Bài soạn Sinh 12 bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể

Bài soạn Sinh 12 bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể

Tiết:7 Bài 5: NHIỄM SẮC THỂ VÀ ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ

I. MỤC TIÊU:

- Mô tả được hình thái, cấu trúc và chức năng của NST.

- Nêu được đặc điểm của NST đặc trưng cho mỗi loài.

- Trình bày được khái niệm, nguyên nhân phát sinh ĐB cấu trúc NST. Mô tả được các loại ĐB cấu trúc NST và hậu quả, ý nghĩa của các đạng ĐB này

II. CHUẨN BỊ:

Tranh vẽ hình thái cấu trúc nhiễm sắc thể; tranh vẽ các dạng ĐB cấu trúc NST.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp.

2. Kiểm tra bài cũ:

-Nêu khái niệm và các dạng đột biến gen (điểm)

-Nêu nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến gen?

 

doc 2 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2386Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Sinh 12 bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết:7 Bài 5: NHIỄM SẮC THỂ VÀ ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ 
I. MỤC TIÊU: 
- Mô tả được hình thái, cấu trúc và chức năng của NST.
- Nêu được đặc điểm của NST đặc trưng cho mỗi loài.
- Trình bày được khái niệm, nguyên nhân phát sinh ĐB cấu trúc NST. Mô tả được các loại ĐB cấu trúc NST và hậu quả, ý nghĩa của các đạng ĐB này
II. CHUẨN BỊ: 
Tranh vẽ hình thái cấu trúc nhiễm sắc thể; tranh vẽ các dạng ĐB cấu trúc NST.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: 
-Nêu khái niệm và các dạng đột biến gen (điểm)
-Nêu nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến gen?
3. Bài mới: 
Nội dung
Hoạt động của GV và HS
I. Hình thái và cấu trúc nhiễm sắc thể: 
1. Hình thái nhiễm sắc thể: 
-Ở sinh vật nhân sơ (vi khuẩn) vật chất di truyền là ADN trần, không liên kết với protein, mạch xoắn kép có dạng vòng.
-Ở sinh vật nhân thực: từng phân tử ADN được liên kết với các loại protein khác nhau (chủ yếu là histon) tạo nên cấu trúc được gọi là NST.Mỗi loài SV có số lượng, hình thái, cấu trúc NST đặc trưng nhìn rõ ở kì giữa của nguyên phân khi chúng đã co xoắn cực đại. Có 
2 loại là NST thường và NST giới tính. Trong tế bào xoma NST 
thường tồn tại thành từng cặp tương đồng (2n).
2. Cấu trúc siêu hiển vi của NST:
NST được cấu tạo từ chất nhiễm sắc, chứa phân tử ADN mạch kép có chiều ngang 2nm. Phân tử ADN quấn quanh khối protein tạo nên các nucleoxom . Mỗi nucleoxom gồm có lõi là 8 phân tử histon và được 1 đoạn ADN chứa 146 cặp nu quấn quanh. Chuỗi nucleoxom tạo thành sợi cơ bản có đường kính 11nm. Sợi cơ bản cuộn xoắn bậc 2 tạo thành sợi nhiễm sắc có đường kính 30nm. Sợi nhiễm sắc xếp cuộn lại có đường kính 300nm. Cuối cùng xoắn tiếp theo tạo thành cromatit có đường kính 700nm.( NST có các mức xoắn khác nhau để xếp gọn trong nhân và dễ di chuyển khi phân bào).
Mỗi nhiễm sắc thể gồm 3 bộ phận chủ yếu:
- tâm động là vị trí nối với thoi phân bào.
- đầu mút để bảo vệ NST.
- trình tự khởi đầu nhân đôi ADN.
II. Đột biến cấu trúc NST: là những biến đổi trong cấu trúc của NST, thực chất là sự biến đổi các khối gen của NST, do vậy có thể làm thay đổi hình dạng và cấu trúc NST. Có 4 dạng là: mất đoạn, lặp đoạn, dảo đoạn và chuyển đoạn.
 1. Mất đoạn: là sự rơi rụng từng đoạn NST, làm giảm số lượng gen trên đó, gây hậu quả làm chết hay giảm sức sống. VD: mất đoạn NST 22 ở người gây bệnh ung thư máu. Tuy nhiên ở thực vật, người ta có thể gây ĐB mất đoạn nhỏ NST để loại bỏ những gen xấu.
 2. Lặp đoạn: là 1 đoạn NST bị lặp lại 1 hay nhiều lần làm tăng số lượng gen trên đó. Hậu quả làm tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện của tính trạng. VD ở lúa đại mạch lặp đoạn làm tăng hoạt tính của enzim amilaza.
3. Đảo đoạn: là 1 đoạn NST bị đứt ra rồi qay ngược 180o làm thay đổi trình tự phân bố gen trên đó. Hậu quả: Có thể ảnh hưởng hoặc không ảnh hưởng sức sống. Đảo đoạn tạo sự sắp xếp lại các gen cung cấp nguồn nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống.
4. Chuyển đoạn: Là sự trao đổi đoạn giữa các NST không tương đồng (sự chuyển đổi gen giữa các nhóm liên kết). Hậu quả: Chuyển đoạn lớn thường gây chết hoặc mất khả năng sinh sản. Chuyển đoạn nhỏ ít ảnh hưởng đến sức sống, có khi có lợi cho sinh vật. 
-GV: cho HS nhắc lại vật chất di truyền ở vi khuẩn, virut.
-HS: ở virut VCDT là ADN hoặc ARN. ở vi khuẩn VCDT là ADN dạng vòng.
-GV: yêu cầu HS đọc mục I.1 tìm hiểu về VCDT cấu tạo nên NST, tính đặc trưng của bộ NST của mỗi loài, trạng thái tồn tại của NST trong tế bào xoma.
-HS: đọc và ng/cứu mục I.1 trả lời.
-GV: cho HS quan sát H5.2 SGK và miêu tả cấu trúc NST ở các mức độ xoắn khác nhau.
-HS: quan sát thảo luận về các cấp độ xoán của NST.
-GV: NST có các mức xoắn khác nhau có vai trò gì?
-HS: để xếp gọn trong nhân tế bào và giúp NST dễ di chuyển khi phân bào.
-GV: mỗi NST điển hình gồm mấy bộ phận chủ yếu? và có chức năng gì?
-HS: đọc SGK trả lời.
-GV: có thể phát hiện ĐB cấu trúc NST bằng cách nào?
-HS: phương pháp tế bào (quan sát bộ NST dưới kính hiến vi)
-GV: đưa ra tranh vẽ các dạng ĐB NST rồi phát phiếu học tập yêu cầu hs phân biệt các dạng ĐBCTNST.
Dạng ĐB
KN
HQ
VD
Mất đoạn
Lặp đoạn
Đảo đoạn
Chuyển đn
-HS: quan sát tranh kết hợp đọc mục II để điền vào phiếu học tập.
-GV: cho sơ đồ 1 NST ban đầu:
ABCDEFGHIK rồi cho hs lên viết sơ đồ NST ở các dạng ĐB: mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn.
IV. CỦNG CỐ: 1- hãy chọn phương án trả lời đúng: hậu quả di truyền của lặp đoạn NST là:
 A. tăng cường độ biểu hiện của tính trạng do có gen lặp lại.
 B. tăng cường sức sống của toàn bộ SV.
 C. làm giảm cường độ biểu hiện của tính trạng có gen lặp lại.
 D. nhìn chung không ảnh hưởng gì đến SV.
 E. có thể làm tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện của tính trạng do có gen lặp lại.
 2- Bài tập: trong 1 quần thể ruồi giấm , người ta phát hiện NST số III có các gen phân bố theo các trình tự khác nhau như sau:
 1. ABCGFEDHI
 2. ABCGFIHDE
 3. ABHIFGCDE
 Đây là những đột biến đảo đoạn NST . Hãy gạch dưới đoạn đảo và nêu mối quan hệ trong quá trình phát sinh các dạng bị đảo. ( ABCDEFGHI --> ABCGFEDHI --> ABCGFIHDE --> ABHIFGCDE ) 
V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: 
 Chuẩn bị bài: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể 

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 5 nhiem sac the.doc