. Kiểu hình liên tục thay đổi khi điều kiện môi trường thay đổi. B. Kiểu hình ổn định khi điều kiện môi trường thay đổi. C. Kiểu hình được tạo thành do sụ tương tác giữa kiểu gen và điều kiện môi trường. D. Kiểu hình khó thay đổi kh điều kiện môi trường thay đổi. Câu 57. Phát biểu nào sau đây không đùng với khái niệm về mức phản ứng ? A. Các tính trạng số lượng thường có mức phản ứng rộng. B. Để xác định mức phản ứng của một kiểu gen cần phải tạo ra nhiều cá thể có cùng kiểu gen và cho chúng sinh trưởng, phát triển trong điều kiện môi trường khác nhau. C. Mức phản ứng do kiểu gen quy định. D. Để xạc định mức phản ứng của một kiểu gen cần phải tạo ra một cá thể đa dạng về kiểu gen và cho chúng sinh trưởng, phát triển trong cùng điều kiện môi trường. Câu 58. Thường biến có ý nghĩa gì trong thực tiễn ? A. Ý nghĩa gián tiếp trong chọn giống và tiến hoá. B. Ý nghĩa trực tiếp quan trọng trong chọn giống và tiến hoá. C. Giúp sinh vật thích nghi trong tự nhiên. D. Giúp sinh vật thích nghi với những thay đổi thường xuyên và không thường xuyên của môi trường. Câu 59. Phát biểu nào sau đây không đúng ? A. Giống tốt, kĩ thuật sản xuất tốt, năng suất không cao. B. Ờ vật nuôi và cây trồng, năng xuất là kết quả tác động tỏng hợp của giống và kĩ thuật. C. Kĩ thuật sản xuất quy định năng suất cụ thể của giống. D. Kiểu gen quy định giới hạn năng suất của một giống vật nuôi hay cây trồng. Câu 60. Yếu tố “giống” trong sản suất nông nghiệp tương đương với yếu tố nào sau đây ? A. Môi trường. B. Kiểu gen. C. Kiểu hình. D.Năng suất.
Tài liệu đính kèm: