Giáo án Địa lý Lớp 12 - Bài 19: Thực hành - Năm học 2018-2019

Giáo án Địa lý Lớp 12 - Bài 19: Thực hành - Năm học 2018-2019

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nhận biết và hiểu được sự phân hoá về thu nhập bình quân đầu người giữa các vung.

- Biết được một số nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về thu nhập bình quân theo đầu người giữa các vùng.

2. Kĩ năng

- Vẽ biểu đồ và phân tích bảng số liệu

- So sánh và nhận xét mức thu nhập bình quân theo đầu người giữa các vùng.

3. Thái độ.

- Nghiêm túc vẽ biểu đồ.

4. Định hướng năng lực cho học sinh.

- Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực hợp tác.

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng số liệu thống kê , năng lực sử dụng tranh, ảnh,.

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HỌC SINH.

1. Giáo viên

- Bảng số liệu về thu nhập bình quân theo đầu người của các vùng nước ta

- Các dụng cụ để đo vẽ (com pa, thước kẻ, bút chì,.)

2. Học sinh

 Vở ghi + SGK +SGV

III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

1. Ổn định lớp ( 1 phút)

2. Kiểm tra bài cũ ( 5 phút)

- Trình bày đặc điểm đô thị hóa nước ta ? Phân tích những ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa ?

3. Bài mới

 GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS

Hoạt động l: Xác định yêu cầu của bài thực hành (HS làm việc cả lớp) ( 5 phút)

- GV yêu cầu HS đọc nội dung của bài thực hành, sau đó nêu yêu cầu của~ thực hành.

 GV nói: Như vậy bài thực hành này có hai yêu cầu:

+ Một là: chọn và vẽ biểu đồ thể hiện thu nhập bình quân theo đầu người các vùng nước ta, năm 2004.

+ Hai là: Phân tích bảng số để rút ra nhận xét mức thu nhập bình quân người/tháng giữa các vùng qua các năm 1999, 2002, 2004.

Hoạt động 2: Xác định loại biểu đồ thích hợp yêu cầu của bài thực hành, vẽ biểu đồ (HS làm việc cá nhân) ( 20 phút)

Bước 1 : - GV gọi 1 HS đọc yêu Cầu Của bài tập 1 (vẽ biểu đồ thu nhập bình quân đầu người/tháng giữa các vùng của nước ta, năm 2004)

- GV nói: Bảng số liệu có 3 năm, nhưng bài tập chỉ yêu cầu vẽ một năm 2004.

- Hỏi: Loại biểu đồ nào là thích hợp nhất với số liệu yêu cầu của bài tập?

HS trả lời (biểu đồ cột, mỗi vùng một cột)

GV: Chúng ta đã xác đinh được loại biểu đồ cần vẽ, bây giờ mỗi em hãy nhanh biểu đồ vào vở. Cố gắng trong 10 phút phải vẽ xong biểu đồ, sau đó chúng ta sẽ phân tích bảng số liệu.

 

docx 6 trang Người đăng haivyp42 Lượt xem 943Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lý Lớp 12 - Bài 19: Thực hành - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10 
Tiết 19 
Ngày soạn: 10 / 10 /2018
Bài 19. THỰC HÀNH
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức 
- Nhận biết và hiểu được sự phân hoá về thu nhập bình quân đầu người giữa các vung.
- Biết được một số nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về thu nhập bình quân theo đầu người giữa các vùng.
2. Kĩ năng 
- Vẽ biểu đồ và phân tích bảng số liệu
- So sánh và nhận xét mức thu nhập bình quân theo đầu người giữa các vùng.
3. Thái độ.
- Nghiêm túc vẽ biểu đồ.
4. Định hướng năng lực cho học sinh.
- Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực hợp tác.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng số liệu thống kê , năng lực sử dụng tranh, ảnh,..
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HỌC SINH.
1. Giáo viên
- Bảng số liệu về thu nhập bình quân theo đầu người của các vùng nước ta
- Các dụng cụ để đo vẽ (com pa, thước kẻ, bút chì,...)
2. Học sinh
 Vở ghi + SGK +SGV
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Ổn định lớp ( 1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ ( 5 phút)
- Trình bày đặc điểm đô thị hóa nước ta ? Phân tích những ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa ?
3. Bài mới
 GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS 
Hoạt động l: Xác định yêu cầu của bài thực hành (HS làm việc cả lớp) ( 5 phút)
- GV yêu cầu HS đọc nội dung của bài thực hành, sau đó nêu yêu cầu của~ thực hành.
 GV nói: Như vậy bài thực hành này có hai yêu cầu:
+ Một là: chọn và vẽ biểu đồ thể hiện thu nhập bình quân theo đầu người các vùng nước ta, năm 2004.
+ Hai là: Phân tích bảng số để rút ra nhận xét mức thu nhập bình quân người/tháng giữa các vùng qua các năm 1999, 2002, 2004.
Hoạt động 2: Xác định loại biểu đồ thích hợp yêu cầu của bài thực hành, vẽ biểu đồ (HS làm việc cá nhân) ( 20 phút)
Bước 1 : - GV gọi 1 HS đọc yêu Cầu Của bài tập 1 (vẽ biểu đồ thu nhập bình quân đầu người/tháng giữa các vùng của nước ta, năm 2004)
- GV nói: Bảng số liệu có 3 năm, nhưng bài tập chỉ yêu cầu vẽ một năm 2004.
- Hỏi: Loại biểu đồ nào là thích hợp nhất với số liệu yêu cầu của bài tập?
HS trả lời (biểu đồ cột, mỗi vùng một cột) 
GV: Chúng ta đã xác đinh được loại biểu đồ cần vẽ, bây giờ mỗi em hãy nhanh biểu đồ vào vở. Cố gắng trong 10 phút phải vẽ xong biểu đồ, sau đó chúng ta sẽ phân tích bảng số liệu. 
- GV yêu cầu 1 - 2 HS lên vẽ biểu đồ trên bảng.
Bước 2: Cá nhân HS vẽ biểu đồ vào tập..
Bước 3: Cả lớp cùng quan sát biểu đồ đã vẽ trên bảng, nhận xét, chỉnh những chỗ chưa chính xác, chưa đẹp; mỗi cá nhân HS tự nhận xét, chỉnh sửa biểu đồ đã vẽ.
Hoạt động 3: Phân tích bảng số liệu (HS làm việc theo cặp) ( 10 phút)
Bước 1: Các cặp HS làm bài tập 2 (so sánh, nhận xét mức thu nhập bình quân theo đầu người/tháng giữa các vùng qua các năm).
Gợi ý:
 + So sánh các chỉ số theo hàng ngang để biết sự thay. đổi mức thu nhập bùnh quân đầu người/tháng của từng vùng qua các năm, cần tính tốc độ tăng để biết sự khác nhau về tốc độ tăng.
+ So sánh các chỉ số theo hàng dọc để tìm sự khác nhau về mức thu nhập bình quân theo đầu người/tháng giữa các vùng qua các năm, tính xem giữa tháng cao nhất và thấp nhất chênh nhau bao nhiêu lần. 
+ Nguyên nhân sự chênh lệch về mức thu nhập bình quân dầu người/tháng giữa các vùng.
Bước 2: HS trình bày kết quả, GV giúp HS chuẩn kiến thức.
- Kết luận:
+ Mức thu nhập bình quân đầu người/tháng của các vùng đều tăng (Tây Nguyên có sự biến động theo chiều hướng giảm vào giai đoạn 1999-2002). Tốc độ tăng không đều (dẫn chứng)
+ Mực thu nhập bình quân đầu người/tháng giữa các vùng luôn có chênh lệch (dẫn chứng)
+ Nguyên nhân chênh lệch: Do các vùng có sự khác nhau về PT KT và số dân.
IV . TỔNG KẾT ( 5 PHÚT)
- GV gọi một số tập lên kiểm tra, lấy điểm để đánh giá kết quả làm việc của HS
V. HƯỚNG DẪN HỌC TẬP ( 1 PHÚT)
- HS về nhà hoàn thiện bài thực hành.
==================================================
Tuần 10 
Tiết 20 
 Ngày soạn: 10 / 10 /2018
ĐỊA LÍ KINH TẾ
Bài 20: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
I.Mục tiêu: qua bài học, HS cần:
1. Kiến thức
- Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta theo hướng CNH- HĐH
- Thay đổi trong cơ cấu ngành KT cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu lãnh thổ KT ở nước ta trong thời kì đổi mới.
2. Kĩ năng
- Phân tích biểu đồ, bảng số liệu về cơ cấu KT 
- Vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế
3. Về thái độ, hành vi: Thấy được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta theo hướng tích cực
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tính toán. 
- Năng lực chuyên biệt: sử dụng số liệu thống kê, tư duy tổng hợp theo lãnh thổ.
II.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
- Thiết bị dạy học: Biểu đồ SGK, hình ảnh SGK, Bảng số liệu SGK
- Học liệu: SGK
2. Chuẩn bị của học sinh:
Soạn bài, tìm thông tin về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta.
3. Tổ chức các hoạt động dạy học:
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Đặt vấn đề/xuất phát/khởi động
1.1 Mục tiêu: 
HS thấy được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta theo hướng tích cực
1.2. Phương thức: cá nhân
1.3. Tiến trình hoạt động
Bước 1: GV giới thiệu các bảng số liệu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta
Bước 2: HS xem bảng số liệu
Bước 3: HS trình bày
Bước 4: GV chuẩn kiến thức, giới thiệu bài mới
2. Bài mới:
Hoạtđộng 1: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ
*Mục tiêu: 
- Trình bày được sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, nguyên nhân chuyển dịch 
- Phân tích, nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế thông qua biểu đồ
* Phương thức:
- Phương pháp dạy học: Phát vấn, diễn giảng, trực quan số liệu, trực quan hình ảnh
- Cả lớp
*Các bước củahoạt động:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Bước 1: Giáo viên cho HS xem hình 20.1 bảng 20.1
- Dựa vào hình 20.1 phân tích sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế ở nước ta: giai đoạn 1990-2005
- Cho biết sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ từng ngành dựa vào bảng 20.1
- Giải thích vì sao có sự chuyển dịch đó
Bước 2: Học sinh khai thác kiến thức hình 20.1, bảng 20,1 và nội dung kiến thức phần 1 SGK 
Bước 3: HS trìnhbày
Bước 4: GV giúpHS chuẩn kiến thức ghi nội dung
1. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế:
- Cơ cấu ngành kinh tế nước ta đang có sự chuyển dịch theo hướng tiến bộ tuy còn chậm:
+ Giảm tỉ trọng khu vực I
+ Tăng tỉ trọng khu vực II
+ Tỉ trọng khu vực III chưa ổn định
- Trong nội bộ từng ngành:
+ Khu vực I giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành thủy sản. 
+ Khu vực II: Tăng tỉ trọng ngành công nghiệp chế biến, giảm tỉ trọng nhóm ngành công nghiệp khai thác
+ Khu vực III: Kết cấu hạ tầng và phát triển đô thị có những bước tăng trưởng khá 
Hoạt động 2: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU THÀNH PHẦN KINH TẾ 
*Mục tiêu:
- Hiểu được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế
- Phân tích, nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế thông qua bảng số liệu
*Phương thức:
- Phương pháp dạy học: Phát vấn, diễn giảng, trực quan số liệu, trực quan hình ảnh
- Cá nhân
* Các bước hoạt động:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Bước 1: Giáo viên dựa vào hình 20.2 đặc câu hỏi
- Nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu GDP giữa các thành phần KT
- Sự chuyển dịch đó có ý nghĩa gì? 
Bước 2: Học sinh khai thác kiến thức bảng 20,2 và nội dung kiến thức phần 2 SGK 
Bước 3: HS trìnhbày
Bước 4: GV giúpHS chuẩn kiến thức ghi nội dung
2. Về cơ cấu thành phần kinh tế.
- Khu vực kinh tế nhà nước giảm tỉ trọng nhưng vẫn giữ vai trị chủ đạo
- Tỉ trọng của kinh tế tư nhân ngày càng tăng.
- Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh đặc biệt là từ khi nước ta gia nhập WTO.
Hoạt động 3: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LÃNH THỔ KINH TẾ
* Mục tiêu: Hiểu được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ kinh tế
* Phương thức hoạt động: 
- Phát vấn, diễn giảng, trực quan số liệu, trực quan hình ảnh
- Cá nhân
*Các bước hoạt động:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Bước 1: Giáo viên dựa vào nội dụng SGK hỏi
 Nêu những biểu hiện của sự chuyển dịch cơ cấu theo lãnh thổ trong nông nghiệp, công nghiệp và sự phân hóa sản xuất giữa các vùng
Bước 2: Học sinh dựa vào nội dung SGK tìm hiểu 
Bước 3: HS trìnhbày
Bước 4: GV giúpHS chuẩn kiến thức ghi nội dung
3. Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế.
- Nông nghiệp hình thành các vùng chuyên canh 
- Công nghiệp: hình thành các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất có quy mô lớn.
- Sự phân hóa lãnh thổ sản xuất giữa các vùng:
+ Đông Nam Bộ phát triển công nghiệp mạnh nhất.
+ Đồng bằng sông Cửu Long vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm.
- Cả nước đã hình thành 3 vùng kinh tế trọng điểm: phía bắc, miền trung, phía nam
3. Luyệntập:
- Trình bày sự chuyển dich cơ cấu kinh tế theo ngành ở nước ta 
- Trình bày sự chuyển dich cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế và lãnh thổ KT ở nước ta 
- Giải thích sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và theo lãnh thổ
4. Vận dụng, mở rộng:
Dựa vào bảng số liệu (bài tập 2 trang 86) tính tỉ trọng của từng ngành trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp và thủy sản qua các năm
 Trà Cú, ngày.tháng.năm 2018 
 Duyệt của Tổ trưởng
 Nguyễn Thị Ngọc Thưởng

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_ly_lop_12_bai_19_thuc_hanh_nam_hoc_2018_2019.docx