Giáo án Tập đọc - Kể chuyện, Tự nhiên & xã hội 3 - Tuần 11

Giáo án Tập đọc - Kể chuyện, Tự nhiên & xã hội 3 - Tuần 11

Tập đọc - Kể chuyện ( tiết 31, 32 )

ĐẤT QUÝ, ĐẤT YÊU

A. MĐ - YC

* Tập đọc :

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :

 - Đọc đúng rành mạch, bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.

- Hiểu ý nghĩa : đất đai Tổ quốc là thứ thiêng liêng, cao quý nhất.

* Kể chuyện :

Biết sắp xếp lại các tranh (SGK) theo đúng trình tự và kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh họa.

 

doc 16 trang Người đăng ngochoa2017 Lượt xem 1028Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc - Kể chuyện, Tự nhiên & xã hội 3 - Tuần 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập đọc - Kể chuyện ( tiết 31, 32 )
ĐẤT QUÝ, ĐẤT YÊU
A. MĐ - YC
* Tập đọc :
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :
 - Đọc đúng rành mạch, bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.
- Hiểu ý nghĩa : đất đai Tổ quốc là thứ thiêng liêng, cao quý nhất.
* Kể chuyện :
Biết sắp xếp lại các tranh (SGK) theo đúng trình tự và kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh họa.
B. HĐD - H
I. Ổn định
II. KTBC : bài " Thư gửi bà" và Trả lời câu hỏi
 Kiểm tra 2, 3 HS đọc bài Thư gửi bà, sau đó trả lời câu hỏi: trong thư, Đức kể với bà những gì? Qua bức thư, em thấy tình cảm của Đức đối với bà ntn?
III. Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. GTB : 
- Trong tranh vẽ cảnh gì?
- Quang cảnh được minh họa trong tranh là ở bờ biển của nước Ê-ti-ô-pi-a xinh đẹp, người dân ở đất nước này có một phong tục rất độc đáo đó là phong tục gì? Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu điều đó qua bài Đất quý, đất yêu.
- GV ghi tựa
2. Luyện đọc
a. GV đọc diễn cảm toàn bài
b. Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
- Đọc từng câu
+ Rút từ khó - luyện đọc 
- Đọc từng đoạn trước lớp
+ Đoạn 2: Phần 1: Từ lúc 2 người  làm như vậy
 Phần 2: còn lại
+ HD đọc câu :
Ông sai người cạo sạch đất ở đế giày của khách/ rồi mới để họ xuống tàu trở về nước.//
Tại sao các ông lại phải làm như vậy ? (Cao giọng ở từ dùng để hỏi)
Đất Ê-ti-ô-pi-a là cha, / là mẹ, / là anh em ruột thịt của chúng tôi. // (Giọng cảm động, nhấn giọng các từ ngữ in đậm)
+ Hiểu từ mới SGK : 
Đoạn 1: 
- Em hiểu thế nào là khách du lịch ? 
- Hai vị khách du lịch đến nước nào?
- Nước Ê-ti-ô-pi-a là một nước ở đâu?
- Nhà vua mời họ đi đâu?
- Em hiểu thế nào là cung điện?
Đoạn 2: 
- “Tại sao ông phải làm như vậy” đây là câu gì?
- Các em cần phải đọc đúng câu hỏi: Đọc cao giọng từ để hỏi “Tại sao”
- Trước khi ra về vua tặng cho họ những gì?
- Em hiểu thế nào là sản vật?
 Đoạn 3: 
- Sau khi nghe lời nói chân tình của viên quan, hai người khách tỏ thái độ như thế nào?
- Em hiểu thế nào là khâm phục?
 - Đọc từng đoạn trong nhóm ( chia 4 nhóm )
+ 1 HS đọc lời viên quan (ở đoạn 2) (giọng nhẹ nhàng, tình cảm)
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
- YC đọc thầm đoạn 1, trả lời :
+ Hai người khách được vua Ê-ti-ô-pi-a đón tiếp thế nào ? ( HS yếu)
- Chuyện gì xảy ra khi hai khách chuẩn bị lên tàu, chúng ta cùng tìm hiểu tiếp đoạn 2
- YC đọc thầm phần đầu đoạn 2, trả lời :
+ Khi khách sắp xuống tàu, có điều gì bất ngờ xảy ra ? ( HS yếu)
- YC HS đọc phần còn lại đoạn 2, trả lời :
+ Vì sao người Ê-ti-ô-pi-a không để khách mang đi những hạt đất nhỏ ? ( HS yếu)
GDBVMT: GV nhấn mạnh: Hạt cát tuy nhỏ nhưng là một sự vât “thiêng liêng, cao quý”, gắn bó máu thịt với người dân Ê-ti-ô-pi-a nên họ không rời xa được.
- YC 4 HS đọc nối tiếp 3 đoạn của bài, phát biểu ý kiến :
+ Theo em, phong tục trên nói lên tình cảm của người Ê-ti-ô-pi-a với quê hương như thế nào ?
( HS khá, giỏi)
4. Luyện đọc lại
- Chọn đọc mẫu đoạn 2
- Tổ chức thi đọc truyện theo vai đoạn 2
- Trên bờ biển, có hai vị khách da trắng đang nhìn một người đang cạo đất ở đế giày của mình.
- HSLL
- Đọc tiếp nối nhau mỗi em một câu ( 2 lượt ) 
- Luyện đọc
- Đọc tiếp nối nhau 2 lượt
- người đi chơi, xem phong cảnh ở phương xa
- Nước Ê-ti-ô-pi-a 
- Ở phía đông bắc châu Phi
- Vào cung điện
- nơi ở của Vua
- Câu hỏi
- Nhiều sản vật 
- vật được làm ra hoặc khai thác, thu nhặt từ thiên nhiên
- Khâm phục
- Đánh giá cao và rất kính trọng
- Đọc theo nhóm
- 4 nhóm HS tiếp nối nhau đọc ĐT 4 đoạn của bài.
+ Vua mời họ vào cung, mở tiệc chiêu đãi, tặng nhiều vật quý - tỏ ý trân trọng và mến khách.
- Cả lớp đọc thầm
+ Viên quan bảo khách dừng lại, cởi giày ra để họ cạo sạch đất ở giày rồi mới để khách xuống tàu trở về nước.
- 1 HS đọc
+ Vì người Ê-ti-ô-pi-a coi đất của quê hương họ là thứ thiêng liêng, cao quý nhất.
- 4 HS đọc tiếp nối nhau
+ Người Ê-ti-ô-pi-a rất yêu quý và trân trọng mảnh đất của quê hương. / Người Ê-ti-ô-pi-a coi đất đai của Tổ quốc là tài sản quý giá, thiêng liêng nhất/
- Cá nhân thi đọc
- HS đọc phân vai ( lời người dẫn chuyện, lời vị khách, lời viên quan )
- Nhận xét, bình chon bạn đọc hay
- Một HS đọc cả bài.
Kể chuyện
1. GV nêu nhiệm vụ : Quan sát tranh, sắp xếp lại cho đúng thứ tự câu chuyện Đất quý, đất yêu. Sau đó dựa vào tranh, kể lại từng đoạn câu chuyện.
2. HD kể lại câu chuyện theo tranh
a) Bài tập 1: 
- YC quan sát từng tranh minh hoạ (SGK)
- YC ghi kết quả vào giấy nháp
b) Bài tập 2: 
- Một HS đọc yêu cầu.
- Một HS khá, giỏi kể mẫu.
- GV nhận xét nhanh về nội dung, cách diễn đạt, cách thể hiện.
- YC từng cặp HS dựa vào tranh minh họa tập kể chuyện.
- 4 HS tiếp nối nhau thi kể 4 tranh
- YC nhận xét về: 
+ Về nội dung: Kể có đủ ý, đúng trình tự không?
+ Về diễn đạt: Nói đã thành câu chưa? Dùng từ có phù hợp không? Đã biết kể bằng lời của mình chưa?
+ Về cách thể hiện: Giọng kể có thích hợp, có tự nhiên không? Đã biết phối hợp lời kể với điệu bộ nét mặt chưa?
* Đối với HS yếu GV ghi các câu gợi ý từng đoạn HS kể:
- Đoạn 1: 
+ Ngày xưa, có hai vị khách nước nào đến du lịch?
+ Hai vị khách đi thăm những nơi nào?
+ Hai vị khách được vua nước Ê-ti-ô-pi-a đối xử như thế nào ?
+ Vua sai viên quan đưa hai vị khách đi đâu?
- Đoạn2: 
+ Khi chuẩn bị xuống tàu, viên quan yêu cầu hai vị khách làm gì?
+ Viên quan sai người làm gì ở đế giày của hai vị khách?
+ Thái độ của hai vị khách như thế nào?
+ Hai vị khách hỏi viên quan điều gì?
+ Viên quan trả lời như thế nào?
+ Người dân Ê-ti-ô-pi-a đã làm gì trên mảnh đất này?
+ Người dân Ê-ti-ô-pi-a quý mảnh đất như thế nào?
- Đoạn 3: 
+ Tấm lòng yêu quý mảnh đất của người Ê-ti-ô-pi-a khiến hai người khách như thế nào?
* HS khá, giỏi kể lại được toàn bộ câu chuyện
5. Củng cố - Dặn dò
- Tập đặt tên khác cho câu chuyện.
- YC VN kể lại câu chuyện cho người thân nghe
- Nhận xét 
- 1 HS đọc YC
- Đọc kết quả ; 1 HS lên bảng đặt lại vị trí các tranh.
* Lời giải : Thứ tự các tranh là 3 - 1 - 4 - 2
+ Tranh 1 ( là tranh 3 trong SGK) : Hai vị khách du lịch đi thăm đất nước Ê-ti-ô-pi-a
+ Tranh 2 ( là tranh 1 trong SGK) : Hai vị khách được vua của nước Ê-ti-ô-pi-a mến khách, chiêu đãi và tặng quà.
+ Tranh 3 (là tranh 4 trong SGK) : Hai vị khách ngạc nhiên khi thấy viên quan sai người cạo sạch đất dưới đế giày của họ.
+ Tranh 4 (là tranh 2 trong SGK) : Viên quan giải thích cho hai vị khách phong tục của người Ê-ti-ô-pi-a
- HS đọc
- HS kể
- Từng cặp HS nhìn tranh, tập kể chuyện.
- 4 HS tiếp nối nhau kể trước lớp theo 4 tranh.
- Cả lớp nhận xét, bình chọn bạn kể hay.
+ Ê-ti-ô-pi-a
+ Đường xá, núi đồi, sông ngòi?
+ Mời họ vào cung điện, mở tiệc chiêu đãi, tặng nhiều vật quý.
+ xuống tàu
+ Cởi giày ra
+ Cạo sạch đất
+ Ngạc nhiên
+ Tại sao các ông làm như vậy?
+ Đây là mảnh đất yêu quý của chúng tôi.
+ Sinh ra và chết ở đây.
+ Như cha, mẹ
+ Thêm khâm phục
* 1 HS khá, giỏi kể
- Mảnh đất thiêng liêng. / Một phong tục lạ lùng. / Tấm lòng yêu quý đất đai. / Thiêng liêng nhất là đất đai của Tổ quốc
BỔ SUNG
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tập đọc (tiết 33 )
VẼ QUÊ HƯƠNG
A. MĐ - YC
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :
- Đọc đúng rành mạch, bước đầu biết đọc đúng nhịp thơ và bộc lộ niềm vui qua giọng đọc.
2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu :
- Hiểu nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp của quê hương và thể hiện tình cảm yêu quê hương tha thiết của người bạn nhỏ. (thuộc 2 khổ thơ)
B. ĐDD - H
Tranh sgk
C. HĐD - H
I. Ổn định
II. KTBC : bài "Đất quý, đất yêu"
4 HS tiếp nối nhau kể lại câu chuyện - Trả lời câu hỏi : Vì sao người Ê-ti-ô-pi-a không để khách mang đi những hạt đất nhỏ ? 
III. Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. GTB : 
- Nếu vẽ tranh về đề tài quê hương, em sẽ vẽ những gì?
- Qsát tranh SGK/88 và cho biết bức tranh vẽ những gì?
* Đây là bức tranh vẽ quê hương của một bạn nhỏ. Khi vẽ quê hương mình, bạn nhỏ đã vẽ những gì thân quen nhất như làng xóm, tre, lúa, trường học, và tô những màu sắc tươi thắm nhất. Vì sao bạn nhỏ lại vẽ được một bức tranh quê hương đẹp đến thế, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài thơ Vẽ quê hương.
- GV ghi tựa
2. Luyện đọc
a. GV đọc bài thơ
b. Hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp GNT
- Đọc từng câu thơ
+ Rút từ khó ghi bảng 
- Đọc từng khổ thơ trước lớp
+ Hướng dẫn đọc :
 Bút chì xanh đỏ / A, nắng lên rồi //
 Em gọt hai đầu / Mặt trời đỏ chót /
 Em thử hai màu / Lá cờ Tổ quốc /
 Xanh tươi, / đỏ thắm. // giữa trời xanh//
+ Hiểu từ mới : 
Khổ 2: 
- Bạn nhỏ vẽ cái gì lượn quanh?
- Em hiểu thế nào là sông máng?
Khổ 3: 
- Cây gì có hoa nở chói ngời ?
 * cây gạo: cây bóng mát, thường có ở miền Bắc, ra hoa vào khoảng tháng ba âm lịch, hoa có màu đỏ rất đẹp.
- Đọc từng khổ thơ trong nhóm
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
- YC đọc thầm toàn bài, trả lời :
+ Kể tên những cảnh vật được tả trong bài thơ ? (HS yếu)
- YC đọc thầm lại bài thơ, trả lời :
+ Cảnh vật quê hương được tả bằng nhiều màu sắc. Hãy kể tên những màu sắc ấy. (HS yếu)
- YC trao đổi nhóm trả lời câu hỏi :
+ Vì sao bức tranh quê hương rất đẹp ?
* GDBVMT ... ...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tập viết ( tiết 11 )
ÔN CHỮ HOA : G (tt)
MĐ – YC
Viết đúng chữ hoa G (1 dòng chữ Gh), R, Đ (1 dòng)
Viết đúng tên riêng Ghềnh Ráng (1 dòng) và câu ứng dụng Ai về... Loa Thành Thục Vương. (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ. Chữ viết rõ ràng tương đối đều nét và thẳng hàng; bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.
B. ĐDD - H
- Mẫu chữ viết hoa G, R, Đ
- Tên riêng và câu tục ngữ viết trên dòng kẻ ô li
C. HĐD - H
I. Ổn định
II. KTBC : Chữ G (gi) - Từ ứng dụng Ông Gióng
III. Bài mới
Hoạt động dạy
	Hoạt động học	
1. GTB : GV ghi tựa
2. Hướng dẫn viết trên bảng con
a. Luyện viết chữ hoa
- YC tìm các chữ hoa có trong bài.
- Viết mẫu các chữ, kết hợp nhắc lại cách viết 
+ Chữ Gh: Đặt bút giữa đường kẻ 3 và 4, viết nét cong dưới rồi chuyển hướng viết tiếp nét cong trái, tạo thành vòng xoắn to ở đầu chữ, phần cuối nét cong trái lượn vào trong, dừng bút ở đường kẻ 3. Từ điểm dừng bút của nét 1 chuyển hướng xuống, viết nét khuyết ngược, dừng bút ở đường kẻ 2. Nét cuối cùng nối với con chữ h
+ Chữ R: Đặt bút giữa đường kẻ 3 và 4 viết nét móc ngược trái, dừng bút giữa đường kẻ 1 & 2. Từ điểm dừng bút của nét 1, lia bút lên đường kẻ 3, viết tiếp nét cong trên, cuối nét lượn vào giữa thân chữ, tọa vòng xoắn nhỏ rồi viết tiếp nét móc ngược, dừng bút giữa đường kẻ 1 và 2.
+ Chữ D: Đặt bút trên đường kẻ 3 và 4, viết nét lượn 2 đầu dọc rồi chuyển hướng viết tiếp nét cong phải, tạo vòng xoắn nhỏ giữa chân chữ, phần cuối nét cong hơi lượn vào trong dừng bút ở đường kẻ 3.
- Tập viết trên bảng con 
b. Hướng dẫn viết từ ứng dụng ( tên riêng )
- YC đọc từ ứng dụng
- Giới thiệu : Ghềnh Ráng (còn gọi là Mộng Cầm) là một thắng cảnh ở Bình Định (cách Quy Nhơn 5km), có bãi tắm rất đẹp
- Viết bảng con
c. HS viết câu ứng dụng
- YC đọc câu ứng dụng
- Giúp HS hiểu nội dung câu tục ngữ : Bộc lộ niềm tự hào về di tích lịch sử Loa Thành (thàn Cổ Loa, nay thuộc huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội) được xây theo hình vòng xoắn như trôn ốc, từ thời An Dương Vương, tức Thục Phán (Thục Vương), cách đây hàng nghìn năm.
- HD HS nêu viết các chữ viết hoa trong câu ca dao : Ai, Ghé (đầu dòng thơ), Đông Anh, Loa Thành, Thục Vương (tên riêng)
* GDBVMT: Qua câu cao dao giáo dục cho các em điều gì?
- Hướng dẫn viết bảng 3 tên riêng.
3. Hướng dẫn viết vở TV
- Nêu YC viết theo cỡ nhỏ :
+ Viết chữ Gh : 1 dòng cỡ nhỏ
+ Viết chữ R, D : 1 dòng cỡ nhỏ
+ Viết tên Ghềnh Ráng : 1 dòng cỡ nhỏ
+ Viết câu ca dao : 1 lần
* HS khá, giỏi viết đúng và đủ các dòng (tập viết trên lớp) trong trang vở tập viết 3
- YC HS viết bài, theo dõi, uốn nắn HS.
4. Chấm, chữa bài
 Chấm một số bài - nhận xét
5. Củng cố - Dặn dò
- Nhắc HS về nhà viết bài ở nhà.
- Nhận xét
- HS tìm chữ hoa : Gh, R, A, Đ, L, T, V
- Tập viết chữ Gh, R, D trên bảng con.
- 1 HS đọc từ ứng dụng : Ghềnh Ráng 
- Viết bảng con Ghềnh Ráng
- Đọc câu ứng dụng 
* GD tình cảm yêu quê hương đất nước mình.
- Viết bảng con.
- HS viết VTV
BỔ SUNG
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TN&XH ( tiết 22 ) 
THỰC HÀNH : PHÂN TÍCH VÀ VẼ SƠ ĐỒ MỐI QUAN HỆ HỌ HÀNG (tiếp theo)
A. MT
Giúp HS :
- Biết mối quan hệ, biết xưng hô đúng với những người trong họ hàng.
- Phân tích mối quan hệ học hàng của một số trường hợp cụ thể, VD: 2 bạn Quang và Hương (anh em họ), Quang và mẹ hương (cháu và cô ruột).
 B. ĐDD - H
Tranh SGK, phiếu học tập
C. HĐD - H
I. Ổn định
II. KTBC : bài "Thực hành: Phân tích và vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng"
Ai là con trai, con gái của ông bà? Ai là con dâu, con rể của ông bà?
Quang gọi ông bà ngoại của Hương, mẹ Hương, Hương và Hồng ntn?
Hương gọi ông bà nội của Quang, bố Quang, Quang và Thủy ntn?
III. Bài mới
1. Hoạt động 2: Vẽ sơ đồ mối quan hệ học hàng
* Cách tiến hành:
a. Bước 1 : Hướng dẫn
- GV vẽ mẫu và giới thiệu sơ đồ gia đình
Ông x bà
Mẹ của Quang Mẹ của Hương
Bố của Quang Bố của Hương
Quang Thủy Hương Hồng
- HS khá, giỏi: Quang và Hương, Quang và mẹ Hương, Hương và bố Quang có quan hệ họ hàng ntn?
b. Bước 2: Làm việc cá nhân
c. Bước 3: trình bày
2. Hoạt động 3: Chơi trò chơi xếp hình
- Cách 2: Dùng bìa các màu làm mẫu một bộ, căn cứ vào sơ đồ xếp thành hình các thế hệ, Sau đó hướng dẫn các nhóm tự làm và xếp hình
3. Nhận xét, dặn dò:
- Nhận xét
- HS quan sát
- Anh em họ, cháu và cô ruột, cháu và cậu ruột.
- Từng HS vẽ và điền tên những người trong gia đình của mình vào sơ đồ.
- Một số HS giới thiệu sơ đồ về mối quan hệ họ hàng vừa vẽ.
- Vài HS nhìn vào sơ đồ, nói lại mối quan hệ của mọi người trong gia đình.
- Các nhóm làm + Thi đua giữa các nhóm 
- Nhận xét, bình chọn nhóm xếp đẹp, đúng.
BỔ SUNG
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tập làm văn ( tiết 11 )
NGHE - KỂ : TÔI CÓ ĐỌC ĐÂU 
 NÓI VỀ QUÊ HƯƠNG
A. MĐ, YC
Rèn kĩ năng nói :
1. Nghe – kể lại được câu chuyện Tôi có đọc đâu 
2. Bước đầu biết nói về quê hương hoặc nơi mình đang ở theo gợi ý .
B. ĐDD - H
Tranh SGK, ghi bảng gợi ý BT1, BT2
C. HĐD - H
I. Ổn định 
II. KTBC : bài "Tập viết thư và phong bì thư"
 Mời 2 HS đọc lá thư đã viết. Nhận xét cho điểm
 Hỏi cả lớp thực hiện gởi thư ntn?
III. Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. GTB : Tiết học hôm nay các em sẽ tập kể lại câu chuyện và tập nói về Quê hương
- GV ghi tựa
2. Hướng dẫn làm bài tập
a. BT1
- YC quan sát tranh minh hoạ
- GV kể chuyện (giọng vui, dí dỏm. Hai câu người viết thêm vào thư kể với giọng bực dọc. Lời người đọc trộm thư : ngờ ngệch, thật thà ). Kể xong lần 1, hỏi HS :
+ Người viết thư thấy người bên cạnh làm gì ?
+ Người viết thư viết thêm vào thư điều gì ?
+ Người bên cạnh kêu lên như thế nào ?
- GV kể lần 2
- YC từng cặp HS tập kể chuyện cho nhau nghe.
- Bình chọn người hiểu câu chuyện, biết kể chuyện với giọng khôi hài.
-Hỏi : Câu chuyện buồn cười ở chỗ nào ?
b. BT2
- Nêu : Quê hương là nơi em sinh ra và lớn lên, nơi ông bà, cha mẹ, họ hàng của em sinh sống Quê em có thể ở nông thôn, làng quê, cũng có thể ở các thành phố lớn như : Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng,.. Nếu em biết ít về quê hương, em có thể kể về nơi em đang ở cùng cha mẹ.
- HD HS dựa vào câu hỏi gợi, tập nói trước lớp, để cả lớp nhận xét, rút kinh nghiệm về nội dung và cách diễn đạt.
* GDBVMT: Qua bài tập này, em hãy bày tỏ thái độ của mình đối với quê hương.
3. Củng cố - dặn dò
YC VN viết lại những điều vừa kể về quê hương, sưu tầm tranh (ảnh) về một cảnh đẹp ở nước ta ( ảnh chụp, bưu ảnh, tranh ảnh cắt từ báo chí ) để chuẩn bị TLV tuần 12
Nhận xét
- HSLL
- 1 HS nêu YC
- Nghe kể chuyện
+ Ghé mắt đọc trộm thư của mình.
+ Xin lỗi, Mình không viết tiếp được nữa, vì hiện có người đang đọc trộm thư.
+ Không đúng! Tôi có đọc trộm thư của anh đâu !
- Chăm chú nghe
- Từng cặp HS tập kể
- 4 HS nhìn bảng đã viết sẵn các gợi ý, thi kể lại nội dung câu chuyện trước lớp.
- Phải xem trộm thư mới biết được dòng chữ người ta viết thêm vào thư. Vì vậy, người xem trộm thư cãi là mình không xem trộm đã lộ đuôi nói dối một cách tức cười.
- 1 HS nêu YC của BT
- 1 HS ( Khá, giỏi ) nói trước lớp
- Tập nói theo cập
- Xung phong trình bày bày nói trước lớp.
- Bình chọn những bạn nói về quê hương hay nhất.
* GD cho các em tình cảm yêu quý quê hương.
BỔ SUNG
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTD,TLV,TV,TNXH.doc