Đặc điểm khí hậu Đà Lạt

Đặc điểm khí hậu Đà Lạt

Có những nơi khi chưa đến, ta đã có mối cảm tình và mơ ước. Và khi chưa xa ta đã cảm thấy lưu luyến trong lòng, Đà Lạt là như vậy đó. Vì đâu, có phải chăng ở đây cảnh vật thiên nhiên và điều kiện khí hậu đã kết hợp một cách hài hòa nên để lại trong lòng ta ý niệm tốt đẹp ấy.

Đà Lạt đã nổi tiếng từ xưa không chỉ là nơi du lịch nên thơ, với những đồi thông thác nước mà còn là vùng khí hậu độc đáo có tiềm năng gieo trồng một số cây đặc sản của Tổ quốc. Cảnh đẹp nên thơ ấy và tiềm năng hãn hữu ấy phải được đặt trong chế độ khí hậu đặc sắc của nơi đây.

 

doc 35 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 6853Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đặc điểm khí hậu Đà Lạt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Có những nơi khi chưa đến, ta đã có mối cảm tình và mơ ước. Và khi chưa xa ta đã cảm thấy lưu luyến trong lòng, Đà Lạt là như vậy đó. Vì đâu, có phải chăng ở đây cảnh vật thiên nhiên và điều kiện khí hậu đã kết hợp một cách hài hòa nên để lại trong lòng ta ý niệm tốt đẹp ấy. 
Đà Lạt đã nổi tiếng từ xưa không chỉ là nơi du lịch nên thơ, với những đồi thông thác nước mà còn là vùng khí hậu độc đáo có tiềm năng gieo trồng một số cây đặc sản của Tổ quốc. Cảnh đẹp nên thơ ấy và tiềm năng hãn hữu ấy phải được đặt trong chế độ khí hậu đặc sắc của nơi đây. 
Dù ở giữa vùng nhiệt đới nóng bức với lượng bức xạ sung túc, thế nhưng do ảnh hưởng của địa hình nên Đà Lạt thừa hưởng một chế độ nhiệt thật ôn hòa dịu mát quanh năm. Nhiệt độ trung bình tháng không đến 20oC, dù là ở những tháng nóng nhất. Tuy nhiên, Đà Lạt cũng không phải là nơi có nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất. Ngay cả các tháng trong mùa đông nhiệt độ trung bình vẫn trên 15oC. Nhiệt độ rất ổn định qua các mùa, biên độ dao động bé. Đây là đặc điểm rất tiêu biểu về nhiệt độ của một chế độ khí hậu nhiệt đới thuộc vùng cao. 
Tính chất gió mùa cũng được phản ảnh rõ rệt trong đặc điểm khí hậu Đà Lạt. Đà Lạt chịu ảnh hưởng chủ yếu của hai mùa gió. Đó là gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam. Thời gian thịnh hành của chúng còn được thể hiện bởi hai mùa khô, mưa riêng biệt trong năm. 
Khoảng cuối tháng 10 sang đầu tháng 11 mùa mưa đã chấm dứt, mùa khô lạnh bắt đầu khi gió mùa Đông Bắc từng đợt tràn đến, thời tiết Đà Lạt dần dần tốt lên và khô hanh. Khi không khí cực đới biến tính đã chế ngự hoàn toàn trên cao nguyên Lâm Viên thì cũng là thời kỳ ở nơi đây luôn luôn có bầu trời trong sáng, dịu mát dễ chịu lạ thường. Ban ngày trời sáng đẹp và ấm, lạnh chủ yếu về đêm vì bức xạ nhiệt. Loại hình thời tiết này kéo dài đến hết tháng 3. Về du lịch, thể thao thì đây là thời gian hoạt động tốt nhất trong năm. 
Do nhiệt độ xuống thấp với sự khống chế của áp cao, không khí trong điều kiện ổn định, nên ban đêm dễ hình thành sương mù bức xạ. Vì vậy, trong mùa khô vào buổi rạng đông Đà Lạt luôn chìm trong màn sương trắng, nhưng thường chúng không giữ được lâu và tan nhanh trong nắng sớm. 
Cũng trong mùa này ẩm độ không khí đạt đến trị số thấp nhất, có những ngày ẩm độ vào lúc 13 giờ giảm xuống chỉ còn 8 - 9%. Xét về cán cân nước thì rõ ràng về mùa khô lượng nước hao hụt rất lớn vì tổng lượng bốc hơi vượt nhiều lần so với lượng nước thu được do mưa. Đây là điều kiện khó khăn nhất đối với sản xuất nông nghiệp trong mùa này. Với loại hình thời tiết lạnh khô, không khí ổn định, ban đêm trời quang, bức xạ nhiệt mạnh là điều kiện thuận lợi cho sự phát sinh sương muối. Một hiện tượng hay xẩy ra ở Đà Lạt và vùng lân cận, tập trung vào tháng giêng, tháng 2 gây trở ngại lớn cho nghề trồng trọt. 
Do tín phong và nhất là gió mùa Tây Nam cùng với các nhiễu động trong cơ chế của chúng, có khi kết hợp cả những hoạt động của áp thấp nhiệt đới, bão ở biển Đông đã đem lại cho Đà Lạt một lượng mưa khá phong phú (1.600 mm - 1.800 mm). Lượng nước mưa lớn nhất thường tập trung về gần cuối mùa. Mùa mưa ở đây cũng thật là dai dẳng, kéo dài gần 7 tháng liền (tháng 4 - tháng 10). 
Trong các tháng 4 - 5, thời kỳ nóng nhất có dòng thăng mạnh, những trận mưa dông đầu mùa có khi kèm theo mưa đá làm cây trồng đổ dập, nhất là rau. 
Do nằm trên cao nên Đà Lạt thường có tốc độ gió mạnh hơn vùng đồng bằng, có khi gió mạnh (16 - 20 m/s) xảy ra trong 4 - 5 ngày liền. 
Tóm lại, đặc điểm khí hậu Đà Lạt là đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa thuộc vùng cao. Bức xạ dồi dào, có một chế độ nhiệt mát dịu và ổn định. Lượng mưa phong phú nhưng phân bố không đều, tập trung chủ yếu vào mùa hè, mùa đông khô hạn. 
Đà Lạt diện tích khoảng 39.050 ha ở trong khoảng từ 11o52' -12o04' vĩ độ Bắc và 108o20' - 108o35' kinh độ Đông, được giới hạn bởi ngọn Langbian cao 2.167 m ở phía bắc, dãy núi Voi cao 1.756 m bao quanh phía tây và phía nam, còn phía đông bắc thì có ngọn Lap-Bé Nord cao 1.732 m, và phía đông ngọn Dan-se-na 1.600 m. Tiếp theo bên trong là những quả đồi đỉnh tròn thấp dần sườn thoai thoải. Xen giữa chúng là những thung lũng, phần lớn là khu dân cư và trồng trọt. Hồ Xuân Hương nằm giữa được coi là trung tâm của thành phố có độ cao 1.477 m. Do vậy Đà Lạt gần có dạng lòng chảo hình bầu dục. Nếu trước khi vào Đà Lạt dù từ hướng nào cũng phải qua đèo.
Đất Đà Lạt chủ yếu là nâu đỏ và nâu vàng, phân hóa từ trên đá mẹ granit, daxit, riolít. Đất hơi chua, có độ pH từ 4,8 - 5,2. Tất cả đều có tầng đất dày, chất hữu cơ còn khá. Trên mặt đồi thành phần cacbon có 3 - 4%, ở thung lũng còn nhiều hơn, khoảng 15%.
Do rừng, đồi hoang chiếm với diện tích lớn nên đất dành cho nông nghiệp không nhiều, chỉ khoảng 3.600 ha. Với điều kiện đất đai và khí hậu thích hợp nên phần lớn diện tích trồng trọt ở đây là trồng rau.
Mạng lưới rãnh, suối tương đối nhiều, nhưng Đà Lạt chỉ có một con sông nhỏ Cam Ly bắt nguồn từ những dãy núi đồi phía đông bắc chảy qua thành phố, hòa vào hồ Xuân Hương rồi đổ về thác Cam Ly, cuối cùng nhập vào sông Đa Dung ở huyện Đức Trọng. Do nằm giữa hai triền đồi nên về mùa mưa, đặc biệt ở những trận mưa có cường độ lớn vào tháng 9, nước sông dâng nhanh, uy hiếp những vùng rau màu nhà cửa ven sông.
Đà Lạt có năm hồ, hồ ở đây hầu hết là hồ nhân tạo, đã bị bồi lấp khá nhiều qua mùa mưa, nên phần lớn các hồ cũng cạn dần. Gồm có hồ Xuân Hương, hồ Sương Mai, hồ Vạn Kiếp, hồ Đankia và hồ Chiến Thắng. Các hồ này là nguồn cung cấp nước đáng kể cho các vùng rau, nhất là về mùa khô.
Đà Lạt là một sơn nguyên nên xét về mặt đệm của nó là xét đến tình hình rừng. Diện tích rừng Đà Lạt có chừng 16.400ha. Trong đó, rừng thông chiếm một diện tích đáng kể, hơn 10.300 ha. Đây là kho dự trữ quý giá về vật liệu cho công nghiệp, xây dựng...
Ngoài ý nghĩa nói trên, rừng thông ở đây còn là vật "trang sức" của thành phố. Thật vậy, những giải rừng thông đã làm cho Đà Lạt thêm duyên dáng. Hơn nữa, nó cũng đóng một vai trò tích cực trong việc tạo nên những nét đặc sắc về tiểu khí hậu, môi sinh ở nơi này. Không khí trong rừng thông trong lành, dễ chịu là điều kiện tốt cho sự nghỉ dưỡng.
Mặt khác, xét về ảnh hưởng đối với sản xuất nông nghiệp chúng ta cũng nên thấy rằng, về khả năng giữ ẩm, điều tiết nước, nhất là trong mùa khô, rừng thông kém hẳn so với rừng tạp giao hay rừng lá rộng. Vì rừng thông tán thưa, thoáng, bức xạ mặt trời có thể xuyên qua và đạt đến mặt đất, độ ẩm dưới tán cây bé, nên lượng bốc hơi mặt đất lớn, đất rừng thông khô. Cũng chính vì vậy, ta thấy nhịp điệu và mức độ giảm lưu lượng dòng chảy của các con sông, suối thuộc lưu vực rừng thông trong mùa khô nhanh và kiệt hơn so với các sông suối thuộc lưu vực của rừng lá rộng. Điều này cho ta lưu ý, có nên phát triển thông ở những dải rừng giữ nước đầu nguồn không.
Hiển nhiên là điều kiện địa lý nó đã chi phối mạnh mẽ đặc điểm khí hậu của nơi này.
Cả thành phố Đà Lạt được đặt trọn trên cao nguyên Lâm Viên với độ cao trên dưới 1.500 m, cùng với đặc điểm địa hình của nó nên không những có nền nhiệt độ khá thấp so với các nơi khác trong miền cùng vĩ độ mà về mùa khô độ ẩm không khí ở đây cũng rất thấp, trời luôn luôn khô hanh. Có thời gian tốc độ gió khá mạnh.
Đà Lạt ở vào triền tây nam của dãy Trường Sơn nên lượng mưa chủ yếu là do hoàn lưu Tây Nam mang lại.
Với địa hình lồi lõm - đồi, thung lũng xen kẽ nhau, phần lớn diện tích canh tác đều có độ dốc nên có hiện tượng xói mòn khá nghiêm trọng. Hàng năm lớp đất trồng trọt bị trôi đi vì mưa không ít.
Mặt khác do địa hình phân hóa mạnh, mặt đệm khác nhau nhiều. Vì vậy, sự chênh lệch tiểu khí hậu tương đối lớn. Tiếc rằng hiện tại chưa có điều kiện đo đạc chính xác đánh giá đúng mức về sự khác biệt có ý nghĩa này.
Cơ chế hoàn lưu ở vùng cao nguyên Lâm Viên chủ yếu cũng là cơ chế hoàn lưu của miền Nam nói chung. Do tác dụng của địa hình, khí hậu Đà Lạt có những sắc thái riêng biệt, song về căn bản cũng như khí hậu miền Nam là chịu sự chi phối của 3 hệ thống:
- Cực đới lục địa châu Á.
- Nhiệt đới Ấn Độ Dương và xích đạo.
- Nhiệt đới Thái Bình Dương.
Do vậy, sự thay đổi mùa về vị trí cường độ của 3 hệ thống nói trên sẽ dẫn đến sự thay đổi mùa của các yếu tố khí hậu thể hiện rõ nét nhất là chế độ mưa và nhiệt.
Điển hình về sự luân phiên ảnh hưởng của các hệ thống là sự phân chia rõ rệt giữa 2 mùa khô, mưa ở vùng này.
Đà Lạt mùa khô trùng với mùa đông bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 3.
Trong mùa này không khí cực đới biến tính khống chế với gió Bắc hay Đông Bắc, có khi gió Đông. Cho nên nhiệt độ thấp, độ ẩm không khí bé. Đây là thời kỳ có những tháng rét, khô hanh nhất trong năm, sương muối xuất hiện cũng trong thời kỳ này.
Tuy nhịp điệu có khác, cường độ có yếu hơn so với các tỉnh phía Bắc, nhưng Đà Lạt vẫn là nơi còn chịu ảnh hưởng của những đợt gió mùa Đông Bắc. Điều này cũng có thể thấy rõ trên bản đồ hình thế Synốp và tình hình thời tiết của một số ngày sau đây:
Hình 1: HÌNH THẾ SYNỐP NGÀY 16-2-1977 (07H VIỆT NAM)
( Gió mùa Đông Bắc tràn qua Đà Lạt)
HÌNH 2: HÌNH THẾ SYNỐP NGÀY 05-3-1977 (07H VIỆT NAM)
(Gió mùa Đông Bắc tràn qua Đà Lạt)
BẢNG 1:
THỜI TIẾT NGÀY 16 - 2 - 1977 
(Gió mùa Đông Bắc tràn qua Đà Lạt)
GIÓ (m/gy)
NHIỆT ĐỘ
ĐỘ ẨM TƯƠNG ĐỐI
LƯỢNG MÂY
Mưa
(mm)
Hướng
Tốc độ
Tốc độ lúc gió mạnh nhất
Trung bình
(oC)
Tối cao
(oC)
Tối thấp
(oC)
Trung bình
(%)
Thấp nhất
(%)
Tổng quan
Mây dưới
ENE
7
17
14,1
21,0
9,8
65
36
2,0
0,5
BẢNG 2:
THỜI TIẾT TRONG CÁC NGÀY 2, 3, 4, 5 CỦA THÁNG 3.1997 TẠI ĐÀ LẠT
(Gió mùa Đông Bắc tràn qua Đà Lạt) 
Ngày
Gió (m/gy)
Nhiệt độ
Độ ẩm tương đối
Lượng mây
Mưa (mm) 
Hướng
Tốc độ
Tốc độ lúc gió mạnh nhất
Trung bình
(oC)
Tối cao
(oC)
Tối thấp
(oC)
Trung bình
(%)
Thấp nhất
(%)
Tổng quan
Mây dưới
2,3
3,3
4,3
5,3
ENE
ENE
ENE
ENE
3
6
11
8
7
15
21
12
18,4
17,7
15,0
12,8
25,6
23,4
18,8
18,8
11,8
12,2
11,3
9,4
64
64
74
72
28
41
62
45
2,1
3,0
5,0
1,6
0,8
1,6
4,5
1,1
_
_
0,0
_
Khi gió mùa Đông Bắc khống chế không những nhiệt độ hạ thấp, độ ẩm bé mà tốc độ gió cũng khá mạnh. 
Xen giữa những đợt gió mùa Đông Bắc là gió Đông hay Đông Nam, khá thịnh hành về cuối mùa và kéo dài đến tháng 5. 
Không khí cực đới biến tính tương đối ổn định và khô, cho nên trong suốt quá trình nó chế ngự có thể nói đây là thời kỳ có thời tiết đẹp nhất trong năm. Bầu trời thường trong xanh. Ban ngày nắng ấm. Nhiệt độ hạ thấp chủ yếu về đêm do bức xạ của mặt đất. Vì vậy trong mùa khô đây là thời kỳ mà mọi hoạt động ngoài trời như du lịch, thể thao... thích hợp nhất. 
Do trời hanh khô, lượng bốc hơi lớn, còn lượng mưa hầu như không đáng kể nên nước dùng cho nông nghiệp thiếu nghiêm trọng. 
Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, một mùa hè mưa ẩm. 
Vào tháng 4 trở đi gió mùa Đông Bắc xem như mất hết ảnh hưởng đến vùng này. Nhiệt độ tăng nhanh, trời ấm nóng hẳn lên. Và cũng chính thời gian này tín phong thịnh hành với gió Đông hay Đông Nam, nó mang lại khối không khí nhiệt đới biển nóng, ẩm và khi vào Đà Lạt đã phải vượt qua các dãy núi phía đông gây nên những nhiễu loạn. Cường độ dòng thăng cũng được mạnh lên vào lúc này bởi sự đốt nóng mặt đệm mạnh mẽ do bức xạ cùng với tác nhân khác nên đã gâ ...  sau:
1) Lượng mưa thuộc loại trung bình so với các nơi khác ở miền Nam, nhiều hơn một số nơi vùng duyên hải Nam Trung bộ, nhưng nhỏ hơn thành phố Hồ Chí Minh. So với các vùng trong tỉnh thì lượng mưa Đà Lạt lớn hơn Đức Trọng nhưng nhỏ hơn nhiều so với Bảo Lộc.
2) Lượng mưa phân bố rất không đều trong năm. Độ biến động có tính chu kỳ và không chu kỳ đều lớn hơn gấp bội so với nhiệt độ. Lượng mưa của các tháng mùa mưa chiếm 93% tổng lượng mưa năm.
3) Mùa mưa kéo dài 7 tháng, bắt đầu vào thượng tuần tháng 4 và kết thúc vào thượng tuần tháng 11.
4) Hai tháng đầu mùa mưa (4,5) thời gian mưa trong các ngày chủ yếu là buổi chiều, thường là những trận mưa dông.
5) Tháng 9 có lượng mưa lớn nhất trong năm, thường tập trung những trận mưa có cường độ lớn nên hay gây ra xói mòn, lũ lớn ở vào thời gian này.
7.2. Độ ẩm tương đối của không khí
Độ ẩm tương đối của không khí trong các tháng mùa mưa ở Đà Lạt khá cao (86 - 91%). Tháng 7,8 và tháng 9 có độ ẩm lớn nhất (trên dưới 90%). Các mùa khô từ 75 - 85%. Do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc và ít nhiều của hệ thống phơn khí nó vượt qua dãy Langbian vào Đà Lạt, cho nên trong các tháng 2 tháng 3 độ ẩm xuống thấp nhất (75 - 79%). Trong thời kỳ này cá biệt có những ngày độ ẩm lúc 13 giờ chỉ có 7 - 15%. Như vậy độ ẩm của các tháng trong năm chênh lệch không lớn (16%). Biến trình năm của độ ẩm thấp nhất trung bình lúc 13 giờ cũng tương tự như độ ẩm trung bình, trị số thấp nhất rơi vào tháng 3 (40%) và cao nhất vào tháng 7, 8 (68%), biên độ năm giao động 23%, (Bảng 38).
Bảng 38:
 Độ ẩm tương đối trung bình và thấp nhất (13 giờ) trung bình của một số nơi (%) 
THÁNG
ĐÀ LẠT
Thành phố HỒ CHÍ MINH
HÀ NỘI
U
Un
U
Un
U
Un
I
80
48
74
46
82
66
II
79
42
71
43
86
73
III
75
40
71
43
88
80
IV
85
46
74
46
88
77
V
89
60
81
54
84
69
VI
88
62
84
59
84
70
VII
90
68
84
61
85
73
VIII
91
68
84
61
87
75
IX
90
64
86
63
86
74
X
89
62
85
62
82
67
XI
85
60
82
58
81
63
XII
83
58
78
52
81
65
Do nhiệt độ thấp nên nhìn chung độ ẩm tương đối trung bình của không khí ở Đà Lạt cao hơn so với thành phố Hồ Chí Minh, nhất là từ chiều tối đến sáng sớm (thời gian này nhiệt độ hạ nhanh và thấp). So với Hà Nội trong các tháng mùa mưa và sau đó một vài tháng độ ẩm trung bình của Đà Lạt có cao hơn. nhưng từ tháng giêng đến tháng 4 thì ngược lại. Do vậy, trong những tháng rét nhất như tháng giêng, tháng 2 tuy nhiệt độ có thấp hơn Hà Nội nhưng vẫn thấy dễ chịu hơn, không rét, buốt như Hà Nội. Nếu xét độ ẩm thấp nhất trung bình lúc 13 giờ thì ở Hà Nội luôn luôn có trị số cao hơn Đà Lạt. Biên độ ngày của độ ẩm Đà Lạt cũng lớn hơn cả thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.
Từ biến trình của nhiệt độ và độ ẩm về đại thể có thể suy ra biến trình của bốc hơi nước. Trong điều kiện các yếu tố khác thay đổi nếu nhiệt độ tăng, độ ẩm giảm thì lượng bốc hơi tăng. ở Đà Lạt, lượng bốc hơi lớn nhất vào mùa khô.
Nhìn chung, tốc độ toát hơi nước của cây trong mùa khô cũng lớn. Vì vậy trong mùa này nên lưu ý cung cấp nước thỏa đáng cho cây trồng.
7.3. Khô hạn
Hàng năm, sau một mùa mưa ẩm kéo dài chừng 7 tháng, đến khoảng cuối tháng 10 sang đến tháng 11 khi khí đoàn cực đới từng đợt xâm nhập và khống chế trên Cao nguyên Lâm Viên, nhiệt độ hạ thấp, trời tối dần lên, đấy là những ngày bắt đầu của mùa khô hạn. Mùa này được kéo dài đến 5 tháng.
Đối với hoạt động ngoài trời như du lịch, thể thao... đây là thời kỳ lý tưởng nhất trong năm, khoảng từ tháng 12 trở đi bầu trời thường trong xanh, nhiệt độ tuy có hạ thấp nhưng chủ yếu là về đêm, ban ngày vẫn trên 180C, dễ chịu. Nắng nhiều, nhưng độ ẩm không khí thấp nên không bị oi bức, mệt mỏi, thích hợp cho việc nghỉ ngơi điều dưỡng.
Tuy nhiên, đối với sản xuất nông nghiệp thì đây là thời kỳ khó khăn nhất. Vấn đề chủ yếu là thiếu nước cung cấp cho cây trồng. Như phần trên đã nói đến là trong mùa này lượng mưa xem như không đáng kể, chỉ chiếm khoảng 7% của tổng lượng mưa năm.
Trong mùa khô hàng năm thường có những thời kỳ không mưa liên tục kéo dài từ một đến 2 tháng có khi đến hơn 3 tháng.
Hình 12: Thời gian không mưa liên tục hoặc có mưa nhưng không đáng kể trong mùa khô Ở ĐÀ LẠT
(Trường Đại Học)
Ngược với lượng mưa, do độ ẩm không khí thấp, bức xạ mặt trời lớn nên lượng bốc hơi của mặt đất và toát hơi nước của cây trồng vào mùa này rất lớn (Bảng 39).
BẢNG 39:
 LƯỢNG BỐC HƠI CỦA CÁC THÁNG Ở ĐÀ LẠT (MM)
THÁNG
I
II
III
IV
V
VI
VII
VIII
IX
X
XI
XII
E
59
66
84
53
38
42
35
30
35
38
48
52
E = 0,0018 (100 - f) (25 - t)2
E = lượng bốc hơi khả năng tháng
f = độ ẩm trung bình tháng
t = nhiệt độ trung bình tháng
Các tháng trong mùa mưa , do độ ẩm lớn, độ hụt bão hòa nhỏ hơn lượng bốc hơi tháng chỉ khoảng 30 - 40 mm. Từ tháng 11 trở đi tổng lượng bốc hơi tháng tăng nhanh đến tháng 3, tháng có lượng bốc hơi cao nhất (84 mm), gấp đôi các tháng mùa hè.
Như vậy, rõ ràng là cán cân nước trong thời gian này chi nhiều hơn thu, hao hụt nghiêm trọng, nên khô hạn xảy ra gay gắt.
Ở ĐẤY, TA cũng có thể dùng chỉ số giáng thủy hữu hiệu Ton-nơ-oai-tơ để khảo sát tình hình nước trong năm (Bảng 40).
Bảng 40: 
CHỈ SỐ GIÁNG THỦY HỮU HIỆU
THÁNG
I
II
III
IV
V
VI
VII
VIII
IX
X
XI
XII
1
0,1
0,2
0,4
2,9
4,7
5,0
6,2
5,7
8,5
6,0
1,9
0,8
Trường hợp < 1: có nghĩa là lượng bốc hơi vượt lượng mưa. Như vậy trong mùa khô, từ tháng 12 đến tháng 3, lượng bốc hơi hoàn toàn lớn hơn lượng mưa, cán cân nước hụt mức, chi nhiều hơn thu.
Để dánh giá mức độ và thời gian xảy ra khô hạn, người ta thường dùng hệ số thủy nhiệt K.
Qua khảo nghiệm tình hình thực tế của địa phương kết hợp với những kết quả nghiên cứu của các tác giả nước ngoài thấy rằng trị số của K được đặc trưng cho tình hình nước đối với cây trồng như sau:
K > 1 : nước đủ hoặc thừa
K < 1 : thiếu nước, là thời kỳ khô hạn
K ? 0,5 : nước thiếu nghiêm trọng, hạn nặng.
Căn cứ vào bảng 41, theo số liệu trung bình nhiều năm thì thời kỳ khô hạn ở Đà Lạt bắt đầu vào đầu tuần tháng 12 và kết thúc vào hạ tuần tháng 3.
Bảng 41: 
GIÁ TRỊ TRUNG BÌNH CỦA HỆ SỐ K
(Trường Đại học 1964-1974)
THÁNG I
THÁNG II
THÁNG III
THÁNG IV
1
2
3
1
2
3
1
2
3
1
2
3
0,29
0,03
0,13
0,25
0,04
0,48
0,50
0,20
0,89
1,35
2,57
4,08
THÁNG V
THÁNG VI
THÁNG VII
THÁNG VIII
1
2
3
1
2
3
1
2
3
1
2
3
2,85
2,67
3,65
3,47
4,07
3,49
3,69
3,69
3,84
3,69
2,64
2,89
THÁNG IX
THÁNG X
THÁNG XI
THÁNG XII
1
2
3
1
2
3
1
2
3
1
2
3
4,23
6,48
5,47
5,29
4,45
2,62
2,53
1,82
1,20
0,74
0,57
0,51
Tuy nhiên, đây mới là giá trị trung bình, để sử dụng một cách đảm bảo hơn, có thể căn cứ kết quả ở bảng 42, đó là tần suất xuất hiện trị số K các cấp.
BẢNG 42: TẦN SUẤT XUẤT HIỆN TRỊ SỐ K<1 VÀ K ≤ 0,5 Ở ĐÀ LẠT (%)
THÁNG
X
XI
XII
I
TUẦN
1
2
3
1
2
3
1
2
3
1
2
3
K<1
0
18
36
30
50
50
64
64
91
90
100
100
K? 0,5
0
0
36
30
40
50
64
64
82
50
100
90
THÁNG
II
III
IV
V
TUẦN
1
2
3
1
2
3
1
2
3
1
2
3
K<1
90
100
90
82
91
64
64
9
18
30
20
10
K≤0,5
90
100
90
73
91
64
55
9
9
20
10
0
Như vậy nếu chỉ chọn với tần suất 50% (có nghĩa là trong 100 năm có 50 xảy ra) thì thời gian khô hạn bắt đầu từ trung tuần tháng11 và kết thúc vào tuần đầu tháng 4. Hạn nặng vào tuần cuối tháng 11 và kết thúc vào thượng tuần tháng 4. Với tần suất 90% (100 năm có 90 năm xảy ra) thì thời gian khô hạn bắt đầu từ hạ tuần tháng 12 và kết thúc vào trung tuần tháng 3, kéo dài khoảng 3 tháng và hạn nặng từ đầu tuần tháng giêng đến giữa tháng 3.
Những chỉ tiêu trên đây mới là kết quả tính toán sơ bộ chỉ dùng để tham khảo. Để được chắc chắn hơn còn cần phải tiến hành khảo sát nhiều năm nữa với chuỗi số luệu dài hơn, độ tin cậy lớn hơn.
Từ trên ta thấy mâu thuẫn duy nhất của các yếu tố khí hậu đối với yêu cầu sinh lý cây trồng là nước. Trong khi đó các yếu tố khác như nhiệt, quang coi như thuận lợi. Thật vậy, về bức xạ trong thời gian này có tổng lượng lớn nhất trong năm. Do vân lượng ít nên thời gian chiếu sáng thực tế trong ngày cũng dài, số giờ nắng nhiều nhất. Về nhiệt, tuy nhiệt độ trung bình có hạ thấp một vài độ so với thời kỳ khác, thế nhưng biên độ ngày lớn có lợi cho tích lũy vật chất của cây trồng. Đối với một số cây ưa rét thì đây lại là giai đoạn có lợi nhất.
Do vậy, nếu chủ động được khâu cung cấp nước tưới (tưới bằng nước giếng hay hồ chứa) thì chính trong mùa này có khả năng cho năng suất của cây trồng cao nhất.
Nếu có thể được, nên điều chỉnh thời vụ của một số cây trồng ra hoa ngay sau mùa mưa (khoảng cuối tháng 10 đến tháng 11), lúc đó lượng mưa tuy đã giảm nhưng lượng nước trong đất còn có thể lợi dụng được. Mặt khác, chú ý gây tạo những bộ giống chịu hạn để lợi dụng đất đai trong mùa này.
8.1 Sương mù
à Lạt, nhiệt độ thấp, nhất là trong đếm và sáng sớm, hơi nước trong không khí dễ đạt đến trạng thái bão hòa, nên sương mù hay xảy ra hơn vùng đồng bằng.
Sương mù làm giảm nhiều tầm nhìn xa, nên gây trở ngại cho giao thông. Trong những trường hợp sương mù dày đặc, tầm nhìn có thể chỉ còn từ 20-40 m vào buổi sớm, ảnh hưởng đến việc đi lại trong thành phố, những chuyến xe rời thành phố phải vượt đèo đầy nỗi khó khăn. Và nếu sương mù duy trì trong nhiều ngày sẽ ảnh hưởng nhất định đến sự quang hợp của cây trồng. Do độ ẩm cao và lượng tia tử ngoại giảm nên sâu bệnh phát triển nhanh.
Ở Đà Lạt, phổ biến nhất là sương mù bức xạ, ngoài ra còn có sương mù địa hình.
Sương mù bức xạ thường xảy ra trong các tháng mùa đông và mùa xuân. Thời kỳ này, ban ngày nắng nhiều, ban đêm trời quang, mặt đất bức xạ nhiệt lớn nên lạnh đi nhanh chóng làm cho lớp không khí sát mặt đất dễ đạt đến trạng thái bão hòa hơi nước. Sương mù này thường tan nhanh sau khi mặt trời mọc, để lại một bầu trời xanh thẫm và nắng sáng. Cho nên, sương mù bức xạ vào buổi rạng đông có thể coi như dấu hiệu báo trước một ngày đẹp trời.
Sương mù địa hình xuất hiện từng đám mà không thành lớp dày đặc, bay là trên mặt cỏ, rừng thông và cũng tan dân trong nắng sớm.
Các vùng ven rừng nhiều sương mù hơn là vùng trung tâm đồi trọc. ở các thung lũng do ẩm ướt, lạnh nhiều và kín gió, sương mù và tồn tại lâu hơn so với những nơi cao, thoáng.
8.2 Mưa đá
Mưa đá là dạng mưa băng đặc biệt. Mưa đá xuất hiện vào thời kỳ nóng trong năm. Đà Lạt mưa đá thường xuất hiện vào tháng 4, 5 và tháng 6, nhất là 2 tháng đầu mùa mưa. Trong thời kỳ này mặt đệm nhận được lượng bức xạ lớn, về trưa chiều trời nóng, dòng thăng mạnh, điều kiện nhiệt động lực thuận lợi cho sự hình thành những cơn dông mạnh, mây vũ tích phát triển rất nhanh, đỉnh mây rất cao, nên mưa đá dễ dàng phát sinh.
Kích thước những hạt mưa đá lớn nhỏ tùy vào điều kiện hình thành của nó. Thông thường hạt mưa đá to khoảng bằng hạt đậu, cũng có trường hợp lớn hơn nhưng rất hiếm.
Mưa đá ít khi xảy ra nhưng khi có mưa đá thì gây thiệt hại không ít cho sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là do tác động cơ giới làm gãy dập cây trồng, nhất là cây con, rau màu. Sự phân bố của mưa đá phụ thuộc khá chặt chẽ vào điều kiện địa hình và mặt đệm. Thường ở sườn núi đón gió và trảng thoáng có khả năng xảy ra mưa đá hơn dưới thung lũng.

Tài liệu đính kèm:

  • docDAC DIEM KHI HAU DA LAT.doc