107 câu trắc nghiệm theo chủ đề (có đáp án) ôn thi tốt nghiệp Sinh

107 câu trắc nghiệm theo chủ đề (có đáp án) ôn thi tốt nghiệp Sinh

QUY LUẬT MENĐEN. QUY LUẬT PHÂN LI

Câu 1: Để cho các alen của 1 gen phân ly đồng đều về các giao tử, 50% giao tử chứa alen này, 50% giao tử chứa alen kia thì cần có điều kiện gì?

A. Bố mẹ phải thuần chủng.

B. Số lượng cá thể con lai phải lớn.

C. Quá trình giảm phân phải xảy ra bình thường.

D. Tất cả các điều kiện trên.

 

doc 30 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 10337Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "107 câu trắc nghiệm theo chủ đề (có đáp án) ôn thi tốt nghiệp Sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QUY LUẬT MENĐEN. QUY LUẬT PHÂN LI
QUY LUẬT PHÂN LI ĐỘC LẬP
TƯƠNG TÁC GEN VÀ TÍNH ĐA HIỆU CỦA GEN
LIÊN KẾT GEN VÀ HOÁN VỊ GEN
DI TRUYỀN LIÊN KẾT VỚI GIỚI TÍNH VÀ DI TRUYỀN NGOÀI NHÂN
ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG LÊN SỰ BIỂU HIỆN CỦA GEN
QUY LUẬT MENĐEN. QUY LUẬT PHÂN LI
Câu 1: Để cho các alen của 1 gen phân ly đồng đều về các giao tử, 50% giao tử chứa alen này, 50% giao tử chứa alen kia thì cần có điều kiện gì?
A. Bố mẹ phải thuần chủng. 	 
B. Số lượng cá thể con lai phải lớn.
C. Quá trình giảm phân phải xảy ra bình thường. 
D. Tất cả các điều kiện trên.
Câu 2: Điểm sáng tạo trong phương pháp nghiên cứu của Menđen so với các nhà nghiên cứu di truyền trước đó là: 
A. Sử dụng phương pháp nghiên cứu thực nghiệm và định lượng dựa trên xác suất thống kê và khảo sát trên từng tính trạng riêng lẻ.
B. Nghiên cứu tế bào để xác định sự phân ly và tổ hợp các NST.
C. Làm thuần chủng các cá thể đầu dòng và nghiên cứu cùng lúc nhiều tình trạng.
D. Chọn cây đậu Hà Lan làm đối tượng nghiên cứu.
Câu 3: Phương pháp ngiên cứu của Menđen gồm các nội dung:
1 Sử dụng tóan xác suất để phân tích kết quả lai. 
2 Lai các dòng thuần và phân tích kết quả F1, F2, F3.
3 Tiến hành thí nghiệm chứng minh. 
4 Tạo các dòng thuần bằng tự thụ phấn.
Trình tự các bước thí nghiệm như thế nào là hợp lý.
A. 4 2 3 1 	
B. 4 2 1 3.
C. 4 3 2 1. 	
D. 4 1 2 3.
Câu 4: Khi đem lai các cá thể thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản. Menđen đã phát hiện ở thế hệ con lai:
A. Chỉ biểu hiện 1 trong 2 kiểu hình của bố hoặc mẹ. 
B. Biểu hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ.
C. Luôn luôn biểu hiện kiểu hình giống bố. 
D. Luôn luôn biểu hiện kiểu hình giống mẹ
Câu 5: Khi cho các cá thể F2 có kiểu hình giống F1 tự thụ bắt buộc. Menđen đã thu được thế hệ F3 có kiểu hình:
A. 100% đồng tính. 
C. 1/3 cho F3 đồng tính giống P: 2/3 cho F3 phân tính 3:1.
B. 100% phân tính.	 
D. 2/3 cho F3 đồng tính giống P: 1/3 cho F3 phân tính 3:1.
Câu 6: Khi đem lai phân tích các cá thể có kiểu hình trội ở thế hệ F2.Menđen nhận biết được:
A. 100% cá thể F2 có kiểu gen giống nhau. 
B. F2 có kiểu gen giống P hoặc có kiểu gen giống F1.
C. 2/3 cá thể F2 có kiểu gen giống P: 1/3 cá thể F2 có kiểu gen giống F1.
D. 1/3 cá thể F2 có kiểu gen giống P: 2/3 cá thể F2 có kiểu gen giống F1.
Câu 7: Kết quả thực nghiệm tỉ lệ 1: 2: 1 về kiểu gen luôn đi đôi với tỉ lệ 3: 1 về kiểu hình khẳng định điều nào trong giả thuyết của menđen là đúng?
A. Mỗi cá thể đời P cho 1 loại giao tử mang gen khác nhau. 
B. Mỗi cá thể đời F1 cho 1 loại giao tử mang gen khác nhau.
C. Cơ thể lai F1 cho 2 loại giao tử khác nhau với tỉ lệ 3:1.
D. Thể đồng hợp cho 1 loại giao tử, thể dị hợp cho 2 loại giao tử với tỉ lệ 1: 1.
Câu 9: Một gen qui định một tính trạng, muốn nhận biết 1 cá thể là đồng hợp hay dị hợp về tính trạng đang xét, người ta thường tiến hành:
A. Lai phân tích. 	
B. Cho ngẩu phối các cá thể cùng lứa.
C. Tự thụ phấn. 	
D. Cả A, B và C.
Câu 10: Phương pháp độc đáo của Menđen trong việc nghiên cứu tính qui luật của hiện tượng di truyền là:
A. Lai giống. 	
B. Lai phân tích.
C. Phân tích cơ thể lai. 	
D. Sử dụng thống kê tóan học.
Câu 11: Dòng thuần về một tính trạng là:
A. Dòng có đặc tính di truyền đồng nhất và ổn định, các thế hệ con cháu không phân ly, có kiểu hình giống bố mẹ. 
B. Đồng hợp về kiểu gen và đồng nhất về kiểu hình.
C. Dòng luôn có kiểu gen đồng hợp trội. 	
D. Cả A và B.
Câu 12: Cơ sở tế bào học của qui luật phân ly của Menđen là:
A. Sự tự nhân đôi của NST ở kỳ trung gian và sự phân ly đồng đều của NST ở kỳ sau của quá trình giảm phân. 
B. Sự phân ly độc lập của các cặp NST tương đồng (dẫn tới sự phân ly độc lập của các gen tương ứng) tạo các loại giao tử và tổ hợp ngẩu nhiên của các giao tử trong thụ tinh.
C. Sự phân ly đồng đều của các cặp NST tương đồng trong giảm phân và tổ hợp lại của cặp NST tương đồng đó trong thụ tinh.
D. Sự tự nhân đôi và phân ly của các NST trong giảm phân và sự tổ hợp lại của các NST trong thụ tinh.
Câu 13: Lai phân tích là phép lai:
A. Giữa 2 cơ thể có tính trạng tương phản nhau. 
B. Giữa 2 cơ thể thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản.
C. Giữa cơ thể mang tính trạng trội với cơ thể mang tính trạng lặn để kiểm tra kiểu gen.
D. Giữa cơ thể mang kiểu gen trội với cơ thể mang kiểu gen lặn.
Câu 14: Cặp phép lai nào sau đây là phép lai thuận nghịch
A. AA x aa và AA x aa
B. Aa x aa và aa x AA.
C. AABb x aabb và AABb x aaBb.
D. AABB x aabb và aabb x AABB.
Câu 15: Khi cho lai cây có hoa màu đỏ với cây có hoa màu trắng được F1 tòan cây có hoa màu đỏ. Cho rằng mỗi gen qui định 1 tính trạng. Kết luận nào có thể được rút ra từ phép lai này?
A. Đỏ là tính trạng trội hòan tòan. 	
B. P thuần chủng. 
C. F1 dị hợp tử. 	
D. Tất cả các phương án trên
Câu 16: Làm thế nào để nhận biết 2 cặp gen dị hợp nào đó phân ly độc lập với nhau?
A. Nếu kết quả của phép lai phân tích cho tỉ lệ phân ly kiểu hình là 1: 1 thì 2 cặp gen đó phân ly độc lập. 
B. Nếu kết quả của phép lai phân tích cho tỉ lệ phân ly kiểu hình là 1: 1:1: 1 thì 2 cặp gen đó phân ly độc lập.
C. Nếu kết quả của phép lai phân tích cho 4 loại kiểu hình nhưng với tỉ lệ không bằng nhau, thì 2 cặp gen đó phân ly độc lập.
D. Nếu kết quả của phép lai phân tích chỉ cho 1 loại kiểu hình đồng nhất, thì 2 cặp gen đó phân ly độc lập.
Câu 17: Công thức lai nào sau đây được thấy trong phép lai phân tích.
I. Aa x aa II. Aa x Aa III. AA x aa IV. AA x Aa V. aa x aa
A. I, III. 	
B. I, III, V. 	
C. II. 	
D. I, IV.
Câu 18: Theo quan niệm của Menđen, mỗi tính trạng của cơ thể do
A. Một nhân tố di truyền qui định. 	 
B. Một cặp nhân tố di truyền qui định.
C. Hai nhân tố di truyền khác loại qui định. 
D. Hai cặp nhân tố di truyền qui định.
Câu 18: Điểm độc đáo trong phương pháp nghiên cứu của Menđen là:
A. Lai các cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về 1 hoặc vài cặp tính trạng tương phản. 
B. Kiểm tra độ thuần chủng của bố mẹ trước khi đem lai.
C. Theo dõi sự di truyền riêng rẽ của 1 vài cặp tính trạng trên con cháu của từng cặp bố mẹ thuần chủng.
D. Dùng tóan thống kê để phân tích các số liệu thu được, từ đó rút ra qui luật di truyền các tính trạng đó của bố mẹ cho các thế hệ sau.
Câu 20: Menđen đã sử dụng phép lai phân tích trong các thí nghiệm của mình để:
A. Kiểm tra giả thuyết nêu ra 	
C. Xác định qui luật di truyền chi phối tính trạng
B. Xác định các cá thể thuần chủng. 
D. Xác định tính trạng nào là trội, tính trạng nào là lặn.
Câu 21: Cho biết 1 gen qui định một tính trạng và gen trội là trội hòan tòan. Theo lý thuyết, phép lai Dd x Dd cho ra đời con có.
A. 2 kiểu gen, 3 kiểu hình. 	
B. 2 kiểu gen, 2 kiểu hình.
C. 3 kiểu gen, 2 kiểu hình. 	
D. 3 kiểu gen, 3 kiểu hình.
Câu 22: Cho biết 1 gen qui định một tính trạng và gen trội là trội hòan tòan. Theo lý thuyết, phép lai AABb x aabb cho đời con có.
A. 2 kiểu gen, 2 kiểu hình. 	
B. 2 kiểu gen, 1 kiểu hình.
C. 2 kiểu gen, 3 kiểu hình. 	
D. 3 kiểu gen, 3 kiểu hình.
Câu 23. Lai một cặp tính trạng là phép lai trong đó bố mẹ thuần chủng đem lai khác nhau về: 
A. 1 cặp tính trạng tương phản 	
C. 2 hay nhiều cặp tính trạng tương phản
B. 1 cặp tính trạng tưng ứng 	
D. 2 hay nhiều cặp tính trạng tưng ứng 
Câu 24. Để Định luật I của Menđen đúng thì cần phải đảm bảo yêu cầu nào? 
A. Bố mẹ đem lai thuần chủng 	
C. Số lượng cá thể sinh ra phải lớn
B. Trội và lặn không hoàn toàn 	
D. Cả 3 điều kiện đó 
Câu 25. Phép lai phân tích là gì? 
A. Phép lai trong đó lúc dùng dạng này làm bố, lúc lại dùng chính dạng ấy làm mẹ
B. Phép lai giữa cơ thể mang tính trạng trội chưa rõ kiểu gen với cơ thể mang tính trạng lặn
C. Phép lai được sử dụng chủ yếu trong công tác chọn giống, nhân giống
D. Phép lai bất kì giữa các cá thể có kiểu gen khác nhau 
Câu 26. Theo quan điểm của Menđen, các tính trạng được xác định bởi các yếu tố nào? 
A. Các cặp gen alen 
B. Các nhân tố di truyền 
C. Các tác nhân di truyền 	
D. Các cặp nhiễm sắc thể
QUY LUẬT PHÂN LI ĐỘC LẬP
Câu 1: Cơ thể mang kiểu gen AABbDdeeFf khi giảm phân cho số loại giao tử là:
A. 4. 	
B. 8. 	
C. 16. 	
D. 32.
Câu 2: Khi cá thể mang gen BbDdEEff giảm phân bình thường, sinh ra các kiểu giao tử là:
A. B, b, D, d, E, e, F, f. 	
B. BDEf, bdEf, BdEf, bDEf. 
C. BbEE, Ddff, BbDd, EeFF. 	
D. BbDd, Eeff, Bbff, DdEE
Câu 3: Cho cá thể mang gen AabbDDEeFf tự thụ phấn thì số tổ hợp giao tử tối đa là:
A. 32. 	
B. 64. 	
C. 128. 	
D. 256.
Câu 4: Trong phép lai aaBbDDeeFf x AABbDdeeff thì tỉ lệ kiểu hình con lai 
A-bbD-eeff là
A. 1/4. 	
B. 1/8. 
C. 1/16. 	
D. 1/32.
Câu 5: Lai đậu Hà Lan thân cao, hạt trơn với đậu Hà Lan thân thấp, hạt nhăn thu được F1 tòan đậu thân cao, hạt trơn. Cho F1 lai phân tích thu được đời sau có tỉ lệ phân ly kiểu hình là:
A. 3: 3: 1: 1. 
B. 1: 1: 1: 1. 	
C. 3: 1. 	
D. 9: 3: 3:1 
Câu 6: Cho cá thể dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn trong trường hợp các gen phân ly độc lập, tác động riêng rẽ và trội – lặn hòan tòan. Kết quả thu được gồm:
A. 9 kiểu gen, 4 kiểu hình. 	
B. 9 kiểu gen, 2 kiểu hình. 
C. 7 kiểu gen, 4 kiểu hình. 	
D. 9 kiểu gen, 3 kiểu hình 
Câu 7: Ý nghĩa thực tiển của quy luật phân ly độc lập là:
A. Cho thấy sinh sản hữu tính là bước tiến hoá quan trọng của sinh giới.
B. Giải thích nguyên nhân của sự đa dạng của những loài sinh sản theo lối giao phối.
C. Chỉ ra sự lai tạo trong chọn giống là cần thiết.
D. Tạo ra nguồn biến dị tổ hợp phong phú cung cấp cho chọn giống.
Câu 8: Điều kiện nghiệm đúng đặc trưng của quy luật phân ly độc lập:
A. Số lượng cá thể ở các thế hệ lai phải đủ lớn để số liệu thống kê được chính xác.
B. Sự phân ly NST như nhau khi tạo giao tử và sự kết hợp ngẩu nhiên của các kiểu giao tử khi thụ tinh.
C. Các giao tử và các hợp tử có sức sống như nhau.
D. Mỗi cặp gen nằm trên 1 cặp NST tương đồng.
Câu 9: Cơ sở tế bào học của quy luật phân ly độc lập là:
A. Sự phân ly độc lập của các cặp NST tương đồng.
B. Sự phân ly độc lập của các cặp NST tương đồng trong giảm phân.
C. Sự tổ hợp tự do của các cặp NST tương đồng trong giảm phân.
D. Sự phân ly độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST tương đồng qua giảm phân đưa đến sự phân ly độc lập, tổ hợp tự do của các cặp gen alen.
Câu 10: Qui luật phân ly độc lập thực chất nói về
A. Sự phân ly độc lập của các tính trạng. 
B. Sự phân ly kiểu hình theo tỉ lệ 9: 3: 3: 1.
C. Sự tổ hợp của các alen trong quá trình thụ tinh.
D. Sự phân ly độc lập của các alen trong quá trình giảm phân.
Câu 11: Làm thế nào để biết được 2 cặp gen dị hợp nào đó phân ly độclập với nhau?
A. Nếu kết quả của phép lai phân tích cho tỉ lệ phân ly kiểu hình là 1: 1, thì 2 cặp gen đó phân ly độc lập. 
B. Nếu kết quả của phép lai phân tích cho tỉ lệ phân ly kiểu hình là 1: 1: 1: 1, thì 2 cặp gen đó phân ly độc lập.
C. Nếu kết quả của phép lai phân tích cho 4 loại kiểu hình nhưng với tỉ lệ không bằng nhau, thì 2 cặp gen đó phân ly độc lập.
D. Nếu kết quả của phép lai phân tích chỉ cho 1 loại kiểu hình đồng nhất, thì 2 cặp gen đó phân ly độc lập.
Câu 12: P thuần chủng, dị hợp n cặp gen phân ly độc lập, các gen cùng tác động lên một tính trạng thì sự phân ly về kiểu hình ở F2 sẽ là một biến dạng của biểu thứ ... 
D. Tần số hóan vị gen không quá 50%.
Câu 21: Trong trường hợp nào thì có sự di truyền liên kết
A. Các gen trội là trội hòan tòan cùng qui định 1 loại tính trạng. 
B. Các gen trội là trội hòan tòan qui định các loại tính trạng khác nhau.
C. Các cặp gen qui định các cặp tính trạng đang xét nằm gần nhau trên cùng 1 NST.
D. Các tính trạng đang xét luôn luôn biểu hiện cùng với nhau trong các thế hệ lai.
Câu 22: Liên quan đến khái niệm tần số hóan vị gen, phát biểu không đúng là:
A. Không lớn hơn 50%.	
C. Tỷ lệ thuận với khoảng cách giữa các gen trên NST.
B. Luôn luôn lớn hơn 50%.
D. Tỷ lệ nghịch với lực liên kết giữa các gen trên NST.
Câu 23: Trong quá trình giảm phân ở 1 cơ thể có kiểu gen AB/ab đã xảy ra hóan vị gen với tần số là 32%. Cho biết không xảy ra đột biến. Tỉ lệ giao tử Ab là.
A. 24%. 	
B. 32%. 	
C. 8%. 	
D. 16%.
Câu 24. Moocgan kết hợp những phương pháp nào trong nghiên cứu đã phát hiện ra quy luật di truyền liên kết gen, hoán vị gen? 
A. Lai phân tích và lai thuận nghịch	
C. Lai phân tích và lai cải tiến
B. Phương pháp phân tích cơ thể lai 	
D. Lai thuận nghịch và lai luân chuyển 
Câu 25. Kiểu hình nào không xuất hiện ở FB khi Moocgan lai phân tích ruồi đực F1 mình xám, cánh dài? 
A. Mình xám, cánh dài 	
B. Mình đen, cánh cụt
C. Mình xám, cánh cụt 	
D. Cả 3 kiểu hình trên 
Câu 26. Hiện tượng liên kết gen và hoán vị gen giống nhau ở chỗ:
A. Các gen trên một nhiễm sắc thể đều liên kết chặt chẽ với nhau 
B. Các gen trên một NST đều không liên kết chặt chẽ với nhau 
C. Các gen đều liên kết trên một NST
D. Các gen đó phân li độc lập với nhau
Câu 27. Hiện tượng hoán vị gen có ý nghĩa gì?
A. Tạo ra nhiều biến dị tổ hợp	
C. Giải thích hiện tượng nhiều gen chi phối 1 tính trạng
B. Hạn chế sự xuất hiện biến dị tổ hợp 
D. Giải thích sự phân li độc lập của các gen 
Câu 28. Các gen càng xa nhau trên nhiễm sắc thể thì có tần số hoán vị gen:
A. Càng lớn 	
B. Càng nhỏ	
C. Có thể A hoặc B 
D. Càng gần giá trị 100%	

Câu 29: Cơ sở tế bào học của hiện tượng hoán vị gen là do:
A. phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST.
B. trao đổi chéo giữa các crômatít khác nguồn trong cặp NST tương đồng.*
C. bắt cặp của các NST tương đồng trong giảm phân.
D. trao đổi chéo của các crômatít cùng nguồn ở kì đầu của giảm phân 1.
Câu 30: Ý nghĩa trong sản xuất của hiện tượng di truyền liên kết với giới tính là:
A. giúp phân biệt giới tính ở giai đoạn sớm, nhất là ở gia cầm
B. tăng cường hiệu quả của phép lai thuận nghịch trong việc tạo ưu thế lai
C. chọn đôi giao phối thích hợp dể tạo ra các biến dị tổ hợp monhgmuốn
D. tất cả đều đúng
DI TRUYỀN LIÊN KẾT VỚI GIỚI TÍNH VÀ DI TRUYỀN NGOÀI NHÂN
Câu 1: Để biết tính trạng nào đó do gen trong nhân hay gen ngoài nhân qui định, người ta
A. dùng phép lai phân tích. 	
B. dùng phép lai thuận nghịch. 
C. theo dõi phả hệ. 	
D. theo dõi đời con F1. 
Câu 2: Để biết được 1 bệnh nào đó (ở người) là do gen lặn nằm trên NST giới tính X hay do gen trên NST thường qui định, ta có thể
A. theo dõi phả hệ. 	
B. dùng phép lai phân tích. 
C. áp dụng qui luật phân ly độc lập. 	
D. dùng phép lai thuận nghịch. 
Câu 3: Đặc điểm nào sao đây thể hiện qui luật di truyền của các gen ngoài nhân?
A. Tính trạng luôn di truyền theo dòng mẹ. 
B. Mẹ di truyền tính trạng cho con trai.
C. Bố di truyền tính trạng cho con trai.
D. Tính trạng biểu hiện chủ yếu ở nam, ít biểu hiện ở nữ.
Câu 4: Dấu hiệu đặc trưng để nhận biết gen di truyền trên NST giới tính Y là
A. Không phân biệt được gen trội hay gen lặn. 	 
B. Luôn di truyền theo dòng bố.
C. Chỉ biểu hiện ở con đực. 	 
D. Được di truyền ở giới dị giao tử. 
Câu 5: Phát biểu nào sau đây chưa đúng?
A. Plasmit ở vi khuẩn chứa gen ngoài NST. 
B. Đột biến gen có thể xảy ra ở cả gen trong nhân và gen trong tế bào chất.
C. Di truyền qua NST do gen trong nhân qui định.
D. Gen trong tế bào chất có vai trò chính trong sự di truyền.
Câu 6: Hiện tượng lá đốm xanh trắng ở cây vạn niên thanh là do
A. Đột biến bạch tạng do gen trong nhân. 
B. Đột biến bạch tạng do gen trong lục lạp. 
C. Đột biến bạch tạng do gen trong ty thể.
D. Đột biến bạch tạng do gen trong plasmit của vi khuẩn cộng sinh.
Câu 7: Một ruồi giấm cái mắt đỏ mang 1 gen lặn mắt trắng nằm trên NST X giao phối với 1 ruồi giấm đực mắt đỏ sẽ cho ra F1 như thế nào?
A. 50% ruồi cái mắt trắng. 
B. 75% ruồi mắt đỏ, 25% ruồi mắt trắng ở cả đực và cái.
C.100% ruồi đực mắt trắng. 
D. 50% ruồi đực mắt trắng.
Câu 8. Nhiễm sắc thể thường là nhiễm sắc thể có đặc điểm gì?
A. Kí hiệu là A 	
B. Giống nhau ở cả hai giới
C. Kí hiệu là X hoặc Y 	
D. Cả A và B đều đúng
Câu 9. Nhiễm sắc thể giới tính l1 loại nhiễm sắc thể có đặc điểm gì?
A. Giống nhau ở hai giới 	
C. Luôn tồn tại thành cặp tương đồng
B. Khác nhau ở hai giới 	
D. Không tồn tại thành cặp tương đồng 
Câu 10. ở người, đàn ông sinh ra 2 loại giao tử, một loại chứa NST X một loại chứa NST Y được gọi là:
A. Giới đồng giao tử 	
B. Giới dị giao tử 
C. Giới đồng hợp tử 	
D. Giới dị hợp tử 
Câu 11. ở người, phụ nữ chỉ sinh ra một loại giao tử chứa NST X nên còn được gọi là:
A. Giới đồng giao tử 	
B. Giới dị giao tử 
C. Giới đồng hợp tử 	
D. Giới dị hợp tử
Câu 12. Nắm đ−ợc cơ chế xác định giới tính ở sinh vật có ý nghĩa gì trong sản xuất nông nghiệp?
A. Chủ động điều khiển tỉ lệ đực cái ở một số loài cho hiệu quả kinh tế cao
B. Sử dụng các hoocmôn sinh dục để điều khiển giới tính cho các sinh vật
C. Tác động nhiệt độ để điều khiển giới tính cho các vật nuôi 
D. Chăm sóc tốt các vật nuôi khi đẻ
Câu 13. Trong phép lai sau: XAXa x XaY tỉ lệ phân tính ở đời sau là:
A. (1: 1: 1: 1) 	
B. (3: 1) 	
C. (1: 1) 	
D. (3::3: 1: 1)
Câu 14. Trong phép lai sau: XAXa x XAY tỉ lệ phân tính ở đời sau là:
A. (1: 1: 1: 1) 	
B. (3: 1) 	
C. (1: 1) 	
D. (3::3: 1: 1)
Câu 15. Gen lặn quy định tính trạng nằm trên NST giới tính X thường biểu hiện ở nam nhiều hơn ở nữ vì:
A. Nam giới chỉ có một NST X 	
C. Nam giới dễ nhận được gen hơn nữ
B. Nữ cần gặp trạng thái dị hợp mới biểu hiện 
D. Cả A và B đều đúng
Câu 16. Một đứa bé gái sinh ra mắc bệnh mù màu. Hỏi ai đã di truyền gen cho nó?
A. Bố đứa trẻ 
B. Mẹ đứa trẻ 
C. Cả bố và mẹ 
D. Ông nội và ông ngoại
ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG LÊN SỰ BIỂU HIỆN CỦA GEN
Câu 1: Sự mềm dẻo kiểu hình có nghĩa là 
A. Một kiểu hình có thể do nhiều kiểu gen qui định. 
B. Một kiểu gen có thể biểu hiện thành nhiều kiểu hình trước các điều kiện môi trường khác nhau.
C. Tính trạng có mức phản ứng rộng. 
D. Sự điều chỉnh kiểu hình theo sự biến đổi của kiểu gen.
Câu 2: Mức phản ứng là
A. Là giới hạn phản ứng của kiểu hình trong điều kiện môi trường khác nhau. 
B. Là giới hạn phản ứng của kiểu gen trong điều kiện môi trường khác nhau.
C. Là tập hợp các kiểu hình của cùng 1 kiểu gen tương ứng với các điều kiện môi trường khác nhau.
D. Là những biến đổi đồng loạt về kiểu hình của cùng kiểu gen.
Câu 3: Thường biến 
A. Là những biến đổi đồng loạt về kiểu gen. 
B. Là những biến đổi đồng loạt về kiểu hình của cùng 1 kiểu gen.
C. Là những biến đổi đồng loạt về kiểu gen tạo ra cùng kiểu hình.
D. Là những biến đổi đồng loạt về kiểu gen do tác động của môi trường.
Câu 4: Phát biểu nào sau đây đúng về khái niệm kiểu hình?
A. Kiểu hình liên tục thay đổi khi điều kiện môi trường thay đổi. 
B. Kiểu hình ổn định khi điều kiện môi trường thay đổi.
C. Kiểu hình được tạo thành do sự tương tác giữa kiểu gen và điều kiện môi trường.
D. Kiểu hình khó thay đổi khi điều kiện môi trường thay đổi.
Câu 5: Thường biến có ý nghĩa gì trong thực tiễn?
A. Ý nghĩa gián tiếp quan trọng trong chọn giống và tiến hóa. 
B. Ý nghĩa trực tiếp quan trọng trong chọn giống và tiến hóa.
C. Giúp sinh vật thích nghi trong tự nhiên.
D. Giúp sinh vật thích nghi với những thay đổi thường xuyên và không thường xuyên của môi trường.
Câu 6: Yếu tố giống trong sản xuất nông nghiệp tương đương với yếu tố nào sau đây?
A. Môi trường. 	 
B. Kiểu gen.	 
C. Kiểu hình. 	 
D. Năng suất.
Câu 7. Loại biến dị có ích giúp cho sinh vật thích ứng với điều kiện sống thay đổi được gọi là: 
A. Thường biến 	 
B. Đột biến gen 
C. Đột biến nhiễm sắc thể 
D. Biến dị tổ hợp
Câu 8. Thường biến là gì?
Câu 9. Đâu là một trong những tính chất biểu hiện của thường biến? 
A. Biến đổi đồng loạt theo hướng xác định tương ứng với môi trường
B. Biến đổi riêng lẻ, không theo hướng xác định
C. Do các tác nhân lí, hoá trong môi trường làm thay đổi kiểu hình
D. Tất cả các tính chất trên đều đúng
Câu 10. Giới hạn thưng biến của cùng một KG trước những điều kiện môi trường khác nhau được gọi là: 
A. Hệ số di truyền 	
B. Mức phản ứng 	
C. Kiểu hình 
D. Tính trạng, tính chất
Câu 12. Khi nghiên cứu tính trạng sản lượng sữa bò, người ta thấy tính trạng này chịu ảnh hưởng nhiều bởi điều kiện thức ăn, chăm sóc. Vậy tính trạng này có đặc điểm: 
A. Có mức phản ứng rộng	
C. Có mức phản ứng trung bình
B. Có mức phản ứng hẹp 	
D. Có khả năng đột biến cao
Câu 13. Thường biến có ý nghĩa gì đối với sinh vật? 
A. Đa số trường hợp là có hại, một số có lợi hoặc trung tính 
B. Giúp sinh vật tồn tại trước các điều kiện sống thay đổi
C. Không có ý nghĩa gì trong đời sống sinh vật
D. Cả A, B và C đều đúng
Câu 14. Giới hạn năng suất của giống được quy định bởi
A. chế độ dinh dưỡng. 	
B. Điều kiện thời tiết.
C. Kiểu gen 	
D. Kĩ thuật canh tác
Câu 15. Một trong những đặc điểm của thường biến là:
A. Thay đổi kiểu gen và không thay đổii kiểu hình. 
C. không thay đổi kiểu gen, thay đổi kiểu hình.
B. không thay đổi kiểu gen, không thay đổi kiểu hình. 
D. thay đổi kiểu gen và thay đổi kiểu hình
Câu 16. Tính trạng có mức phản ứng rộng là tính trạng có đặc điểm:
A. Dễ thay đổi theo điều kiện môi trường 	 
C. Dễ bị đột biến bởi các tác nhân đột biến
B. ít thay đổi theo điều kiện môi trường 
D. Cả A và C đều đúng
Câu 17. Trong mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình được ứng dụng vào sản xuất chăn nuôi thì yếu tố kiểu gen được hiểu là:
A. Một giống vật nuôi 	
B. Một giống cây trồng 
C. Cả A và B đều đúng 	
D. Kĩ thuật chăn nuôi
Câu 18. Nguyên nhân dẫn đến thường biến trên cơ thể sinh vật là:
A. Các tác động trực tiếp bởi sự thay đổi của môi trường
B. Các tác nhân vật lí, hóa học của môi trường
C. Những biến đổi trong quá trình trao đổi chất của tế bào làm thay đổi kiểu gen
D. Cả A, B và C đều đúng
Câu 19. Tính trạng có mức phản ứng hẹp là tính trạng có đặc điểm
A. Dễ thay đổi theo điều kiện môi trường 	 
C. Dễ bị đột biến bởi các tác nhân đột biến
B. ít thay đổi theo điều kiện môi trường 	
D. Cả A và C đều đúng
Câu 20. Kết luận: “Kiểu hình là kết quả tương tác giữa kiểu gen và môi trường” là nói về: 
A. Quy luật di truyền Menđen 	
B. Hiện tượng ĐBG 
C. Hiện tượng ĐB NST 	
D. Hiện tượng thường biến
++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
- website đang xây dựng, cập nhật phần mềm, tài liệu cá nhân có trong quá trình làm việc, sử dụng máy tính và hỗ trợ cộng đồng:
+ Quản lý giáo dục, các hoạt động giáo dục;
+ Tin học, công nghệ thông tin;
+ Giáo trình, giáo án; đề thi, kiểm tra;
Và các nội dung khác.
++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

Tài liệu đính kèm:

  • docSi12.Trac-nghiem-theo-chu-de&dap-an.Duong-Van-Thang.NLS.doc