Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 - Bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo (Tiết 2) - Năm học 2019-2020 - Đỗ Thị Vy

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 - Bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo (Tiết 2) - Năm học 2019-2020 - Đỗ Thị Vy

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

 - Nêu được khái niệm, nội dung, ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các tôn giáo

2. Kỹ năng:

 - Phân biệt được những việc làm đúng và sai trong việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.

 - Biết xử sự phù hợp với quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo

3. Thái độ:

 - Ủng hộ chính sách của Đảng và Pháp luật của Nhà nước về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.

 - Có ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo và phê phán các hành vi chia rẽ tôn giáo

4. Định hướng phát triển năng lực:

 - Năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực nghiên cứu, năng lực giải quyết vấn đề

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

1. Chuẩn bị của GV: SGK 12, SGV 12, Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng GDCD 12, Máy chiếu, hình ảnh, tình huống, câu hỏi.

 2. Chuẩn bị của HS: SGK 12, vở viết, câu hỏi thảo luận.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC:

 - Phương pháp: Thảo luận lớp, xử lí tình huống, trực quan, trải nghiệm và khám phá, đóng vai, dự án, trò chơi.

 - Kĩ năng: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, kĩ năng tư duy phê phán, kĩ năng hợp tác, kĩ năng giải quyết vấn đề.

IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:

1. Khởi động

*Mục tiêu:

- HS liên tưởng được quyền bình đẳng giữa các tôn gáo

 - Rèn luyện NL tự học, NL giải quyết vấn đề, NL giao tiếp

*Cách tiến hành:

Nhóm 4 diễn kịch theo kịch bản đã giao.

GV từ vở kịch dẫn dắt vào bài

 

doc 6 trang Người đăng haivyp42 Lượt xem 874Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 - Bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo (Tiết 2) - Năm học 2019-2020 - Đỗ Thị Vy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 21/11/2019
Tiết PPCT: 13	 
BÀI 5: QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỮA CÁC DÂN TỘC, TÔN GIÁO 
(Tiết 2)
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức:
 - Nêu được khái niệm, nội dung, ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các tôn giáo
2. Kỹ năng:
 - Phân biệt được những việc làm đúng và sai trong việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo. 
 - Biết xử sự phù hợp với quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo
3. Thái độ:
 - Ủng hộ chính sách của Đảng và Pháp luật của Nhà nước về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
 - Có ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo và phê phán các hành vi chia rẽ tôn giáo
4. Định hướng phát triển năng lực:
 - Năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực nghiên cứu, năng lực giải quyết vấn đề 
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Chuẩn bị của GV: SGK 12, SGV 12, Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng GDCD 12, Máy chiếu, hình ảnh, tình huống, câu hỏi...
 2. Chuẩn bị của HS: SGK 12, vở viết, câu hỏi thảo luận...
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC:
 - Phương pháp: Thảo luận lớp, xử lí tình huống, trực quan, trải nghiệm và khám phá, đóng vai, dự án, trò chơi... 
 - Kĩ năng: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, kĩ năng tư duy phê phán, kĩ năng hợp tác, kĩ năng giải quyết vấn đề.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
Khởi động
*Mục tiêu:
- HS liên tưởng được quyền bình đẳng giữa các tôn gáo
 - Rèn luyện NL tự học, NL giải quyết vấn đề, NL giao tiếp
*Cách tiến hành:
Nhóm 4 diễn kịch theo kịch bản đã giao.
GV từ vở kịch dẫn dắt vào bài
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm bình đẳng giữa các tôn giáo 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
*Mục tiêu: - Đọc quan sát tìm hiểu về khái niệm tín ngưỡng, tôn giáo 
- Rèn luyện được năng lực tư duy, NL giải quyết vấn đề, , vấn đáp gợi mở,
*Cách tiến hành:
GV: Trích dẫn lời đề nghị của Chủ tịch Hồ Chí Minh sau CM Tháng Tám năm 1945: “Tín ngưỡng tự do và lương giáo đoàn kết”
GV: Kiểm tra sự chuẩn bị nội dung ở nhà của học sinh
GV: Chiếu nội dung đã giao nhiệm vụ ở tuần trước (3 nhóm)
Nhóm 1: Hãy kể tên và giới thiệu tóm tắt 
 một số tín ngưỡng dân gian mà em biết?
Nhóm 2: Em hãy so sánh tín ngưỡng và tôn giáo?
Nhóm 3: Kể tên một số hoạt động và cơ sở tôn giáo ở nước ta?
GV: Yêu cầu nhóm 1 lên trình bày 
HS: Nhóm 1 cử đại diện lên trình bày
HS: bổ sung 
GV: nhận xét và kết luận
GV hỏi và đưa ra khái niệm tín ngưỡng
GV: Thông qua đoạn video trên và sự hiểu biết của mình hãy kể tên các tôn giáo chính ở Việt Nam mà em biết? 
HS trả lời
GVKL: Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo. Tôn giáo được biểu hiện thông qua các đạo khác nhau như: đạo Phật, đạo Thiên Chúa, đạo Cao Đài, đạo Hoà Hảo, đạo Tin Lành, đạo Hồi
GV: Em hãy cho biết đặc điểm chung của các tôn giáo trên?
HS trả lời
GVKL: Những tôn giáo trên có những đặc điểm chung như: có tổ chức; có những quan niệm, giáo lý, hình thức lễ nghi...
GV: Vậy tôn giáo là gì? 
HS  trả lời 
GVKL và đưa ra khái niệm tôn giáo
GV: Yêu cầu nhóm 2 lên trình bày
HS: Nhóm 2 cử đại diện lên trình bày
HS: bổ sung 
GV: nhận xét và kết luận (Phụ lục 1)
GV: Khi một hoạt động tín ngưỡng mà trở nên mù quáng, thái quá, phản văn hoá thì ảnh hưởng đến cá nhân, xã hội và trở thành mê tín dị đoan
GV yêu cầu hs lấy ví dụ 
GV nhận xét và đưa ra khái niệm: Mê tín dị đoan là niềm tin mù quáng, thiếu suy nghĩ vào những điều huyễn hoặc.
Ví dụ: Đốt vàng mã, chữa bệnh bằng cúng bái
GV kết luận: cần phải lên án và đấu tranh bài trừ mê tín dị đoan
GV: Yêu cầu nhóm 3 lên trình bày
HS: Nhóm 3 cử đại diện lên trình bày
HS: bổ sung 
GV: nhận xét và kết luận
GV: Theo em, các hoạt động và cơ sở tôn giáo trên có quyền hoạt động và được nhà nước bảo hộ không?
HS trả lời
GVKL: Tất cả các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều có quyền hoạt động, điều đó thể hiện sự bình đẳng giữa các tôn giáo ở Việt Nam.
GV: Vậy thế nào là bình đẳng giữa các tôn giáo?
HS trả lời
GVKL và đưa ra khái niệm
GV giới thiệu: Điều 24 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013 nêu rõ: “Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật”
GV chuyển ý 
1. Bình đẳng giữa các dân tộc
2. Bình đẳng giữa các tôn giáo
a. Thế nào là bình đẳng giữa các tôn giáo.
- Khái niệm:
+ Các tôn giáo ở Việt Nam đều có quyền hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ của pháp luật
+ Đều bình đẳng trước pháp luật
+ Những nơi thờ tự tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
* Mục tiêu: 
- HS trình bày được nội dung quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
- Rèn luyện được năng lực tư duy, NL giải quyết vấn đề
* Cách tiến hành:
GV hỏi: Theo các em thì anh thanh niên trong tình huống (đầu bài) có được ứng cử vào HĐND cấp xã không? Vì sao?
HS trả lời
GV nhận xét và kết luận
GV Chiếu hình ảnh và cho xem video
HS quan sát
GV: Thông qua hình ảnh và đoạn video trên, em rút ra kết luận gì?
HS trả lời
GV nhận xét và kết luận:
GV: Trong quá trình bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước. Các hoạt động của tôn giáo đã có nhiều đóng góp rất lớn cho đất nước. Hãy chỉ ra một số hoạt động thể hiện sự đóng góp đó?
HS trả lời
GV nhận xét, kết luận và chiếu hình ảnh
- Hòa thượng Thích Quảng Đức
- Phản đối hành động của Trung Quốc về vấn đề biển Đông
- Hoạt động nhân đạo
GV: Chiếu hình ảnh hoạt động của tôn giáo và hỏi: Hoạt động của các tôn giáo có được Nhà nước cho phép tổ chức không?
HS trả lời 
GV nhận xét và kết luận 
GV giải thích thêm ở nước ta có bộ phận đồng bào dân tộc ít người theo tôn giáo tập trung ở 3 khu vục chính: Tây Bắc, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ
GV: Lên án một số cá nhân, hoạt động tôn giáo chống đối chính quyền, nhà nước...
GVKL và chuyển ý
b. Nội dung quyền bình đẳng giữa các tôn giáo
- Các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật, có quyền hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật.
- Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật được Nhà nước bảo đảm; các cơ sở tôn giáo hợp pháp được pháp luật bảo hộ.
Hoạt động 3: Tìm hiểu ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các tôn giáo
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
*Mục tiêu:
- Hiểu được ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo và liên hệ được trách nhiệm của bản thân đối với những tôn giáo chính danh và không chính danh.
- Rèn luyện: NL giao tiếp, NL hợp tác, NL giải quyết vấn đề cho học sinh
* Cách tiến hành:
GV: Nếu bản thân theo tôn giáo, em thấy mình cần phải làm gì
GV: Em hãy cho biết những việc làm của các tôn giáo có ý nghĩa thiết thực góp phần vào việc xây dựng quê hương, đất nước?
HS trả lời
GV nhận xét và kết luận
GV: Vậy quyền bình đẳng giữa các tôn giáo mang lại‎ ý nghĩa như thế nào?
HS trả lời
GV kết luận
GVKL và chuyển ý‎‎:
c. Ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các tôn giáo 
- Là cơ sở, tiền đề quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc
- Thúc đẩy tình đoàn kết gắn bó của nhân dân Việt Nam
- Tạo sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc ta trong công cuộc xây dựng đất nước.
3. Củng cố: 
	- Khái quát nội dung bài học
	- Tổ chức trò chơi “Ô cửa bí mật”
4. Hoạt động vận dụng, mở rộng
* Mục tiêu: HS tiếp tục tìm tòi mở rộng hiểu biết về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo bằng cách sưu tầm và chia sẻ cảm nhận suy nghĩ của mình về vấn đề dân tộc, tôn giáo của địa phương.
GV cung cấp địa chỉ trang web: www.quangninh.gov.vn và yêu cầu HS truy cập tìm hiểu về các dân tộc, tôn giáo của tỉnh Quảng Ninh và 1 số chính sách của tỉnh trong việc giữ gìn, phát huy những nét đẹp văn hóa trong hoạt động của các dân tộc, tôn giáo đó.
5. Hướng dẫn về nhà:
 - Các em về nhà học bài, làm bài còn lại ở SGK trang 53.
 - Xem và soạn bài 6. Công dân với các quyền tự do cơ bản
 - Tìm hiểu công tác phổ biến và thực thi pháp luật ở địa phương.
 PHỤ LỤC
Phụ lục 1: So sánh tín ngưỡng và tôn giáo
Tín ngưỡng
Tôn giáo
Giống nhau
Đều thể hiện niềm tin vào những điều siêu nhiên, thiêng liêng hay thần thánh
Khác nhau
- Mang tính dân tộc và dân gian
- Có tổ chức không chặt chẽ
- Không có giáo lí, giáo đường
- Không mang tính dân gian
- Có hệ thống, tổ chức chặt chẽ
- Có giáo lí, giáo đường
Phụ lục 2: TÌNH HUỐNG ĐÓNG VAI
Thành: Chào anh
Đạt: Chào anh, mời anh vào uống nước
Thành: Dạo này trông anh trẻ hẳn ra đó
Đạt: Ôi dào, trẻ nỗi gì hở bác. Tôi đang buồn đây .
Thành: Anh mà buồn gì nữa. Nhà cao của rộng, vợ đẹp, con ngoan và giỏi vậy còn đòi cái gì nữa
Đạt: Tôi không phải buồn về chuyện đó. Tôi buồn là buồn thằng con tôi. Cứ nằng nặc đòi ra ứng cử HĐND xã mình đó, trong khi gia đình lại theo Phật giáo.
Thành: Có chuyện đó hở anh? Anh buồn là đúng rồi. Đời nào mà được, rồi người ta lại cười là mình không biết khuyên dạy con. Bác thấy mấy anh làm việc ở xã mình không người nào theo tôn giáo gì cả?
Đạt: Tôi cũng biết vậy, nhưng khuyên nó không nghe.
Vinh: (Xuất hiện) Con chào ba. Cháu chào bác, bác mới đến chơi. Vậy bác ngồi chơi với ba cháu, cháu đi có việc tí đây
Đạt: Đứng lại đây ba nói chuyện
	Sẵn có bác Thành ở đây, nhờ bác khuyên nó giúp tôi. Tôi nói mà nó cứng đầu lắm
Vinh: Có chuyện gì vậy ba?
Thành: Ba cháu nói đúng đó. Cháu mà đòi trèo cao làm gì, ở nhà phụ giúp gia đình rồi xem nộp hồ sơ mà đi làm.
Vinh: Thế ba cháu lại nói cái chuyện ứng cử của cháu cho bác nghe nữa à!
	Cháu đã giải thích bao nhiêu lần rồi. Nhà nước ta quy định quyền bầu cử và ứng cử của công dân là bình đẳng. Làm gì có chuyện người theo tôn giáo là không được ứng cử. 
	Cháu vừa tốt nghiệp đại học, lại muốn về quê làm việc để đóng góp sức mình cho quê hương. Vậy mà ba mẹ cháu cứ ngăn cản hoài
Đạt: Anh thấy chưa, nó vẫn cứng đầu vậy đó. Mọi việc từ trước tới nay tôi nói nó đều nghe, vậy mà giờ đây cho nó ăn học lên cao để nó về cãi lại ba mẹ .
Vinh: Bacon nói đúng mà. Không tin con, thì con sẽ đưa hiến pháp 2013 cho ba và bác cùng xem nhé .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_12_bai_5_quyen_binh_dang_giua.doc