Đề thi thử đại học môn Sinh học - Năm 2010 (Có đáp án)

Đề thi thử đại học môn Sinh học - Năm 2010 (Có đáp án)

Câu 1: Ở người bệnh mù màu do đột biến gen lặn m trên NST giới tính X gây ra. Gen M quy định mắt bình thường. Bệnh bạch tạng do một gen đột biến lặn b trên NST thường gây ra, gan B quy định da bình thường. Một cặp vợ chồng bình thường sinh ra một con trai bị bạch tạng, một con trai bị mù màu. Ông bà nội ngoại của 2 đứa trẻ này cũng bình thường. Người mẹ của 2 đứa con này có KG như thế nào?

doc 4 trang Người đăng thuyduong1 Ngày đăng 24/06/2023 Lượt xem 100Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử đại học môn Sinh học - Năm 2010 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu 1: Ở người bệnh mù màu do đột biến gen lặn m trên NST giới tính X gây ra. Gen M quy định mắt bình thường. Bệnh bạch tạng do một gen đột biến lặn b trên NST thường gây ra, gan B quy định da bình thường. Một cặp vợ chồng bình thường sinh ra một con trai bị bạch tạng, một con trai bị mù màu. Ông bà nội ngoại của 2 đứa trẻ này cũng bình thường. Người mẹ của 2 đứa con này có KG như thế nào?
a. Bb XMXM b. Bb XMXm c. BB XMXm d. a và b đúng
Câu 2:Tính chất nào dưới đây là của thường biến ?
a. Do tái tổ hợp các gen qua quá trình giao phối
b. Xuất hiện đồng loạt và định hướng
c. Không phụ thuộc vào KG mà phụ thuộc vào tác động trự tiếp của môi trường
d. Di truyền 
Câu 3:Theo Đacuyn quá trình nào dưới đây là quá trình cung cấp nguyên liệu chủ yếu cho quá trình chọn giống và tiến hoá?
a. Những biến đổi đồng loạt theo hướng xác định, tương ứng với điều kiện ngoại cảnh.
b. Tác động trực tiếp của ngoại cảnh và của tập quán hoạt động ở động vật
c. Các biến dị phát sinh trong quá trình sinh sản theo những hướng không xác định ở từng cá thể riêng lẻ
d. a và c đúng
Câu 4:Nhận xét nào dưới đây về vai trò của đột biến gen đối với tiến hoá là không đúng?
a. Khi môi trường thay đổi, thể đột biến có thể thay đổi giá trị thích nghi của nó.
b. Giá trị thích nghi của một đột biến có thể thay đổi tuỳ tổ hợp gen 
c. Tỉ lệ giao tử mang đột biến gen này hay gen khác là rất thấp
d. Đột biến do vật chất di truyền biến đổi có thể qua giao tử và di truyền cho các thế hệ
Câu 5:Quá trình đột biến có đặc điểm gì sau đây?
a. Nguồn nguyên liệu tiến hoá cơ sở c. Kho dự trữ biến dị cho quá trình tiến hoá
b. Một trong những nhân tố tiến hoá cơ bản d. a và b đúng
Câu 6: Hiện tượng lại tổ xảy ra do đâu?
a. Sự phát triển không bình thường ở phôi c.Người có đuôi, lông rậm rạp khắp người
b. Tái hiện một số đặc điểm của động vật như có đuôi, có nhiều đôi vú d. b và c đúng
Câu 7:Đột biến làm cho cặp Nu AT bị thay bởi TA được gọi là đột biến gì?
a. Đảo 1 cặp Nu b. Thêm 1 cặp Nu c. Thay thế 1 cặp Nu d. Mất 1 cặp Nu
Câu 8:Trong chọn giống thực vật, thực hiện lai xa giữa loài hoang dại và cây trồng nhằm mục đích gì?
a. Khắc phục hiện tượng thoái hoá giống
b. Đưa vào cơ thể lai các gen quý giúp chống chịu tốt với điều kiện bất thường của môi trường
c. Đưa vào cơ thể lai các gen quý về năng suất của loài dại
d. Khắc phục tính bất thụ trong lai xa
Câu 9: Số lượng phản xạ có điều kiện ở người phong phú hơn động vật rất nhiều do đâu?
a. Lao động có mục đích c. Bán cầu đại não trái to hơn bán cầu đaị não phải
b. Hệ thống tín hiệu thứ 2 d. Biết dùng lửa để nấu chín thức ăn
Câu 10: Sự khác biệt cơ bản giữa cây tứ bội và cây tam bội thể hiện ở điểm nào sau đây?
a. Cây tứ bội không mất khả năng sinh sản, cây tam bội hầu như mất khả năng sinh sản
b. Cây tứ bội thường không có hạt, cây tam bội vẫn giữ được khả năng sinh sản
c. Cây tứ bội có cơ quan sinh dưỡng lớn hơn so với cây tam bội
d. Cơ quan sinh dục của cây tứ bội phát triển hơn so với cây tam bội
Câu 11:Mô tả nào dưới đây về plasmit là không đúng?
a. Có khả năng tự nhân đôi độc lập với ADN của NST
b. Là những cấu trúc di truyền nằm trong ti thể
c. Là một phân tử ADN dạng vòng, gồm khoảng 8000 đến 200000 cặp Nu
d. Mỗi vi khuẩn có thể chứa từ vài đến chục plasmit
Câu 12: Ở cây giao phấn, khi tiến hành tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ quan sát thấy hiện tượng gì?
a. Tăng dần kiểu gen dị hợp và giảm dần kiểu gen đồng hợp c. Con lai bất thụ
b. Thoái hoá giống d. Ưu thế lai
Câu 13:Phương pháp nào có thể tạo ra cơ thể lai có nguồn gen khác xa nhau mà bằng phương pháp lai hữu tính không thể thực hiện được là: 
a.Kĩ thuật di truyền b. Lai xa c. Lai khác dòng d. Lai tế bào sinh dưỡng
Câu 14: Một trong những ứng dụng của kĩ thuật di truyền?
a. Sản xuất lượng lớn Protein trong thời gian ngắn c. Tạo tế bào lai khác loài
b. Tạo ưu thế lai d. Tạo thể song nhị bội
Câu 15: Trong chọn giống vi sinh vật, để tạo được chủng nấm Penicilliumcó hoạt tính Penicillin tăng gấp 200 lần so với dạng ban đầu, người ta thực hiện theo hướng nào?
a. Xử lí nấm Penicillin bằng tia phóng xạ rồi chọn lọc
b. Xử lí nấm Penicillin bằng tia tử ngoại rồi chọn lọc
c. Xử lí nấm Penicillin bằng 5 brôm uraxin rồi chọn lọc
d. Xử lí nấm Penicillin bằng etyl metan sulfonat rồi chọn lọc
Câu 16: Phương pháp gây đột biến bằng các tác nhân vật lí hoá có hiệu quả hạn chế ở loại đối tượng nào?
a. Cây trồng b. Gia súc, gia cầm c. Vi khuẩn d. Nấm men
Câu 17: Vì sao con lai trong lai kinh tế không được sử dụng làm giống?
a. Thế hệ sau phân hoá thành những KG khác nhau c. Hiện tượng ưu thế lai bị sụt giảm
b. Mất khả năng sinh sản d. Biểu hiện ưu thế lai
Câu 18: Điều nào sau đây là đúng về kĩ thuật di truyền?
a. Kĩ thuật di truyền phổ biến hiện nay là kĩ luật lai tế bào.
b. Có hàng trăm loại enzim ADN rectrictaza khác nhau, có khả năng nhận biết và cắt các phân tử ADN ở những Nu ngẫu nhiên
c. Tế bào được dùng phổ biến để tiếp nhận ADN tái tổ hợp là thể thực khuẩn
d. ADN tái tổ hợp tạo ra do kết hợp các đoạn ADN từ các tế bào, các cơ thể, các loài có thể rất xa nhau trong hệ thống phân loại
Câu 19: Thành tựu hiện nay do công nghệ ADN tái tổ hợp đem lại là gì?
a. Giảm thiểu việc sử dụng các tác nhân đột biến trong công tác chọn giống
b. Sản xuất ở quy mô công nghiệp nhiều sản phẩm sinh học quan trọng nhờ vi khuẩn
c. Tăng cường hiện tượng biến dị tổ hợp 
d. Tạo nguồn nguyên liệu đa dạng và phong phú cho quá trình chọn giống
Câu 20: Ở người, bệnh máu khó đông là do đột biến gen lặn nằm trên NST giới tín X gây nên. Nếu mẹ bình thường, bố bị bệnh máu khó đông, con trai của họ cũng bị mắc bệnh này. Người con trai này đã nhận gen bệnh từ đâu? a. Ông nội b. Bà nội c. Mẹ d. Bố
Câu 21: Người mắc bệnh Claiphentơ sẽ có biểu hiện nào dưới đây?
a. Người nữ, lùn, cổ ngắn, ngực gồ, không có kinh nguyệt, vú không phát triển, âm đạo hẹp,dạ con nhỏ, trí tuệ kém phát triển.
b. Người nam, cao, chân tay dài, tinh hoàn nhỏ, vô sinh, chậm phát triển trí tuệ
c. Người nữ, rối loạn kinh nguyệt, không có con
d. Chậm phát triển trí tuệ, cơ thể phát triển không bình thường, không có con, cổ ngắn gáy rộng, khe mắt xếch, lông mi ngắn và thưa, lưỡi dài và dày, ngón tay ngắn.
Câu 22: Việc phát hiện cấu trúc và chức năng của các acid Nucleic đã bổ sung dấu hiệu nào sau đây cho sự sống?
a. Sự sinh trưởng, cảm ứng, vận động và sinh sản
b. Khả năng tự sao chép,tích luỹ thông tin di truyền và tự điều chỉnh
c. Trao đổi chất theo phương thức đồng hoá, dị hoá và sinh sản
d. Xảy ra trong giai đoạn người hoá thạch
Câu 23: Tiến hoá sinh học là quá trình:
a. Hình thành các hợp chất hữu cơ phức tạp đến hạt côavecxa
b. Hình thành màng để thực hiẹn quá trình trao đổi chất và xuất hiện cơ chế tự sao.
c. Hình thành mầm mống của những cơ thể đầu tiên đến toàn bộ sinh giới
d. Xảy ra trong giai đoạn vượn người hoá thạch
Câu 24: Một quần thể ngẫu phối có thành phần di truyền như sau 0,25 BB: 0,1 Bb:0,65bb. Cấu trúc di tryền của quần thể trong thế hệ tiếp theo sẽ như thế nào?
a. 0,9 BB: 0,02 Bb:0,08bb c. 0,09 BB: 0,42 Bb:0,49bb
b. 0,25 BB: 0,5 Bb:0,25bb d. 0,09 BB: 0,21 Bb:0,7bb
Câu 25:Những nhân tố nào chi phối quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi?
a. Quá trình CLTN đào thải những dạng kém thích nghi
b. Quá trình đột biến, giao phối và CLTN
c. Sự thay đổi điều kiện ngoại cảnh
d. Mức phản ứng của cơ thể sinh vật đối với tác động của ngoại cảnh
Câu 26: Điểm giống nhau trong quan niệm của Đacuyn và quan niệm hiện đại về đối tượng chịu tác động của CLTN là gì? a. Chi b.Cá thể c. Quần thể d. Loài
Câu 27: Nhịp độ tiến hoá được chi phối bới những nhân tố chủ yếu nào?
a. Sự thay đổi điều kiện khí hậu-địa chất c. Sự đa dạng trong vốn gen của quần thể
b. Tần số đột biến d. Cường độ của CLTN
Câu 28: Nhân tố nào dưới đây làm cho tần số tương đối của các alen trong quần thể biến đổi theo hường xác định?
a. Quá trình giao phối b. Quá trình CLTN c. Quá trình ĐB d. Biến động di truyền
Câu 29: Nguyên nhân tiến hoá theo Lamac là gì?
a. CLTN tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật
b. Do thay đổi của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động của động vật
c. Sự tích luỹ các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của CLTN
d. CLTN theo quy mô rộng lớn, qua thời gian lịch sử lâu dài, theo con đường phân ly tính trạng
Câu 30: Cho c¸c c¬ thÓ lÇn l­ît cã KG  ; Dd ; (f=20%). C¸c c¬ thÓ trªn khi ph¸t sinh giao tö cho sè lo¹i giao tö lÇn l­ît : A.2,4,2 B.2,4,4 C.2,4,8 D.3,8,4
Câu 31: Nếu n là số lượng NST đơn bội thì thể dị bội có thể có số NST là như thế nào ?
a. 2n – 1 b. 3n c. 2n + 1 d. a và c đúng
Câu 32: Trong các dạng đột biến cấu trúc NST, dạng làm lượng vật chất di truyền trong nhân tế bào không thay đổi là dạng đột biến nào? a. Đảo đoạn b. Chuyển đoạn c. Lặp đoạn d. a và b đúng 
Câu 33: Trong các nhân tố tiến hoá, nhân tố tiến hoá nào là cơ bản nhất?
a. Quá trình CLTN b. Các cơ chế cách li c. Quá trình đột biến d. Quá trình giao phối
Câu 34: Tại sao di truyền lại trở thành cơ sở vững chắc của thuyết tiến hoá hiện đại?
a. Di truyền học đã phân biệt được biến dị di truyền và biến dị không di truyền được 
b. Hiểu sâu hơn về nguyên nhân và cơ chế phát sinh biến dị, cơ chế di truyền các biến dị
c. Di truyền học đã làm sáng tỏ cơ chế di truyền của quá trình tiến hoá
d. Tất cả đều đúng
Câu 35: Theo quan niệm hiện đại, đối tượng nào chịu tác động trực tiếp của CLTN?
a. KG của cá thể b. KG của quần thể c. KH của cá thể d. Tất cả đều đúng
Câu 36: Việc phát hiện cấu trúc và chức năng của các acid Nucleic đã bổ sung đặc điểm nào sau đây cho sự sống?
a. Khả năng tự sao chép, tự điều chỉnh
b. Khả năng tự sao chép, tự điều chỉnh và tích luỹ thông tin di truyền
c. Khả năng tự sao chép, phiên mã và điều hoà sinh tổng hợp protein
d. Khả năng tự sao chép, tích luỹ thông tin di truyền
Câu 37: Hạn chế tồn tại trong học thuyết Lamac là gì?
a.Cho rằng cơ thể sinh vật vốn có khuynh hướng vươn lên hoàn thiện về tổ chức.
b. Chưa hiểu cơ chế tác dụng của ngoại cảnh, không phân biệt được biến dị DT và biến dị không di truyền
c. Cho rằng các biến dị đều có thể di truyền được
d. Tất cả đều đúng
Câu 38: Trong thiên nhiên, loài tồn tại như thế nào?
a. Thành một hệ thống quần xã c. Như một hệ thống quần thể
b. Dưới dạng các chi, họ d. a và b đúng
Câu 39: Người ta thường dùng những con đực tốt nhất của giống ngoại cho giao phối với con cái tốt nhất của giống địa phương, sau đó con đực giống cao sản được sử dụng liên tiếp qua nhiều đời lai nhằm mục đích:
a. Tạo ưu thế lai để phục vụ sản xuất c. Phát hiện gen xấu để loại bỏ ra khỏi quần thể
b. Cải tiến giống địa phương năng suất thấp d. a và b đúng
Câu 40: Gen A đột biến thành gen a. Sau đột biến chiều dài của gen không đổi, nhưng số liên kết H thay đổi đi 1 liên kết. Đột biến trên thuộc dạng nào?
a. Mất 1 cặp Nu b.Thêm 1 cặp Nu c.Thay thế 1 cặp Nu khác loại d.Thay thế 1 cặp Nu cùng loại
Câu 41: Nhận xét nào dưới đây về ĐBG là đúng?
a. Khả năng xảy ra ĐB của các gen khác nhau không giống nhau
b. Các gen đều có khả năng bị đột biến giống nhau
c. Các gen trên NST thường dễ bị ĐB hơn gen trên NST giới tính
d. Các gen trên NST giới tính dễ xảy ra ĐB hơn các gen trên NST thường
Câu 42: Vì sao quần thể được xem là đơn vị tiến hoá cơ sở?
a. Quần thể là đơn vị sinh sản của loài trong tự nhiên
b. Quần thể là đơn vị tồn tại của loài trong tự nhiên, được cách li tương đối với các quần thể khác
c.Quần thể có thành phần KG đặc trưng và ổn định nhưng vẫn có khả năng biến đổi do các nhân tố tiến hoá
d. Tất cả đều đúng
Câu 43: Trong một quần thể người có tần số tương đối của các alen M và N quy định nhóm máu MN là 0,54M và 0,46N. Xác định tỉ lệ của các nhóm máu MM,MN,NN của quần thể đó?
a. 0,8281MM : 0,1638MN : 0,0081NN c. 0,03MM : 0,6MN : 0,1NN
b. 0,0361MM : 0,3078MN : 0,6561NN d. 0,2916MM : 0,4968MN : 0,2116NN
Câu 44: Cho cây hoa vàng thuần chủng giao phấn với cây hoa trắng thuần chủng cùng loài được F1 toàn cây hoa vàng. Cho cây F1 giao phấn với cây hoa trắng P thu được thế hệ sau có tỉ lệ 3 hoa trắng: 1 cây hoa vàng.Kết quả phép lai bị chi phối bởi quy luật di truyền nào?
a. Tương tác gen b. Trội hoàn toàn c. Phân tính d. Phân li độc lập
Câu 45: Ở người bệnh bạch tạng do gen b gây ra. Trong 1 quần thể, người mắc bệnh được gặp với tần số khoảng 1/20000. Tỉ lệ người mang gen bệnh ở trạng thái dị hợp là bao nhiêu?
a. 1% b. 1,4% c. 0,7% d. 2,8%
Câu 46: Ở các loài sinh sản vô tính, bộ NST ổn định và duy trì không đổi qua các thế hệ tế bào và thế hệ cơ thể là nhờ quá trình ? a. Thụ tinh b. Nguyên phân c. Giảm phân và thụ tinh d. Nguyên phân, giảm phân và thụ tinh
Câu 47: Sơ đồ biểu thị các mức xoắn từ đơn giản đên phức tạp của NST ở sinh vật nhân chuẩn là như thế nào ? a. Phân tử ADN è sợi cơ bản è sợi nhiễm sắc è crômatitit è NST
 b. crômatitit è Phân tử ADN è sợi nhiễm sắc è sợi cơ bản è NST
 c. sợi nhiễm sắc è Phân tử ADN è sợi cơ bản è NST 
 d. Phân tử ADN è sợi nhiễm sắc è sợi cơ bản è crômatitit è NST
Câu 48: Sinh quyển là gì?
a. Bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật, tất cả các yếu tố vô sinh và hữu sinh có tác động trực tiếp hặc gián tiếp lên sự sống, phát triển và sinh sản của sinh vật
b. Là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn khác nhau
c. Là một hệ thống hoàn chỉnh, tương đối ổn định, bao gồm quần xã sinh vật và khu vực sống của quần xã
d. Khoảng không gian có sinh vật cư trú, bao phủ bề mặt trái đất
Câu 49: :Bước chuyển biến quan trọng trong việc chuyển biến từ vượn thành người là gì ?
a. Hoạt động lao động và chế tạo công cụ c. Biết dùng lửa để nấu chín thức ăn
b. Sự hình thành tiếng nói phân âm tiết d. Sự hình thành dáng đi thẳng
Câu 50: Tổ chức sống nào dưới đây bao gồm cả yếu tố vô sinh ?
a. Quần thể b. Quần xã c. Hệ sinh thái d. Loài
Câu 51: Ở một loài thực vật giao phấn, A quy định thân cao, a thân thấp ; B hoa màu đỏ, b hoa màu trắng. Người ta tiến hành lai 2 cá thể ở F1 thấy xuất hiện tỉ lệ phân tính 3 cao,đỏ : 3 thấp, trắng : 1 cao, trắng :1 thấp,đỏ. Kiểu gen của các cá thể đem lai sẽ như thế nào ?
a. AaBb x Aabb b. AB/ab x ab/ab c. Ab/aB x ab/ab d. AaBb x aaBb
Câu 52: Ở cà chua gen A quy định thân cao, a thân thấp ; B quả tròn, b quả bầu dục. Giả sử 2 cặp gen nằm trên một cặp NST thường, khi cho cơ thể F1 dị hợp, 2 cặp gen tự thụ phấn. tỉ lệ KG ở F2 khi liên kết hoàn toàn như thế nào ? a. 1 : 2 : 1 b. 3 : 1 c. 1 : 1 : 1 : 1 d. a hoặc b đúng
Câu 53: Hoạt chất nào dưới đây gây đột biến gen bằng cách thay cặp G-X bằng T-A hoặc X-G?
a. Cônsixin b. 5BU c. NMU d. EMS
Câu 54: Trong một khu rừng , kiểu quan hệ nào sau đây có thể xảy ra giữa 2 loài thú có cùng nhu cầu thức ăn :
a. Vật ăn thịt – con mồi. b. Kí sinh. c. Ức chế cảm nhiễm. d. Cạnh tranh. 
Câu 55: Giao phối có vai trò gì đối với tiến hoá :
a. Trung hoà tính có hại của đột biến. c. Tạo ra các biến dị tổ hợp. 
b. Phát tán đột biến trong cơ thể. d. Tất cả đều đúng. 
Câu 56: Mỗi quần xã có một cấu trúc đặc trưng nhằm mục đích gì?
a. Giảm mức độ cạnh tranh giữa các quần thể trong quần xã
b. Tăng khả năng sử dụng các nguồn sống trong quần xã 
c. Giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể
d. Tất cả đều đúng
Câu 57: Cho c¬ thÓ cã KG lai víi nhau. Kho¶ng c¸ch gi÷a hai gen lµ 20cM, thu ®­îc F, th× c¬ thÓ mang toµn tÝnh tr¹ng lÆn chiÕm tØ lÖ
A. 4% B. 16% C. 18,75% D.56,25%

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_dai_hoc_mon_sinh_hoc_nam_2010_co_dap_an.doc