Trắc nghiệm Sinh học 12 - Học kì 2 có đáp án

Trắc nghiệm Sinh học 12 - Học kì 2 có đáp án

1. Cơ quan tương đồng là những cơ quan:

A. Bắt nguồn từ một cơ quan tổ tiên mặc dù hiện tại các cơ quan này không còn chức năng hoặc chức năng bị tiêu giảm

B. Bắt nguồn từ một cơ quan tổ tiên mặc dù hiện tại các cơ quan này có thể thực hiện các chức năng khác nhau.

C. Bắt nguồn từ một cơ quan tổ tiên, đảm nhiệm những chức phận giống nhau.

D. có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.

2. Cơ quan tương tự là những cơ quan:

A. có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức năng giống nhau, có hình thái tương tự.

B. cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.

C. cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức phận giống nhau.

D. có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau

 

doc 13 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 43031Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Trắc nghiệm Sinh học 12 - Học kì 2 có đáp án", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN SÁU: TIẾN HOÁ
CHƯƠNG I. BẰNG CHỨNG VÀ CƠ CHẾ TIẾN HOÁ
1. Cơ quan tương đồng là những cơ quan:
A. Bắt nguồn từ một cơ quan tổ tiên mặc dù hiện tại các cơ quan này không còn chức năng hoặc chức năng bị tiêu giảm
B. Bắt nguồn từ một cơ quan tổ tiên mặc dù hiện tại các cơ quan này có thể thực hiện các chức năng khác nhau.
C. Bắt nguồn từ một cơ quan tổ tiên, đảm nhiệm những chức phận giống nhau.
D. có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.
2. Cơ quan tương tự là những cơ quan:
A. có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức năng giống nhau, có hình thái tương tự.
B. cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.
C. cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức phận giống nhau.
D. có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.
3. Trong tiến hoá các cơ quan tương đồng có ý nghĩa phản ánh:
A. sự tiến hoá phân li. 	B. sự tiến hoá đồng quy.
C. sự tiến hoá song song. 	D. phản ánh nguồn gốc chung.
4. Trong tiến hoá các cơ quan tương tự có ý nghĩa phản ánh
A. sự tiến hoá phân li. 	B. sự tiến hoá đồng quy.
C. sự tiến hoá song hành. 	D. nguồn gốc chung.
5. Theo quan điểm hiện đại, chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên 
	A. Nhiễm sắc thể	B. Kiểu gen 	C. Alen 	D. Kiểu hình
6. Bằng chứng quan trọng có sức thuyết phục nhất cho thấy trong nhóm vượn người ngày nay, tinh tinh có quan hệ gần gũi nhất với người là
	A. sự giống nhau về ADN của tinh tinh và ADN của người.
	B. khả năng biểu lộ tình cảm vui, buồn hay giận dữ.
	C. khả năng sử dụng các công cụ sẵn có trong tự nhiên.
	D. thời gian mang thai 270-275 ngày, đẻ con và nuôi con bằng sữa.
7. Đối với quá trình tiến hoá nhỏ, chọn lọc tự nhiên:
	A. Tạo ra các alen mới, làm thay đổi tần số alen theo một hướng xác định.
	B. cung cấp các biến dị di truyền làm phong phú vốn gen của quần thể.
	C. là nhân tố làm thay đổi mARNần số alen không theo một hướng xác định.
	D. là nhân tố có thể làm thay đổi tần số alen theo một hướng xác định.
8. Trong phương thức hình thành loài bằng con đường địa lí (hình thành loài khác khu vực địa lí), nhân tố trực tiếp gây ra sự phân hoá vốn gen của quần thể gốc là:
	A. cách li địa lí. 	B. chọn lọc tự nhiên. 	C. tập quán hoạt động. 	D. cách li sinh thái
9. Đối với quá trình tiến hoá nhỏ, nhân tố đột biến (quá trình đột biến) có vai trò cung cấp
	A. nguồn nguyên liệu thứ cấp cho chọn lọc tự nhiên.
	B. các biến dị tổ hợp, làm tăng sự đa dạng di truyền của quần thể.
	C. các alen mới, làm thay đổi tần số alen theo một hướng xác định.
	D. các alen mới, làm thay đổi tần số alen của quần thể một cách chậm chạp.
10. Theo quan niệm của thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây là đúng?
	A. tất cả các biến dị là nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên.
	B. tất cả các biến dị đều di truyền được
	C. không phải tất cả các biến dị di truyền đều là nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên.
	D. tất cả các biến dị di truyền đều là nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên.
11. Chọn lọc tự nhiên đào thải các đột biến có hại và tích luỹ các đột biến có lợi trong quần thể. Alen đột biến có hại sẽ bị chọn lọc tự nhiên đào thải:
	A. triệt để khỏi quần thể nếu đó là alen lặn.	B. khỏi quần thể rất nhanh nếu đó là alen trội.
	C. không triệt để khỏi quần thể nếu đó là alen trội.	D. khỏi quần thể rất chậm nếu đó là alen trội.
12. Các loại sâu ăn lá thường có màu xanh lục lẫn với màu xanh của lá, nhờ đó mà khó bị chim ăn sâu phát hiện và tiêu diệt. Theo Đacuyn, đặc điểm thích nghi này được hình thành do:
A. ảnh hưởng trực tiếp của thức ăn là lá cây có màu xanh làm biến đổi màu sắc cơ thể sâu.
B. chọn lọc tự nhiên tích lũy các đột biến màu xanh lục xuất hiện ngẫu nhiên trong quần thể sâu.
C. khi chuyển sang ăn lá, sâu tự biến đổi màu cơ thể để thích nghi với môi trường.
D. chọn lọc tự nhiên tích lũy các biến dị cá thể màu xanh lục qua nhiều thế hệ.
13. Hình thành loài mới:
A. bằng con đường lai xa và đa bội hoá diễn ra nhanh và gặp phổ biến ở thực vật
B. khác khu vực địa lí (bằng con đường địa lí) diễn ra nhanh trong một thời gian ngắn.
C. ở động vật chủ yếu diễn ra bằng con đường lai xa và đa bội hóa.
D. bằng con đường lai xa và đa bội hóa diễn ra chậm và hiếm gặp trong tự nhiên.
14. Để tìm hiểu hiện tượng kháng thuốc ở sâu bọ, người ta đã làm thí nghiệm dùng DDT để xử lí các dòng ruồi giấm được tạo ra trong phòng thí nghiệm. Ngay từ lần xử lí đầu tiên, tỉ lệ sống sót của các dòng đã rất khác nhau (thay đổi từ 0% đến 100% tùy dòng). Kết quả thí nghiệm chứng tỏ khả năng kháng DDT:
	A. liên quan đến những đột biến và tổ hợp đột biến phát sinh ngẫu nhiên từ trước.
	B. chỉ xuất hiện tạm thời do tác động trực tiếp của DDT.
	C. là sự biến đổi đồng loạt để thích ứng trực tiếp với môi trường có DDT.
	D. không liên quan đến đột biến hoặc tổ hợp đột biến đã phát sinh trong quần thể.
15. Theo quan niệm của Lamac, dấu hiệu chủ yếu của quá trình tiến hoá hữu cơ là:
	A. nâng cao dần trình độ tổ chức cơ thể từ đơn giản đến phức tạp.
	B. sự hình thành các đặc điểm hợp lí trên cơ thể sinh vật.
	C. sự hình thành nhiều loài mới từ một vài dạng tổ tiên ban đầu.	D. sự thích nghi ngày càng hợp lý.
16. Theo Lamác nguyên nhân tiến hoá là do:
	A. chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền trong điều kiện sống không ngừng thay đổi.
	B. ngoại cảnh không đồng nhất và thường xuyên thay đổi là nguyên nhân là cho các loài biến đổi.
	C. ảnh hưởng của quá trình đột biến, giao phối.
	D. ngoại cảnh luôn thay đổi là tác nhân gây ra đột biến và chọn lọc tự nhiên
17. Theo Lamac cơ chế tiến hoá là sự tích luỹ các
	A. các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.
	B. đặc tính thu được trong đời sống cá thể.	C. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh.
	D. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động.
18. Theo quan niệm của Lamac, tiến hoá là:
	A. sự phát triển có kế thừa lịch sử, theo hướng từ đơn giản đến phức tạp.	B. sự hình thành các đặc điểm hợp lí trên cơ thể sinh vật.
	C. sự hình thành nhiều loài mới từ một vài dạng tổ tiên ban đầu.	D. tăng trưởng số lượng cá thể của quần thể.
19. Theo Lamac loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian
	A. tương ứng với sự thay đổi của ngoại cảnh và không có loài nào bị đào thải.	B. dưới tác dụng của môi trường sống.
	C. dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên theo con đường phân nhánh	D. dưới tác dụng của các nhân tố tiến hoá.
20. Đóng góp quan trọng của học thuyết Lamac là:
A. khẳng định vai trò của ngoại cảnh trong sự biến đổi của các loài sinh vật.
B. chứng minh rằng sinh giới ngày nay là sản phẩm của quá trình phát triển liên tục từ giản đơn đến phức tạp.
C. đề xuất quan niệm người là động vật cao cấp phát sinh từ vượn.
D. đã làm sáng tỏ quan hệ giữa ngoại cảnh với sinh vật.
21. Lamac chưa thành công trong việc giải thích tính hợp lí của các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật, ông cho rằng
	A. ngoại cảnh thay đổi chậm chạp nên sinh vật có khả năng thích nghi kịp thời và trong lịch sử không có loài nào bị đào thải.
	B. những biến đổi trên cơ thể do tác dụng của ngoại cảnh hoặc do tập quán hoạt động của động vật đều được di truyền và tích luỹ qua các thế hệ.
	C. mọi cá thể trong loài đều nhất loạt phản ứng theo cách giống nhau trước điều kiện ngoại cảnh mới.
	D. mọi cá thể trong loài đều nhất loạt phản ứng giống nhau trước điều kiện ngoại cảnh mới và trải qua quá trình lịch sử lâu dài các biến đổi đó trở thành các đặc điểm thích nghi.
22. Theo quan điểm Lamac, hươu cao cổ có cái cổ dài là do:
A. ảnh hưởng của ngoại cảnh thường xuyên thay đổi.	B. ảnh hưởng của các thành phần dinh dưỡng có trong thức ăn của chúng.
C. kết quả của chọn lọc tự nhiên.	D. ảnh hưởng của tập quán hoạt động.
23. Đác Uyn quan niệm biến dị cá thể là:
A. những biến đổi trên cơ thể sinh vật dưới tác động của ngoại cảnh và tập quán hoạt động.
B. sự phát sinh những sai khác giữa các cá thể trong loài qua quá trình sinh sản.
C. những biến đổi trên cơ thể sinh vật dưới tác động của ngoại cảnh và tập quán hoạt động nhưng di truyền được.
D. những đột biến phát sinh do ảnh hưởng của ngoại cảnh.
24. Theo Đác Uyn nguyên nhân tiến hoá là do:
	A. tác động của chọn lọc tự nhiên thông qua đặc tính biến dị và di truyền trong điều kiện sống không ngừng thay đổi.
	B. ngoại cảnh không đồng nhất và thường xuyên thay đổi là nguyên nhân là cho các loài biến đổi.
	C. ảnh hưởng của quá trình đột biến, giao phối.
	D. ngoại cảnh luôn thay đổi là tác nhân gây ra đột biến và chọn lọc tự nhiên.
25. Theo Đác Uyn cơ chế tiến hoá là sự tích luỹ các
	A. các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên:
	B. đặc tính thu được trong đời sống cá thể.	C. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh.
	D. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động.
26. Theo Đác Uyn loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian
	A. và không có loài nào bị đào thải.	B. dưới tác dụng của môi trường sống.
	C. dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên theo con đường phân nhánh từ một nguồn gốc chung.
	D. dưới tác dụng của các nhân tố tiến hoá.
27. Theo quan niệm của Đacuyn, sự hình thành nhiều giống vật nuôi, cây trồng trong mỗi loài xuất phát từ một hoặc vài dạng tổ tiên hoang dại là kết quả của quá trình:
	A. tiến hoá phân nhánh trong chọn lọc nhân tạo.	B. tiến hoá phân nhánh trong chọn lọc tự nhiên.
	C. tích luỹ những biến dị có lợi, đào thải những biến dị có hại đối với sinh vật.
	D. phát sinh các biến dị cá thể.
28. Theo quan niệm của Đacuyn, nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi, cây trồng là
	A. chọn lọc nhân tạo. 	B. chọn lọc tự nhiên.	C. biến dị cá thể.	D. biến dị xác định.
29. Theo quan niệm của Đacuyn, chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính di truyền và biến dị là nhân tố chính trong quá trình hình thành:
	A. các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật và sự hình thành loài mới.
	B. các giống vật nuôi và cây trồng năng suất cao.
	C. nhiều giống, thứ mới trong phạm vi một loài.
	D. những biến dị cá thể.
30. Theo quan niệm của Đacuyn, đơn vị tác động của chọn lọc tự nhiên là:
	A. cá thể. 	B. quần thể.	C. giao tử.	D. nhiễm sắc thể.
31. Sự thích nghi của một cá thể theo học thuyết Đác Uyn được đo bằng
	A. số lượng con cháu của cá thể đó sống sót để sinh sản.	B. số lượng bạn tình được cá thể đó hấp dẫn.
	C. sức khoẻ của cá thể đó.	D. mức độ sống lâu của cá thể đó.
32. Theo Đacuyn, nguyên nhân làm cho sinh giới ngày càng đa dạng, phong phú là:
A. điều kiện ngoại cảnh không ngừng biến đổi nên sự xuất hiện các biến dị ở sinh vật ngày càng nhiều.
B. các biến dị cá thể và các biến đổi đồng loạt trên cơ thể sinh vật đều di truyền được cho các thế hệ sau.
C. Tác động của chọn lọc tự nhiên thông qua hai đặc tính là biến dị và di truyền.
D. sự tác động của chọn lọc tự nhiên lên cơ thể sinh vật ngày càng ít.
33. Giải thích mối quan hệ giữa các loài, Đacuyn cho rằng các loài:
A. là kết quả củ ... cho biết:
	A. mức độ gần gũi giữa các cá thể trong quần xã.	B. con đường trao đổi vật chất và năng luợng trong quần xã.
	C. nguồn thức ăn của các sinh vật tiêu thụ.	D. mức độ tiêu thụ các chất hữu cơ của các sinh vật.
12. Khi số lượng loài tại vùng đệm nhiều hơn trong các quần xã gọi là:
	A. quần xã chính. 	B. tác động rìa. 	C. bìa rừng. 	 D. vùng giao giữa các quần xã.
13. Hiện tượng số lượng cá thể của quần thể này bị số lượng cá thể của quần thể khác kìm hãm là hiện tượng: 
 	A. cạnh tranh giữa các loài. 	B. cạnh tranh cùng loài.
	C. khống chế sinh học. 	D. đấu tranh sinh tồn.
14. Hiện tượng khống chế sinh học có thể xảy ra giữa các quần thể:
	A. cá rô phi và cá chép. 	D. chim sâu và sâu đo.	C. ếch đồng và chim sẻ. 	D. tôm và tép.
15. Hiện tượng khống chế sinh học đã: 
A. làm cho một loài bị tiêu diệt. 	B. làm cho quần xã chậm phát triển.
B. đảm bảo cân bằng sinh thái trong quần xã. 	D. mất cân bằng trong quần xã.
16. Các quần xã sinh vật vùng lạnh hoạt động theo chu kỳ:
	A. năm 	B. ngày đêm.	C. mùa. 	D. nhiều năm.
17. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về diễn thế sinh thái?
A. trong diễn thế sinh thái, các quần xã sinh vật biến đổi tuần tự thay thế lẫn nhau
B. diễn thế thứ sinh xảy ra ở môi trường mà trước đó chưa có một quần xã sinh vật nào
C. diễn thế nguyên sinh xảy ra ở môi trường đã có một quần xã sinh vật nhất định.
D. trong diễn thế sinh thái, sự biến đổi của quần xã diễn ra độc lập với sự biến đổi điều kiện ngoại cảnh.
18. Nhóm sinh vật có mức năng lượng lớn nhất trong hệ sinh thái là:
A. sinh vật phân hủy.	B. động vật ăn thực vật.	C. sinh vật sản xuất.	D. động vật ăn thịt.
19. Trong một hệ sinh thái:
A. năng lượng thất thoát qua mỗi bậc dinh dưỡng của chuỗi thức ăn là rất lớn.
B sự biến đổi năng lượng diễn ra theo chu trình.	C. sự chuyển hoá vật chất diễn ra không theo chu trình.
D. năng lượng của sinh vật sản xuất bao giờ cũng nhỏ hơn năng lượng của sinh vật tiêu thụ nó.
20. Hiện tượng nào sau đây không phải là nhịp sinh học?
A. nhím ban ngày cuộn mình nằm như bất động, ban đêm sục sạo kiếm mồi và tìm bạn.
B. cây mọc trong môi trường có ánh sáng chỉ chiếu từ một phía thường có thân uốn cong, ngọn cây vươn về phía nguồn sáng.
C. khi mùa đông đến, chim én rời bỏ nơi giá lạnh, khan hiếm thức ăn đến những nơi ấm áp, có nhiều thức ăn.
D. vào mùa đông ở những vùng có băng tuyết, phần lớn cây xanh rụng lá và sống ở trạng thái giả chết.
21. Lưới thức ăn là:
A. nhiều chuỗi thức ăn.	D. gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau.
C. gồm nhiều chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung.
D. gồm nhiều loài sinh vật trong đó có sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải.
22. Chuỗi và lưới thức ăn biểu thị mối quan hệ:
A. giữa thực vật với động vật.	B. dinh dưỡng.	C. động vật ăn thịt và con mồi.	D. giữa sinh vật sản xuất với sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải:
23. Chuỗi thức ăn của hệ sinh thái dưới nước thường dài hơn hệ sinh thái trên cạn vì
A. hệ sinh thái dưới nước có độ đa dạng cao hơn.	B. môi trường nước không bị ánh nắng mặt trời đốt nóng.
C. môi trường nước có nhiệt độ ổn định.	 D. môi trường nước giàu chất dinh dưỡng hơn môi trường trên cạn.
24. Trong hệ sinh thái nếu sinh khối của thực vật ở các chuỗi là bằng nhau, trong số các chuỗi thức ăn sau chuỗi thức ăn cung cấp năng lượng cao nhất cho con người là: 
A. thực vật " thỏ " người.	B. thực vật " người. 
C. thực vật " động vật phù du" cá " người.	D. thực vật " cá " vịt " trứng vịt " người.
25. Trong hệ sinh thái lưới thức ăn thể hiện mối quan hệ:
A. động vật ăn thịt và con mồi.	B. giữa sinh vật sản xuất với sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải.
C. giữa thực vật với động vật.	 D. dinh dưỡng và sự chuyển hoá năng lượng.
26. Trong chuỗi thức ăn cỏ " cá " vịt " người thì một loài động vật bất kỳ có thể được xem là:
A. sinh vật tiêu thụ.	B. sinh vật dị dưỡng.	C. sinh vật phân huỷ.	D. bậc dinh dưỡng.
27. Năng lượng khi đi qua các bậc dinh dưỡng trong chuỗi thức ăn:
A. được sử dụng lặp đi lặp lại nhiều lần.	B. chỉ được sử dụng một lần rồi mất đi dưới dạng nhiệt.
C. được sử dụng số lần tương ứng với số loài trong chuỗi thức ăn.	D. được sử dụng tối thiểu 2 lần.
28. Trong một chuỗi thức ăn, năng lượng của sinh vật ở mắt xích phía sau chỉ bằng một phần nhỏ năng lượng của sinh vật ở mắt xích trước đó. Hiện tượng này thể hiện qui luật:
A. chi phối giữa các sinh vật.	B. tác động qua lại giữa sinh vật với sinh vật.
C. hình tháp sinh thái.	D. tổng hợp của các nhân tố sinh thái.
29. Nguyên nhân quyết định sự phân bố sinh khối của các bậc dinh dưỡng trong một hệ sinh thái theo dạng hình tháp do:
A. sinh vật thuộc mắt xích phía trước là thức ăn của sinh vật thuộc mắt xích phía sau nên số lượng luôn phải lớn hơn.
B. sinh vật thuộc mắt xích càng xa vị trí của sinh vật sản xuất có sinh khối trung bình càng nhỏ.
C. sinh vật thuộc mắt xích phía sau phải sử dụng sinh vật thuộc mắt xích phía trước làm thức ăn, nên sinh khối của sinh vật dùng làm thức ăn phải lớn hơn nhiều lần.	D. năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng thường bị hao hụt dần.
30. Tháp sinh thái số lượng có dạng lộn ngược được đặc trưng cho mối quan hệ:
A. vật chủ- kí sinh.	B. con mồi- vật dữ.	C. cỏ- động vật ăn cỏ.	D. tảo đơn bào, giáp xác, cá trích.
31.Tháp sinh thái dùng mô tả số lượng cá thể, sinh khối, hoặc năng lượng ở các bậc dinh dưỡng khác nhau trong hệ sinh thái. Thường các giá trị ở bậc dinh dưỡng cao nhỏ hơn so với bậc dinh dưỡng đứng trước nó. Có trường hợp tháp lộn ngược, điều không đúng về các điều kiện dẫn tới tháp lộn ngược là tháp:
A. sinh khối, trong đó vật tiêu thụ có chu kì sống rất ngắn so với vật sản xuất;
B. số lượng, trong đó khối lượng cơ thể của sinh vật sản xuất lớn hơn vài bậc so với khối lượng cơ thể của sinh vật tiêu thụ;
C. số lượng, trong đó ở sinh vật tiêu thụ bậc 1 có một loài đông đúc chếm ưu thế;
D. sinh khối, trong đó vật sản xuất có chu kỳ sống rất ngắn so với vật tiêu thụ. 
32. Hình sau mô tả tháp sinh thái sinh khối của các hệ sinh thái dưới nước và hệ sinh thái trên cạn:
 1 2 3 4 5
Trong số các tháp sinh thái trên, tháp sinh thái thể hiện các bậc dinh dưỡng của hệ sinh thái dưới nước là 
	A. 1, 2, 3, 4 	B. 1, 2, 3, 5 	C. 1, 3, 4, 5 	D. cả 5 
33. Hình sau mô tả tháp sinh thái sinh khối của các hệ sinh thái dưới nước và hệ sinh thái trên cạn:
 1 2 3 4 5
Trong số các tháp sinh thái trên, tháp sinh thái thể hiện các bậc dinh dưỡng của hệ sinh thái trên cạn là 
	A. 1, 2, 3, 4 	B.1, 2, 3, 5 	C. 1, 3, 4, 5 	D. cả 5 
34. Hình sau mô tả tháp sinh thái sinh khối của các hệ sinh thái dưới nước và hệ sinh thái trên cạn:
 1 2 3 4 
Trong số các tháp sinh thái trên, thể hiện một hệ sinh thái bền vững nhất là tháp
	A. 1 	B. 2 	C. 3 	D. 4
35. Trong các hệ sinh thái, bậc dinh dưỡng của tháp sinh thái được kí hiệu là A, B, C, D và E. Sinh khối ở mỗi bậc là: A = 200 kg/ha; B = 250 kg/ha; C = 2000 kg/ha; D = 30 kg/ha; E = 2 kg/ha. Các bậc dinh dưỡng của tháp sinh thái được sắp xếp từ thấp lên cao, theo thứ tự như sau:
	Hệ sinh thái 1: A " B " C " E	Hệ sinh thái 2: A " B " D " E
	Hệ sinh thái 3: C " A " B " E	Hệ sinh thái 4: E " D " B " C
	Hệ sinh thái 5: C " A " D " E	
	Trong các hệ sinh thái trên
	Hệ sinh thái bền vững là:
	A. 1, 2. 	B. 2, 3. 	C. 3, 4. 	D. 5.
	Hệ sinh thái kém bền vững là:
	A. 1. 	B. 2. 	C. 3. 	D. 4, 5.
	Hệ sinh thái không tồn tại là:
	A. 1, 4. 	B. 2. 	C. 3. 	D. 4, 5.
36. Hệ sinh thái bền vững nhất khi:
A. sự chênh lệch về sinh khối giữa các bậc dinh dưỡng lớn nhất.	B. sự chênh lệch về sinh khối giữa các bậc dinh dưỡng tương đối lớn. 
C. nguồn dinh dưỡng giữa các bậc chênh lệch nhau ít nhất.	D. nguồn dinh dưỡng giữa các bậc chênh lệch nhau tương đối ít.
37. Hệ sinh thái kém bền vững nhất khi:
A. sự chênh lệch về sinh khối giữa các bậc dinh dưỡng lớn nhất.
B. sự chênh lệch về sinh khối giữa các bậc dinh dưỡng tương đối lớn. 
C. nguồn dinh dưỡng giữa các bậc chênh lệch nhau ít nhất.
D. nguồn dinh dưỡng giữa các bậc chênh lệch nhau tương đối ít 
38. Thành phần cấu trúc hệ sinh thái tự nhiên khác hệ sinh thái nhân tạo: 
A. thành phần loài phong phú, số lợng cá thể nhiều...	B. kích thước cá thể đa dạng, các cá thể có tuổi khác nhau....
C. có đủ sinh vật sản xuất, tiêu thụ và phân giải, phân bố không gian nhiều tầng...	D. cả A, B, C. 
39.Từ một rừng lim sau một thời gian biến đổi thành rừng sau sau là diễn thế:
 	A. nguyên sinh. 	B. thứ sinh. 	C. liên tục. 	D. phân huỷ.
40. Số lượng cá thể của các loài sinh vật trên xác một con gà là diễn thế:
	A. nguyên sinh. 	B. thứ sinh. 	C. liên tục. 	D. phân huỷ.
41. Quá trình hình thành một ao cá tự nhiên từ một hố bom là diễn thế:
	A. nguyên sinh. 	B. thứ sinh. 	C. liên tục. 	D. phân huỷ.
42. Các thành phần nào thuộc cấu trúc của hệ sinh thái? 
	(1) sinh vật sản xuất 	(2) sinh vật tiêu thụ. 	(3) sinh vật phân giải 	(4) các chất vô cơ 	
	(5) các chất kích thích 	(6) các chất hữu cơ (7) các enzim và các chất xúc tác 	(8) các yếu tố khí hậu. 
	Phương án đúng là: 
	A. 1, 2, 3, 4, 6, 8 	B. 1, 2, 3, 4, 5 	C. 2, 3, 4, 5, 7 	D. 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8
43. Mặt trăng có phải là một hệ sinh thái không?
A. Không vì không có sinh vật sống ở đó. 	B. Không vì không có đầy đủ các chất vô cơ và hữu cơ. 
C. Không vì mặt trăng nhiệt độ thấp, quanh năm lạnh. 	D. Không và ở đó không có nước.
44. Tại sao có thể coi một giọt nước lấy từ ao hồ là một hệ sinh thái? 
A. Vì nó có hầu hết các yếu tố của một hệ sinh thái. 	B. Vì thành phần chính là nước. 
C. Vì nó chứa rất nhiều động vật thuỷ sinh. 	D. Vì nó chứa nhiều động vật, thực vật và vi sinh vật.
45. Sinh vật hoại sinh trả lại cacbon cho khí quyển nhờ quá trình nào? 
	A. Quá trình phân giải. 	B. Quá trình chuyển hoá vật chất. 	C. Quá trình chuyển hoá năng lượng. 	D. Quá trình quang hợp.
46. Trong cấu trúc hệ sinh thái, thực vật thuộc nhóm: 
	A. sinh vật sản xuất. 	B. sinh vật tiêu thụ. 	C. sinh vật phân giải. 	D. sinh vật bậc cao.
47. Các quá trình chủ yếu trong chu trình cacbon là:
 	 (1) sự đồng hoá CO2 khí quyển trong quang hợp. (2) trả CO2 cho khí quyển do hô hấp của động vật và thực vật. 
 (3) trả CO2 cho khí quyển do hoạt động hô hấp của vi sinh vật hiếu khí. 
	 (4) vi sinh vật phân giải xác động thực vật chứa cacbon. Phương án đúng là: 
	A. 1, 2, 3, 4	B. 1, 2, 3	C. 1, 3, 4 	D. 2, 3, 4
48. Vi khuẩn cộng sinh trong nốt sần cây họ đậu tham gia vào chu trình nào? 
	A. Chu trình nitơ. 	B. Chu trình cacbon. 	C. Chu trình photpho. 	D. Chu trình nước.
49. Hiệu ứng nhà kính là kết quả của: 
A. tăng nồng độ CO2. 	B. tăng nhiệt độ khí quyển. 	C. giảm nồng độ O2. 	D. làm thủng tầng ôzôn.
50. Quan sát một tháp sinh khối, chúng ta có thể biết được những thông tin nào sau đây? 
A. Mức độ dinh dưỡng ở từng bậc và toàn bộ quần xã. 	B. Các loài trong chuỗi và lưới thức ăn.
C. Năng suất của sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng. 	D. Quan hệ giữa các loài trong quần xã
51. Kiểu hệ sinh thái nào sau đây có đặc điểm: năng lượng mặt trời là năng lượng đầu vào chủ yếu, được cung cấp thêm một phần vật chất và có số lượng loài hạn chế? 
A. Hệ sinh thái nông nghiệp. 	B. Hệ sinh thái biển. 
C. Hệ sinh thái thành phố. 	D. Hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới.

Tài liệu đính kèm:

  • docTracnghiem on tap SH12HK2co dap an.doc