11 Đề trắc nghiệm Sinh học lớp 12

11 Đề trắc nghiệm Sinh học lớp 12

ĐỀ SỐ 01:

Phần trắc nghiệm khách quan: chọn phương án trả lời A, B, C hoặc D tương ứng với nội dung câu hỏi:

1. Theo quan niệm hiện đại, nhân tố làm trung hoà tính có hại của đột biến là

 A. giao phối. B. đột biến. C. các cơ chế cách li. D. chọn lọc tự nhiên.

2. Quần thể nào sau đây ở trạng thái cân bằng di truyền?

 A. 0,04 AA : 0,64 Aa : 0,32 aa. B. 0,64 AA : 0,04Aa : 0,32 aa.

 C. 0,32 AA : 0,64 Aa : 0,04 aa. D. 0,64 AA : 0,32Aa : 0,04 aa.

3. Một quần thể có 100% cá thể mang kiểu gen Aa, tự thụ phấn liên tiếp qua 4 thế hệ. Tính theo lí thuyết tỉ lệ các kiểu gen ở thế hệ thứ 4 là:

 A. 0,4375 AA: 0,125 Aa: 0,4375aa B. 0,2 AA: 0,4 Aa: 0,4aa

 C. 0,25 AA: 0,5 Aa: 0,25aa D. 0,375 AA: 0,25 Aa: 0,375aa

4. Nhân tố tạo nên nguồn biến dị thứ cấp cho quá trình tiến hoá là

 A. quá trình đột biến. B. quá trình giao phối.

 C. quá trình chọn lọc tự nhiên. D. các yếu tố ngẫu nhiên.

 

doc 37 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1305Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "11 Đề trắc nghiệm Sinh học lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đề Trắc nghiệm sinh học
(Gồm 40 câu hỏi)
đề số 01:
Phần trắc nghiệm khách quan: chọn phương án trả lời A, B, C hoặc D tương ứng với nội dung câu hỏi: 
1. Theo quan niệm hiện đại, nhân tố làm trung hoà tính có hại của đột biến là
 A. giao phối.	 B. đột biến.	 C. các cơ chế cách li. 	 D. chọn lọc tự nhiên.
2. Quần thể nào sau đây ở trạng thái cân bằng di truyền?
 A. 0,04 AA : 0,64 Aa : 0,32 aa. 	 B. 0,64 AA : 0,04Aa : 0,32 aa.
 C. 0,32 AA : 0,64 Aa : 0,04 aa.	 D. 0,64 AA : 0,32Aa : 0,04 aa.
3. Một quần thể có 100% cá thể mang kiểu gen Aa, tự thụ phấn liên tiếp qua 4 thế hệ. Tính theo lí thuyết tỉ lệ các kiểu gen ở thế hệ thứ 4 là:
 A. 0,4375 AA: 0,125 Aa: 0,4375aa	 B. 0,2 AA: 0,4 Aa: 0,4aa
 C. 0,25 AA: 0,5 Aa: 0,25aa	 D. 0,375 AA: 0,25 Aa: 0,375aa
4. Nhân tố tạo nên nguồn biến dị thứ cấp cho quá trình tiến hoá là
 A. quá trình đột biến.	 B. quá trình giao phối.
 C. quá trình chọn lọc tự nhiên.	 D. các yếu tố ngẫu nhiên.
5. Người đầu tiên đưa ra khái niệm “Biến dị cá thể” là
 A. Menđen.	 B. Lamac.	 C. Đacuyn.	 D. Moocgan.
6. Nhân tố qui định chiều hướng tiến hoá của sinh giới là
 A. quá trình đột biến	 B. cơ chế cách ly.
 C. quá trình giao phối.	 D. quá trình chọn lọc tự nhiên.
7. Các nhân tố có vai trò cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hoá là:
 A. Quá trình giao phối và chọn lọc tự nhiên	 B. Quá trình đột biến và quá trình giao phối
 C. Quá trình đột biến và các cơ chế cách li	 D. Quá trình đột biến và biến động di truyền
8. Định luật Hacđi-Vanbec phản ánh sự
 A. cân bằng thành phần kiểu hình trong quần thể giao phối.
 B. mất cân bằng thành phần kiểu hình trong quần thể giao phối.
 C. ổn định tần số tương đối của các alen trong quần thể giao phối.
 D. mất ổn định tần số tương đối của các alen trong quần thể giao phối.
9. Giả sử trong một quần thể giao phối ngẫu nhiên, không có chọn lọc và đột biến, tần số tương đối của các alen A và a là: A : a = 0,6:0,4. Tần số tương đối của alen A : a ở các thế hệ sau sẽ là:
 A. A : a = 0,5:0,5. 	 B. A : a = 0,6:0,4.	 C. A : a = 0,8:0,2. 	 D. A : a = 0,7:0,3. 
10. Một quần thể giao phối ở trạng thái cân bằng di truyền có 10000 cá thể. Trong đó 100 cá thể có kiểu gen đồng hợp lặn aa thì số cá thể có kiểu gen dị hợp Aa trong quần thể là:
 A. 900	 B. 1800	 C. 8100	 D. 9900
11. Theo Dac- Uyn, chọn lọc tự nhiên là quá trình:
 A. tích luỹ những biến dị có lợi cho sinh vật
 B. đào thải những biến dị bất lợi cho sinh vật 
 C. tích luỹ những biến dị có lợi cho con người và cho bản thân sinh vật
 D. vừa đào thải những biến dị bất lợi, tích luỹ những biến dị có lợi cho sinh vật
12. Các nòi, các loài phân biệt nhau bằng:
 A. Sự tích luỹ nhiều đột biến nhỏ	 B. Các đột biến gen lặn
 C. Một số các đột biến lớn	 D. Các đột biến nhiễm sắc thể
13. Dạng cách ly nào đánh dấu sự hình thành loài mới?
 A. Cách ly sinh thái.	 B. Cách ly địa lý và cách ly sinh thái.
 C. Cách ly sinh sản và cách ly di truyền.	 D. Cách ly địa lý.
14. Vai trò chủ yếu của chọn lọc tự nhiên trong tiến hoá nhỏ là:
 A. Quy định chiều hướng của quá trình tiến hoá
 B. Làm cho tần số tương đối của các alen của mỗi gen biến đổi theo một hướng xác định
 C. Phân hoá khả năng sống sót của những cá thể thích nghi nhất
 D. Phân hoá khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể
15. Đóng góp quan trọng nhất trong học thuyết Lamac là
 A. bác bỏ vai trò của thượng đế trong việc sáng tạo ra các loài sinh vật.
 B. nêu được vai trò của chọn lọc tự nhiên trong lịch sử tiến hóa.
 C. chứng minh sinh giới là kết quả của quá trình phát triển từ đơn giản đến phức tạp.
 D. giải thích sự đa dạng của sinh giới bằng thuyết biến hình.
Phần trắc nghiệm khách quan: chọn phương án trả lời A, B, C hoặc D tương ứng với nội dung câu hỏi: 
1. Hình thành loài mới bằng con đường sinh thái là phương thức thường gặp ở:
 A. chỉ có ở thực vật bậc cao.	 B. thực vật và động vật ít di động.
 C. chỉ có ở động vật bậc cao.	 D. thực vật và động vật.
2. Hình thành loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hóa là phương thức thường gặp ở:
 A. động vật bậc cao.	 B. thực vật và động vật.	 C. động vật kí sinh	 D. thực vật
3. Tiêu chuẩn quan trọng nhất để phân biệt các loài giao phối có quan hệ thân thuộc là:
 A. Di truyền	 B. Sinh thái	 C. Hình thái	 D. Sinh lí- hóa sinh
4. Trong việc giải thích nguồn gốc chung của các loài quá trình nào dưới đây đóng vai trò quyết định:
 A. Quá trình hình thành loài mới	 B. Quá trình giao phối
 C. Quá trình phân ly tính trạng	 D. Quá trình đột biến
5. Tiêu chuẩn quan trọng nhất để phân biệt các loài vi khuẩn có quan hệ thân thuộc là:
 A. Sinh thái	 B. Sinh lí- hóa sinh	 C. Di truyền	 D. Hình thái
6. Nhân tố chủ yếu chi phối sự hình thành đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật là:
 A. đột biến, di truyền, giao phối.	 B. cách ly, chọn lọc tự nhiên, phân ly tính trạng.
 C. đột biến, chọn lọc tự nhiên.	 D. đột biến, giao phối, chọn lọc tự nhiên.
7. Đơn vị tổ chức cơ sở của loài trong thiên nhiên là:
 A. nòi sinh thái	 B. nòi địa lí	 C. nòi sinh học	 D. quần thể
8. Phát biểu không đúng về quá trình hình thành loài mới là:
 A. Hình thành loài mới bằng con đường địa lí diễn ra chậm chạp trong thời gian dài
 B. Hình thành loài mới bằng con đường địa lí thường gặp ở cả động vật và thực vật
 C. Điều kiện địa lí là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật, từ đó tạo ra loài mới
 D. ẩttong những điều kiện địa lí khác nhau, CLTN đã tích luỹ các biến dị và đột biến theo những hướng khác nhau
9. Trong lịch sử tiến hoá, những sinh vật xuất hiện sau mang nhiều đặc điểm hợp lí hơn những sinh vật xuất hiện trước là do:
 A. CLTN đã đào thải những dạng kém thích nghi và chỉ giữ lại những dạng thích nghi nhất
 B. Kết quả của vốn gen đa hình, giúp sinh vật dễ dàng thích nghi khi điều kiện sống thay đổi
 C. CLTN là nhân tố quyết định hướng tiến hoá của sinh giới
 D. Đột biến và biến dị tổ hợp không ngừng phát sinh, CLTN không ngừng tác động nên các đặc điểm thích nghi liên tục được hoàn thiện ngay cả khi hoàn cảnh sống ổn định
10. Chiều hướng tiến hóa cơ bản nhất của sinh giới là:
 A. thích nghi ngày càng hợp lí	 B. tổ chức ngày càng cao
 C. ngày àng hoàn thiện	 D. ngày càng đa dạng và phong phú
11. Một quần thể bố có 70 con lông vàng, 70 con lông lang trắng đen, 35 con lông đen. Biết kiểu gen BB quy định lông vàng , Bb quy định lông lang trắng đen, bb lông đen. f các alen trong quần thể là:
 A. B=0,6; b=0,4	 B. B=0,8; b=0,2	 C. B=0,4; b=0,6	 D. B=0,2; b=0,8
12. Màu sắc hoa do 1 gen quy định tính trạng hoa đỏ là trội hoàn toàn so với hoa trắng. Quần thể nào sau đây ở trạng thái cân bằng Hacdi – Venbec:
 A. 70% cây hoa đỏ, 30% hoa trắng	 B. 50% cây hoa đỏ, 50% hoa trắng
 C. 100% cây hoa trắng	 D. 60% cây hoa đỏ, 40% hoa trắng
13. Một quần thể có 100% cá thể mang kiểu gen Aa, tự thụ phấn liên tiếp qua 4 thế hệ. Tính theo lí thuyết tỉ lệ các kiểu gen ở thế hệ thứ 4 là:
 A. 0,25 AA: 0,5 Aa: 0,25aa	 B. 0,375 AA: 0,25 Aa: 0,375aa
 C. 0,2 AA: 0,4 Aa: 0,4aa	 D. 0,4375 AA: 0,125 Aa: 0,4375aa 
14. Một quần thể giao phối ở trạng thái cân bằng di truyền có 5000 cá thể. Trong đó 50 cá thể có kiểu gen đồng hợp lặn aa thì số cá thể có kiểu gen dị hợp Aa trong quần thể là:
 A. 90	 B. 810	 C. 180	 D. 900
15. Một quần thể có 301 cây hoa đỏ: 402 cây hoa hồng: 304 hoa trắng. Quần thể tuân theo định luật Hecdi – Vanbec. Tỉ lệ kiểu hình của một quần thể sau một thế hệ ngẫu phối:
 A. 75% hoa đỏ : 25% trắng	 B. 25% hoa đỏ : 50% hoa hồng: 25% trắng
 C. 50% hoa đỏ : 50% trắng	 D. 30% hoa đỏ : 40% hoa hồng: 30% trắng
đề Trắc nghiệm sinh học
(Gồm 40 câu hỏi)
đề số 02:
Phần trắc nghiệm khách quan: chọn phương án trả lời A, B, C hoặc D tương ứng với nội dung câu hỏi: 
1. Nguyên nhân chính làm cho loài người không bị biến đổi thành loài nào khác là:
 A. con người ngày nay đã có cấu trúc cơ thể hoàn hảo nhất.
 B. loài người có hệ thống tín hiệu thứ 2 rất phát triển
 C. loài người bằng khả năng của mình có thể thích nghi với mọi điều kiện sinh tháI đa dạng và không bị phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên.
 D. thiếu những điều kiện lịch sử nhất định.
2. Đa số đột biến là có hại vì
 A. làm mất đi nhiều gen.
 B. biểu hiện ngẫu nhiên, không định hướng.
 C. phá vỡ các mối quan hệ hài hoà trong kiểu gen, giữa kiểu gen với môi trường.
 D. thường làm mất đi khả năng sinh sản của cơ thể.
3. Thành phần kiểu gen của quần thể có thể bị biến đổi do những nhân tố chủ yếu như
 A. đột biến và giao phối, chọn lọc tự nhiên, các cơ chế cách ly.
 B. chọn lọc tự nhiên, môi trường, các cơ chế cách ly.
 C. đột biến và giao phối, chọn lọc tự nhiên, môi trường.
 D. đột biến và giao phối, chọn lọc tự nhiên.
4. Giả sử trong một quần thể giao phối ngẫu nhiên, không có chọn lọc và đột biến . Tần số là các alen A/a = 0,4/ 0,6.Tần số của các alen A và a ở F4 là:
 A. A/a = 0,4/ 0,6	 B. A/a = 0,5/ 0,5	 C. A/a = 0,8/ 0,2	 D. A/a = 0,7/ 0,3
5. Các nòi, các loài phân biệt nhau bằng:
 A. Các đột biến NST	 B. Sự tích luỹ nhiều đột biến nhỏ
 C. Một số các đột biến lớn	 D. Các đột biến gen lặn
6. Nếu trong một quần thể có tỷ lệ các kiểu gen là: 0,42AA : 0,46Aa : 0,12aa. Thì tần số tương đối của các alen sẽ là:
 A. A = 0,65; a = 0,35	 B. A = 0,60; a = 0,40	 C. A = 0,42; a = 0,12	 D. A = 0,88; a = 0,12
7. Tiêu chuẩn quan trọng nhất để phân biệt các loài giao phối có quan hệ thân thuộc là:
 A. Di truyền	 B. Hình thái	 C. Sinh thái	 D. Sinh lí- hóa sinh
8. Trong lịch sử tiến hoá, những sinh vật xuất hiện sau mang nhiều đặc điểm hợp lí hơn những sinh vật xuất hiện trước là do:
 A. CLTN đã đào thải những dạng kém thích nghi và chỉ giữ lại những dạng thích nghi nhất
 B. CLTN là nhân tố quyết định hướng tiến hoá của sinh giới
 C. đột biến và biến dị tổ hợp không ngừng phát sinh, CLTN không ngừng tác động nên các đặc điểm thích nghi liên tục được hoàn thiện ngay cả khi hoàn cảnh sống ổn định
 D. kết quả của vốn gen đa hình, giúp sinh vật dễ dàng thích nghi khi điều kiện sống thay đổi
9. Theo quan niệm của Đacuyn, sự hình thành nhiều giống vật nuôi, cây trồng trong mỗi loài xuất phát từ một hoặc vài dạng tổ tiên hoang dại là kết quả của quá trình
 A. phân li tính trạng trong chọn lọc nhân tạo.
 B. tích luỹ những biến dị có lợi, đào thải những biến dị có hại đối với sinh vật.
 C. phát sinh các biến dị cá thể.
 D. phân li tính trạng trong chọn lọc tự nhiên.
10. Nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật để hình thành loài bằng con đường địa lý là
 A. môi trường sống khác xa nhau đã gây ra những biến đổi khác nhau.
 B. những điều kiện cách ly địa lý.
 C. du nhập gen từ những quần thể khác.
 D. nhân tố chọn lọc những kiểu gen thích nghi.
11. Trong một quần thể thực vật cây cao trội hoàn toàn so với cây thấp. Quần thể luôn đạt trạng thái cân bằng Hacđi- Van béc là quần thể có 
 A. 1/2 số cây cao, 1/2 số cây thấp.	 B. toàn cây thấp.
 C. 1/4 số cây cao, còn lại cây thấp.	 D. toàn cây cao.
12. Hai loài sinh học (loài giao phối) thân thuộc thì: 
 A. giao phối tự do với nhau trong điều kiện tự nhiên.	 B. cách li sinh sản với nhau trong điều kiện tự nhiên.
 C. hoàn toàn biệt lập về khu phân bố.	 D. hoàn toàn ... iên kết gen 	 B. lai phân tích	 C. hoán vị gen 	 D. phân ly độc lập
11. Yếu tố quan trọng nhất quyết định tớnh đặc thự của mỗi loại ADN là
 A. tỉ lệ A+T/ G +X. 
 B. hàm lượng ADN trong nhõn tế bào.
 C. thành phần cỏc bộ ba nuclờụtit trờn ADN.
 D. số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp của cỏc nuclờụtớt trờn ADN.
12. Lai đậu Hà Lan thõn cao, hạt trơn với đậu Hà Lan thõn thấp hạt nhăn thu được F1 toàn đậu thõn cao, hạt trơn. Cho F1 lai phõn tớch thu được đời sau cú tỷ lệ phõn ly kiểu hỡnh là
 A. 9:3:3:1.	 B. 1:1:1:1. 	 C. 3:1.	 D. 3:3:1:1. 
13. Điều kiện cơ bản để cơ thể lai F1 biểu hiện một tính trạng của bố hoặc mẹ là :
 A. cặp bố mẹ đem lai khác nhau 1 cặp tính trạng tương phản 
 B. số lượng các cá thể lai F1 phải lớn
 C. cặp bố mẹ đem lai phải thuần chủng
 D. trong cặp tính trạng tương phản của bố mẹ thuần chủng phải có 1 tính trạng là trội
14. Đơn vị cấu trúc cơ bản của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân chính thức là :
 A. axit amin	 B. Ribonucleotit	 C. Nucleoxom	 D. Nucleotit
15. Cơ thể cú kiểu gen AABbCCDd cú thể tạo ra số loại giao tử tối đa là
 A. 4. 	 B. 2.	 C. 8. 	 D. 16. 
16. Khi lai giữa 2 bố mẹ khác nhau về 1 cặp tính trạng thuần chủng tương phản do 1 cặp gen chi phối thì F2 có sự phân tích kiểu hình theo tỷ lệ .
 A. 1 trội : 1 lặn	 B. 3 trội : 1 lặn 	 C. 1 : 2 : 1	 D. đồng loạt trội
17. Quá trình tự nhân đôi của AND xảy ra vào kỳ 
 A. đầu 	 B. trung gian	 C. giữa	 D. cuối
18. Bộ ba mở đầu với chức năng qui định khởi đầu dịch mó và qui định mó húa axit amin mờtiụnin là
 A. AUG.	 B. AUX. 	 C. AUA. 	 D. AUU.
19. Để xác định kiểu gen của cơ thể mang tính trạng trội là đồng hợp hay dị hợp người ta dùng phương pháp :
 A. lai xa	 B. tự thụ phấn	 C. lai phân tích	 D. lai thuận nghịch
20. Di truyền chéo là hiện tượng di truyền do :
 A. gen trên nhiễm sắc thể giới tính X và Y	 B. gen trên nhiễm sắc thể giới tính Y 
 C. gen trên nhiễm sắc thể thường 	 D. gen trên nhiễm sắc thể giới tính X 
21. Cơ thể chứa 2 cặp gen dị hợp qui định 2 cặp tính trạng liên kết hoàn toàn trên 1 cặp NST tương đồng lai phân tích cho tỷ lệ kiểu hình ở đời con lai là:
 A. 3 : 1	 B. 1 : 1	 C. 1 : 1 : 1 : 1	 D. 1 : 2 : 1
22. Mất đoạn NST thường gây nên hậu quả là:
 A. gây chết hoặc giảm sức sống	 B. không ảnh hưởng nhiều tới đời sống sinh vật
 C. cơ thể chỉ mất đi một vài tính trạng nào đó	 D. tăng cường sức đề kháng của cơ thể
23. Dòng thuần là:
 A. dòng tạo ra con cháu đồng nhất về kiểu hình
 B. dòng mang tất cả các cặp gen đồng hợp
 C. dòng mang tất cả các cặp gen đồng hợp trội
 D. dòng đồng hợp về kiểu gen và cùng biểu hiện một kiểu hình
24. Dưới tác dụng của tia phóng xạ, gen bị đột biến dẫn đến hậu quả làm mất axitamin thứ 10 trong chuỗi pôlipeptit do gen đó tổng hợp. Vị trí xảy ra đột biến trên gen là:
 A. cặp nuclêôtit thứ 10	 B. cặp nuclêôtit thứ 30	 C. bộ ba thứ 11	 D. bộ ba thứ 10
25. Để chọn tạo các giống cây trồng lấy thân, lá, củ có năng suất cao, trong chọn giống người ta thường sử dụng phương pháp gây đột biến:
 A. lặp đoạn	 B. đa bội	 C. dị bội	 D. chuyển đoạn
26. Đột biến gen xảy ra vào thời điểm:
 A. khi các crômatit trao đổi đoạn	 B. khi NST đang đóng xoắn
 C. khi ADN tái bản	 D. khi tế bào đang còn non
27. Hiện tượng liên kết gen có tác dụng:
 A. làm tăng biến dị tổ hợp và tạo nên tính đa dạng ở sinh vật
 B. cung cấp nguyên liệu cho quá trình chọn lọc tự nhiên và làm tăng sự tiến hóa của loài
 C. làm hạn chế biến dị tổ hợp đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng
 D. tạo ra sự biến đổi kiểu gen ở các thế hệ sau
28. Loại đột biến cấu trúc NST ít gây hậu quả nghiêm trọng cho cơ thể là:
 A. chuyển đoạn lớn	 B. mất đoạn	 C. đảo đoạn	 D. lặp đoạn
29. Một cơ thể có tế bào chứa cặp NST giới tính XAXa. Trong quá trình giảm phân phát sinh giao tử , ở một số tế bào cặp NST này không phân li trong lần phân bào II. Các loại giao tử có thể được tạo ra từ cơ thể trên là:
 A. XAXA, XaXa, XA ,Xa, O	 B. XAXa, XAXA, XA , O	 C. XAXA, XAXa, XA ,Xa, O	 D. XAXa, XaXa, XA ,Xa, O
30. Trong tế bào sinh dưỡng, thể ba nhiễm ở người có số lượng NST là:
 A. 3	 B. 47	 C. 45	 D. 49
31. Đột biến gây hậu quả lớn nhất về cấu trúc của phân tử prôtêin tương ứng do gen đó tổng hợp là:
 A. mất 3 cặp nuclêôtit trước mã kết thúc
 B. thay thế một cặp nuclêôtit này bằng một cặp nuclêôtit khác
 C. đảo vị trí 2 cặp nuclêôtit
 D. mất một cặp nuclêôtit đầu tiên
32. Trong phân tử ADN, nguyên tắc bổ sung được thể hiện:
 A. trong liên kết hóa trị giữa các nuclêôtit trên hai mạch pôlinuclêôtit
 B. trong liên kết hóa trị giữa các nuclêôtit trên một mạch pôlinuclêôtit
 C. trong liên kết hiđrô giữa các nuclêôtit trên hai mạch pôlinuclêôtit
 D. trong liên kết hiđrô giữa các nuclêôtit trên một mạch pôlinuclêôtit
33. Kiểu gen là:
 A. tập hợp tất cả các gen trong nhân tế bào
 B. tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào của cơ thể sinh vật
 C. tổ hợp các gen nằm trên NST thường
 D. tập hợp tất cả các gen trong giao tử đực và giao tử cái
34. Một đoạn ADN có khối lượng= 450000 đ.v.C thì số vòng xoắn sẽ là:
 A. 50	 B. 150	 C. 75	 D. 100	
35. Cơ chế phát sinh thể một nhiễm và thể ba nhiễm liên quan đến sự không phân li của;
 A. 3 cặp NST
 B. 2 cặp NST
 C. 1 cặp NST ở thể một nhiễm và 3 cặp NST ở thể ba nhiễm
 D. 1 cặp NST
36. Một gen có T = 100 nuclêôtit, G = 30% tổng số nuclêôtit. Gen bị đột biến dạng thay thế một cặp A- T bằng một cặp G- X tạo thành alen mới có số nuclêôtit từng loại là:
 A. G = X = 151, A = T = 99	 B. G = X = 150, A = T = 100
 C. G = X = 100, A = T = 150	 D. G = X = 99, A = T = 151
37. Gen có 3600 liên kết hiđro bị đột biến liên quan đến 1 cặp nuclêôtit thành alen mới có 3598 liên kết hiđro. Dạng đột biến tạo thành alen trên là:
 A. thay thế hai cặp G-X bằng hai cặp A-T	 B. thay thế hai cặp A-T bằng hai cặp G-X
 C. thay thế một cặp A-T bằng một cặp G-X	 D. thay thế một cặp A-T bằng một cặp G-X
38. Hậu quả của đột biến lặp đoạn NST là:
 A. làm tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện của các tính trạng
 B. nhìn chung không ảnh hưởng gì đến sinh vật
 C. làm giảm sức sống của toàn bộ cơ thể sinh vật
 D. làm tăng sức sống của toàn bộ cơ thể sinh vật
39. Sự trao đổi chéo không cân giữa 2 crômatit khác nguồn gốc trong một cặp NST tương đồng có thể làm xuất hiện dạng đột biến:
 A. chuyển đoạn không tương hỗ	 B. lặp đoạn
 C. chuyển đoạn tương hỗ	 D. đảo đoạn
40. Cơ sở của hiện tượng di truyền liên kết là:
 A. các cặp gen qui định các cặp tính trạng cùng nằm trên 1 cặp NST tương đồng 
 B. có sự tiếp hợp của các NST trong quá trình giảm phân
 C. có sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các gen
 D. các cặp gen nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau
đề Trắc nghiệm sinh học
(Gồm 20 câu hỏi)
đề số 11:
1. Đột biến gen là:
 A. là loại đột biến xảy ra tại 1 điểm nào đó trên phân tử ADN
 B. ADN bị đứt đoạn, mất hoặc thay thế, đảo vị trí một vài cặp nuclêôtit
 C. biến đổi trong cấu trúc của gen, không quan sát được ở kính hiển vi
 D. biến đổi trong cấu trúc của gen, liên quan đến 1 hoặc 1 vài cặp nuclêôtit, xảy ra tại 1 điểm nào đó trên phân tử ADN
2. Thể dị bội có số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng là:
 A. 3n, 4n, 5n, và 6n	 B. 2n ± 1 và 2n ± 2	 C. 3n, 5n, 7n	 D. 3n ± 1 và 3n ± 2
3. Một gen có 150 vòng xoắn và có 4050 liên kết hiđrô. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen là:
 A. A = T = 450 và G = X = 1050	 B. A = T = G = X = 750
 C. A = T = 900 và G = X = 600	 D. A = T = 1050 và G = X = 450
4. Điểm giống nhau giữa hiện tượng tác động gen không alen và hoán vị gen là:
 A. tạo ra nhiều biến dị tổ hợp	 B. lai thuận và lai nghịch cho kết quả giống nhau
 C. gen phân li độc lập và tổ hợp tự do	 D. các tính trạng di truyền phụ thuộc vào nhau
25. Khi lai chó nâu với chó trắng thuần chủng, ở F1 thu được toàn chó trắng. Cho các con F1 giao phối với nhau F2 thu được 37 trắng: 9 đen : 3 nâu. Kiểu gen của hai giống bố mẹ là:
 A. AaBb x AaBb	 B. AAbb x aaBB	 C. AABB x aabb	 D. Aabb x aaBb
6. Trường hợp nào sau đây có thể tạo ra hợp tử phát triển thành người mắc hội chứng Đao?
 A. giao tử chứa 2 NST số 22 bị mất đoạn kết hợp với giao tử bình thường
 B. giao tử chứa 2 NST số 21 kết hợp với giao tử bình thường
 C. giao tử chứa 2 NST số 23 kết hợp với giao tử bình thường
 D. giao tử không chứa NST số 21 kết hợp với giao tử bình thường
7. Đột biến gen trội phát sinh trong quá trình nguyên phân của tế bào sinh dưỡng không có khả năng
 A. nhân lên trong mô sinh dưỡng	 B. di truyền qua sinh sản vô tính
 C. di truyền qua sinh sản hữu tính	 D. tạo thể khảm
8. Gen B dài 4080A0 bị đột biến thành gen b. khi gen b tự nhân đôi một lần, môi trường nội bào đã cung cấp 2398 nuclêôtit. đột biến trên thuộc dạng:
 A. mất hai cặp nuclêôtit	 B. thêm hai cặp nuclêôtit
 C. thêm một cặp nuclêôtit	 D. mất một cặp nuclêôtit
9. Trường hợp cơ thể sinh vật có bộ NST tăng thêm một chiếc thì di truyền học gọi là:
 A. thể một nhiễm	 B. thể ba nhiễm	 C. thể nhị bội lệch	 D. thể tam bội
10. Những cấu trúc trong tế bào được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân là:
 A. ADN, ARN, prôtêin, NST	 B. ADN, ARN, prôtêin	
 C. ADN, ARN, NST	 D. ARN, prôtêin, NST
11. Thể đột biến là:
 A. chỉ những cá thể mang đột biến giúp phân biệt với cá thể không mang đột biến
 B. những biểu hiện ra kiểu hình của tế bào mang đột biến
 C. những cá thể mang đột biến đã biểu hiện trên kiểu hình của cơ thể
 D. trạng thái cơ thể của cá thể bị đột biến
12. Hoán vị gen là:
 A. trường hợp 2 alen khác lôcut đổi chỗ trên cặp NST tương đồng
 B. trường hợp 2 alen cùng cặp đổi chỗ trên cặp NST tương đồng
 C. trường hợp 2 cặp alen đổi chỗ trên các cặp NST tương đồng
 D. trường hợp các gen trên cùng 1 NST đổi chỗ cho nhau khi giảm phân tạo giao tử
13. Vật chất chủ yếu của hiện tượng di truyền là:
 A. nuclêôtit	 B. crômatit	 C. axit nuclêic 	 D. prôtêin	
14. Căn cứ để phân đột biến thành đột biến trội – lặn là:
 A. sự biểu hiện kiểu hình của đột biến ở thế hệ đầu hay thế hệ tiếp sau
 B. hướng biểu hiện kiểu hình của đột biến
 C. đối tượng xuất hiện đột biến
 D. mức độ xuất hiện đột biến
15. Dạng đột biến không làm mất hoặc thêm vật chất di truyền là:
 A. chuyển đoạn tương hỗ và không tương hỗ	 B. chuyển đoạn tương hỗ
 C. đảo đoạn và chuyển đoạn	 D. mất đoạn và lặp đoạn
16. Đơn phân của prôtêin là:
 A. nuclêôtit	 B. axitamin 	 C. pôlinuclêôtit	 	 D. pôlipeptit
17. Cơ chế xuất hiện thể đa bội là:
 A. rối loạn cơ chế phân li NST trong quá trình nguyên phân
 B. một cặp NST đã nhân đôi nhưng không phân li trong phân bào
 C. rối loạn cơ chế phân li NST trong quá trình giảm phân
 D. tất cả các NST đã nhân đôi nhưng không phân li trong phân bào
18. Những cơ thể sinh vật trong đó bộ NST trong nhân chứa số lượng NST tăng hay giảm một hoặc một số NST gọi là:
 A. thể tam bội 	 B. thể tam nhiễm	 C. thể dị bội	 D. thể đơn bội
19. ADN được tái bản chính xác là do:
 A. mã di truyền	 B. được bảo vệ bởi màng nhân
 C. nguyên phân	 D. nguyên tắc bổ sung
20. ở người, bệnh máu khó đông do một gen lặn h nằm trên NST X không có alen tương ứng trên NST Y quy định. Cặp bố mẹ nào sau đây có thể sinh con trai bị bệnh máu khó đông với sác xuất 25%
 A. XHXh x XhY	 B. XHXH x XHY	 C. XhXh x XHY	 D. XhXh x XhY

Tài liệu đính kèm:

  • docThi thu tot nghiep 2009Sinh.doc