Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Sinh học Lớp 12 - Năm học 2007-2008 - Sở Giáo dục Đào tạo Hậu Giang (Có đáp án)

Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Sinh học Lớp 12 - Năm học 2007-2008 - Sở Giáo dục Đào tạo Hậu Giang (Có đáp án)

- Cây đậu đang tươi tốt .Chúng ta tưới phân bón với nồng độ cao thì có hiện tượng gì xảy ra ? Giải thích và rút ra kết luận .

- Thế nào là bón lót ? bón thúc ?

 

doc 8 trang Người đăng thuyduong1 Ngày đăng 22/06/2023 Lượt xem 188Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Sinh học Lớp 12 - Năm học 2007-2008 - Sở Giáo dục Đào tạo Hậu Giang (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HẬU GIANG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
 ĐỀ THI CHÍNH THỨC NĂM HỌC : 2007-2008
 MÔN : SINH HỌC LỚP 12 
 Thời gian : 180 phút (Không kể thời gian giao đề)
 ( Đề thi có 2 trang và gồm 14 câu )
Câu 1 : (1điểm) 
-Cây đậu đang tươi tốt .Chúng ta tưới phân bón với nồng độ cao thì có hiện tượng gì xảy ra ? Giải thích và rút ra kết luận .
-Thế nào là bón lót ? bón thúc ? 
Câu 2 :(1.5điểm )
 Trình bày tóm tắt ba giai đoạn chuyển hoá năng lượng trong sinh giới. 
Câu 3: (1.điểm )
 Lá cây 
Thí nghiệm trong hình vẽ trên chứng minh cho quá trình sinh lý nào ở thực vật ? Giải thích thí nghiệm . 
Có thể sử dụng thêm phương tiện gì để thí nghiệm có kết quả chính xác . 
Câu 4:(2điểm)
 So sánh tế bào thực vật với tế bào động vật . 
Câu 5 : (1điểm) 
Tế bào nấm men có cấu tạo khác vi khuẩn ở những điểm nào ? 
Câu 6: (1.5 điểm )
Trình bày sự biến đổi đạm hữu cơ thành đạm vô cơ trong đất ? 
Câu 7 :(1điểm ) 
Vì sao thực vật xanh “ Tắm mình trong biển đạm ” nhưng lại thiếu đạm ? Nêu một số cây có khả nămg sử dụng Nitơ tự do .
Câu 8 : (1 điểm) 
Hiệu suất sinh thái là gì ? lập sơ đồ hình tháp sinh thái với số liệu sau :
Sản lượng thực tế của sinh vật tiêu thụ bậc 1 là : 0,49x106 Kcal/ha/năm 
Hiệu suất sinh thái của SVTT bậc 1 là : 3.5%
Hiệu suất sinh thái của SVTT bậc 2 là : 9,2% 
Câu 9 : (1điểm )
Sự giống nhau và khác nhau cơ bản về cấu trúc của ADN với mARN 
Câu 10 : (2điểm ) 
Page 1/2
So sánh sự phân ly ở F2 trong lai 2 tính trạng phân ly độc lập và các trường hợp có tác động qua lại giữa các gen
Câu 11 :(2điểm )
Có 4 hợp tử thuộc cùng một loài là A,B,C,D.
-Hợp tử A nguyên phân một số đợt liên tiếp tạo ra các tế bào con, số tế bào con này bằng số NST có trong một hợp tử khi nó chưa tiến hành nguyên phân .
- Hợp tử B nguyên phân cho các tế bào con với tổng số NST đơn nhiều gấp 4 lần số NST đơn của một tế bào con .
Hợp tử C nguyên phân cho các tế bào con cần nguyên liệu tương đương 480 NST đơn.
Hợp tử D nguyên phân tạo ra các tế bào con chứa 960 NST đơn cấu thành hoàn toàn từ nguyên liệu mới cung cấp trong quá trình nguyên phân này .
Tất cả các tế bào con được hình thành nói trên chứa 1920 NST đơn ở trạng thái chưa tự nhân đôi .
Tìm bộ NST lưỡng bội của loài .
Tính số đợt nguyên phân của mỗi hợp tử A,B,C,D. 
Câu 12 : (2 điểm )
Hai gen cấu trúc A và B có chiều dài bằng nhau và nằm kế tiếp nhau trên NST, vì bị đột biến một đoạn mạch kép của ADN khác gắn vào gen B tạo thành ben C nên gen A và gen C đồng thời nhân đôi 3 đợt liên tiếp đã lấy của môi trường nội bào là 10.500 nu tự do. Khi tự nhân đôi 1 lần gen C đã đòi hỏi của môi trường nội bào cung cấp số nu bằng 1,5 lần số nu của gen A 
Xác định chiều dài của gen A và Gen B 
Tính số nu của đoạn gắn vào gen B 
Đoạn gắn vào gen B sao mã một phân tử mARN.Trên mARN đó có 5 Ribôxôm trượt qua
một lần với tốc độ giải mã trung bình là 8 axit amin/giây. Khoảng cách thời gian giữa 2 
Ribôxôm kế tiếp nhau là 0,3 giây.Tính từ lúc Ribôxôm thứ nhất bắt đầu tiếp xúc với mARN thì thời gian để mỗi ribôxôm trượt qua hết chiều dài của mARN là bao nhiêu giây.
Câu 13 : (1.5điểm )
Ở người bệnh mù màu di truyền do một đột biến gen lặn m nằm trên NST giới tính X,alen M quy định tính trạng nhìn màu bình thường .Bệnh phát hiện ở cả nam lẫn nữ Căn cứ vào đặc điểm di truyền của bệnh này hãy giải thích các trường hợp sau :
Ở một gia đình,bố và mẹ đều nhìn màu bình thường nhưng lại sinh ra một người con gái mắc hội chứng Tơcner và bị mù màu .
Ở một gia đình khác Bố nhìn màu bình thường,mẹ mù màu sinh ra một người con trai mắc hội chứng Claiphenter và bị mù màu .Lần sinh thứ hai cũng là con trai mắc hội chứng trên nhưng không bị mù màu .
Page 2/2
Câu 14 :(1.5điểm) Điểm khác nhau giữa thể đa bội với thể lưỡng bội
SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HẬU GIANG
HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH 
NĂM HỌC 2007-2008
MÔN : SINH HỌC LỚP 12 
ĐỀ CHÍNH THỨC
Hướng dẫn chấm thi có 5 trang và 14 câu trả lời 
Câu 1 : ( 1điểm )
+Cây đậu héo dần rồi chết (0.25 điểm )
+Nồng độ phân bón bên ngoài cây cao làm rối loại quá trình trao đổi chất qua màng bán 
 thấm theo cơ chế thẩm thấu ----> cây mất nước héo dần rồi chết (0.25 điểm )
+ Kết luận : bón phân chỉ có hiệu quả mong muốn lúc được sử dụng một cách hợp lý , có cơ sở khoa học, dựa vào đòi hỏi của từng giống, từng loài cây trong từng thời kỳ khác nhau và căn cứ trên hoàn cảnh cụ thể của lượng nước và chất dinh dưỡng hiện có ở trong đất ( 0.25)
+ Bón lót : là bón phân lúc chưa gieo trồng . Bón thúc là bón theo từng thời kỳ để thúc đẩy sự sinh trưởng và phát triển của cây nhanh hơn.(0.25 điểm )
Câu 2 : (1.5điểm )
 Giai đoạn 1 : Quang hợp 
 Quang năng ( mặt trời )
Diệp lục
 6CO2 6O2
 6H2O C6H12O6
 ( Hoá năng trong các liên kết hoá học ) (0.5điểm )
 Giai đoạn 2 : Hô hấp nội bào 
Ty thể 
 C6H12O6 6CO2
 Nhiệt (0.5điểm )
 6O2 ATP
 Giai đoạn 3 : Tổng hợp các chất đặc trưng cho cơ thể 
 ATP Sinh công (sự chuyển động của bào quan,hoạt động của cơ thể)
 Nhiệt (0.5điểm )
Câu 3 : (1điểm )
a) Thí nghiệm trên chứng minh quá trình hô hấp của cây xanh 
 Hình : Đặt một chậu cây xanh dưới một chuông thuỷ tinh chứa nước vôi trong và có một ống thuỷ tinh hình chữ U thông với bình nước màu ,vài giờ sau trên bề mặt nước vôi trong có một lớp váng Canxi cacbônat điều đó chứng tỏ cây xanh nhả CO2 , khí này tác dụng với nước vôi trong Ca(OH)2 sinh ra CaCO3 không tan tạo lớp váng theo phương trình :
 CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O 
Đồng thời nước màu dâng lên trong ống thuỷ tinh chứng tỏ áp suất trong chuông thuỷ tinh giảm đi vì O2 bị cây xanh hút vào trong quá trình hô hấp (0.75điểm )
Dùng vải đen che kín chuông thuỷ tinh để che ánh sáng ngăn sự quang hợp xảy ra (0.25điểm )
Câu 4 :( 2điểm )
Giống nhau : đều có các thành phần :
+ Màng nguyên sinh (0.25điểm )
+ Tế bào chất và các bào quan : ty thể,bộ máy gôngi,lưới nội chất, Ribôxôm(0.25điểm )
+ Nhân với nhân con và nhiễm sắc thể (0.25điểm )
 Tế bào thực vật 
 Tế bào động vật 
- Có thành xenlulô ở bên ngoài 
- Có lục lạp
- Chỉ ở thực vật bậc thấp mới có trung thể 
- Có không bào trung tâm có kích thước to chứa nhiều nước, muối khoáng và các chất hữu cơ quan trọng trong đời sống thực vật 
- Không có khung xương tế bào 
- Không có thành xenlulô(0.25điểm )
- Không có lục lạp(0.25điểm )
- Có trung thể ( 0.25điểm )
- Không có không bào hoặc có không bào kích thước nhỏ không quan trọng
(0.25điểm) 
- Có khung xương tế bào (0.25điểm )
Câu 5 : (1điểm)
Nấm men (0.5điểm)
Vi khuẩn (0.5điểm)
Nhân có màng nhân bao bọc
Có dạng đa bào 
Không có vỏ nhầy
- Có ty thể,bộ máy gôngi,lưới nội chất 
- Nhân không có màng nhân bao bọc
Không có dạng đa bào 
Có vỏ nhầy 
- Không có 
 Câu 6: (1.5điểm )
Ở dưới đất các chất đạm hữu cơ ( xác chết động vật, thực vật rác rưởi ....) luôn luôn được biến đổi thành đạm vô cơ (nitrat ) dưới tác dụng của vi khuẩn và nấm (0.25điểm)
Sự tạo thành nitrat được biến đổi thành 4 giai đoạn :
1) Sự mùn hoá : Xác động vật, thực vật, rác .. bị vi khuẩn và nấm làm nát rữa thành một chất màu nâu gọi là mùn ở giai đoạn này Prôtêin trong xác chết bị biến đổi thành a xit amin (0.25điểm) 
2) Sự hoá amôniac : đó là sự biến đổi các aa trong mùn thành amoniac(NH3) do tác dụng của nấm (Mucor) và vi khuẩn Microccocus ureac, Bacillusmy coides (0.25điểm) 
3) Sự hoá Nitrit : Vi khuẩn nitrosomonat oxi hoá NH3 thành axit nitrơ theo phương trình 
 2NH3 + 3O2 2HNO2 + 2H2O + 158 kcal ( 0.25điểm )
Các axit Nitrơ gặp các Bazơ trong đất tạo thành Nitrit 
 HNO2 + NaOH NaNO2+ H2O ( 0.25điểm )
4) Sự hoá nitrat Vi khuẩn nitrôbacter oxi hoá nitrit thành muối nitrat hoà tan thực vật hấp thụ được .
 NaNO2 + O2 NaNO3 + 38 Kcal ( 0.25điểm )
Câu 7: ( 1 điểm ) 
Cây xanh nói chung tắm mình trong biển đạm nhưng thiếu đạm vì Nitơ tự do N2 có liên kết 3 bền vững ( NºN) Cây xanh nói chung không có enzim xúc tác mạnh quá trình hoạt hoá Nitơ (Nitrogenaza, Hidrogenaza phá vở liên kết NºN bền của Nitrơ để biến N2---> NH3 (0.5điểm )
Thực vật xanh có khả năng sử dụng Ni tơ là : 
- Cây họ đậu nhờ cộng sinh với Vi khuẩn Rhizôbium( 0.25đ)
- Bèo hoa dâu nhờ cộng sinh với vi khuẩn lam ( 0.25đ)
Câu 8: (1điểm) 
- Hiệu suất sinh thái là tỷ lệ % chuyển hoá năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng ( 0.25đ) 
- Sản lượng thực tế của sinh vật sản xuất =( 0.25đ)
- Sản lượng thực tế của SVTT bậc 2 = ( 0.25đ)
 Sơ đồ : SV TT bậc 2 : 0,045x106 kcal
 SVTT bậc 1 : 0,49 x 106 kcal 
 SVSX : 14x106kal ( 0.25đ)
Câu 9: (1điểm )
* Giống nhau : (0.5điểm ) 
- Đều có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân 
Mỗi đơn phân gồm 3 thành phần cơ bản là : đường 5C, H3PO4, bazơ Nitric 
Trên mạch đơn của ADN và mARN các Nu liên kết với nhau bằng LK hoá trị bền vững 
Đặc trưng bởi số lượng, thành phần, trật tự sắp xếp của các đơn phân
* Khác nhau : (0.5điểm )
ADN
mARN
Đại phân tử có kích thước và khối lượng lớn 
Có cấu trúc mạch kép 
Xây dựng từ 4 loại Nu ( A,T,G,X)
Trong mối Nu có đường C5H10O4
- Có kích thước và khối lượng bé 
Có cấu trúc mạch đơn
Xây dựng từ 4 laọi Nu A,U,G,X
Trong mỗi Nu có đường C5H10O5
Câu 10: (2 điểm )
* Giống nhau :( 1điểm ) 
- Đều có 16 kiểu tổ hợp về giao tử đực và giao tử cái của F1
Đều có 9 KG với tỷ lệ : 1: 2 : 2 : 4 : 1: 2 : 1 : 2 : 1
Các gen đều phân ly độc lập và tổ hợp tự do .
Đều xuất hiện biến dị tổ hợp tạo KH khác với bố mẹ nên đều có ý nghĩa cho chọn giống và tiến hoá
* Khác nhau :( 1 điểm ) 
Quy luật phân ly độc lập 
Tác động qua lại giữa các gen 
- Mỗi kiểu hình mang 2 tính trạng 
- Mỗi gen tác động riêng rẽ quy đinh một tính trạng 
- Có tính trạng trội, lặn 
- F2 có 4 loại kiểu hình tỷlệ : 9 : 3: 3 : 1
-Mỗi kiểu hình mang 1 tính trạng 
-Các gen không alen tác động qua lại lên sự hình thành 1 tính trạng
-Không có tính trạng trội ,lặn 
-F2 Có 4 loại kiểu hình tỷ lệ: 9 : 3 : 3 : 1
hoặc 3 loại kiểu hình tỷ lệ : 9: 6: 1 hoặc 
12 : 3 : 1 hoặc 9 : 3 : 4
Hoặc 2 kiểu hình tỷ lệ : 9 :7 hoặc 13 : 3 hoặc 15 : 1 
 Câu 11 : ( 2điểm )
- Gọi 2n là bộ NST của loài 
Gọi xA là số lần nguyên phân của hợp tử A =>Số tế bào con do hợp tử A sinh ra là : 2XA
 Theo đề bài ta có : 2XA = .2n 
Gọi xB là số lần nguyên phân của hợp tử B =>Số tế bào con do hợp tử B sinh ra là : 2XB
 Theo đề bài ta có : 2n.2XB = 4.2n ==> 2XB = 4
Gọi xC là số lần nguyên phân của hợp tử C =>Số tế bào con do hợp tử C sinh ra là: 2XC
Theo đề bài ta có : 2n( 2XC – 1) = 480 ==> 2XC = 
- Gọi xD là số lần nguyên phân của hợp tử D =>Số tế bào con do hợp tử D sinh ra là : 2XD
 Theo đề bài ta có : 2n(2XD–2) = 960 ==> 2XD = 
 Theo đề bài ta có phương trình : 2n.2XA + 2n.2XB +2n.2XC +2n.2XD = 1920
 2n. + 4.2n + 2n( ) + 2n() = 1920
 n2 + 14n – 480 = 0 với điều kiện n phải nguyên và n > 0 
 Giải phương trình trên ta được n = 16 nhận và n = - 30 loại 
Vậy bộ NST lưỡng bội của loài là 2n = 32 (1.5điểm) 
b) Số lần phân bào của mỗi hợp tử là : (0.5điểm )
Số lần phân bào của tế bào A là : 2XA = .32 = 8 =23 => xA= 3 lần 
- Số lần phân bào của tế bào B là : 2XB = 4 = 22 => xB= 2 lần 
Số lần phân bào của tế bào C là : 2XC = = 16 = 24 => xC = 4 lần 
- Số lần phân bào của tế bào D là : 2XD = = 32 = 25 => xD = 5lần 
Câu 12 : (2điểm )
Xác định chiều dài của gen A và B : 
Gọi NA là số Nu của gen A 
Gọi NC là số Nu của gen C 
Theo đề bài ta có hệ phương trình : ( NA+ NC)(23 – 1) = 10.500 
 NC = 1.5 NA
Giải hệ phương trình trên ta được : NA= 600 nu 
 NC = 900 nu 
Vì gen A và gen B dài bằng nhau nên ta có LA=LB= = 1020A0 ( 0.5điểm )
b) Số nu của đoạn gắn vào gen B 
Vì gen A và B dài bằng nhau nên số Nu của gen A = Số nu của gen B
Vậy số Nu của đoạn ADN gắn vào gen B là : NADN = NC – NA= 900-600 = 300 nu (0.25điểm )
Thời gian để mỗi Ribôxôm trựơt qua hết chiều đài của mARN:
Chiều dài của mARN là L == 510A0 (0.125điểm)
Vận tốc trượt của Ribôxôm trên mARN là chiều dài của mARN mà Ribôxôm trượt được trong một giây : V = 3,4A0 x 3 x 8 = 81.6 A0/s ( 0.125điểm )
Thời gian để mỗi Ribôxôm trượt qua hết chiều dài của mARN là:
Thời gian của RB1 là t = = 6,25 giây (0.5điểm)
Thời gian của RB2 là t = 6,25 + 0.3 = 6,55 giây ( 0.125điểm )
Thời gian của RB3 là t = 6,25 + 2. 0,3 = 6,85giây ( 0.125điểm )
Thời gian của RB4 là t = 6,25 +3.0,3 = 7,15 giây ( 0.125điểm )
Thời gian của RB5 là t = 6,25 +4.0,3 = 7,45 giây ( 0.125điểm )
Câu 13 : (1.5điểm )
 Quy ước gen : Nam mù màu : XmY ; Nam không mù màu : XMY
 Nữ mù màu : XmXm ; Nữ Không mù màu : XM X- ( XMXM ; XMXm)
Bố không mù màu có KG là XMY mẹ không mù màu KG là XM X- , sinh con gái mắc hội chứng tơcner và bị mù màu KG là : OXm
Bố không cho được giao tử Xm nên giao tử Xm nhận từ mẹ vậy KG của mẹ là XMXm và giao tử O nhận từ bố ==> Đột biến NST giới tính xảy ra ở bố .
Ta có sơ đồ lai : P XMY x XMXm 
 	 (XMY : O) ( XM : Xm ) 
 OXm ( gái tơcner và mù màu ) (0.5 điểm )
Ở gia đình thứ hai Bố không mù màu KG là XMY , mẹ bị mù màu KG là :XmXm sinh lần thứ nhất con trai bị hội chứng Claiphenter và mù màu có kiểu gen XmXmY , ta thấy bố không cho đựơc giao tử Xm Nên cả 2 giao tử XmXm nhận từ mẹ => Mẹ bị đột biến NST giới tính 
Sơ đồ lai : P XMY x XmXm 
 (XM : Y) (XmXm : O) 
 XmXmY ( Hội chứng Claiphenter và bị mù màu )(0.5 điểm )
Lần sinh thứ hai con trai bị hội chứng Claiphenter nhưng không mù màu có KG là XMX-Y mà mẹ mù màu có KG là :XmXm không thể cho giao tử XM do đó cả 2 giao tử XMY nhận từ bố 
Ở bố xảy ra đột biến NST giới tính . người con trai này nhận Xm từ mẹ nên ó KG là :XMXmY 
 Ta có sơ đồ lai : P : XMY x XmXm 
 (XMY : O) Xm 
 XMXmY ( Claiphenter nhưng không mù màu ) (0.5 điểm )
Câu 14 : (1.5điểm)
Cơ thể đa bội (0.75điểm)
Cơ thể lưỡng bội (0.75điểm)
- Bộ NST tăng lên một số nguyên lần bộ NST đơn bội ( nhưng lớn hơn 2n)
- Mỗi cặp gen tương ứng tồn tại trên NST có số lượng alen tăng lên theo mức tăng bội 
- Tế bào có kích thước lớn 
- Các cơ quan sinh dưỡng, sinh sản,có kích thước lớn .
- Thời gian sinh trưởng và phát triển kéo dài 
- Chống chịu tốt với điều kiện bất lợi của môi trường 
- Tính bất thụ cao kể cả dạng đa bội chẵn 
-Hàm lượng các chất dinh dưỡng tích luỹ được nhiều 
- Bộ NST là 2n 
Mỗi cặp gen tương ứng tồn tại trên NST gồm có 2 alen thuộc 2 nguồn gốc 
Tế bào có kích thước bình thường 
Các cơ quan sinh dưỡng, sinh sản,có kích thước bình thường .
Thời gian sinh trưởng và phát triển bình 
thường 
Chống chịu với điều kiện bất lợi kém hơn 
Tính bất thụ thấp khả năng kết hạt cao 
Hàm lượng các chất dinh dưỡng tích luỹ ít hơn 
Hết 

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_cap_tinh_mon_sinh_hoc_lop_12_nam_hoc_20.doc