Trắc nghiệm Sinh học 12 – chương trình ôn thi tốt nghiệp - Các qui luật di truyền

Trắc nghiệm Sinh học 12 – chương trình ôn thi tốt nghiệp - Các qui luật di truyền

CÁC QUI LUẬT DI TRUYỀN

Câu 1. Phương pháp được đáo của Menđen trong việc nghiên cứu tính quy luật của hiện tượng di truyền là:

a. lai giống

b. phân tích các thế hệ lai

c. lai phân tích

d. sử dụng xác suất thống kê

Câu 2. Dòng thuần về một tính trạng là:

a. dòng có đặc tính di truyền đồng nhất và ổn định. Các thế hệ con cháu không phân li có kiểu hình giống bố me

b. đồng hợp về kiểu gen và đồng nhất về kiều hình

c. dòng luôn có kiểu gen đồng hợp trội

d. cả a, b

 

doc 2 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1205Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Trắc nghiệm Sinh học 12 – chương trình ôn thi tốt nghiệp - Các qui luật di truyền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÁC QUI LUẬT DI TRUYỀN
Câu 1. Phương pháp được đáo của Menđen trong việc nghiên cứu tính quy luật của hiện tượng di truyền là:
lai giống
phân tích các thế hệ lai
lai phân tích
sử dụng xác suất thống kê
Câu 2. Dòng thuần về một tính trạng là:
dòng có đặc tính di truyền đồng nhất và ổn định. Các thế hệ con cháu không phân li có kiểu hình giống bố me
đồng hợp về kiểu gen và đồng nhất về kiều hình
dòng luôn có kiểu gen đồng hợp trội
cả a, b
Câu 3. Cơ sở tế bào học của quy luật phân li của Menđen là:
sự tự nhân đôi của NST ở kì trung gian và sự phân li đồng đều của NST ở kì sau của quá trình giảm phân
sự tự phân li độc lập của các cặp NST tương đồng (dẫn đến sự phân li độc lập của các gen tương ứng) tạo các giao tử và tổ hợp ngẫu nhiên của các giao tử trong thụ tinh
sự phân li đồng đều của cặp NST tương đồng trong giảm phân
sự tự nhân đôi, phân li của các NST trong giảm phân
Câu 4. Lai phân tích là phép lai:
giữa hai cơ thể có tính trạng tương phản
giữa hai cơ thể thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản
giữa cơ thể mang tính trạng trội với cơ thể mang tính trạng lặn để kiểm tra kiểu gen
giữa cơ thể mang tính trạng trội với cơ thể mang tính trạng lặn tương phản để kiểm tra kiểu gen
Câu 5. Cặp phép lai nào sau đây là phép lai thuận nghịch?
♀AA x ♂aa và ♀Aa x ♂aa
♀Aa x ♂aa và ♀aa x ♂AA
♀AABb x ♂aabb và ♀AABb x ♂aaBb
♀AABB x ♂aabb và ♀aabb x ♂AABB
Câu 6. Trong các trường hợp trội không hoàn toàn. Tỷ lệ kiểu gen, kiểu hình của phép lai P: Aa x Aa lần lượt là:
1 : 2 : 1 và 1 : 2 : 1
3 : 1 và 1 : 2 : 1
1 : 2 : 1 và 3 : 1
3 : 1 và 3 : 1
Câu 7. Khi cho cây hoa màu đỏ lai với cây hoa màu trắng được F1 toàn hoa màu đỏ. Cho rằng mỗi gen quy định một tính trạng. Kết luận nào sau đây được rút ra từ phép lai trên?
đỏ là tính trạng trội hoàn toàn
P thuần chủng
F1 dị hợp tử
Cả a, b, c
Câu 8. Nội dung chủ yếu của quy luật phân li độc lập là:
ở F2, mỗi cặp tính trạng xét riêng rẽ đều phân li theo tỷ lệ 3 : 1
sự phân li của cặp gen này phụ thuộc vào cặp gen khác dẫn đến sự di truyền của các tính trạng phụ thuộc vào nhau
sự phân li của cặp gen này không phụ thuộc vào cặp gen khác dẫn đến sự di truyền riêng rẽ của mỗi cặp tính trạng
nếu P khác nhau về n cặp tính trạng tương phản thì phân li kiểu hình ở F2 là(3+1)n
Câu 9. Điều kiện quan trọng nhất của PLĐL là:
bố mẹ phải thuần chủng về tính trạng đem lai
tính trạng trội phải trội hoàn toàn
số lượng cá thể phải đủ lớn
các cặp gen quy định các cặp tính trạng nằm trên các cặp NST khác nhau
Câu 10. Ở một loài thực vật, khi lai giữa hai dạng hoa đỏ thuần chủng với dạng hoa trắng thuần chủng được F1 toàn hoa màu hồng. Khi cho F1 tự thụ phấn ở F2 thu được tỷ lệ: 1 đỏ thẫm : 4 đỏ tươi : 6 hồng : 4 đỏ nhạt : 1 trắng. Quy luật di truyền nào đã chi phối phép lai trên?
tương tác át chế giữa các gen không alen
tương tác bổ trợ giữa các gen không alen
tương tác cộng gộp giữa các gen không alen
phân li độc lập
Câu 11. Ý nghĩa của liên kết gen là gì?
hạn chế sự xuất hiện các biến dị tổ hợp
đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng
làm tăng các biến dị tổ hợp
cả a và b
Câu 12. Muốn phân biệt di truyền liên kết hoàn toàn với di truyền đa hiệu người ta sử dụng phương pháp:
lai phân tích
gây đột biến
cho trao đổi chéo
cả ba và c
Câu 13. Hiện tượng HVG có đặc điểm:
các gen trên một NST thì phân li cùng nhau trong quá trình phân bào hình thành nhóm gen liên kết
trong quá trình giảm phân phát sinh giao tử, hai gen tương ứng trên một cặp NST tương đồng có thể đổi chỗ cho nhau
khoảng cách giữa hai gen càng lớn thì tần số hoán vị gen càng cao
cả b và c
Câu 14. Ý nghĩa của HVG là:
làm tăng các biến dị tổ hợp
các gen quý nằm trên các NST khác nhau có thể tổ hợp với nhau thành nhóm gen liên kết mới
ứng dụng lập bản đồ di truyền
cả a, b, c
Câu 15. Một tế bào có kiểu gen khi giảm phân bình thường thực tế cho bao nhiêu loại giao tử?
1
2
4
8
Câu 16. Một cơ thể có kiểu gen khi giảm phân có trao đổi chéo xẩy ra có thể cho tối đa mấy loại trứng?
2
4
8
16
Câu 17. Trong trường hợp mỗi gen quy định một tính trạng, tính trạng trội hoàn toàn, các gen liên kết hoàn toàn. Kiểu gen khi lai phân tích sẽ cho thế hệ lai có tỷ lệ kiểu hình là:
3 : 3 : 1 : 1
1 : 1 : 1 : 1
1 : 2 : 1
3 : 1
Câu 18. Khi cho P dị hợp tử về 2 cặp gen không alen (mỗi gen quy định một tính trạng) lai phân tích. Tần số hoán vị gen được tính bằng:
phần trăm số cá thể có HVG trên tổng số cá thể thu được trong phép lai phân tích
phần trăm số cá thể mang kiểu hình giống P trên tổng số cá thể thu được trong phép lai phân tích
phần trăm số cá thể có kiểu hình khác P trên tổng số cá thể thu được trong phép lai phân tích
phần trăm số cá thể có kiểu hình trội
Câu 19. Loại tế bào nào sau đây có chứa NST giới tính?
giao tử
tế bào sinh dưỡng
tế bào sinh dục sơ khai
cả a, b, c
Câu 20. Sự hình thành các tính trạng giới tính trong đời cá thể chịu sự chi phối của yếu tố nào?
sự tổ hợp của NST giới tính trong thụ tinh
ảnh hưởng của môi trường và các hoocmon sinh dục
do NST mang gen quy định tính trạng
cả a, b, c
Câu 21. Ở loài giao phối, cơ sở vật chất chủ yếu quy định tính trạng của mỗi cá thể là:
nhân của giao tử
tổ hợp NST trong nhân của hợp tử
bộ NST trong tế bào sinh dục
bộ NST trong tế bào sinh dưỡng
Câu 22. Ở chim và bướm, NST giới tính của cá thể đực thuộc dạng:
đồng giao tử
dị giao tử
XO
XXY
Câu 23. hiện tượng di truyền thẳng liên quan đến trường hợp nào sau đây?
gen trội nằm trên NST thường
gen lặn nằm trên NST thường
gen nằm trên NST Y
gen nằm trên NST X
Câu 24. Bệnh nào sau đây là do gen lặn di truyền liên kết với giới tính quy định?
bệnh bạch tạng
điếc di truyền
thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm
mù màu
Câu 25. Cở sở tế bào học của hiện tượng di truyền liên kết với giới tính là:
các gen quy định các tính trạng thường nằm trên NST giới tính
sự phân li, tổ hợp của các cặp NST giới tính dẫn đến sự phân li, tổ hợp của các gen quy định các tính trạng thường nằm trên NST giới tính
sự phân li, tổ hợp của NSt giới tính dẫn đến sự phân li, tổ hợp của các gen quy định tính trạng giới tính
sự phân li độc lập, tổ hợp tự do của các NST thường
Câu 26. Ý nghĩa của di truyền liên kết với giới tính là gì?
giải thích được một số bệnh, tật di truyền liên quan đến NST giới tính như bệnh mù màu, bệnh máu khó đông
có thể sớm phân biệt được cá thể được, cái nhờ ccs gen quy định tính trạng thường liên kết với giới tính
chủ định sinh con theo ý muốn
cả a và b
Câu 27. Hiện tượng di truyền theo dòng mẹ liên quan với trường hợp nào sau đây?
gen trên NST X
gen trên NST Y
gen trong TBC
gen trên NST thường
Câu 28. Để xác định một tính trạng nào đó do gen trong nhân hay gen ở TBC quy định, người ta sử dụng phương pháp nào?
lai gần
lai phân tích
lai xa
lai thuận nghịch
Câu 29. Dạng biến dị nào sau đây là thường biến?
bệnh máu khó đông
bệnh dính ngón tay số 2 và 3
bệnh mù màu ở người
hiện tượng co mạch máu và da tái lại ở thú khi trời rét

Tài liệu đính kèm:

  • docPHAN 2.doc