Trắn nghiệm theo Chuyên đề - Chương II: Tính qui luật của hiện tượng di truyền

Trắn nghiệm theo Chuyên đề - Chương II: Tính qui luật của hiện tượng di truyền

1. Phương pháp nghiên cứu di truyền Menđen đã sử dụng đưa ra hai quy luật di truyền là

 A. Phương pháp lai phân tích. B. Phương pháp nghiên cứu di truyền phân tử.

 C. Phương pháp lai và phân tích con lai. D. Phương pháp nghiên cứu di truyền tế bào.

2. Trình tự các bước trong phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen là:

 (1) Tạo dòng thuần chủng về từng tính trạng bằng cách cho tự thụ phấn qua nhiều thế hệ.

 (2) Sử dụng toán xác suất thống kê để phân tích kết quả lai, sau đó đưa ra giả thuyết giải thích kết quả.

 (3) Lai các dòng thuần chủng khác biệt nhau bởi một hoặc nhiều tính trạng rồi phân tích kết quả lai ở đời F1, F2, F3.

 (4) Tiến hành thí nghiệm chứng minh theo giả thuyết.

 A. (1) → (2) → (3) → (4) B. (1) → (3) → (2) → (4)

 C. (3) → (1) → (2) → (4) D. (3) → (2) → (1) → (4)

 

doc 6 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1499Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Trắn nghiệm theo Chuyên đề - Chương II: Tính qui luật của hiện tượng di truyền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRẮN NGHIỆM THEO CHUYÊN ĐỀ
CHƯƠNG II: TÍNH QUI LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN
(Chọn phương án đúng hoặc đúng nhất)
1. Phương pháp nghiên cứu di truyền Menđen đã sử dụng đưa ra hai quy luật di truyền là
	A. Phương pháp lai phân tích.	B. Phương pháp nghiên cứu di truyền phân tử.
	C. Phương pháp lai và phân tích con lai.	D. Phương pháp nghiên cứu di truyền tế bào.
2. Trình tự các bước trong phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen là:
	(1) Tạo dòng thuần chủng về từng tính trạng bằng cách cho tự thụ phấn qua nhiều thế hệ.
	(2) Sử dụng toán xác suất thống kê để phân tích kết quả lai, sau đó đưa ra giả thuyết giải thích kết quả.
	(3) Lai các dòng thuần chủng khác biệt nhau bởi một hoặc nhiều tính trạng rồi phân tích kết quả lai ở đời F1, F2, F3.
	(4) Tiến hành thí nghiệm chứng minh theo giả thuyết.
	A. (1) → (2) → (3) → (4)	B. (1) → (3) → (2) → (4)
	C. (3) → (1) → (2) → (4)	D. (3) → (2) → (1) → (4)
3. Nội dung quy luật phân li của Menđen được tóm tắt bằng các thuật ngữ của của di truyền học hiện đại như sau: Mỗi tính trạng do một cặp alen quy định. Khi hình thành giao tử, các thành viên của một cặp alen (a) về các giao tử, nên 50% số giao tử chứa alen này còn 50% số giao tử chứa alen kia. (a) trong nội dung trên là
	A. phân li.	B. phân li đồng đều.
	C. phân li độc lập.	D. phân li cùng nhau.
4. Cơ sở tế bào học của quy luật phân li là.
	A. khi giảm phân, mỗi NST trong cặp tương đồng phân li đồng đều về các giao tử.
	B. khi giảm phân, các thành viên của một cặp alen phân li không đồng đều về các giao tử.
	C. khi giảm phân, có sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các NST trong cặp NST tương đồng
	D. mỗi tính trạng đều do một cặp gen không alen quy định.
5. Ở cà chua, màu quả đỏ là trội hoàn toàn so với quả màu vàng. Khi lai hai giống cà chua thuần chủng quả đỏ và quả vàng với nhau được F1, tiếp tục cho F1 giao phấn với nhau thì kết quả F1, F2 lần lượt là
	A. 100% quả vàng; 75% quả vàng: 25% quả đỏ.	
	B. 100% quả đỏ; 75% quả đỏ: 25% quả vàng.
	C. 100% quả đỏ, 75% quả quả vàng: 25% đỏ.	
	D. 100% quả vàng; 75% quả đỏ: 25% quả vàng.
6. Ở cây hoa dạ lan hương, cây hoa đỏ có kiểu gen RR, hoa trắng có kiểu gen rr, kiểu gen Rr cho hoa màu hồng. Lai hai giống thuần chủng hoa đỏ và hoa trắng với nhau được F1, tiếp tục cho F1 giao phấn với nhau thì kết quả F1, F2 là
	A. F1: 100% hoa đỏ – F2: 75% hoa đỏ: 25% hoa trắng.	
	B. 100% hoa đỏ – F2: 25% hoa đỏ: 50% hoa hồng: 25% hoa trắng	.
	C. 100% hoa hồng – F2: 25% hoa đỏ: 50% hoa hồng: 25% hoa trắng.	
	D. 100% hoa hồng – F2: 25% hoa hồng: 50% hoa đỏ: 25% hoa trắng.	
7. Cho biết một gen quy định một tính trạng và tính trạng trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, phép lai Aa x Aa cho ra đời con có
	A. 2 kiểu gen, 3 kiểu hình.	B. 2 kiểu gen, 2 kiểu hình.
	C. 3 kiểu gen, 2 kiểu hình.	D. 3 kiểu gen, 3 kiểu hình.
8. Để biết kiểu gen của một cá thể có kiểu hình trội, ta có thể căn cứ vào kết quả của
	A. lai thuận nghịch.	B. lai xa.
	C. lai phân tích.	D. lai gần.
9. Ở đậu Hà lan, quả không ngấn (B), quả có ngấn (b). Đem lai cây có quả không ngấn với cây có quả ngấn thu được 50% có quả không ngấn: 50% có quả ngấn. Phép lai phù hợp là
	A. BB x bb.	B. Bb x Bb.
	C. Bb x bb.	D. bb x bb.
10. Gen A quy định tính trạng quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Nếu F1 thu được đồng tính thì kiểu gen của bố, mẹ là:
	 (1) (1) AA x aa (2) AA x Aa (3) AA x AA (4) aa x aa 
	A. (1), (3). 	 B. (1), (2).
	C. (1), (2), (3).	D. (1), (2), (3), (4).
11. Nội dung chủ yếu của định luật phân ly độc lập là
A. Khi bố mẹ thuần chủng khác nhau về nhiều cặp tính trạng tương phản thì F2 có sự phân tính theo tỉ lệ 9: 3: 3: 1.
B. Các cặp nhân tố di truyền (cặp alen) quy định các tính trạng khác nhau phân ly độc lập với 
 nhau trong phát sinh giao tử.
C. Khi lai bố mẹ thuần chủng khác nhau về nhiều cặp tính trạng tương phản thì xác suất xuất 
 hiện mỗi kiểu hình ở F2 bằng tích xác suất của các tính trạng hợp thành nó.
D. Khi lai bố mẹ thuần chủng khác nhau về nhiều cặp tính trạng tương phản thì F2 mỗi cặp 
 tính trạng xét riêng rẽ đều phân ly theo kiểu hình 3: 1.
12. Cơ sở tế bào học của định luật phân ly độc lập là
A. sự phân ly độc lập và tổ hợp tự do của các cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong quá trình 
 phát sinh giao tử dẫn đến sự phân ly độc lập và tổ hợp tự do của các cặp alen.
B. sự phân ly và tổ hợp của các cặp dẫn đến sự phân ly và tổ hợp của các cặp alen.
C. sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong quá trình giảm 
 phân phát sinh giao tử.
D. sự phân ly độc lập và tổ hợp tự do của các cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong quá trình 
 thụ tinh dẫn đến sự phân ly độc lập và tổ hợp tự do của các cặp alen.
13. Cho rằng mỗi gen quy định một tính trạng, các tính trạng trội là trội hoàn toàn và các cặp gen phân li độc lập. Khi lai bố mẹ thuần chủng khác nhau về với n cặp tính trạng tương phản thì tỉ lệ phân li kiểu gen, kiểu hình ở F2 lần lượt được xác định theo công thức là
	A. (1+ 2+ 1)n , (1+ 2+ 1)n .	B. (3+ 1)n , (3+ 1)n .
	C. (3+ 1)n , (1+ 2+ 1)n .	D. (1 +2+ 1)n , (3+ 1)n .
14. Dựa vào phân tích kết quả thí nghiệm về hai tính trạng màu sắc và hình dạng hạt ở đậu Hà lan, Menđen cho rằng màu sắc và hình dạng hạt đậu di truyền độc lập vì
	A. F2 có 4 kiểu hình.	
	B. F2 xuất hiện các biến dị tổ hợp.
	C. tỉ lệ phân li từng cặp tính trạng đều 3 trội: 1lặn.
	D. tỉ lệ mỗi kiểu hình ở F2 bằng tích xác suất của các tính trạng hợp thành nó.
15. Các gen nằm trên các nhiễm sắc thể khác nhau thì cá thể có kiểu gen AaBBdd cho số lọai giao tử là
	A. 2.	B. 4.
	C. 6.	D. 8.
16. Trong trường hợp các gen phân li độc lập, tác động riêng rẽ, các gen trội là trội hoàn toàn, phép lai: AaBbCc x AaBbCc cho tỉ lệ kiểu hình A–bbC– ở đời con là
	A. 1/64.	B. 3/64.
	C. 9/ 64.	D. 9/16.
17. Mỗi gen quy định một tính trạng, các gen trội là trội hoàn toàn. Phép lai nào sau đây cho thế hệ sau phân li kiểu hình theo tỉ lệ 1: 1: 1: 1?
	A. Aabb x aaBb.	B. AaBb x aaBb.
	C. aaBb x AaBB.	D. aaBb x aaBb.
18. Ở đậu Hà lan các tính trạng thân cao (A), hoa đỏ (B) trội hoàn toàn so với các tính trạng thân thấp (a), hoa trắng (b); các cặp alen này di truyền độc lập. Lai cây thân cao, hoa đỏ với cây thân cao, hoa trắng đời lai thu được tỉ lệ 3 cao, đỏ: 3 cao, trắng: 1 thấp, đỏ: 1 thấp, trắng. Thế hệ P có kiểu gen là
	A. AABb x Aabb.	B. AaBb x Aabb.	
	C. AaBB x Aabb.	D. AaBb x aaBb.
19. Hiện tượng các gen thuộc những locus khác nhau cùng tác động trên một tính trạng gọi là
	A. Tương tác gen alen.	B. Tính đa hiệu của gen.
	C. Tương tác gen không alen.	D. Liên kết gen.
20. Khi các alen trội thuộc hai hay nhiều locut gen tương tác với nhau theo kiểu mỗi alen trội đều làm tăng sự biểu hiện của kiểu hình được gọi là kiểu tương tác
	A. át chế.	B. át chế của gen trội.
	C. bổ sung.	D. cộng gộp.
21. Loại tác động của gen thường được chú ý trong sản xuất nông nghiệp là:
	A. Tương tác bổ sung giữa 2 loại gen trội.	B. Tác động cộng gộp.
	C. Tác động át chế.	D. Tác động đa hiệu.
22. Ở một loài thực vật, kích thước thân cây do ba cặp gen không alen tương tác với nhau theo kiểu cộng gộp quy định. Cứ mỗi alen trội làm cây thấp đi 10cm. Cây cao nhất có kiểu gen aabbdd và cao 200cm. Cho lai cây cao nhất với cây thấp nhất, kích thước của cây F1 là:
	A. 100cm.	B. 150cm.
	C. 170cm.	D. 140cm.
23. Ở ngô, tính trạng kích thước thân do hai cặp gen nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau tương tác kiểu bổ sung quy định. Kiểu gen có mặt đồng thời 2 alen trội A và B thân cao, kiểu gen thiếu một hoặc hai alen trội này đều cho thân thấp. Cho giao phấn 2 thứ ngô thuần chủng thân thấp với nhau thu được F1 đều có thân cao, tíêp tục cho F1 giao phấn với nhau thì tỉ lệ kiểu hình ở F2 là
	A. 3 thân cao: 1 thân thấp.	B. 9 thân cao: 7 thân thấp.
	C. 15 thân cao: 1 thân thấp.	D. 13 thân cao: 3 thân thấp.
24. Trường hợp một gen (trội hoặc lặn) làm cho một gen khác (không alen) không biểu hiện kiểu hình gọi là tương tác kiểu
	A. bổ sung.	B. át chế.
	C. cộng gộp.	D. đồng trội.
25. Trong một tổ hợp lai giữa 2 dòng hành thuần chủng củ trắng và củ đỏ, F1 đều củ trắng và F2 thu được tỉ lệ kiểu hình 12 củ trắng: 3 củ đỏ: 1 củ vàng. Biết rằng các gen qui định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể thường. Tính trạng trên chịu sự chi phối của hiện tượng di truyền 
	A. tương tác át chế.	B. tương tác bổ trợ.
	C. tương tác cộng gộp. 	D. liên kết.
26. Một loài thực vật, nếu có hai gen trội A và B trong cùng kiểu gen thì cho hoa màu đỏ, các kiểu gen khác đều cho hoa màu trằng. Cho lai phân tích cá thể dị hợp hai cặp gen. Kết quả lai phân tích ở Fa là 
	A. 1 hoa đỏ : 3 hoa trắng.	B. 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng.
	C. 1 hoa đỏ : 1 hoa trắng.	D. 100% hoa đỏ.
27. Gen đa hiệu là 
	A. gen chịu sự điều khiển của nhiều gen khác.
	B. gen điều khiển sự hoạt động của nhiều gen khác.
	C. gen mà sản phẩm của nó có ảnh hưởng đến nhiều tính trạng.
	D. gen tạo ra nhiều sản phẩm với hiệu quả rất cao.
28. Cơ sở tế bào học của sự liên kết hoàn toàn là
	A. sự phân li của NST tương đồng trong giảm phân.
	B. các gen trong nhóm liên kết cùng phân li với NST trong quá trình phân bào.
	C. các gen trong nhóm liên kết di truyền không đồng thời với nhau.
	D. sự thụ tinh đã đưa đến sự tổ hợp của các NST tương đồng.
29. Điều nào sau đây không đúng với nhóm gen liên kết?
	A. Số nhóm tính trạng di truyền lien kết tương ứng với số nhóm gen liên kết.
	B. Các gen nằm trên một NST tạo thành một nhóm gen liên kết.
	C. Số nhóm gen liên kết ở mỗi loài tương ứng NST trong bộ lưỡng bội của loài đó.
	D. Số nhóm gen lien kết ở mỗi loài tương ứng NST trong bộ đơn bội của loài đó.
30. Một loài thực vật, gen A quy định cây cao, alen a: cây thấp; gen B quả đỏ, alen b: quả trắng. Các gen liên kết hoàn toàn trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng. Cho cây có kiểu gen giao phấn với cây có kiểu gen , tỉ lệ kiểu hình ở F1 là 
	A. 1cây cao, quả trắng: 1cây thấp, quả đỏ	B. 1 cây cao, quả đỏ: 1 cây thấp, quả trắng
	C. 3 cây cao, quả trắng: 1 cây thấp, quả đỏ	D. 3 cây cao, quả đỏ: 1cây thấp, quả trắng
31. Phép lai nào sau đây cho tỉ lệ kiểu gen 1: 1: 1: 1?
	A. ´ 	B. ´ 
	C. ´ 	D. ´ 
32. Cơ sở tế bào học của tái tổ hợp gen là
	A. trao đổi đoạn tương ứng giữa 2 crômatit cùng nguồn gốc ở kì đầu I giảm phân.
	B. trao đổi chéo giữa 2 crômatit “không chị em” trong cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở kì đầu 
 giảm phân I.
	C. tiếp hợp giữa các nhiễm sắc thể tương đồng tại kì đầu I giảm phân.
	D. tiếp hợp giữa 2 crômatit cùng nguồn gốc ở kì đầu I giảm phân.
33. Tần số hoán vị gen (tái tổ hợp gen) được xác định bằng
	A. Tổng tỉ lệ của 2 loại giao tử mang gen hoán vị và không hoán vị.	
	B. Tổng tỉ lệ các kiểu hình khác P.
	C. Tổng tỉ lệ các kiểu hình giống P.	
	D. Tổng tỉ lệ các loại giao tử mang gen hoán vị.
34. Bản đồ di truyền có ý nghĩa gì trong chọn giống?
	A. Rút ngắn thời gian chọn cặp giao phối nên rút ngắn được thời gian chọn giống.
	B. Xác định được vị trí của gen quy định các tính trạng có giá trị kinh tế.
	C. Xác định được vị trí của gen quy định các tính trạng không có giá trị kinh tế.
	D. Xác định được vị trí của gen quy định các tính trạng cần loại bỏ.
35. Hoán vị gen có ý nghĩa gì trong thực tiễn?
	A. Làm giảm biến dị tổ hợp.	B. Tổ hợp các gen có lợi về cùng NST.
	C. Tạo được nhiều tổ hợp gen độc lập.	D. Làm giảm số kiểu hình trong quần thể.
36. Với tần số hoán vị gen là 20%, cá thể có kỉểu gen cho tỉ lệ các loại giao tử là
	A. AB = ab = 20%; Ab = aB = 30%	B. AB = ab = 30%; Ab = aB = 20%
	C. AB = ab = 40%; Ab = aB = 10%	D. AB = ab = 10%; Ab = aB = 40%
37. Một loài thực vật, các tính trạng quả đỏ (A), tròn (B) trội hoàn toàn so với các tính trạng quả vàng (a), bầu dục (b). Trong quá trình phát sinh gia tử có hiện tượng hóan vị gen xảy ra với tần số 40%. Lai hai giống thuần chủng quả đỏ, tròn và quả vàng, bầu dục với nhau được F1. Cho F1 lai phân tích thì tỉ lệ phân li kiểu hình là : 
	A. 30% quả đỏ, tròn : 30% quả vàng, bầu dục : 20% quả đỏ, bầu dục : 20% vàng, tròn
	B. 30% quả đỏ, bầu dục : 30% quả vàng, tròn: 20% quả đỏ, tròn: 20% vàng, bầu dục 
	C. 40% quả đỏ, tròn : 40% quả vàng, bầu dục : 10% quả đỏ, bầu dục : 10% vàng, tròn
	D. 40% quả đỏ, bầu dục : 40% quả vàng, tròn: 10% quả đỏ, tròn: 10% vàng, bầu dục 
38. Hiện tượng di truyền liên kết với giới tính là hiện tượng:
	A. Gen quy định các tính trạng giới tính nằm trên các nhiễm sắc thể (NST) thường.
	B. Gen quy định các tính trạng thường nằm trên NST Y.
	C. Gen quy định các tính trạng thường nằm trên NST X.
	D. Gen quy định các tính trạng thường nằm trên NST giới tính.
39. Bệnh máu khó đông ở người do một gen lặn (h) trên NST X qui định, không có alen tương ứng trên Y, alen trội (H) tuơng ứng cho tính trạng bình thường. Người phụ nữ di hợp lấy chồng khoẻ mạnh thì xác suất họ sinh con trai bị bệnh là 
	A. 100%. 	B. 50%. 
	C. 25%. 	D. 12,5 %. 
40. Ở mèo, kiểu gen DD: lông đen; Dd: lông tam thể; dd: lông hung. Gen qui định màu lông nằm trên nhiễm sắc thể X. Mèo ♀ lông hung giao phối với mèo ♂ lông đen à F1. Cho mèo F1 giao phối với mèo đực lông hung thì tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2 là
	A. 1 mèo ♀ lông hung: 1 mèo ♀ lông tam thể: 1 mèo ♂ lông đen: 1 mèo ♂ lông tam thể.
	B. 1 mèo ♀ lông hung: 1 mèo ♀ lông tam thể: 1 mèo ♂ lông đen: 1 mèo ♂ lông hung.
	C. 1 mèo ♀ lông đen: 1 mèo ♀ lông tam thể: 1 mèo ♂ lông đen: 1 mèo ♂ lông tam thể.
	D. 1 mèo ♀ lông đen: 1 mèo ♀ lông tam thể: 1 mèo ♂ lông đen: 1 mèo ♂ lông hung.
41. Đặc điểm nào không đúng với di truyền qua tế bào chất là?
	A. Các tính trạng do gen của nằm trong tế bào chất của quy định.
	B. Các tính trạng di truyền không tuân theo quy luật nhiễn sắc thể.
	C. Tế bào chất của giao tử cái được tạo ra từ mẹ có vai trò chủ yếu trong di truyền.
	D. Vai trò của tế bào sinh dục đực và cái ngang nhau.
42. Nhận định nào sau đây về đặc điểm của thường biến vả mức phản ứng là đúng?
	A. Thường biến và mức phản ứng đều di truyền.
	B. Thường biến và mức phản ứng đều không di truyền.
	C. Thường biến không di truyền, mức phản ứng di truyền.
	D. Thường biến di truyền, mức phản ứng không di truyền.
43. Đối với các loài sinh sản hữu tính, bố hoặc mẹ di truyền cho con
	A. tinh trạng.	B. kiểu gen.
	C. kiểu hình.	D. alen.
44. Mối liên hệ giữa gen và tính trạng được biểu diễn qua sơ đồ
	A. Gen (ADN) à mARN à Polipeptit à Prôtêin à Tính trạng.
	B. Gen (ADN) à mARN à Prôtêin à Polipeptit à Tính trạng. 
	C. Gen (ADN) à rARN à Polipeptit à Prôtêin à Tính trạng.
	D. Gen (ADN) à tARN à Polipeptit à Prôtêin à Tính trạng.
45. Hiện tượng một kiểu gen có thể thay đổi kiểu hình trước các điều kiện môi trường khác nhau được gọi là
	A. sự thích nghi của sinh vật.	B. sự thích nghi kiểu gen.
	C. sự mềm dẻo kiểu hình.	D. sự mềm dẻo kiểu gen.
46. Điều nào sau đây không đúng với mức phản ứng?
	A. Mức phản ứng là tập hợp các kiểu hình của một kiểu gen tương ứng với các điêu kiện môi trường khác nhau
	B. Mức phản ứng không được di truyền
	C. Tính trạng chất lượng có mức phản ứng hẹp
	D. Tính trạng số lượng có mức phản ứng rộng
47. Ở ruồi giấm, các tính trạng thân xám (A), cánh dài (B) trội hoàn toàn so với thân đen (b), cánh cụt (b). Biết các gen này di truyền liên kết hoàn toàn với nhau trên một cặp nhiễm sắc thể thường. Cho lai ruồi giấn thân xám, cánh dài với ruồi thân xám, cánh cụt thu được F1 có tỉ lệ kiểu hình phân li theo tỉ lệ là 3 thân xám, cánh dài: 1 thân xám, cánh cụt. Kiểu gen của ruồi bố, mẹ là:
	(1) ´ 	(2) ´ 	(3) ´ 	(4) ´ 
	A. (1), (2), (3)	B. (1), (2), (4)
	C. (2), (3), (4)	D. (1), (2), (3), (4)
48. Ở đậu gen A quy định hạt trơn, a – hạt nhăn; B- có tua cuốn, b – không có tua cuốn. Các gen quy định các tính trạng trên nằm trên cùng một NST và liên kết hoàn toàn. Kiểu gen của bố mẹ như thế nào khi F1 thu được tỉ lệ kiểu hình 1 hạt trơn, có tua cuốn: 1 hạt trơn, không có tua cuốn: 1 hạt nhăn, có tua cuốn: 1 hạt nhăn, không có tua cuốn?
	A. ´ 	B. ´ 
	C. AaBB x AABb	D. AaBb x aabb
49. Gen qui định nhóm máu có 3 alen, IA quy định nhóm máu A, IB quy định nhóm máu B đồng trội so với IO quy định nhóm máu O. Bố máu A, mẹ máu B, con máu O thì kiểu gen của bố, mẹ lần lượt là
	A. IA IA, IB IB	B. IA IO , IB IB
	C. IA IA, IB IO	D. IA IO , IB IO
50. Hiện tượng lá đốm trắng, đốm xanh ở cây vạn niên thanh là do đột biến bạch tạng của:
	A. Gen trong nhân	B. Gen trong lục lạp	
	C. Gen trong ti thể	D. Gen trong plasmit của vi khuẩn cộng sinh	
------------------------------------
ĐÁP ÁN
	1.C 	2.B 	3.B	4.A	5.B	6.C	7.C	8.C	9.C	10.D
	11.B	12.A	13.D	14.D	15.A	16.C	17.A	18.B	19.C	20.D
	21.B	22.C	23.B	24.B	25.A	26.A	27.C	28.B	29.C	30.A
	31.A	32.B	33.D	34.A	35.B	36.C	37.A	38.D	39.C	40.B
	41.D	42.C	43.D	44.A	45.C	46.B	47.D	48.A	49.D	50.B

Tài liệu đính kèm:

  • docQUY LUẬT DI TRUYỀN.doc