1000 câu trắc nghiệm Sinh học 12

1000 câu trắc nghiệm Sinh học 12

Nội dung

: Thể đột biến là:

A. Tập hợp các kiểu gen trong tế bào cơ thể bị đột biến.

B. Tập hợp các dạng đột biến của cơ thể.

C. Những cá thể mang đột biến đã biểu hiện trên kiểu hình

D. Tập hợp các nhiễm sắc thể bị đột biến.

Đột biến xuất hiện trong những lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử gọi là.

 A. đột biến xôma.

 B. đột biến tiền phôi.

 C. đột biến giao tử.

 D. tiền đột biến.

 

doc 84 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2137Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "1000 câu trắc nghiệm Sinh học 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nội dung
Dan
Giai
: Thể đột biến là:
A. Tập hợp các kiểu gen trong tế bào cơ thể bị đột biến.
B. Tập hợp các dạng đột biến của cơ thể.
C. Những cá thể mang đột biến đã biểu hiện trên kiểu hình 
D. Tập hợp các nhiễm sắc thể bị đột biến.
C
Đột biến xuất hiện trong những lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử gọi là....
 A. đột biến xôma. 
 B. đột biến tiền phôi. 
 C. đột biến giao tử.
 D. tiền đột biến.
b
Đột biến gen là:
A. Sự biến đổi vật chất di truyền xảy ra ở cấp độ tế bào hay cấp độ phân tử.
B. Các biến dị tổ hợp xuất hiện qua sinh sản hữu tính.
C. Sự biến đổi đột ngột về cấu trúc di truyền của nhiễm sắc thể.
D. Sự biến đổi đột ngột về cấu trúc của ADN.
A
Loại đột biến gen không di truyền qua sinh sản hữu tính là đột biến.... 
 A. giao tử. 
 B. xôma.
 C. trong hợp tử. 
 D. tiền phôi. 
b
Đột biến gen gồm các dạng là:
A. Mất, thay, đảo và chuyển cặp Nu.
B. Mất, thay, thêm và đảo vị trí 1 hay 1 số cặp Nu.
C. Mất, nhân, thêm và đảo cặp Nu.
D. Mất, thay, thêm và chuyển cặp Nu.
B
 Cơ thể mang đột biến biểu hiện thành kiểu hình đột biến gọi là.... 
 A. tiền đột biến. 
 B. đột biến xôma.
 C. đột biến giao tử. 
 D. thể đột biến. 
d
Đột biến xảy ra ở những lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử, giai đoạn từ 2 đến 8 tế bào được gọi là:
A. Đột biến xôma.	
B. Đột biến tiền phôi.	
C. Đột biến sinh dưỡng.	
D. Đột biến giao tử.
B
 Đột biến là những biến đổi.... 
 A. ở cấp độ phân tử. 
 B. trong nhiễm sắc thể.
 C. trong vật chất di truyền. 
 D. ở kiểu hình cơ thể. 
c
 Loại đột biến giao tử là đột biến
A. Xảy ra trong quá trình giảm phân của tế bào sinh giao tử.	
B. Xảy ra trong quá trình nguyên phân của hợp tử.
C. Không di truyền.	
D. Xảy ra ở các mô sinh dưỡng.
A
Đột biến thoạt đầu xảy ra trên một mạch của gen gọi là.... 
 A. tiền đột biến. 
 B. đột biến xôma. 
 C. đột biến tiền phôi. 
 D. thể đột biến. 
a
Nguyên nhân của đột biến gen là do:
A. Hiện tượng NST phân ly không đồng đều.
B. Tác nhân vật lý, hoá học của môi trường ngoài hay do biến đổi sinh lí, sinh hoá tế bào.
C. NST bị chấn động cơ học.
D. Sự chuyển đoạn NST.
B
Dạng đột biến nào sau đây gây hậu qủa lớn nhất về mặt di truyền ?
 A. Mất cặp nuclêôtit trước mã kết thúc. 
 B. Mất cặp nuclêôtit sau bộ 3 mở đầu 
 C. Thay cặp nuclêôtit ở giữa đoạn gen. 
 D. Đảo vị trí cặp nuclêôtit ở bộ ba kết thúc. 
b
Đột biến gen trội xảy ra trong qúa trình giảm phân sẽ biểu hiện 
 A. ngay trong giao tử của cơ thể.
 B. ở một phần cơ thể tạo thể khảm.
 C. ngay trong hợp tử được tạo ra. 
 D. ở kiểu hình cơ thể mang đột biến. 
d
: Đột biến gen được xem là nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hoá vì:
 1. Mang tính phổ biến.
 2. Thường ít ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức sống và sự sinh sản của cơ thể.
 3. Xảy ra do các tác nhân của môi trường bên ngoài và bên trong cơ thể.
 4. Thời điểm xảy ra đột biến.
Câu trả lời đúng:
A. 1, 2 và 3.	
B. 1, 2 và 4.	
C. 1, 2, 3 và 4.	
D. 2, 3 và 4.
B
Biến đổi trong dãy nuclêôtit của gen cấu trúc dẫn tới sự biến đổi nào sau đây ? 
 A. Gen đột biến → ARN thông tin đột biến → Prôtêin đột biến.
 B. ARN thông tin đột biến → Gen đột biến → Prôtêin đột biến. 
 C. Prôtêin đột biến → Gen đột biến → ARN thông tin đột biến.
 D. Gen đột biến → Prôtêin đột biến → ARN thông tin đột biến.
a
Loại đột biến gen nào dưới đây không di truyền qua sinh sản hữu tính:
A. Đột biến giao tử
B. Đột biến xôma.
C. Đột biến tiền phôi.
D. Đột biến đa bội thể.
B
Đột biến gen có những tính chất là ...
 A. phổ biến trong loài, di truyền, có lợi hoặc có hại. 
 B. biến đổi cấu trúc prôtêin làm prôtêin biến đổi. 
 C. riêng rẽ, không xác đinh, di truyền, đa số có hại, số ít có lợi.
 D. riêng rẽ, không xác định, chỉ di truyền nếu xảy ra trong giảm phân.
c
Đột biến đảo vị trí 2 cặp nuclêôtit của gen dẫn đến phân tử prôtêin được tổng hợp có thể thay đổi tối đa:
A. 1 axit amin.
B. 2 axit amin.
C. 3 axit amin.
D. 4 axit amin.
B
Đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit ảnh hưởng tới số axit amin trong chuỗi polipeptit là...
 A. 2. 
 B. 1. 
 C. 3. 
 D. 4.
b
Loại đột biến có thể xuất hiện ngay trong đời cá thể:
1. Đột biến xôma.
2. Đột biến tiền phôi.
3. Đột biến giao tử.
Câu trả lời đúng.
A. 1 và 2.
B. 1 và 3.
C. 2 và 3.
D. 1, 2 và 3.
A
 Hình vẽ sau mô tả dạng đột biến gen nào ?
 A T G X T T G X
 T A X G A A X G
 A. Đảo vị trí giữa các cặp nuclêôtit. 
 B. Thay thế cặp A - T bằng cặp G - X. 
 C. Thay thế cặp nuclêôtit cùng loại. 
 D. Thay thế cặp A - T bằng cặp T - A.
d
: Hiện tượng được xem là cơ chế của đột biến gen: 
A. ADN tự nhân đôi vào kỳ trung gian của quá trình phân bào.	
B. Nhiễm sắc thể được phân ly trong nguyên phân.
C. Gen tổ hợp trong quá trình thụ tinh	 
D. Rối loạn tự nhân đôi của ADN.
D
 Bệnh thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm ở người là do...
 A. mất đoạn nhiễm sắc thể 21. 
 B. đột biến gen trên nhiễm sắc thể thường. 
 C. đột biến gen trên nhiễm sắc thể Y. 
 D. đột biến gen lặn trên nhiễm sắc thể X.
b
Một gen bị đột biến mất 3 cặp nuclêôtit. Số liên kết hyđrô sẽ thay đổi là:
A. Giảm 6 hoặc 9.	
B. Giảm 6 hoặc 9 hoặc 7.
C. Tăng 6 hoặc 7 hoặc 8 hoặc 9	
D. Giảm 6 hoặc 7 hoặc 8 hoặc 9
D
Một gen bị đột biến làm phân tử prôtêin giảm 1 axit amin và các a xít amin còn lại không thay đổi so với prôtêin bình thường. Gen đã xảy ra đột biến..... 
 A. mất 3 cặp nuclêôtit ở trong gen. 
 B. mất 3 cặp nuclêôtit trong một bộ ba. 
 C. mất 3 cặp nuclêôtit của ba bộ ba liên tiếp. 
 D. mất 3 cặp nuclêôtit ở bộ ba kết thúc. 
B
Căn cứ để phân đột biến thành đột biến trội hay lặn là:
A. Đối tượng xuất hiện đột biến.
B. Hướng biểu hiện kiểu hình của đột biến.
C. Sự biểu hiện kiểu hình của đột biến ở thế hệ đầu hay thế hệ tiếp sau.
D. Cơ quan xuất hiện đột biến 
C
Một mạch gốc của gen có trình tự các nuclêôtit như sau : ....A T X X G T A A G G...
 Sau đột biến trình tự nuclêôtit mạch gốc là ....A T G X G T A A X G ...
 Đột biến trên thuộc dạng....
 A. thay thế cặp nuclêôtit. 
 B. thay thế cặp nuclêôtit cùng loại. 
 C. thay thế cặp nuclêôtit khác loại. 
 D. đảo vị trí cặp nuclêôtit. 
d
Mạch gốc của gen bị đột biến mất một bộ ba ở khoảng giữa. Sau đột biến, chuỗi pôlypeptit được điều khiển tổng hợp so với gen bình thường sẽ:
A. Không thay đổi số lượng axit amin.	
B. Tăng 1 axit amin.
C. Giảm 1 axit amin.	
D. Tăng 2 axit amin.
??
Sau đột biến, chiều dài số của gen không thay đổi nhưng số liên kết hydrô giảm 1 , đây có thể là dạng đột biến : 
A. Thêm một cặp nuclêôtit.
B. Mất một cặp nuclêôtit .
C. Thay thế một cặp nuclêôtit . 
D. Đảo vị trí các cặp nuclêôtit .
C
Một gen bình thường điều khiển tổng hợp một prôtêin có 498 axit amin. Đột biến đã tác động trên một cặp nuclêôtit và sau đột biến tổng số nuclêôtit của gen bằng 3000. Dạng đột biến gen xảy ra là:
A. Thay thế một cặp nuclêôtit. 	
B. Mất một cặp nuclêôtit. 
C. Thêm một cặp nuclêôtit. 	
D. Đảo cặp nuclêôtit.
A
Đột biến đảo vị trí hai cặp nuclêôtit của gen có thể làm phân tử prôtêin được tổng hợp từ gen đó có thể thay đổi tối đa : 
A. Một axit amin . 
B. Hai axit amin . 
C. Ba axit amin .
D. Bốn axit amin . 
B
Gen A có khối lượng phân tử bằng 450000 đơn vị cacbon và có 1900 liên kết hydrô.Gen A bị thay thế một cặp A - T bằng một cặp G - X trở thành gen a, thành phần nuclêôtit từng loại của gen a là : 
A. A = T = 349 ; G = X = 401 .
B. A = T = 348 ; G = X = 402.
C. A = T = 401 ; G = X = 349 .
D. A = T = 402 ; G = X = 348 .
A
Lời giải: 
Số nuclêôtit của gen A : 1500
Giải hệ phương trình: 
2A + 2G = 1500
	2A + 3G = 1900
Số nuclêôtit của gen A : A = T = 350 ; G = X = 400 .
Số nuclêôtit của gen a : A = T = 349 ; G = X = 401 .
Một gen tổng hợp 1 phân tử prôtêin có 498 axit amin, trong gen có tỷ lệ A/G = 2/3. Nếu sau đột biến, tỷ lệ A/G = 66,85%. Đây là đột biến:
A. Thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X.	
B. Thay thế 1 cặp G-X bằng 1 cặp A-T .
C. Thay thế 2 cặp A-T trong 2 bộ 3 kế tiếp bằng 2 cặp G-X.	
D. Thay thế 2 cặp G-X trong 2 bộ 3 kế tiếp bằng 2 cặp A-T.
B
Một gen dài 3060 ăngstrong, trên mạch gốc của gen có 100 ađênin và 250 timin. Gen đó bị đột biến mất một cặp G - X thì số liên kết hydrô của gen đột biến sẽ bằng : 
A. 2344 
B. 2345
C. 2347
D. 2348	
C
Lời giải: 
N = 1800
A mạch gốc =100, T mạch gốc = 250 suy ra trong gen A = T = 350; G = X = 550. 
Số nuclêôtit của gen đột biến : A = T = 350 ; G = X = 549 .
Số liên kết hydro của gen đột biến : H = 2A = 3G = 2. 350 + 3.549 = 2347 .
Một gen có 1200 nu và có 30% A. Gen bị mất một đoạn. Đoạn mất đi chứa 20 Avà có G= 3/2 A.
Số lượng từng loại nu của gen sau đột biến là:
A. A=T= 220 và G=X= 330. 	
B. A=T= 330 và G=X=220. 
C. A=T = 340 và G=X =210.	
D. A=T = 210 và G=X= 34 
C
Một gen có 1200 nuclêôtit và có 30% ađênin . Do đột biến chiều dài của gen giảm 10,2 ăngstrong và kém 7 liên kết hydrô . Số nuclêôtit tự do từng loại mà môi trường phải cung cấp để cho gen đột biến tự nhân đôi liên tiếp hai lần là: 
A. A = T = 1074 ; G = X = 717 
B. A = T = 1080 ; G = X = 720 
C. A = T = 1432 ; G = X = 956
D. A = T = 1440 ; G = X = 960
A
Lời giải: 
Số nuclêôtit của gen bình thường A = T = 360 ; G = X = 240
Đột biến làm chiều dài giảm 10,2 ăngstrong và kém 7 liên kết hydrô nghĩa là qua đột biến đã bị mất ba cặp nuclêôtit gồm hai cặp A - T và một cặp G - X 
Số nuclêôtit của gen đột biến : A = T = 358 ; G = X = 239 .
Số nuclêôtit tự do từng loại mà môi trường phải cung cấp để cho gen đột biến tự nhân đôi liên tiếp hai lần là: 
A = T = 358 . 3 = 1074 nu ; G = X = 329. 3 = 717 nu
Gen có 1170 nuclêôtit và có G = 4A. Sau đột biến, phân tử prôtêin giảm xuống 1 axit amin. Khi gen đột biến nhân đôi liên tiếp 3 lần, nhu cầu nuclêôtit loại A giảm xuống 14 nuclêôtit, số liên kết hyđrô bị phá huỷ trong quá trình trên là:
A. 13104.
B. 11417.
C. 11466.
D. 11424.
B
A = T = 1170 : 10 = 117.
G = X = 117. 4 = 468.
H = 2A + 3G = 234 + 1404 = 1638
Amất = 14/ 7 = 2.
G mất = 1.
H đb = 1658 - 7 = 1631.
H bị phá huỷ = (23 - 1). 1638 = 11417.
Phân tử mARN được tổng hợp từ một gen bị đột biến chứa 150 uraxin, 301 guanin, 449 ađênin, và 600 xytôzin. Biết rằng trước khi chưa bị đột biến, gen dài 0,51 micrômét và có A/G = 2/3 . Dạng đột biến ở gen nói trên là: 
A. Thay thế một cặp G - X bằng một cặp A - T 
B. Thay thế một cặp A - T bằng một cặp G - X 
C. Mất một cặp A - T 
D. Thêm một cặp G - X 
B
Lời giải: 
Số nuclêôtit của gen bình thường
 N = 3000 nu 
 A = T = 600 ; G = X = 900
Số nuclêôtit của gen đột biến 
Từ thành phần của mARN suy ra thành phần của mạch mã gốc ( mạch 1 ) rồi mạch đối diện ( mạch 2 ) . 
A = T = A1 + A2 = 150 + 449 = 599
G = X = G1 + G2 = 301 + 600 = 901
Đây là đột biến dạng thay thế một cặp A - T bằng một cặp G - X 
Sự tiếp hợp và trao đổi chéo không cân giữa các crômatit trong cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở kì đầu giảm phân I sẽ làm xuất hiện dạng đột biến nào sau đây?
Đa bội.
Lặp đoạn NST.
Đảo đoạn NST.
Thay cặp nuclêôtit.
B
Có 2 dạng đột biến nhiễm sắc thể là :
 a) Đột biến dị bội và đột biến đa bội 
 	b) Đột biến một nhiễm và đột biến đa nhiễm 
	c) Đột biến cấu trúc và đột biến số lượng 
 	d) Đột biến mất đoạn và đột biến lặp đoặn ... hần riêng rẻ.
A và C đúng.
D
Hoá thạch của Ôxtralôpitec được phát hiện ở:
	A. Nam phi.	B. Java.
	C. Bắc Kinh. 	D. Pháp.
A
Bộ nhiễm sắc thể ở tinh tinh có:
A. 44 NST
B. 46 NST
C. 48 NST
D. 50 NST
C
Nhân tố chính chi phối quá trình phát sinh loài người ở giai đoạn người hiện đại :
A.	Sự thay đổi địa chất , khí hậu ở thế kỉ thứ ba
B.	Lao động , tiếng nói , tư duy 
C.	Vừa chế tạo , vừa sử dụng công cụ lao động có mục đích 
D.	Quá trình biến dị , giao phối , chọn lọc tự nhiên 
B
Đặc điểm phôi người vào tháng thứ 3 rất giống vượn là:
Còn duy trì dấu vết khe mang ở phần cổ.
Ngón chân cái nằm đối diện với các ngón khác.
Có đuôi dài.
Có vài đôi vú trước ngực.
B
Hộp sọ đã có những biến đổi gì để chứng tỏ tiếng nói đã phát triển:
	A. xương hàm thanh.	B. không có gờ xương mày.
	C. hàm dưới có lồi cằm rõ.	D. trán rộng và thẳng. 
C
Khi chuyển xuống sống trên mặt đất, di chuyển bằng hai chân đã dẫn đến biến đổi nào sau đây về các chi của người?
A. Ngón chân cái không còn đối diện với các ngón còn lại
B. Ngón chân cái đối diện với các ngón còn lại
C. Ngón tay cái đối diện với các ngón còn lại
D. Bàn tay và bàn chân có 5 ngón
A
Dạng vượn người nào dưới đây có quan hệ họ hàng gần người nhất :
A.	Vượn 
B.	Đười ươi 
C.	Gorila 
D.	Tinh tinh
D
Câu có nội dung sai trong các câu sau đây là:
Tay người không chỉ là cơ quan mà còn là sản phẩm của quá trình lao động.
Lao đông đã làm cho con người thoát khỏi trình độ động vật.
Quá trình phát sinh loài người bắt đầu từ cuồi kỷ thứ tư thuộc đại Tân Sinh.
Tiếng nói con nguời dã phát sinh từ nhu cầu trao đổi kinh nghiệm trong quá trình lao động.
C
Những đặc điểm nào sau đây là của người tối cổ:
	1. Trán còn thấp và vát.	2. gờ hốc mắt nho cao. 	3. không còn gờ trên hốc mắt.
	4. hàm dưới có lồi cằm rõ.	5. xương hàm thô.	6. xương hàm bớt thô.
	7. hàm dưới chưa có lồi cằm. 	8. trán rộng và thẳng.
	A. 1,2,5,7	B. 3,4,8.
	C. 1,3,8.	D. 1,2,4,5.
A
Việc nghiên cứu sự phát sinh loài người dựa trên những tư liệu của:
A. Cổ sinh vật học
B. Giải phẫu so sánh
C. Phôi sinh học
D. Tất cả các tư liệu trên
D
Nguyên nhân chính làm cho loài người không bị biến đổi thành loài nào khác về mặt sinh học :
A.	Sự phát triển của hệ thống tín hiệu thứ hai
B.	Con người ngày nay đã có cấu trúc cơ thể hoàn chỉnh hơn 
C.	Loài người bằng khả năng của mình có thể thích nghi với mọi điều kiện sinh thái đa dạng và không phụ thuộc vào điều kiện tự nhi`ên 
D.	Tất cả các ý kiến trên 
C
Dạng vượn người hoá thạch Ôxtơralốptíc được phát hiện đầu tiên:
Ở Nam Phi vào năm 1924.
Ở Tây Phi vào năm 1930.
Ở Châu Á vào năm 1924.
Ở Đông Nam Á vào năm 1930.
A
Bố và mẹ đều chứa n cặp gen dị hợp phân li độc lập và tổ hợp tự do lai với nhau thì số tổ hợp và tỉ lệ phân li kiểu gen ở đời con lai lần lượt là:
	A. 3n và (3:1)n	
	B. 4n và (3:1)n
	C. 3n và (1:2:1)n
	D. 4n và (1:2:1)n
D
Ruồi giấm là đối tượng thuận lợi để nghiên cứu di truyền do:
1. Dễ nuôi, đẻ nhiều, vòng đời ngắn
2. Số lượng nhiễm sắc thể ít, có nhiều biến dị 
3. Con đực có hiện tượng liên kết hoàn toàn.
Câu trả lời đúng. 
A. 1 và 2.
B. 1 và 3.
C. 2 và 3.
D. 1, 2 và 3.
A
Phương pháp nghiên cứu di truyền của Menden được gọi là:
Phương pháp lai phân tích.
Phương pháp phân tích cơ thể lai.
Phương pháp lai thuận nghịch.
Phương pháp tự thụ phấn.
B
Cơ thể chứa hai cặp gen dị hợp liên kết hoàn toàn trên một cặp NST tương đồng lai phân tích, cho tỉ lệ kiểu hình ở con lai là:
	A. 1:1
	B. 3:1
	C. 1:1:1:1
	D. 1:2:1
A
Tính trạng trung gian là tính trạng xuất hiện ở cơ thể mang kiểu gen dị hợp do:
A. gen trội gây chất ở trạng thái dị hợp.
B. Gen lặn gây chết ở trạng thái đồng hợp.
C. Gen trội trong cặp alen tương ứng lấn át không hoàn toàn gen lặn.
D. Mỗi tính trạng tác động không hoàn toàn thuận lợi.
C
Kết quả được biểu hiện ở định luật đồng tính là:
Tất cả con lai F1 đều mang kiểu hình của tính trạng trội.
Tất cả con lai F1 đều mang kiểu hình của một bên bố hoặc mẹ.
 Con lai F1 chỉ có một loại kiểu hình.
Cả A,B và C.
B
Thực chất của nguyên lý phân ly độc lập của Menden là
	A. sự phân ly độc lập của các allen khi hình thành giao tử.
	B. bố mẹ thuần chủng khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản.
	C. tỷ lệ phân ly ở F2 là 9:3:3:1.
	D. tỷ lệ phân ly kiểu hình ở đời F1 là 3:1.
A
Menđen đã sử dụng thành công phương pháp nào để phát hiện ra được các tỷ lệ kiểu hình của các quy luật phân tính và phân ly độc lập.
A. Chọn P thuần chủng.
B. Sử dụng xác suất.
C. Sử dụng toán học thống kê.
D. Lai các cặp tính trạng 1 cách riêng lẽ.
C
Hiện tượng hoán vị gen và phân ly độc lập có đặc điểm chung là:
Các gen phân ly ngẫu nhiên và tổ hợp tự do.
Các gen cùng nằm trên một cặp NST đồng dạng.
Làm xuất hiện biến dị tổ hợp.
Làm hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp
C
Một tế bào sinh tinh có kiểu gen khi giảm phân có hoán vị tạo ra số loại giao tử là:
	A. 2
	B. 4
	C. 8
	D. 16
 A
Nhóm liên kết gen là:
A. Nhiều gen cùng nằm trên các nhiễm sắc thể cùng liên kết và cùng di truyền với nhau.
B. Nhiều gen cùng liên kết và cùng hoán vị trong quá trình di truyền.
C. Nhiều gen cùng nằm trên 1 nhiễm sắc thể cùng trao đổi chỗ cho nhau.
D. Nhiều gen cùng nằm trên 1 nhiễm sắc thể cùng phân li trong phân bào và cùng tổ hợp trong thụ tinh.
D
Đặc điểm di truyền của các tính trạng được quy định bởi gen lặn trên NST Y là:
Chỉ biểu hiện ở cơ thể đực.
Chỉ biểu hiện ở cơ thể XX.
Chỉ biểu hiện ở cơ thể XY.
Có hiện tượng di truyền chéo.
C
Tần số hoán vị gen là: 
tỉ lệ % của 2 loại giao tử mang gen hoán vị.
tỉ lệ % của 2 loại kiểu hình mang gen hoán vị.
tổng tỉ lệ % các loại giao tử mang gen hoán vị.
tổng tỉ lệ % các loại kiểu hình mang gen hoán vị.
C
Hoán vị gen là hiện tượng:
A. Trao đổi các đoạn gen tương ứng trong cùng 1 nhiễm sắc thể .
B. Trao đổi các đoạn gen tương ứng giữa 2 trong 4 crômatit trong cùng 1 cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng.
C. Trao đổi các đoạn gen không tương ứng giữa 2 nhiễm sắc thể thuộc các cặp tương đồng khác nhau.
D. Trao đổi các đoạn gen tương ứng giữa 2 nhiễm sắc thể thuộc các cặp tương đồng khác nhau.
B
Quy luật di truyền nào làm hạn chế sự xuất hiện các biến dị tổ hợp:
Phân ly độc lập
Tương tác gen
Liên kết gen
Hoán vị gen
C
Hai cơ thể đều chứa hai cặp gen dị hợp trên cặp NST tương đồng lai với nhau, cho tỉ lệ kiểu hình ở đời con lai là 1:2:1. Kết quả này được tạo từ:
	A. Liên kết gen hoặc hoán vị gen
	B. Liên kết gen
	C. Hoán vị gen	
	D. Liên kết gen hoặc phân li độc lập
A
Cơ sở của hiện tượng di truyền là:
A. Các cặp gen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau.
B. Có sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các gen.
C. Các cặp gen quy định các cặp tính trạng cùng nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
D. Có sự tổ hợp của các nhiễm sắc thể trong quá trình giảm phân.
C
Nếu 2 cặp gen cùng nằm trên 1 cặp NST và quy định 2 cặp tính trạng tương phản thì chúng sẽ tuân theo quy luật di truyền nào?
Liên kết gen.
Phân ly độc lập
Hoán vị gen
Cả A và C
D
Gen A qui định hoa đỏ là trội không hoàn toàn so với gen a qui định hoa trắng. Bố, mẹ có kiểu gen như thế nào để đời con có tỉ lệ kiểu hình là 1 : 1 ?
A. AA x Aa	 
B. Aa x aa
C. Đồng hợp tử x dị hợp tử. 
D. Đồng hợp tử x đồng hợp tử.
C
Lời giải: Do gen A trội không hoàn toàn so với gen a nên kiểu gen Aa sẽ cho kiểu hình màu hồng. Do vậy cả 2 trường hợp A và B đều cho tỉ lệ kiểu hình là 1 : 1 thành ra phương án tổng quát nhất là phương án C.
Phép lai dưới đây có khả năng tạo ra nhiều biến dị tổ hợp nhất là:
A. AaBb Ï AaBb.
B. AaBB Ï AaBb.
C. AaBB Ï aaBb.
D. aaBB Ï AABB.
A
Đem lai hoa đỏ với hoa trắng thu được F1 toàn cây màu hồng. Đem cây F1 lai với cây hoa trắng sẽ xuất hiện F2 tỉ lệ kiểu hình:
1 hoa màu hồng: 1 hoa màu trắng
1 hoa màu đỏ: 1 hoa màu trắng
1 hoa màu đỏ : 1 hoa màu hồng
1 hoa màu đỏ : 2 hoa màu hồng : 1 hoa màu trắn
A
Cho cây hoa tím lai phân tích thu được đời con gồm 25% hoa tím, 75% hoa trắng thì kết luận:
Tính trạng do 1 cặp gen qui định. B. Tính trạng di truyền tương tác bổ trợ.
Tính trạng di truyền tương tác át chế. D. Tính trạng di truyền tương tác cộng gộp.
B
Lời giải:: Fb có tỉ lệ 3 : 1, ứng với 4 kiểu tổ hợp giao tử, suy ra cây hoa hoa tím cho 4 loại giao tử nghĩa là dị hợp 2 cặp gen qui ước AaBb, nghĩa là có tương tác gen. Sơ đồ lai:
AaBb ( tím) x aabb 	1AaBb (tím), 1 Aabb ( trắng), 1 aaBb ( trắng), 1a abb ( trắng) tương tác bổ trợ.
Cho 2 cặp gen A, a và B, b cùng nằm trên 1 cặp NST và các tính trạng trội lặn hoàn toàn thì phép lai cho tỷ lệ 3:1 là:
A. AB/ab Ï AB/Ab. 
B. Ab/aBÏ AB/ab. 
C. AB/ab Ï AB/ab. (LKHT cả 2 giới)
D. Ab/aBÏ Ab/aB . 
C
Người con có máu A, bố mẹ người này có thể có nhóm máu:
A. Bố máu A, mẹ máu B
B. Bố máu AB, mẹ máu O
C. Bố máu B, mẹ máu AB
D. Tất cả các trường hợp trên đều đúng
D
Ở một loài thú, tính trạng do 1 cặp gen qui định, tính trạng trội là trội hoàn toàn, phép lai nào sau đây làm sự phân li kiểu hình ở 2 giới là không giống nhau ?
A. XAXA x XaY B. XAXa x XaY. 
C. XAXa x XAY D. XaXa x XaY
C
Lời giải: Cá thể đực XAY đem lai luôn cho các cá thể cái ở đời con gen A vì vậy tất cả cá thể cái ở đời con đều mang tính trạng trội, trong khi đó cá thể cái XAXa đem lai có cho cá thể đực ở đời con gen a. Vì vậy, sự phân li kiểu hình của 2 giới là khác nhau.
Ở mèo gen B quy định màu lông đen nằm trên NST giới tính X, b màu lông hung, mào cái dị hợp về cặp gen này có màu tam thể. Mẹ tam thể Ï Bố đen., Màu lông của mèo con sẽ là:
A. Mèo cái toàn đen, mèo đực 50% đen, 50% hung.
B. Mèo cái 50% đen, 50% tam thể, mèo đực 100% đen.
C. Mèo cái 50% đen: 50% tam thể, mèo đực 100% hung.
D. Mèo cái 50% đen: 50% tam thể, mèo đực 50% đen, 50% hung. 
D
Cho chuột đực lông xám giao phối với chuột cái lông vàng ở F1 nhận được tỉ lệ phân tính 3 lông vàng:3lông xám:1 lông kem:1 lông đen. Chuột bố mẹ có kiểu gen:
A. AaBb x AAbb
B. AABb x AaBb
C. AaBb x Aabb
D. AaBb x AaBB
C
Gen A qui định hoa đỏ trội hoàn toàn so với gen a qui định hoa trắng, gen B qui định thân cao trội hoàn toàn so với gen b qui định thân thấp. Cho cây hoa đỏ, thân cao dị hợp 2 cặp gen tự thụ phấn, thu được 15% số cây cho hoa trắng, thân thấp thì số cây hoa đỏ, thân cao thu được chiếm tỉ lệ:
A. 45% B. 55% C. 65% D. 75%
C
Lời giải: Vì số cây aa,bb chiếm tỉ lệ là 15% nên:
Số cây A-,bb chiếm tỉ lệ là: 25% _ 15% = 10%
Số cây AA,BB chiếm tỉ lệ là: 75% _ 10% = 65%
Cho bướm tằm đều có kiểu hình kén trắng, dài dị hợp hai cặp gen (Aa, Bb) giao phối với nhau, thu được F2 có 4 kiểu hình, trong đó kiểu hình kén vàng, dài chiếm 7,5%. Tỷ lệ giao tử của bướm tằm đực F1.
A. AB = ab = 50%.
B. AB = aB = 50%.
C. AB = ab = 35%; Ab = aB = 15%.
D. AB = ab = 42,5%; Ab = aB = 7,5%.
C
Đem lai mèo cái lông đen với mèo đực lông hung. Mèo con chỉ thu được mèo cái tam thể và mèo đực lông đen. Nếu đem hai con mèo con trên lai với nhau thì kết quả thu được là:
A. Mèo cái lông đen; mèo đực gồm 50% lông hung, 50% lông đen
B. Mèo cái: 50% lông đen, 50% lông tam thể; Mèo đực: 50% lông đen, 50% lông hung
C. Mèo cái toàn lông tam thể; mèo đực: 50% lông đen, 50% lông hung
D. Mèo cái: 50% lông đen, 50% lông tam thể; Mèo đực toàn lông đen
B

Tài liệu đính kèm:

  • doc1000cau TN Sinhcuc khao thi.doc