Tóm tắt kiến thức cơ bản môn Vật lý 11 nâng cao - Ôn tập học kỳ II - Trường THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm

Tóm tắt kiến thức cơ bản môn Vật lý 11 nâng cao - Ôn tập học kỳ II - Trường THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm

1. Từ trường:

 + Tồn tại xung quanh hặt mang điện chuyển động.

 + Tác dụng lực từ lên hạt mang điện khác chuyển động trong nó(hay nam châm, dòng điện)

 + Đường sức từ:

 - Mỗi điểm trong từ trường, chỉ cẽ được 1 đường sức từ.

 - Là những đường cong kín (Nam châm: ra Bắc (N) và Nam (S))

 - Không cắt nhau.

 - Qui ước: vẽ mau ở nơi có B lớn, thưa ở nơi B nhỏ.

 2. Cảm ứng từ

 + Đặc trưng cho từ trường về mặt tác dụng lực từ

 + Vectơ cảm ứng từ: Điểm đặt: tại điểm khảo sát.

 Phương: trùng với trục của nam châm thử.

 Chiều: từ cực Bắc (N) → cực Nam (S)

 Độ lớn:

 Với: F: lực từ tác dụng lên đoạn dây mang dòng điện đặt trong từ trường (N)

 I: cường độ dòng điện chạy qua đoạn dây dẫn (A)

 l: chiều dài đoạn dây dẫn đặt trong từ trường (m)

 

doc 8 trang Người đăng dung15 Lượt xem 1175Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tóm tắt kiến thức cơ bản môn Vật lý 11 nâng cao - Ôn tập học kỳ II - Trường THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm
Tổ Vật lý
MÔN VẬT LÝ 11 NÂNG CAO
ÔN TẬP HK II
eóf
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
	I. TỪ TRƯỜNG
	1. Từ trường:
 + Tồn tại xung quanh hặt mang điện chuyển động.
 + Tác dụng lực từ lên hạt mang điện khác chuyển động trong nó(hay nam châm, dòng điện)
 + Đường sức từ:
 - Mỗi điểm trong từ trường, chỉ cẽ được 1 đường sức từ.
 - Là những đường cong kín (Nam châm: ra Bắc (N) và Nam (S))
 - Không cắt nhau.
 - Qui ước: vẽ mau ở nơi có B lớn, thưa ở nơi B nhỏ.
	2. Cảm ứng từ
 + Đặc trưng cho từ trường về mặt tác dụng lực từ
 + Vectơ cảm ứng từ: 	Điểm đặt: tại điểm khảo sát.
	Phương: trùng với trục của nam châm thử.
	Chiều: từ cực Bắc (N) → cực Nam (S)
	Độ lớn: 
 Với: F: lực từ tác dụng lên đoạn dây mang dòng điện đặt trong từ trường (N)
 I: cường độ dòng điện chạy qua đoạn dây dẫn (A)
 l: chiều dài đoạn dây dẫn đặt trong từ trường (m)
Dạng đường sức từ
Chiều của đường sức từ / 
Độ lớn 
Dòng điện thẳng
+ Các đường tròn đồng tâm nằm trong mp vuông góc d.điện (dd)
+ Tâm là giao điểm của mp với d.điện (dd)
Qui tắc nắm tay phải (đinh ốc 1):
+ Ngón cái → chiều I
+ Cổ tay → ngón tay khác: → chiều 
r: khoảng cách từ điểm ks đến dđ (m)
Dòng điện tròn ( khung dây tròn)
+ Các đường cong nằm trong mp vuông góc mp khung dây.
+ Đường qua tâm là đường thẳng. 
Qui tắc nắm tay phải (đinh ốc 2):
+ Ngón cái → chiều 
+ Cổ tay → ngón tay khác: → chiều I
R: bán kính khung dây (vòng dây) (m)
Ống dây
+ Bên trong: các đường s.song trục ống dây và cách đều nhau.
+ Bên ngoài: các đường cong tương tự nam châm thẳng.
Qui tắc nắm tay phải (đinh ốc 2)
: số v.dây/1m chiều dài ống dây.
	3. Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường
 Điểm đặt: tại trung điểm đoạn dây.
	Phương: 
	Chiều: quy tắc bàn tay trái ( lòng bàn tay → hứng ; cổ tay đến các ngón tay → dòng điện; ngón cái 
	choãi 90º → )
	Độ lớn: với 
	4. Lực từ tác dụng lên khung dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường	
	 + Momen ngẫu lực từ: 
 Với : góc hợp bởi với vecto pháp tuyến của khung dây.
 : góc hợp bởi với mp khung dây 
 N: số vòng dây của khung dây
 B: từ trường mà khung dây dẫn được đặt vào (T)
 I: cường độ dòng điện qua khung dây (A)
 S: diện tích khung dây (m2)
 + Lưu ý:
 =90º → mp khung dây : 
 =0º→ mp khung dây: M = 0: khung dây không quay → trạng thái cân bằng (bền hoặc không bền)
 	 + Ứng dụng: động cơ điện, điện kế khung quay,
	5. Lực lorentz
 + Lực từ tác dụng lên hạt mang điện chuyển động trong từ trường.
	 + Điểm đặt: tại hạt mang điện đang xét.
	Phương: 
	Chiều: qui tắc bàn tay trái (lòng bàn tay → hứng ; cổ tay đến các ngón tay → ; ngón cái 
	 	choãi 90º → (q>0); ngược chiều (q<0))
	Độ lớn: , với 
	+ Ứng dụng: ống phóng điện tử.
	6. Tương tác giữa hai dây dẫn mang dòng điện
 + hút nhau
 + đẩy nhau
 + Độ lớn lực tương tác: 
 Với r: khoảng cách hai dây dẫn (m)
 l: chiều dài dây dẫn (m)
	7. Sự từ hóa các chất. Sắt từ.
 + Chất thuận từ và nghịch từ: tính từ hóa yếu.
 + Chất sắt từ: tính từ hóa mạnh.
 Ứng dụng: nam châm vĩnh cửu, nam châm điện → máy ghi âm, cần cẩu điện, đóng mở cửa tủ lạnh,
	8. Từ trường trái đất.
	+ Độ từ thiên (D): góc lêch giữa kinh tuyến từ và kinh tuyến địa lí.
	+ Độ từ khuynh (I): góc hợp bởi kim nam châm của la bàn từ khuynh và mặt phẳng nằm ngang.
	II. CẢM ỨNG TỪ.
Từ thông: ; Đơn vị: Vêbe (Wb)
	Với : góc hợp bởi với vecto pháp tuyến của khung dây (mạch điện kín)
 N: số vòng của khung dây 
 B: cảm ứng từ của từ trường qua khung dây
 S: diện tích khung dây
	2. Hiện tượng cảm ứng điện từ.
	+ Dòng điện cảm ứng: dòng điện xuất hiện trong mạch kín khi có sự biến đổi từ thông qua mạch điện kín → suất điện động cảm ứng → hiện tượng cảm ứng điện từ.
	+ Định luật Lentz: dòng điện cảm ứng có chiều sao cho từ trường mà nó sinh ra chống lại nguyên nhân sinh ra nó.
 : 
	 : 
	+ Định luật Faraday: 
	: tốc độ biến thiên từ thông.
	+ Đoạn dây chuyển động trong từ trường.
 * Chiều dòng điện: qui tắc bàn tay phải ( lòng bàn tay → hứng ; ngón cái choãi 90º → ; cổ tay (M) đến các ngón tay (N)→ dòng điện ( M: cực âm, N: cực dương))
	* Suất điện động cảm ứng: 
 Với : góc hợp bởi vecto vận tốc và cảm ứng từ.
 l: chiều dài đoạn dây (m)
 	 v: vận tốc của đoạn dây (m/s)
	 * Ứng dụng: máy phát điện 
	+ Dòng điện Fu cô.
	- Sinh ra trong khối vật dẫn khi nó chuyển động trong từ trường hay đặt trong từ trường biến đổi theo thời gian.
	- Tác dụng:
	* Có hại: lõi sắt trong máy biến thế, trong động cơ,→ khắc phục: không sử dụng khối liền mà sử dụng những lá thép silic mỏng phủ lớp sơn cách điện ghép sát nhau.
 	* Có ích: tác dụng hãm trong phanh điện từ ở các xe có tải trọng lớn, kim đồng hồ nhạy,; công tơ điện.
	+ Hiện tượng tự cảm.
 	- Hiện tượng cảm ứng điện từ trong 1 mạch điện do chính sự biến đổi của dòng điện trong mạch đó gây ra.
	- Suất điện động tự cảm: 
	Với L : độ tự cảm (hay hệ số tự cảm) của mạch điện; 
	Ống dây: 
	- Năng lượng từ trường: 
	- Mật độ năng lượng từ trường: 
	III.KHÚC XẠ ÁNH SÁNG.
	 + Định luật khúc xạ ánh sáng: 
	- Tia khúc xạ nằm trong mp tới.
	- Tia tới và tia khúc xạ nằm ở 2 bên pháp tuyến tại điểm tới.
	- Đối với 2 môi trường trong suốt nhât định: hay 
	Với : chiết suất tỉ đối của môi trường (2)chứa tia khúc xạ với môi trường tới (1)
	+ Lưu ý:
	* Khi ánh sáng đi từ mt có chiết suất n1 sang môi trường n2 > n1 → luôn có tia khúc xạ ở mt 2.
	* Khi ánh sáng đi từ mt có chiết suất n1 sang môi trường n2 igh ; với ; Ứng dụng: sợi quang
	* Mối quan hệ ảnh – vật: với H: điểm tới tại mặt phân cách 2 mt; S’: ảnh của S.
	IV. CÁC DỤNG CỤ QUANG HỌC.
	1. Lăng kính
	- khối trong suốt, đồng chất, được giới hạn bởi 2 mp không song song.
	- CT : xét lăng kính có chiết suất n đặt trong không khí.
	Góc lớn	Góc nhỏ	 Góc lệch cực tiểu: 
 	- Lăng kính phản xạ toàn phần. → ống nhòm, kính tiềm vọng, 
	2. Thấu kính
	* Phân loại: thấu kính mép mỏng (TKHT) và tk mép dày (TKPK)
	* Các tia đặc biệt:
	- Tia qua quang tâm truyền thẳng.
	- Tia qua tiêu điểm vật chính (hoặc đường kéo dài)→ tia ló song song trục chính.
	- Tia song song trục chính→ tia ló qua tiêu điểm ảnh chính (hoặc đường kéo dài)
	* Độ tụ: ; Đơn vị: điốp; với f = OF=OF’: tiêu cự thấu kính (m)
	Qui ước: TKHT: D > 0; f > 0; TKPK: D < 0; f < 0
	 R1, R2 > 0: mặt lồi; R1, R2 < 0: mặt lõm; R1(hoặcR2 ) = ∞: mặt phẳng
	* CT thấu kính: 
	Với d: khoảng cách từ vật đến thấu kính (m)
	 d’: khoảng cách từ ảnh đến thấu kính (m)
	Qui ước: d > 0: vật thật trước thấu kính; d < 0: vật ảo sau thấu kính
	 d’ > 0: ảnh thật; d’ < 0: ảnh ảo	 
3. Mắt
* Cấu tạo: gồm giác mạc, thủy dịch, thể thủy tinh, dịch thủy tinh tương đương 1 thấu kính (TK) hội tụ gọi là TK mắt.
	 Tiêu cự của TK mắt có thể thay đổi được.
	 Ảnh thu đựơc là ảnh thật.
	 Màng lưới ( hay võng mạc) đóng vai trò màn ảnh. 
 Khoảng cách từ quang tâm TK đến màng lưới khoảng 17 mm (tiêu cự TK mắt)
	 Độ tụ khi không điều tiết 58,5 dp
 * Điểm cực cận và điểm cực viễn.
 + Điểm cực viễn (Cv): điểm xa nhất trên trục chính mà vật đặt tại đó, mắt nhìn rõ vật mà không cần điều tiết.
	 Tiêu điểm TK nằm trên màng lưới: fmax = OV	
	 Mắt không tật: Cv .
	 + Điểm cực cận (Cc): điểm gần nhất trên trục chính mà vật đặt tại đó, mắt nhìn rõ vật khi điều tiết cực đại.
	 Khoảng cách từ mắt đến Cc gọi là khoảng cực cận ( Đ): phụ thuộc vào độ tuổi.
Mắt bình thường: Đ 25 cm
Đ 15 cm: 30 – 40 tuổi.
Đ 40 cm: 50 tuổi.
	Khoảng từ Cc Cv: khoảng nhìn rõ của mắt.
 * Góc trông vật và năng suất phân li của mắt.
	Xét vật AB đặt vuông góc trục chính cách mắt 1 đoạn l.
 	Gọi là góc trông vật: 
	Năng suất phân li (): góc trông nhỏ nhất khi nhìn AB mà mắt có thể phân biệt được 2 điểm A, B.
	Điều kiện thấy rõ vật: 
 * Sự lưu ảnh của mắt : 	Sau khi ánh sáng kích thích trên màng lưới tắt, mắt vẫn còn có cảm giác nhìn thấy vật khoảng 0,1 giây sự lưu ảnh của mắt.
	Ứng dụng: điện ảnh. 
 @ Các tật của mắt và cách sửa.
 * Cận thị.( vẽ hình 51.1 + 51.2)
	 Đặc điểm: nhìn xa kém. Đ < 25 cm
	+ Điểm cực viễn (Cv): cách mắt 1 khoảng không lớn ( khoảng 2m trở lại).
	+ Điểm cực cận (Cc): gần mắt hơn bình thường 
	+ Khi không điều tiết, tiêu điểm trước màng lưới.
	 Cách khắc phục: 2 cách
	+ Dùng TK phân kì có độ tụ thích hợp đeo trước mắt hay gắn sát giác mạc.
	+ Phẫu thuật giác mạc thay đổi độ cong giác mạc.
	 Tác dụng của TK phân kì:
	+ Ảnh của vật ở hiện lên trong khoảng nhìn rõ của mắt ( tốt nhất là Cv tiêu diện ảnh của TK).
	+ Tiêu cự TK: 
 * Viễn thị. ( vẽ hình 51.3 + 51.4)
	 Đặc điểm: nhìn gần kém. Đ > 25 cm
	+ Điểm Cc: xa mắt hơn bình thường.
	+ Khi không điều tiết, tiêu điểm sau màng lưới.
	+ Nhìn ở , mắt phải điều tiết.
	 Cách khắc phục: 2 cách
	+ Dùng TK hội tụ có độ tụ thích hợp đeo trước mắt hay gắn sát giác mạc.
	+ Phẫu thuật giác mạc thay đổi độ cong giác mạc.
	 Tác dụng của TK hội tụ:
	+ Ảnh của vật ở qua TK nằm ở Cc , ảnh này là ảnh ảo, xa mắt hơn vật.
	+ Nhìn ở mắt ít điều tiết. 
 * Lão thị.
	 Đặc điểm: nhìn gần kém.
	+ Đối tượng: người lớn tuổi ( 40 tuổi ).
	+ Khoảng cực cận Đ tăng lên.
	+ Điểm Cc xa mắt hơn bình thường ( lúc trẻ).
	 Cách khắc phục: 2 cách
	+ Dùng TK hội tụ có độ tụ thích hợp đeo trước mắt hay gắn sát giác mạc.
	+ Phẫu thuật giác mạc thay đổi độ cong giác mạc.
	 Nếu lúc trẻ cận thị đeo kính 2 tròng ( phần trên là TKPK, phần dưới là TKHT).
 @ Lưu ý:
 * Ngắm chừng ở Cc: 
 Vật thật AB ảnh ảo A’B’ ở Cc
 * Ngắm chừng ở Cv:
 Vật thật AB ảnh ảo A’B’ ở Cv
 4. Kính lúp.
	+ Kính lúp: là 1 kính hội tụ có tiêu cự nhỏ ( vài cm).
 + Công dụng: bổ trợ cho mắt, làm tăng góc trông ảnh bằng cách tạo ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật.
 + Số bội giác của kính lúp (G).
 ( vẽ hình 52.1)
	 + Số bội giác: tỉ số giữa góc trông ảnh qua dụng cụ quang và góc trông trực tiếp vật khi vật đặt ở điểm cực cận. ; Do và rất nhỏ 
 Mà và ;với 
 + Ngắm chừng ở Cc: 
 + Ngắm chừng ở Cv: 
 Ngắm chừng ở vô cực, số bội giác của kính không phụ thuộc vào vị trí đặt mắt.
 5. Kính hiển vi: 	
 Cấu tạo:
 + Vật kính (gần vật): TKHT tiêu cự rất ngắn (vài mm).
 + Thị kính (gần mắt): TKHT tiêu cự ngắn ( vài cm) kính lúp.
 Khoảng cách 2 kính không đổi.
 Ngắm chừng: AB rất nhỏ ảnh thật A1B1 ảnh ảo A2B2 trong khoảng nhìn rõ của mắt.
 Thay đổi khoảng cách từ vật đến vật kính đưa toàn bộ ống kính lên hay xuống sao cho mắt nhìn rõ vật nhất.
 Số bội giác của kính hiển vi
 Ta có: ;  ; ; với 
 + Ngắm chừng ở Cc: nên 
 + Ngắm chừng ở vô cực: 
 Gọi : độ dài quang học của kính hiển vi. 
B. BÀI TẬP.
	1. Một dây dẫn có vỏ bọc cách điện, dài 300m, được quấn đều thành một ống dây có chiều dài 80cm, đường kính 20 cm. Tính cảm ứng từ trong ống dây khi có dòng điện 0,5A chạy qua.
	2. Một dây dẫn dài, đặt trong không khí có dòng điện cường độ 20A chạy qua.
	a) Tính cảm ứng từ tại điểm M cách dòng điện 10cm.
	b) Khoảng cách từ điểm N đến dòng điện là bao nhiêu nếu cảm ứng từ tại N là 8.10-5 T?
	c) Tìm những điểm tại đó cảm ứng từ bằng phân nửa giá trị đã tính ở câu a.
	3. Hai dây dẫn thẳng dài D1, D2 đặt song song trong không khí cách nhau 10cm có dòng điện chạy qua cùng chiều và cùng có cường độ 2,4A. Tính cảm ứng từ tại:
	a) M cách D1 và D2 một khoảng 5cm.
	b) N cách D1 20 cm, cách D2 10 cm.
	c) P cách D1 8cm, cách D2 6cm.
	d) Q cách đều hai dây dẫn và không nằm trong mặt phẳng chứa 2 dây dẫn.
	e) Làm lại các câu a,b,c,d trong trường hợp 2 dòng điện chạy ngược chiều. 
	4. Hai dây dẫn thẳng, dài vô hạn trùng với hai trục tọa độ vuông góc xOy. Dòng điện qua 2 dây Ox, Oy lần lượt là 2 A và 5 A. Hãy xác định:
	a) Cảm ứng từ tại điểm A có tọa độ (2,4) (cm).
	b) Tập hợp các điểm có cảm ứng từ bằng 0.
	5. Một sợi dây dẫn rất dài căng thẳng , ở giữa uốn thành một vòng tròn như hình. Bán kính vòng tròn 6cm. Cho cường độ dòng điện 3,75A chạy qua dây, xác định cảm ứng từ tại tâm của vòng tròn.
	6. Một đoạn dây dẫn đồng chất có khối lượng 10g, dài 30m. Đầu trên của đoạn dây được treo vào điểm O và có thể quay tự do quanh O. Đầu dưới của dây chạm vào thủy ngân đựng trong một chiếc chậu. Khi cho dòng điện có cường độ 8A chạy qua đoạn dây và đặt toàn bộ đoạn dây trong từ trường đều có phương nằm ngang thì đoạn dây bị lệch khỏi phương thẳng đứng một góc 5º. Xác định cảm ứng từ của từ trường đều.
	7. Thanh kim loại MN có chiều dài 10cm, khối lượng 10g được treo nằm ngang bằng 2 dây mảnh AM,BN. và đặt trong từ trường đều nằm ngang vuông góc dây dẫn như hình vẽ và có B = 0,1T.
	a) Để sức căng dây bằng 0 thì dòng điện qua thanh MN bằng bao nhiêu và theo chiều nào?
	b) Đổi chiều dòng điện thì sức căng dây bằng bao nhiêu? Cho dây dài 20cm.
	c) Nếu thẳng đứng hướng lên, khi dòng điện I chạy qua đoạn dây dịch chuyển đên vị trí cân bằng mới, 2 dây treo hợp với phương thẳng một góc bao nhiêu?
	8. Khung dây hình chữ nhật diện tích 20cm2 gồm 50 vòng dây. Khung dây đặt thẳng đứng trong từ trường đều có nằm ngang B = 0,2T. Cho dòng điện 1A chạy qua. Tính momen lực đặt lên khung khi:
	a) song song mặt phẳng khung dây.
	b) vuông góc mp khung dây.
	c) hợp với mp khung dây 1 góc 30º.
	9.Cho 3 dây dẫn thẳng dài đặt song song với nhau và có dòng chạy qua theo chiều như sau: , 3 dây cách đều nhau 1 đoạn 4cm. Cho 	. Tính lực tác dụng lên mỗi mét dây của dòng điện 
	10. Ba dây dẫn thẳng dài đặt song song trong cùng một mp thẳng đứng và dây 2 cách đều dây 1, dây 3 1 khoảng a = 5cm. Dây 1 và 3 được giữ cố định, dây 2 tự do có đi qua. Tìm chiều dịch chuyển của dây 2 và lực tác dụng lên 1m dây 2 khi nó bắt đầu chuyển động nếu I2 có chiều:
	a) Đi lên
	b) Đi xuống.
	11. Một điện tích có khối lượng 1,6. , có điện tích chuyển động vào từ trường đều B = 0,4T với vận tốc .Biết .
	a) Tính bán kính quỹ đạo của điện tích.
	b) Một điện tích thứ 2 có khối lượng 9,6. , điện tích khi bay vuông góc vào từ trường trên sẽ có bán kính quỹ đạo gấp 2 lần điện tích thứ nhất. Tính vận tốc điện tích thứ 2.
	12. Một proton bay vào trong từ trường đều có độ lớn B = 0,5T với vận tốc ban đầu , .
	a) Tính lực Lorentz tác dụng lên proton.
	b) Xác định quỹ đạo của proton trong từ trường (quỹ đạo + bán kính quỹ đạo)
	c) Lực Lorentz này có thực hiện công không.
	d) Khi ra khỏi vùng từ trường, proton đạt vận tốc bao nhiêu?
	13. Vòng dây có diện tích 100cm2 đặt trong từ trường đều B = 0,1T sao cho mp khung vuông góc .
	a) Xác định từ thông qua vòng dây.
	b) Quay khung 1 góc 90º. Xác định từ thông qua vòng dây lúc này và độ biến thiên từ thông qua vòng dây.
	14. Một vòng dây đồng có đường kính 20cm, tiết diện dây 0,5mm2 đặt vào trong từ trường đều có cảm ứng từ vuông góc mp vòng dây. Tính tốc độ biến thiên cảm ứng từ qua vòng dây để dòng điện xuất hiện trong vòng dây là 2A. Cho điện trở suất của đồng là 1,75. .
	15. Một vòng dây tròn đường kính 10cm, điện trở 0,1Ω đặt nghiêng 1 góc 60º với của từ trường đều. Xác định suất điện động cảm ứng, độ lớn và chiều của dòng điện xuất hiện trong vòng dây trong thời gian 0,029s khi:
	a) Từ trường giảm đều từ 0,4T xuống 0.
	b) Từ trường tăng đều từ 0,1T xuống 0,5T.
	c) Từ trường không đổi 0,4T nhưng quay đều vòng dây đến vị trí trùng với mp vòng dây.
	16. Cho mạch điện như hình vẽ, E = 1,2V, r = 1Ω, MN = 40cm, RMN = 3Ω. vuông góc với khung dây, B = 0,4T. Bỏ qua điện trở của các phần còn lại của khung dây. Thanh MN có thể trượt không ma sát trên 2 thanh ray.
	a) Thanh MN chuyển động đều sang phải với vận tốc 2m/s. Tìm dòng điện qua mạch và lực từ tác dụng vào thanh MN.
	b) Để không có dòng điện qua mạch, MN phải chuyển động theo hướng nào ? Vận tốc là bao nhiêu?
	17. Một ống dây dài 50cm, bán kính 1cm, gồm 800 vòng dây đặt trong không khí. Dòng điện qua ống dây là 2A. Tính:
	a) Hệ số tự cảm của ống dây.
	b) Từ thông gởi qua tiết diện ngang của ống.
	c) Năng lượng từ trường trong ống.
	18. Một ống dây dài 50cm, tiết diện 20 cm2 đặt trong không khí. Biết rằng cứ trong thời gian 0,01s thì cường độ dòng điện trong mạch biến thiên đều 1,5A và suất điện động tự cảm xuất hiện trong mạch là 3V. Tính số vòng của ống dây.
	19. Một dòng điện trong ống dây phụ thuộc vào thời gian theo công thức i = 0,4(5 – t), i tinh bằng A, t tính bằng s. Suất điện động tự cảm của ống dây là 0,002 V. Tính hệ số tự cảm. 
	Lưu ý: 
	 Bài tập về khúc xạ ánh sáng + lăng kính + thấu kính: xem lại BT trong sgk + bt làm thêm trên lớp.
	 Xem lại tất cả các bài tập trắc nghiệm.
	Đáp án: 
	1. 375μT; 2. a) 4.10-5 T; b) 5cm; c) 20cm. 3. a) 0; b) 7,2. 10-6 T; c) 10-5 T; 4. a) 4. 10-5 T; b) y=0,4x.; 5. 2,68. 10-5 T; 6. 3,56. 10-3 T ; 7. a) 10A; N→M; b) 0,1N; c) 45º ; 8. a) 0,02N.m; b) 0; c) N.m ;9. Song song mp chứa và có độ lớn ; 10. a) Sang phải; b) Sang trái; F = 4. ; 11. a) 2,5 cm; b) 0,66. ; 12. a) 8. ; tròn đều R = ; c) không sinh công; d) ; 13. a) hoặc - ; b) - hoặc ; 14. 1,4T/s; 15. a) ; b) ; c) ; 16. a) 0,38A; 0,06N; b) sang trái; 7,5m/s.; 17. a) 5,12. ; b) 1,28. ; c) 10,28. ; 18. 200 vòng.; 19.0,005H 

Tài liệu đính kèm:

  • docÔN TẬP HKII11nc - 2011-2012.doc