Giáo án chuyên môn Sinh 12 bài 1: Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi adn

Giáo án chuyên môn Sinh 12 bài 1: Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi adn

Chương I. CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ

Baøi 1. GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức

 Sau khi học xong bài này, học sinh cần:

 Trình bày khái niệm và cấu trúc chung của gen.

 Nêu được khái niệm và các đặc điểm chung của mã di truyền.

 Mô tả các bước của quá trình nhân đôi của ADN.

2. Kỹ năng

 Thông qua hình ảnh học sinh biết hệ thống hoá kiến thức.

 Rèn luyện và phát triển tư duy phân tích, khái quá hoá.

 Ứng dụng kiến thức lý thuyết vào giải các bài tập cụ thể.

 Bảo vệ các gen (động, thức vật) quý hiến.

 

doc 3 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1463Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án chuyên môn Sinh 12 bài 1: Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi adn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN CHUYÊN MÔN
Trường: THPT Đinh Tiên Hoàng	Giáo viên: Dương Văn Cư
Lớp: 12	Ngày soạn: 15/8/2010
Tiết: 1	Tuần: 1
Chương I. CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
Baøi 1. GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN
Mục tiêu:
1. Kiến thức
 Sau khi học xong bài này, học sinh cần:
Trình bày khái niệm và cấu trúc chung của gen.
Nêu được khái niệm và các đặc điểm chung của mã di truyền.
Mô tả các bước của quá trình nhân đôi của ADN.
2. Kỹ năng 
Thông qua hình ảnh học sinh biết hệ thống hoá kiến thức.
Rèn luyện và phát triển tư duy phân tích, khái quá hoá.
Ứng dụng kiến thức lý thuyết vào giải các bài tập cụ thể.
Bảo vệ các gen (động, thức vật) quý hiến.
Phương tiện dạy học:
Sưu tầm các hình học có liên quan đến bài học.
Hình 1.1, 1.2, bảng 1 SGK.
Phương pháp giảng dạy:
Trực quan, vấn đáp, thuyết trình, thảo luận, giải thích tìm tòi bộ phận.
Lên lớp:
Ổn định lớp
Giới thiệu thầy cô dự giờ (nếu có).
Kiểm tra bài cũ: 
Giảng bài mới:
Dẫn nhập: ADN là gì ? (Kiến thức lớp 10: ADN có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, mỗi đơn phân là một nuclêôtit. Mỗi nuclêôtit gồm 3 thành phần: đường 5C (pentôzơ), nhóm photphat và bazơ nitơ (A, T, G, X). Và người ta thường gọi ADN là gen. Vậy gen là gì, ta vào bài
Baøi 1. GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN
Hoạt động thầy giáo
Hoạt động học sinh
Nội dung
* Lệnh HS đọc mục I.1 trong SGK, cho biết gen là gì ?
- Gen có nhiều không ? (đa dạng không ?)
- Cho ví dụ cụ thể ?
(Tuy gen rất đa dạng song trong tự nhiên có những vốn gen rất quý hiến, chúng ta cần bảo vệ)
* Lệnh HS quan sát H1.1 và cho biết:
- Mỗi gen cấu trúc có mấy vùng ? 
- Cho biết đặc điểm, chức năng của từng vùng đó ?
- Vùng nào quyết định cấu trúc phân tử prôtêin mà nó quy định tổng hợp ?
- Gen ở SV nhân sơ, nhân thực có vùng phiên mã như thế nào ?
- Vì sao ?
* Như các em đã biết gen cấu trúc từ nuclêôtit, prôtêin cấu tạo từ aa. Vậy làm thế nào mà gen quy định tổng hợp prôtêin được ?
- Vậy mã di truyền là gì ?
- Tại sao nói mã di truyền là mã bộ ba ?
* GV gợi ý: Số lượng Nu có 4 loại, số lượng aa có hơn 20 loại. Vậy bằng cách nào mã chỉ có 4 loại Nu lại có thể tổng hợp được hơn 20 loại aa ?
- Đặc điểm chung của mã di truyền ?
* GV vấn đáp trực tiếp với HS
- Cách đọc mã di truyền trên một gen ?
- Vì sao nói mã di truyền có tính phổ biến, tính đặc hiệu, tính thoái hoá ?
* GV đặt vấn đề: ADN nhân lên trong pha nào của chu kì tế bào ?
- Tiếp tục lệnh HS quan sát H1.2 và cho biết quá trình nhân đôi của ADN diễn ra gồm những gia đoạn nào ?
- Đặc điểm của từng bước ?
- Nguyên tắc bổ sung là gì ?
- Tại sao lại có hiện tượng một mạch được tổng hợp liên tục, một mạch lại tổng hợp ngắt quảng như vậy ?
- Nhận xét cấu trúc của 2 ADN con ?
- Nguyên tắc bán bảo tồn có ý nghĩa gì ?
* HS thảo luận nhóm và cho ý kiến: 
- Gen rất nhiều.
- Mỗi sinh vật có những đặc điểm khác nhau (bò khác lợn, bò khác bò,)
- Bảo vệ các động, thực vật quý hiếm.
* HS thực hiện lệnh:
- Đặc điểm của gen: Gồm có 2 mạch, mạch mã gốc có chiều 3’ → 5’, mạch bổ xung có chiều 5’ → 3’.
- Vùng mã hoá.
- SVNS: có vùng phiên mã liên tục.
- SVNT: có vùng phiên mã gián đoạn. Vì, có sự xen kẻ các đoạn mã hoá aa (êxôn) và các đoạn không mã hoá aa (intron).
- Thông qua mã di truyền.
* HS thảo luận, nghiên cứu SGK, trả lời:
- Nếu 1 Nu mã hoá 1aa thì có 41 = 4 tổ hợp chưa đủ để mã hoá hơn 20 loại aa).
- Nếu 2 Nu mã hoá 1aa thì có 42 = 16 tổ hợp chưa đủ để mã hoá hơn 20 loại aa).
- Nếu 3 Nu mã hoá 1aa thì có 43 = 64 tổ hợp đủ để mã hoá hơn 20 loại aa.
* HS nghiên cứu SGK, trả lời:
* Kiến thức lớp 10:
- Pha S của kì trung gian.
- Gồm 3 bước chính.
* HS thảo luận, nghiên cứu SGK, trả lời:
- A= T, G ≡ X.
- Vì ADN-polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ → 3’.
* HS thảo luận, nghiên cứu SGK, trả lời:
- Đảm bảo ổn định về VCDT giữa các thế hệ tế bào.
I. Gen:
1. Khái niệm: 
- Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá một sản phẩm nhất định (chuỗi polypeptit hay ARN). 
- Sự đa dạng của gen chính là sự đa dạng di truyền 
2. Cấu trúc chung của gen cấu trúc: Có 3 vùng
- Vùng điều hoà: khởi động, kiểm soát quá trình phiên mã.
- Vùng mã hoá: mang thông tin mã hoá axit amin.
- Vùng kết thúc: mang tín hiệu kết thục quá trình phiên mã.
II. Mã di truyền:
1. Khái niếm: là trình tự các nuclêôtit trong gen quy định trình tự các aa trong prôtêin (cứ 3 Nu đứng kề nhau quy định 1 aa).
2. Mã di truyền mà mã bộ ba:
- Có 64 mã bộ ba (bảng 1).
- Gen giữ thông tin di truyền dạng mã di truyền, phiên mã sang mARN, dịch mã thành trình tự aa trên chuỗi polipeptit.
3. Đặc điểm chung của mã di truyền:
- Đọc từ 1 điểm xác định theo từng bộ 3 Nu liên tục, không gối đầu lên nhau.
- Có tính phổ biến:
- Có tính đặc hiệu:
- Có tính thoái hoá:
III. Sự tự nhân đôi của ADN (tái bản ADN):
1. Bước 1: tháo xoắn phân tử ADN nhờ các enzim tháo xoắn 2 mạch đơn của ADN tách dần.
2. Bước 2: tổng hợp các mạch ADN mới.
- Enzim ADN-polimeraza sử dụng 1 mạch làm khuôn tổng hớp nên mạch mới theo NTBS.
- Trên mạch khuôn 3’ → 5’ mạch bổ sung tổng hợp liên tục, trên mạch khuôn 5’ → 3’ mạch bổ sung tổng hợp ngắt quảng (đoạn Okazaki), sau đó nối lại nhờ enzim nối (ADN-ligaza)
3. Bước 3: hai phân tử ADN con được tạo thành.
- Giống nhau, giống ADN mẹ.
- Mỗi ADN đều có một mạch mới được tổng hợp từ nguyên liệu của môi trường, mạch còn lại là của ADN mẹ (nguyên tắc bán bảo tồn).
5. Củng cố: HS đọc và nhờ phần tóm tắt in nghiêng trong khung ở cuối bài.
6. Bài tập về nhà: Hoàn thành các câu hỏi sau bài học trong SGK, SBT.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 1.doc