713 câu hỏi trắc nghiệm môn Vật lí 12

713 câu hỏi trắc nghiệm môn Vật lí 12

Câu 1. Phương trình tọa độ của một chất điểm M có dạng: x = 6sin(10t-π) (cm). Li độ của M khi pha dao động bằng là

A. x = 30 cm B. x = 32 cm C. x = -3 cm D. x = -30 cm

Câu 2. Một con lắc đơn có chiều dài 1 dao động điều hòa với chu kì T1 = 1,5s. Một con lắc đơn khác có chiều dài 2 dao động điều hòa có chu kì là T2 = 2 s. Tại nơi đó, chu kì của con lắc đơn có chiều dài  = 1 + 2 sẽ dao động điều hòa với chu kì là bao nhiêu?

A. T = 3,5 s B. T = 2,5 s C. T = 0,5 s D. T = 0,925 s

Câu 3. Chọn phát biểu đúng trong những phát biểu sau đây.

A. Khi chất điểm qua vị trí cân bằng thì vận tốc và gia tốc có độ lớn cực đại.

B. Khi chất điểm qua vị trí cân bằng thì vận tốc và gia tốc cực tiểu.

C. Khi chất điểm đến vị trí biên thì vận tốc triệt tiêu và gia tốc có độ lớn cực đại.

D. Khi chất điểm đến vị trí biên âm thì vận tốc và gia tốc có trị số âm.

Câu 4. Phương trình dao động điều hòa của một chất điểm M có dạng x = Asint (cm). Gốc thời gian được chọn vào lúc nào?

A. Vật qua vị trí x = +A B. Vật qua vị trí cân bằng theo chiều dương

C. Vật qua vị trí x = -A D. Vật qua vị trí cân bằng theo chiều âm

Câu 5. Một vật có khối lượng m treo vào lò xo có độ cứng k. Kích thích cho vật dao động điều hòa với biên độ 3cm thì chu kì dao động của nó là T = 0,3s. Nếu kích thích cho vật dao động điều hòa với biên độ 6cm thì chu kì dao động của con lắc lò xo là

A. 0,3 s B. 0,15 s C. 0,6 s D. 0,423 s

Câu 6. Phương trình tọa độ của 3 dao động điều hòa có dạng x1 = 2sinωt (cm); x2 = 3sin(ωt– ) (cm); x3 = cosωt (cm).

Kết luận nào sau đây là đúng?

A. x1, x2 ngược pha. B. x1, x3 ngược pha C. x2, x3 ngược pha. D. x2, x3 cùng pha.

 

doc 43 trang Người đăng dung15 Lượt xem 1583Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "713 câu hỏi trắc nghiệm môn Vật lí 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu 1. Phương trình tọa độ của một chất điểm M có dạng: x = 6sin(10t-π) (cm). Li độ của M khi pha dao động bằng là 
A. x = 30 cm	B. x = 32 cm	C. x = -3 cm	D. x = -30 cm
Câu 2. Một con lắc đơn có chiều dài l1 dao động điều hòa với chu kì T1 = 1,5s. Một con lắc đơn khác có chiều dài l2 dao động điều hòa có chu kì là T2 = 2 s. Tại nơi đó, chu kì của con lắc đơn có chiều dài l = l1 + l2 sẽ dao động điều hòa với chu kì là bao nhiêu?
A. T = 3,5 s 	B. T = 2,5 s 	C. T = 0,5 s 	D. T = 0,925 s
Câu 3. Chọn phát biểu đúng trong những phát biểu sau đây.
A. Khi chất điểm qua vị trí cân bằng thì vận tốc và gia tốc có độ lớn cực đại.
B. Khi chất điểm qua vị trí cân bằng thì vận tốc và gia tốc cực tiểu.
C. Khi chất điểm đến vị trí biên thì vận tốc triệt tiêu và gia tốc có độ lớn cực đại.
D. Khi chất điểm đến vị trí biên âm thì vận tốc và gia tốc có trị số âm.
Câu 4. Phương trình dao động điều hòa của một chất điểm M có dạng x = Asint (cm). Gốc thời gian được chọn vào lúc nào?
A. Vật qua vị trí x = +A	B. Vật qua vị trí cân bằng theo chiều dương
C. Vật qua vị trí x = -A	D. Vật qua vị trí cân bằng theo chiều âm
Câu 5. Một vật có khối lượng m treo vào lò xo có độ cứng k. Kích thích cho vật dao động điều hòa với biên độ 3cm thì chu kì dao động của nó là T = 0,3s. Nếu kích thích cho vật dao động điều hòa với biên độ 6cm thì chu kì dao động của con lắc lò xo là
A. 0,3 s 	B. 0,15 s	C. 0,6 s	D. 0,423 s
Câu 6. Phương trình tọa độ của 3 dao động điều hòa có dạng x1 = 2sinωt (cm); x2 = 3sin(ωt–) (cm); x3 = cosωt (cm).
Kết luận nào sau đây là đúng?
A. x1, x2 ngược pha. 	 B. x1, x3 ngược pha 	C. x2, x3 ngược pha.	 D. x2, x3 cùng pha.
Câu 7. Điều nào sau đây là sai khi nói về năng lượng trong dao động điều hòa của con lắc lò xo?
A. Cơ năng của con lắc lò xo tỉ lệ với bình phương biên độ dao động.
B. Có sự chuyển hóa qua lại giữa động năng và thế năng nhưng cơ năng được bảo toàn.
C. Cơ năng của con lắc lò xo tỉ lệ với độ cứng k của lò xo.
D. Cơ năng của con lắc lò xo biến thiên theo quy luật hàm số sin với tần số bằng tần số của dao động điều hòa.
Câu 8. Cho dao động điều hòa có phương trình tọa độ: x = 3cost (cm). Vectơ Fresnel biểu diễn dao động trên có góc hợp với trục gốc Ox ở thời điểm ban đầu là
A. 0 rad	B. rad 	C. rad	D. –rad
Câu 9. Một con lắc lò xo treo thẳng đứng gồm một quả cầu khối lượng m gắn vào lò xo có độ cứng k. Đầu còn lại của lò xo gắn vào một điểm cố định. Khi vật đứng yên, lò xo dãn 10cm. Tại vị trí cân bằng, người ta truyền cho quả cầu một vận tốc đầu v0 = 60cm/s hướng xuống. Lấy g = 10m/s2. Biên độ của dao động có trị số bằng
A. 6 cm	B. 0,3 m	C. 0,6 m	D. 0,5 cm
Câu 10. Một con lắc lò xo treo thẳng đứng gồm một quả cầu khối lượng m = 0,4kg gắn vào lò xo có độ cứng k. Đầu còn lại của lò xo gắn vào một điểm cố định. Khi vật đứng yên, lò xo dãn 10cm. Tại vị trí cân bằng, người ta truyền cho quả cầu một vận tốc v0 = 60 cm/s hướng xuống. Lấy g = 10m/s2. Tọa độ quả cầu khi động năng bằng thế năng là
A. 0,424 m 	B. ± 4,24 cm 	C. -0,42 m	D. ± 0,42 m
Câu 11.Năng lượng của một con lắc đơn dao động điều hòa 
A. tăng 9 lần khi biên độ tăng 3 lần.	B. giảm 8 lần khi biên độ giảm 2 lần và tần số tăng 2 lần.
C. giảm 16 lần khi tần số tăng 3 lần và biên độ giảm 9 lần.	D. tăng 15lần khi tần số tăng 5 lần và biên độ dao động giảm 3 lần.
Câu 12. Một vật có khối lượng m = 1 kg dao động điều hòa với chu kì T = 2 s. Vật qua vị trí cân bằng với vận tốc v0 = 31,4 m/s. Khi t = 0, vật qua vị trí có li độ x = 5 cm ngược chiều dương quĩ đạo. Lấy π 2 = 10. Phương trình dao động điều hòa của vật là
A. x = 10 sin(π t +π/6 ) (cm)	B. x = 10 sin(π t +5π/6 ) (cm)	C. x = 5 sin(π t –π/3 ) (cm)	D. x = 5 sin(π t -5π/3 ) (cm)
Câu 13. Một đồng hồ quả lắc chạy đúng giờ tại mặt đất. Đưa đồng hồ lên độ cao h = 0,64 km. Coi nhiệt độ hai nơi này bằng nhau và lấy bán kính trái đất là R = 6400 km. Sau một ngày đồng hồ chạy
A. nhanh 8,64 s	B. nhanh 4,32 s	C. chậm 8,64 s	D. chậm 4,32 s.
Câu 14. Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hòa, cùng phương, cùng tần số có phương trình: 
x1 = 3cos4 π t (cm) ; x2 = 3sin4 π t (cm). Dao động tổng hợp của vật có phương trình
A. (cm) B. x = 6sin(4 π t +π ) (cm) C. (cm) D. x=3sin(4 π t - π ) (cm)
Câu 15.Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Dao động tắt dần là dao động có biên độ giảm dần theo thời gian.
B. Dao động cưỡng bức là dao động chịu tác dụng của một ngoại lực biến thiên tuần hoàn.
C. Khi cộng hưởng dao động xảy ra, tần số dao động cưỡng bức của hệ bằng tần số riêng của hệ dao động đó.
D. Tần số của dao động cưỡng bức luôn bằng tần số riêng của hệ dao động.
Câu 16. Lực tác dụng gây ra dao động điều hòa của một vật luôn 
Mệnh đề nào sau đây không phù hợp để điền vào chỗ trống trên?
A. biến thiên điều hòa theo thời gian.	B. hướng về vị trí cân bằng.
C. có biểu thức F = -kx 	D. có độ lớn không đổi theo thời gian.
Câu 17. Năng lượng của một con lắc lò xo dao động điều hòa
A. tăng 16 lần khi biên độ tăng 2 lần và chu kì giảm 2 lần.	B. giảm 4 lần khi biên độ giảm 2 lần và khối lượng tăng 2 lần.
C. giảm 9 lần khi tần số tăng 3 lần và biên độ giảm 2 lần. 	D. tăng 25/4 lần khi tần số tăng 5 lần và biên độ dao động giảm 2 lần.
Câu 18. Một con lắc lò xo gồm vật nặng khối lượng m = 0,1 kg, lò xo có độ cứng k = 40 N/m. Khi thay m bằng m’ = 0,16 kg thì chu kì của con lắc tăng thêm
A. 0,0038 s	B. 0,083 s	C. 0,0083 s	D. 0,038 s
Câu 19. Một con lắc lò xo treo thẳng đứng có vật nặng khối lượng m = 100g đang dao động điều hòa. Vận tốc của vật khi qua vị trí cân bằng là 31,4 cm/s và gia tốc cực đại của vật là 4 m/s2. Lấy p2 = 10. Độ cứng của lò xo là
A. 16 N/m 	B. 6,25 N/m	C. 160 N/m	D. 625 N/m
Câu 20. Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương có phương trình: x1 = 5sin(πt - π/2) (cm); x2 = 5sinπt (cm). Dao động tổng hợp của vật có phương trình
A. 	B. 	C. 	D. x = 5sin(πt - π/3) (cm)
Câu 21.Chọn phát biểu đúng khi nói về định nghĩa các loại dao động.
A. Dao động tắt dần là dao động có tần số giảm dần theo thời gian.
B. Dao động tự do là dao động có biên độ chỉ phụ thuộc vào đặc tính của hệ, không phụ thuộc các yếu tố bên ngoài.
C. Dao động cưỡng bức là dao động duy trì nhờ ngoại lực không đổi.
D. Dao động tuần hoàn là dao động mà trạng thái dao động được lặp lại như cũ sau những khoảng thời gian bằng nhau.
Câu 22.Chọn phát biểu sai.
A. Dao động điều hòa là dao động được mô tả bằng một định luật dạng sin (hoặc cosin) theo thời gian, x = Asin(wt+j), trong đó A, w, j là những hằng số.
B. Dao động điều hòa có thể coi như hình chiếu của một chuyển động tròn đều xuống một đường thẳng nằm trong mặt phẳng quỹ đạo.
C. Dao động điều hòa có thể được biểu diễn bằng một vectơ không đổi.
D. Khi một vật dao động điều hòa thì vật đó cũng dao động tuần hoàn.
Câu 23. Khi một vật dao động điều hòa, phát biểu nào sau đây có nội dung sai?
A. Khi vật đi từ vị trí biên về vị trí cân bằng thì động năng tăng dần. B. Khi vật đi từ vị trí cân bằng đến vị trí biên thì thế năng giảm dần.
C. Khi vật ở vị trí biên thì động năng triệt tiêu.	 D. Khi vật qua vị trí cân bằng thì động năng bằng cơ năng. 
Câu 24. Sự dao động được duy trì dưới tác dụng của một ngoại lực tuần hoàn được gọi là
A. dao động tự do.	B. dao động cưỡng bức.	C. dao động riêng.	D. dao động tuần hoàn.
Câu 25. Hai dao động điều hòa thành phần cùng phương, cùng tần số, cùng pha có biên độ là A1 và A2 với A2=3A1 thì dao động tổng hợp có biên độ A là
A. A1.	B. 2A1.	C. 3A1.	D. 4A1. 
Câu 26. Hai vật dao động điều hòa có các yếu tố: Khối lượng m1 = 2m2, chu kì dao động T1 = 2T2, biên độ dao động A1 = 2A2. Kết luận nào sau đây về năng lượng dao động của hai vật là đúng?
A. E1 = 32E2.	B. E1 = 8E2.	C. E1 = 2E2.	D. E1 = 0,5E2.
Câu 27. Con lắc đơn có chiều dài không đổi, dao động điều hòa với chu kì T. Khi đưa con lắc lên cao (giả sử nhiệt độ không đổi) thì chu kì dao động của nó
A. tăng lên.	B. giảm xuống.	C. không thay đổi.	D. không xác định được tăng hay giảm hay không đổi.
Câu 28. Một con lắc lò xo, vật nặng có khối lượng m, lò xo có độ cứng k. Con lắc dao động điều hòa với biên độ A. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về năng lượng dao động E của nó?
A. E tỉ lệ thuận với m. B. E là hằng số đối với thời gian.	C. E tỉ lệ thuận với A.	D. E tỉ lệ thuận với k. 
Câu 29. Một con lắc có tần số dao động riêng là f0 được duy trì dao động không tắt nhờ một ngoại lực tuần hoàn có tần số f. Chọn phát biểu sai.
A. Vật dao động với tần số bằng tần số riêng f0. B. Biên độ dao động của vật phụ thuộc hiệu ú f - f0ú 
C. Biên độ dao động của vật cực đại khi f = f0.	 D. Giá trị biên độ dao động của vật càng lớn khi lực ma sát tác dụng lên vật càng nhỏ.
Câu 30.
Vật dao động điều hòa trên quỹ đạo có chiều dài 8cm với chu kì 0,2s. Chọn gốc tọa độ O tại vị trí cân bằng, gốc thời gian t = 0 khi vật ở vị trí có li độ dương cực đại thì phương trình dao động của vật là
A. x = 8sin(pt + π/2) cm	B. x = 4sin(10πt) cm	C. x = 4sin(10πt + π/2) cm	D. x = 8sin(πt) cm
Câu 31. Con lắc lò xo có độ cứng lò xo là 80N/m, dao động điều hòa với biên độ 5cm. Động năng của con lắc lúc có li độ x = - 3cm là
A. 0,032J	B. 0,064J	C. 0,096J	D. 0,128J
Câu 32. Con lắc đơn có chiều dài 1,44m dao động điều hòa tại nơi có gia tốc trọng trường g = 2 m/s2. Thời gian ngắn nhất để quả nặng con lắc đi từ biên đến vị trí cân bằng là
A. 2,4s	B. 1,2s	C. 0,6s	D. 0,3s
Câu 33. Vật nhỏ treo dưới lò xo nhẹ, khi vật cân bằng thì lò xo giãn 5cm. Cho vật dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với biên độ A thì lò xo luôn giãn và lực đàn hồi của lò xo có giá trị cực đại gấp 3 lần giá trị cực tiểu. Khi này, A có giá trị là
A. 5cm	B. 7,5cm	C. 1,25cm	D. 2,5cm
Câu 34. Một vật dao động điều hòa với phương trình li độ x = 10sin(8 t – /3)cm. Khi vật qua vị trí có li độ –6cm thì vận tốc của nó là
A. 64 cm/s	B. ± 80 cm/s	C. ± 64 cm/s	D. 80 cm/s
Câu 35. Điều kiện cần và đủ để một vật dao động điều hòa là
A. lực tác dụng vào vật không thay đổi theo thời gian.	B. lực tác dụng là lực đàn hồi.
C. lực tác dụng tỉ lệ với vận tốc của vật.	D. lực tác dụng tỉ lệ và trái dấu với li độ theo hàm sin của thời gian. 
Câu 36. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Dao động tuần hoàn là dao động điều hòa.
B. Dao động điều hòa là dao động có li độ biến thiên theo thời gian được biểu thị bằng quy luật dạng sin (hay cosin).
C. Đồ thị biểu diễn li độ của dao động tuần hoàn theo thời gian luôn là một đường hình sin.
D. Biên độ của dao động điều hòa thì không thay đổi theo thời gian còn của dao động tuần hoàn thì thay đổi theo thời gian.
Câu 37. Tần số dao động của con lắc lò xo sẽ tăng khi
A. tăng độ cứng của lò xo, giữ nguyên khối lượng con lắc.	B. tăng khối lượng con lắc, giữ nguyên độ cứng lò xo.
C. tăng khối lượng con lắc và giảm độ cứng lò xo.	D. tăng khối lượng con lắc và độ cứng lò xo.
Câu 38. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về dao động trên phương ngang của con lắc lò xo khối lượng m, độ cứng k?
A. Lực đàn hồi luôn bằng lực hồi phục.	B. Chu kì dao động phụ thuộc k, m.
C. Chu kì dao động không phụ thuộc biên độ A. 	D. Chu kì dao động phụ thuộc k, A. 
Câu 39. 
Cho hệ con lắc lò xo nằm trên mặt phẳng ngang không ma sát m = 1kg, k=400 N/m. Cung cấp cho con lắc một v ...  tăng độ rộng của đế đèn.
C. tăng độ cao của chân đèn; giảm độ rộng của đế đèn.
D. chọn một phương án khác A, B, C.
Câu 645.
Một thanh chắn đường dài 7,8m, có trọng lượng 2.100N và có trọng tâm ở cách đầu bên trái 1,2m. Thanh có thể quay quanh một trục nằm ngang ở cách đầu bên phải một đoạn 6,3m. Phải tác dụng lên đầu bên phải một lực có độ lớn bao nhiêu để giữ thanh ấy nằm ngang? 
A. 200N	B. 300N	C. 100 N	D. 400 N
Câu 646.
Chọn câu sai. 
A. Vật hình cầu đồng chất có khối tâm là tâm hình cầu. 
B. Vật mỏng đồng chất hình tam giác có khối tâm là giao điểm của các đường phân giác. 
C. Vật mỏng đồng chất hình chữ nhật có khối tâm là giao điểm của các đường chéo. 
D. Vật mỏng đồng chất hình vuông có khối tâm là giao điểm của các đường chéo.
Câu 647.
Chọn câu đúng.
Động năng của vật rắn chuyển động tịnh tiến tính theo công thức
A. Wđ = I 	B. Wđ = mvC2
C. Wđ = mvC	D. Wđ = mgh
Câu 648.
Chọn câu đúng.
A. Động năng của vật rắn chuyển động tịnh tiến bằng động năng của khối tâm mang khối lượng của vật rắn. 
B. Động năng của vật rắn chuyển động tịnh tiến bằng thế năng của vật rắn chuyển động tịnh tiến
C. Động năng của vật rắn chuyển động tịnh tiến bằng động năng quay của khối tâm mang khối lượng của vật rắn. 
D. Câu B và C đúng. 
Câu 649.
Chọn câu sai.
A. Trong vật rắn có các nội lực liên kết các chất điểm với nhau nhưng chúng từng đôi trực đối nên không có tác dụng gì đến chuyển động của khối tâm.
B. Các vật hay hệ vật biến dạng do tác dụng của nội lực, sự biến dạng này không ảnh hưởng đến chuyển động của khối tâm.
C. Các vật hay hệ vật biến dạng do tác dụng của nội lực, sự biến dạng này ảnh hưởng đến chuyển động của khối tâm. 
D. Câu A và B đúng.
Câu 650.
Chọn câu sai.
A. Lực của các bắp thịt con người là nội lực có thể làm thân thể đổi dạng nhưng không thể làm khối tâm người chuyển động được.
B. Phải có ma sát thì khi chân người đạp vào mặt đất thì mới có phản lực của mặt đất tác dụng vào chân, phản lực này là ngoại lực làm cho khối tâm người chuyển động được.
C. Phải có ma sát thì khi chân người đạp vào mặt đất thì mới có phản lực mặt đất tác dụng vào chân, phản lực này là ngoại lực làm cho khối tâm người không chuyển động được.
D. Câu A và B đúng. 
Câu 651.
Khối tâm của một vật rắn trùng với tâm đối xứng của vật nếu 
A. vật là một khối cầu. 	B. vật là một khối hộp. 
C. vật có dạng đối xứng. 	D. vật đồng chất có dạng đối xứng. 
Câu 652.
Chọn câu đúng. Động năng của vật rắn quay quanh một trục bằng
A. tích số của momen quán tính của vật và bình phương vận tốc góc của vật đối với trục quay đó.
B. nửa tích số của momen quán tính của vật và bình phương vận tốc góc của vật đối với trục quay đó.
C. nửa tích số của momen quán tính của vật và vận tốc góc của vật đối với trục quay đó.
D. tích số của bình phương momen quán tính của vật và vận tốc góc của vật đối với trục quay đó.
Câu 653.
Chọn câu đúng. Động năng của vật rắn quay quanh một trục cố định là
A. Wđ = 1/2 I	B. Wđ = I
C. Wđ = 1/2 I	D. Wđ = 1/2 I2
Câu 654.
Chọn câu đúng. Xét một vật rắn đang quay quanh một trục cố định với vận tốc góc là .
A. Động năng của vật giảm đi 2 lần khi vận tốc góc giảm đi 2 lần.
B. Động năng của vật tăng lên 4 lần khi momen quan tính tăng lên 2 lần.
C. Động năng của vật tăng lên 2 lần khi momen quán tính của nó đối với trục quay tăng lên 2 lần và vận tốc góc vẫn giữ nguyên.
D. Động năng của vật giảm đi 2 lần khi khối lượng của vật không đổi.
Câu 655.
Chọn câu đúng. Biết momen quán tính của một bánh xe đối với trục của nó là 10kgm2. Bánh xe quay với vận tốc góc không đổi là 600 vòng trong một phút( cho = 10). Động năng của bánh xe sẽ là
A. 6.280 J	B. 3.140 J	C. 4.103 J	D. 2.104 J
Câu 656.
Một momen lực 30Nm tác dụng lên một bánh xe có momen quán tính 2kgm2. Nếu bánh xe bắt đầu quay từ trạng thái nghỉ thì sau 10s nó có động năng
A. 22,5 kJ	B. 9 kJ	C. 45 kJ	D. 56 kJ
Câu 657.
Chọn câu đúng.
Điều kiện cân bằng tổng quát của vật rắn
A. 	B. 
C. và 	D. và 
Câu 658.
Chọn câu đúng. 
Điều kiện cân bằng tĩnh của một vật dưới tác dụng của 2 lực là 
A. hai lực cùng giá, ngược chiều, cùng độ lớn.
B. hai lực khác giá, ngược chiều, cùng độ lớn.
C. hai lực cùng giá, cùng chiều, cùng độ lớn.
D. hai lực khác giá, cùng chiều, cùng độ lớn.
Câu 659.
Chọn câu sai.
Điều kiện cân bằng của vật rắn chịu tác dụng của ba lực không song song là
A. hợp lực của ba lực phải bằng không.
B. hợp lực của hai lực phải cân bằng với lực thứ ba.
C. ba lực đồng qui nhưng không đồng phẳng.
D. ba lực phải đồng phẳng, đồng qui và có hợp lực bằng không.
Câu 660.
Chọn câu đúng. Trong chuyển động quay của vật rắn quanh một trục cố định, mọi điểm của vật
A. đều quay được cùng một góc trong cùng một khoảng thời gian.
B. quay được các góc khác nhau trong cùng khoảng thời gian.
C. có cùng tọa độ góc.
D. có quỹ đạo tròn với bán kính bằng nhau.
Câu 661.
Chọn câu sai.
A. Vận tốc góc và gia tốc góc là các đại lượng đặc trưng cho chuyển động quay của vật rắn.
B. Độ lớn của vận tốc góc gọi là tốc độ góc.
C. Nếu vật rắn quay đều thì gia tốc góc không đổi.
D. Nếu vật rắn quay không đều thì vận tốc góc thay đổi theo thời gian.
Câu 662.
Trong chuyển động quay chậm dần đều
A. gia tốc góc ngược dấu với vận tốc góc.
B. gia tốc góc có giá trị âm.	C. vận tốc góc có giá trị âm.
D. gia tốc góc cùng dấu với vận tốc góc.
Câu 663.
Một vật rắn quay đều quanh một trục. Một điểm của vật cách trục quay một khoảng R thì có
A. gia tốc góc tỉ lệ với R.	 B. tốc độ dài tỉ lệ với R.
C. gia tốc góc tỉ lệ nghịch với R.	 
D. tọa độ góc tỉ lệ nghịch với R.
Câu 664.
Vectơ gia tốc tiếp tuyến của một chất điểm chuyển động tròn không đều
A. có phương vuông góc với vectơ vận tốc.
B. cùng phương cùng chiều với vận tốc góc.	
C. cùng phương với vectơ vận tốc.
D. cùng phương, cùng chiều với vectơ vận tốc.
Câu 665.
Một vật rắn quay quanh một trục với gia tốc góc không đổi và vận tốc góc ban đầu bằng không, sau thời gian t vận tốc góc tỉ lệ với 
A. t2	B. t	C. 2t2	D. t2/2
Câu 666.
Một đĩa tròn quay nhanh dần đều từ trạng thi nghỉ, sau 5s đạt tới tốc độ góc 10 rad/s. Trong 5s đó đĩa tròn đã quay được một góc bằng
A. 5 rad	B. 10 rad	C. 25 rad	D. 50 rad
Câu 667.
Trong các chuyển động quay với vận tốc gĩc v gia tốc gĩc sau đây, chuyển động nào là chậm dần đều?
A. = - 2,5 rad/s ; = 0,6 rad/s2
B. = - 2,5 rad/s ; = - 0,6 rad/s2
C. = 2,5 rad/s ; = 0,6 rad/s2
D. = - 2,5 rad/s ; = 0
Câu 668.
Một bánh xe đang quay với vận tốc góc 20 rad/s thì bắt đầu quay chậm dần đều. Sau 8s bánh xe dừng lại. Số vòng đã quay được của bánh xe là 
A. 3,18 vòng	B. 6,35 vòng	C. 9,45 vòng	D. 12,7 vòng 
Câu 669.
Một xe đua bắt đầu chạy trên một đường đua hình tròn bán kính 320 m. Xe chuyển động nhanh dần đều, cứ sau một giây tốc độ của xe lại tăng thêm 0,8 m/s. Tại vị trí trên quỹ đạo mà độ lớn của hai gia tốc hướng tâm và tiếp tuyến bằng nhau, tốc độ của xe là
A. 20 m/s	B. 16 m/s	C. 12 m/s	D. 8 m/s	
Câu 670.
Chọn cụm từ thích hợp với phần để trống trong câu sau: Đối với vật rắn quay được quanh một trục cố định, chỉ có......................... của điểm đặt mới làm cho vật quay.
A. gia tốc góc	B. vận tốc góc
C. thành phần lực hướng tâm với quỹ đạo
D. thành phần lực tiếp tuyến với quỹ đạo
Câu 671.
Chọn cụm từ thích hợp với phần để trống trong câu sau: Một vật rắn có thể quay được quanh một trục cố định, muốn cho vật ở trạng thái cân bằng thì..................... của các lực tác dụng vào vật phải bằng không.
A. hợp lực 
B. tổng đại số các momen đối với trục quay đó
C. ngẫu lực	D. tổng đại số
Câu 672.
Một sàn quay hình trụ có khối lượng 120 kg và có bán kính 1,5m. Sàn bắt đầu quay nhờ một lực không đổi, nằm ngang, có độ lớn 40N tác dụng vào sàn theo phương tiếp tuyến với mép sàn. Động năng của sàn sau 5s là
A. 653,4J	B. 594J	C. 333,3J	D. 163,25J
Câu 673.
Có 3 vật nằm trong mặt phẳng (x ; y). Vật 1 có khối lượng 2 kg ở tọa độ (1 ; 0,5) m, vật 2 có khối lượng 3 kg ở tọa độ (- 2 ; 2) m, vật 3 có khối lượng 5 kg ở tọa độ (-1 ; -2) m. Trọng tâm của hệ vật có tọa độ là
A. (- 0,9 ; - 0,3) m	B. (0,4 ; - 0,3) m
C. (- 0,9 ; 1) m	D. (0,1 ; 1,7) m
Câu 674.
Một thanh dài 5 m có trục quay tại một điểm cách đầu bên trái 1,5 m. Một lực hướng xuống 40 N tác dụng vào đầu bên trái và một lực hướng xuống 80 N tác dụng vào đầu bên phải. Bỏ qua trọng lượng của thanh. Để thanh cân bằng phải đặt một lực 100 N tại điểm cách trục quay một khoảng là
A. 3,4 m	B. 3 m	C. 2,6 m	D. 2,2 m
Câu 675.
Một thanh chắn đường dài 7,5 m có khối lượng 180 kg có trọng tâm ở cách đầu bên trái 1 m. Thanh có thể quay quanh một trục nằm ngang ở cách đầu bên trái 1,5m. Lấy g = 10 m/s2. Để giữ cho thanh nằm ngang phải tác dụng vào đầu bên phải một lực có độ lớn là
A. 300 N	B. 150 N	C. 450 N	D. 120 N
Câu 676.
Hai em bé A và B cùng ngồi trên một chiếc cầu thăng bằng. Khối lượng của cầu là 50 kg, của em bé A là 30 kg và của em bé B là 20 kg. Trục quay của cầu nằm ở trọng tâm của cầu và em bé A ngồi cách trục quay 1,2 m. Lấy g = 10 m/s2. Khi cầu thăng bằng, khoảng cách từ em bé B đến trục quay và phản lực của trục quay lên cầu là
A. 1,8 m ; 100 N	B. 1,8 m ; 0
C. 0,8 m ; 1000 N	D. 0,8 m ; 50 N
Câu 677.
Chọn cụm từ thích hợp với phần để trống trong câu sau: Đại lượng đặc trưng cho..................... của vật trong chuyển động quay gọi là momen quán tính của vật.
A. quán tính quay	B. mức quán tính
C. sự cản trở chuyển động quay	D. khối lượng
Câu 678.
Chọn câu sai.
A. Momen quán tính của một chất điểm khối lượng m cách trục quay khoảng r là mr2.
B. Phương trình cơ bản của chuyển động quay là M = I .
C. Momen quán tính của quả cầu đặc khối lượng M, bán kính R, có trục quay đi qua tâm là I = MR2.
D. Momen quán tính của thanh mảnh có khối lượng M, độ dài l, có trục quay là đường trung trực của thanh là I = Ml2.
Câu 679.
Một lực tiếp tuyến 0,71 N tác dụng vào vành ngoài của một bánh xe có đường kính 60 cm. Bánh xe quay từ trạng thái nghỉ và sau 4 giây thi quay được vòng đầu tiên. Momen quán tính của bánh xe là
A. 0,54 kgm2	 B. 1,08 kgm2 C. 4,24 kgm2	D. 0,27 kgm2
Câu 680.
Một ròng rọc có bán kính 20 cm có momen quán tính 0,04 kgm2 đối với trục của nó. Ròng rọc chịu một lực không đổi 1,2 N tiếp tuyến với vành. Lúc đầu ròng rọc đứng yên. Vận tốc góc của ròng rọc sau 5 giây chuyển động là 
A. 6 rad/s	B. 15 rad/s	C. 30 rad/s	D. 75 rad/s
Câu 681.
Chọn câu sai.
A. Tích của momen quán tính của một vật rắn và vận tốc góc của nó là momen động lượng.
B. Momen động lượng là đại lượng vô hướng, luôn luôn dương.
C. Momen động lượng có đơn vị là kgm2/s.
D. Nếu tổng các momen lực tác dụng lên một vật bằng không thì momen động lượng của vật được bảo toàn.
Câu 682.
Một thanh cứng mảnh chiều dài 1 m có khối lượng không đáng kể quay xung quanh một trục vuông góc với thanh và đi qua điểm giữa của thanh. Hai quả cầu kích thước nhỏ có khối lượng bằng nhau là 0,6 kg được gắn vào hai đầu thanh. Tốc độ mỗi quả cầu là 4 m/s. Momen động lượng của hệ là
A. 2,4 kgm2/s	 B. 1,2 kgm2/s C. 4,8 kgm2/s D. 0,6 kgm2/s 
Câu 683.
Công thức tính momen quán tính của một vật đối với một trục ∆ bất kì là
A. I∆ = IG + md	B. I∆ = I G + 1/2 md
C. I∆ = IG + md2	D. I∆ = IG + 1/2 md2

Tài liệu đính kèm:

  • doc713 cau hoi Vat Ly 12Suu tam.doc