Tiếng việt 5 - Phần trắc nghiệm

Tiếng việt 5 - Phần trắc nghiệm

1. Từ nước nhà đồng nghĩa với từ:

a. non sông b. đất nước c. Cả hai từ trên

2. Từ kiến thiết đồng nghĩa với từ:

a. đổi mới b. độc lập c. xây dựng

3. Từ hoàn cầu đồng nghĩa với từ:

a. đát nước b. quê hương c. năm châu

4. Những từ sau, từ nào đồng nghĩa với từ mọc:

a. nhô b. vươn c. kéo

5. Những từ sau, từ nào đồng nghĩa với cuống cuồng:

a. nhanh nhẹn b. tháo vát c. hối hả

6. Những từ sáng trưng, sáng quắc, sáng rực là từ:

a. đồng nghĩa b. đồng âm c. trái nghĩa

 

doc 18 trang Người đăng hien301 Lượt xem 3561Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiếng việt 5 - Phần trắc nghiệm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiếng việt 5
Phần trắc nghiệm
1. Từ nước nhà đồng nghĩa với từ:
a. non sông	b. đất nước	c. Cả hai từ trên
2. Từ kiến thiết đồng nghĩa với từ:
a. đổi mới	b. độc lập	c. xây dựng
3. Từ hoàn cầu đồng nghĩa với từ:
a. đát nước	b. quê hương	c. năm châu
4. Những từ sau, từ nào đồng nghĩa với từ mọc:
a. nhô	b. vươn	c. kéo
5. Những từ sau, từ nào đồng nghĩa với cuống cuồng:
a. nhanh nhẹn	b. tháo vát	c. hối hả
6. Những từ sáng trưng, sáng quắc, sáng rực là từ:
a. đồng nghĩa	b. đồng âm	c. trái nghĩa
7. Từ phi nghĩa và chính nghĩa là hai cặp từ:
a. Đồng nghĩa	b. Đồng âm	c. Trái nghĩa
8. Từ đồng trong các từ cánh đồng, tượng đồng, một nghìn đồng là từ
a. Đồng âm	b. Đồng nghĩa	c. Từ trái nghĩa
9. Câu tục ngữ áo rách khéo vá hơn lành vụng may có mấy cặp từ trái nghĩa:
a. Một ( Đó là cặp từ)
b. Hai ( Đó là các cặp từ..)
a. Ba ( Đó là các cặp từ.)
10. Câu tục ngữ Cáo chết ba năm quay đầu về núi mang ý nghĩa gì?
a. Làm người phải thuỷ chung.
b. Phải gắn bó với quê hương.
c. Cả a, b đều đúng.
11. Câu Cái bàn này có bốn chân. Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ chân:
a. Bộ phận phía dưới cơ thể người dùng để đi đứng.
b. Bộ phận dưới cùng của một số đồ vật có tác dụng đỡ cho các bộ phận khác.
c. Phần dưới cùng của một số đồ vật, tiếp giáp, bám chặt với mặt nền.
12. Từ chân trong câu trên được dùng với nghĩa:
a. Gốc	b. Chuyển	c. Cả hai ý a và b đều sai
13. Những từ xách, đeo, khiêng, kẹp, vác là những từ có quan hệ như thế nào?
a. Từ đồng nghĩa	b. Từ đồng âm	c. Từ trái nghĩa
14. Trong câu Bộ quần áo này hợp với cậu đấy. Từ hợp được hiểu theo nghĩa:
a. Gộp lại, hợp lại, thích ứng với nhau
b. Đúng với yêu cầu, đòi hỏi nào đó.
c. Cùng làm những việc chung.
d. Họp chung lại thành một quần thể.
15. Câu thành ngữ Lên thác xuống ghềnh mang nội dung:
a. Lên cao rồi lại xuống thấp.
b. ý chí quyết tâm vượt khó.
c. Gặp nhiều gian lao vất vả trong cuộc sống.
16. Từ súng trong câu Súng nở tím mặt hồ và Anh bộ đội vác súng trên vai có quan hệ với nhau như thế nào:
a. Từ đồng nghĩa	b. Từ đồng âm	c. Từ trái nghĩa
17. Từ xuân trong câu “ 70 tuổi vẫn còn xuân”được dùng với nghĩa như thế nào?
a. Nghĩa gốc	b. Nghĩa chuyển	c. Cả nghĩa gốc và nghĩa chuyển.
18. Từ đồng nghĩa với từ nổi tiếng là từ:
a. vừng danh	b. vang danh	c. vang lừng	d. Cả ý a và b
19. Từ thất tín thuộc từ loại nào:
a. Danh từ	b. Động từ	c. Tính từ	d. Quan hệ từ
20. Từ chao trong câu Chốc chốc đàn chim chao cánh bay đi” đồng nghĩa với từ nào:
a. vỗ	b. đập	c. nghiêng 	d. cất
21. Chủ ngữ trong câu “ Bỗu trời ngoài cửa sổ của bé Hà thường đầy ánh sáng, đầy màu sắc.”
a. Bầu trời ngoài cửa sổ
b. Bầu trời ngoài cửa sổ của bé Hà
c. Bé Hà
22. Câu “ Tấm gương trong sáng phản chiếu những nét sinh hoạt thân quen của làng quê là cái ao làng” thuộc kiểu câu gì?
a. Câu kể Ai là gì?
b. Câu kể Ai thế nào?
c. Câu kể Ai làm gì?
23. Chủ ngữ trong câu “ Đoạn đường dành riêng cho dân bản tôi đi về phải vượt qua một con suối to” là:
a. Đoạn đường
b. Đoạn đường dành cho dân bản tôi
c. Đoạn đường dành cho dân bản tôi đi về
24. Từ in đậm trong câu thơ sau biểu thị quan hệ gì?
	Nếu hoa có ở trời cao
	Thì bầy ong cũng mang vào mật thơm
a. Quan hệ tương phản
b. Quan hệ nguyên nhân- kết quả
c. Quan hệ điều kiệ, giả thiết- kết quả
d. Quan hệ tăng tiến
25. Câu văn “ Trên đường trở về kinh đô, đén giữa biển thì đoàn thuỷ thủ trên chíâc tàu chở ông nổi lòng tham, cướp hết tặng vật và đòi giết A- ri- ôn. Nghệ sĩ xin hát bài ông yêu thicha trước khi chết” liên kết với nhau bằng cách nào?
a. Bằng cách lặp từ ngữ
b. Bằng cáhc thay thế từ ngữ
c. Bằng cả hai cách trên
26. Từ mắt trong câu nào được dùng với nghĩa gốc?
a. Đôi mắt của bé mở to quá.
b. Quả na mở mắt.
c. Mắt lưới đầy cá tôm.
27. Dòng nào dưới đây chỉ danh từ hoặc đại từ làm chủ ngữ trong câu kể Ai là gì?
a. Một mùa xuân mới bắt đầu.
b. Tôi nhìn con cười trong hai hàng nước mắt.
c. Chị sẽ là chị của em mãi mãi.
d. Tôi chẳng buồn lau mặt nữa.
28. Từ hợp nào trong các từ dưới đây có nghĩa là gộp lại?
a. hợp tình	b. hợp lệ	c. hợp nhất
29. Trong câu tục ngữ “Yêu trẻ, trẻ đến nhà; kính già , già để tuổi cho” có mấy cặp từ trái nghĩa:
a. Một. Đó là từ
b. Hai. Đó là từ 
c. Ba từ. Đó là
30. Thành ngữ nào dưới đây có nghĩa là cùng chung sức với nhau làm một việc gì đó?
a. Bốn biển một nhà.
b. Kề vai sát cánh.
c. Chung lưng đấu sức.
31. Từ cõng nào trong bài thơ sau được dùng với nghĩa gốc? Viết câu trả lời vào chỗ trống:
Con phà thì cõng ô tô
Chú bộ đội cõng ba lô lên phà
Bố cõng con kịp tới nhà
Nhỡ sông không cõng con phà thì sao?
.
32. Từ nào trong đoạn thơ sau được dùng với nghĩa chuyển? Viíet từ đó vào chỗ trống:
Trời thu bận xanh
Sông Hồng bận chảy
Cái xe bận chạy
Lịch bận tính ngày.
.
33. Trong thành ngữ Chạy thầy chạy thuốc, dòng nào dưới đây nêu đúng nét nghĩa chung của từ chạy?
a. Di chuyển nhanh bằng chân
b. Hoạt đôbngj của máy móc
Lo liệu khẩn trương để nhanh chóng có được cái mình muốn.
Khẩn trương tránh những điều không may sắp xảy ra.
34. Câu nào dưới đây có từ đánh được dùng với nghĩa ggốc?
a. Các bác nông dân đánh trâu ra đồng.
b. Chị đánh vào tay em.
35. Từ ben trong các câu dưới đây từ nào là từ đồng âm, từ nào là từ nhiều nghĩa?
a. Cởu bé đi vội vã, chân bước không bén đất.
b. Họ đã quen hơi bén tiếng.
c. Con dao này bén (sắc) quá.
36. Chủ ngữ trong câu “ Đoạn đường dành riêng cho dân bản tôi đi về phải vượt qua một con suối to” là:
a. đoạn đường
b. Đoạn đường dành cho dân bản tôi
c. Đoạn đường dành cho dân bản tôi đi về
37. Thành ngữ nào không đồng nghĩa với Một nắng hai sương?
a. Thức khuya dạy sớm.
b. Cáy sâu cuốc bẫm.
c. Đầu tắt mặt tối.
d. Chân lấm tay bùn.
38. Câu “ Tôi yêu lắm những buổi trưa mùa hè!” thuộc kiểu câu gì?
a. Câu kể	b. Câu cảm	c. Câu khiến
39. Từ mùi thơm thuộc từ loại nào?
a. Danh từ	b. Động từ	c. Tính từ
40. Câu sau sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
	Tháng tám, tháng chín hoa ngâu cứ nồng nàn những viên trứng cua tí tẹo, ẩn sau tầng lá xanh rậm rạp.
	a. So sánh	b. Nhân hoá	c. Cả hai ý trên
41. Trạng ngữ trong câu sau chỉ gì?
	Khi đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê.
	a. Chỉ nơi chốn	b. Chỉ thời gian	c. Chỉ nguyên nhân
42. Câu sau sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
	Những trận lũ lớn đỏ ngầu phù sa hung dữ, con đe lại gồng mình lên để không chỉ bảo vệ cho tính mạng con người, gia súc mà còn bảo vệ cả mùa màng.
a. So sánh	b. Nhân hoá	c. Cả hai ý trên
43. Từ nào đồng nghĩa với từ tuổi thơ?
	a. trẻ em	b. thời thơ ấu	c. trẻ con
44. Câu “ Con đê thân thuộc đã nâng bước, dìu dắt và tôi luyện cho những bước chân của tôi ngày một chắc chắn để tự tin lớn lên, tự tin bước vào đời” có mấy quan hệ từ?
a. Một quan hệ từ. Đó là
b. Hai quan hệ từ. Đó là
c. Ba quan hệ từ. Đó là
45. Chủ ngữ trong câu “ Con đê thân thuộc đã nâng bước, dìu dắt và tôi luyện cho những bước chân của tôi ngày một chắc chắn để tự tin lớn lên, tự tin bước vào đời.” Là?
a. Con đê
b. Con đê thân thuộc
c. Con đê thân thuộc đã nâng bước, dìu dắt và tôi luyện cho những bước chân của tôi
46. Từ khắc nghiệt trong câu Thiên nhiên thật khắc nghiệt. Có thể thay thế bằng từ ngữ nào?
	a. cay nghiệt	b. nghiệt ngã	c. khủng khiếp
47. Câu “ Mùa này, khi mưa xuống, những dây khoai từ, khoai mỡ cùng dây đậu biếc bò xanh rờn nở hoa tím ngắt.” có mấy trạng ngữ?
a. Một trạng ngữ	b. Hai trạng ngữ	c. Ba trạng ngữ
48. Từ hay trong các câu sau là tính từ, động từ hay quan hệ từ?
a. Cô bé nghĩ xem mình có nên tiếp tục hát nữa hay thôi.
b. Cô bé hát rất hay.
c. Cô bé mới hay tin ông cụ qua đời.
49. Từ nào trái nghĩa với từ tuyệt vọng?
a. vô vọng	b. hi vọng	c. thất vọng
50. Chủ ngữ trong câu “ Cuộc đời của Xti- phen Guôn- đơ đúng là tấm gương sáng về một nghị lực phi thường.” là
a. Cuộc đời
b. Cuộc đời của Xti- phen Guôn- đơ 
c. Xti- phen Guôn- đơ
51. Từ nào trái nghĩa với từ phức tạp?
a. đơn giản	b. đơn sơ	c. đơn cử
52. Trạng ngữ trong câu sau chỉ gì?
	ít hôm sau, như với một người bạn, cô đưa cho tôi một cặp kính.
a. Chỉ thời gian và sự so sánh
b. Chỉ thời gian và phương tiện
c. Chỉ thời gian và nguyên nhân
53. Câu sau đây thuộc loại câu gì?
	Cô làm cho tôi trở thành người có trách nhiệm.
a. Câu kể Ai là gì?
b. Câu kể Ai làm gì?
c. Câu kể Ai thế nào?
54. Từ tư duy cùng nghĩa với từ nào?
a. học hỏi	b.ấuy nghĩ	c. tranh luận
55. Chủ ngữ trong câu “ Đằng sau những câu đơn giản là những suy nghĩ đơn giản.” là?
a. Đằng sau 
b. Đằng sau những câu đơn giản 
c. những câu đơn giản
56. Dờu phẩy trong câu “ Anh bắt đầu nói khe khẽ, đều đều, không ngữ điệu.” Có nhiệm vụ gì?
a. Ngăn cách cácc vị ngữ.
b. Ngăn cách các vế câu.
c. Ngăn cách các bộ phận cùng giữ chức vụ bổ trợ cho động từ nói.
57. Trong các câu sau, câu nào là câu ghép?
a. Rau khúc vừa dai, vừa dẻo.
b. Mùa rau khúc kéo dài nhưng thời gian có rau ngon lại ngắn.
c. Rau khúc hái từ ruộng về phải chế biến ngay.
58. Hai câu “Mùa rau khúc kéo dài nhưng thời gian có rau ngon lại ngắn.
 Vào những ngày đó mặt ruộng lấp ló màu trắng bạc.” liên kết với nhau bằng cách nào?
a. Lặp từ ngữ.
b. Thay thế từ ngữ.
c. Từ nối.
59. Hai câu “Chõ bánh khúc hơi nóng bốc ngùn ngụt. Nhưng những bàn tay lành nghề vẫn thoăn thoắt đưa từng lượt bánh khúc ra ngoài.” liên kết với nhau bằng cách nào?
a. Thay thế từ ngữ.
b. Dùng từ nối
c. Cả hai cách nối trên.
60. Trong câu “ Còn nhiều thứ hoa màu đỏ nữa, với nhiều sắc thai đậm nhạt khác nhau, có thứ có hương, có thứ không thơm, nhưng đều làm đát nước và cuộc sống của chúng ta them tươi đep, thêm đáng yêu, đáng quý.” Có mấy quan hệ từ?
a. Hai quan hệ từ. Đó là.
b.Ba quan hệ từ. Đó là.
c.Bốn quan hệ từ. Đó là.
d. Năm quan hệ từ. Đó là.
61. Chủ ngữ trong câu “ Màu đỏ của hoa đỗ quyên làm ta tưởng như cây không biết mọc lá, cây không có lá bao giờ.” Là?
a. Màu đỏ 
b. Màu đỏ của hoa đỗ quyên 
c. Màu đỏ của hoa đỗ quyên làm ta tưởng như cây 
62. Trong các câu sau, câu nào là câu ghép?
a. Đất nước ta xanh tươi bốn mùa, có hoa quả quanh năm.
a. Nếu quả là phần ngon nhất thì hoa là phần đẹp nhất của cây.
c. Chỉ nói riêng màu đỏ cũng có bao nhiêu thứ hoa đẹp.
63. Câu “ Mưa rào xối xả, gió mạnh gào rít nhưng Bạch Dương mẹ vẫn đứng vững.” có mấy vế câu?
a. Một vế câu.
b. Hai vế câu.
c. Ba vế câu.
64. Trong câu “ Hẽ có cơ hội là sẵn sàng khoác ngay cái ba lô to vật vã lên lưng, đi”, từ cơ hội thuộc từ loại nào?
a. Danh từ	b. Động từ	c. Tính từ
65. Trong các câu sau, câu nào là câu ghép?
a. Tôi chạy theo bác ấy đến khu nhà ở góc bẹnh viện.
b. Đến phòng thứ mười mấy thì tôi hoảng sợ thực sự, đứng khóc ầm ĩ ở hành lang.
c. Tôi cứ lèo nhèo đòi vào chơi với mẹ nhưng bố kiên quyết không cho vào.
66. Từ lời khuyên thhuộc từ loại gì?
a. Danh từ	b. Động từ	c. Tính từ
67. Hai câu “ Vì bà mời Tình Yêu nên cả ba chúng tôi đều vào vì ở đâu có Tình Yêu thì ở đó sẽ có Thành Công và Giàu Sang.” Liên kết với nhau bằng cách nào?
a. Phép lặp và phép thế.
b. Phép lặp và phép nối
c. Phép thế, phép lặp và phép nối.
68. Câu “ Ta là nụ, là hoa của đất” tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
a. So sánh	b. Nhân hoá	c. Điệp từ
69. Câu “ Ta là nụ, là hoa của đất” gần nghĩa với câu  ... bến sông sáng bừng lên.
c. Hoa gạo nở làm bến sông sáng bừng lên.
d. Hoa gạo nở rất nhiều.
101. Câu “Biển lặng đỏ đục đầy như mâm bánh đúc, loáng thoáng những con thuyền như những hạt lạc ai đem rắc lên trên.”. Từ đồng âm với tiếng đục trong từ đỏ đục là:
a. đục ngầu	b. vẩn đục	c. đục đẽo	d. trong đục
102. Câu “ Cởu có thấy ai không ăn mà sống được không?” là câu:
a. Dùng để hỏi
b. Dùng để nêu yêu cầu, đề nghị
c. Dùng để khen, chê
d. Dùng để khẳng định
103. Trong câu “ Những chú voi về đích trước tiên đều ghìm đà, huơ vòi chào khán giả.” Dờu phấy có tác dụng:
a. Ngăn cách các vế trong câu ghép.
b. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
c. Ngăn cách các từ ngữ cùng làm chủ ngữ.
d.Ngăn cách các từ ngữ cùng làm vị ngữ.
104. Câu “ Tuổi thơ tôi với con đê sông Hồng gắn liền như hình với bóng, tựa như hai người bạn thân thiết suốt ngày quấn quýt bên nhau.” Sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
a. So sánh	b. Nhân hoá	c. Cả hai ý trên
105. Trong những câu sau, câu nào là câu ghép?
a. Khi chim én bay về thì mùa xuân đến.
b. Khi chim én bay về, mùa xuân đến.
c. Nừu chim én bay về thì mùa xuân đến.
106. Trong các dòng sau, dòng nào đều là từ ghép?
a. phong cảnh, hoan hỉ, thúng mủng,mùa thu.
b. mùa thu, phong cảnh, học tốt, bông hoa.
c. mùa thu, phongg cảnh, long lanh, thunngs mủng.
d. hoan hỉ, mùa thu, thúng mủng, núi cao.
107. Trong các dòng sau, dòng nào mà từ ghép có tiếng cây đều được dùng theo nghĩa chuyển?
a. cây dừa, cây cầu, cây vải, cây bút.
b. cây vàng, cây cầu, cây bút, cây thước.
c. cây vàng, cây cọ, cây cau, cây vải.
d. cây cọ, cây vải, cây tre, cây dừa.
108. Những từ ngữ, hình ảnh “Từng dòng lửa xối xuống mặt đất, những sợi không khí nhỏ bé, mong mannh, nhẹ tênh, vòng vèo lượn từ mặt đất bốc lên, bốc lên mãi.” gợi cho em cảm nhận gì?
a. Nắng đỏ như lửa, những sợi không khí như mây.
b. Nắng ấm làm cho hơi nước bốc lên.
c. Nắng rất dễ chịu, rất đẹp.
d. Nắng rất gay gắt, dữ dội làm cho không khí bốc hơi như có khói.
109. Câu văn “ Dòng suối róc rách trong suốt như pha lê, hát lên những bản nhạc dịu dàng.” tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
a. So sánh	b. Nhân hoá	c. Nhân hoá, so sánh	d. điệp từ.
110. Câu “ Chiếc lá thoáng tròng trành, chú nhái bén loay hoay cố giữ thăng bằng rồi chiếc thuyền đỏ thắm lặng lẽ xuôi dòng.” Có mấy vế câu?
a. Một vế câu
b. Hai vế câu
c. Ba vế câu.
d. Bốn vế câu
111. Nhóm từ nào đồng nghĩa với từ trông mong:
a. trông chờ, nhờ cậy, mong đợi.
b. mong đợi. Trông cậy, chờ đợi.
c.nhờ cậy, mong mỏi, trông chờ.
d. trông chờ, mong đợi, mong mỏi.
112. Từ nào trong các từ sau có tiếng phúc có nghĩa như tiếng phúc trong từ hạnh phúc?
a. phúc đức	b. phúc khảo	c. chúc phúc	d. phúc đáp
113. Trong các dong dưới đây, dòng nào gồm các từ đồng nghĩa?
a. đánh cờ, đánh giặc, đánh trống.
b. nhà rộng, nhà nghèo, nhà Lê.
c. thi đậu, xôi đậu, chim đậu.
d. trong veo, trong vắt, trong xanh.
114. Dòng nào dưới đây gồm toàn các từ láy:
a. đông đảo, đông đúc. đông đông, đông dủ.
b. chuyên chính, chân chất, chân chính, chính chuyên.
c. nhẹ nhàng, nho nhỏ,n hớ nhung, nhàn nhạt.
d. hao hao. Hoảng hốt, hây hây, học hành.
115. Thành ngữ Hương đồng cỏ nội được hiểu là gì?
a. Mùi của đồng ruộng.
b. Mùi của đồng ruộng và cỏ cây.
c. Cảnh vật và hương vị của làng quê nói chung.
d. Mùi của cỏ cây.
116. Câu “ Bạn có thể đưa cho tôi lọ mực được không?” thuộc kiểu câu gì?
a. Câu khiến
b. Câu cảm
c. câu hỏi
d. Câu hỏi có mục đích cầu khiến
117. Trường hợp nào sau đây cần ghi biên bản?
a. Phổ biến kế hoạch đi cắm trại.
b. Chia tay một bạn trong lớp.
c. Đại hội lớp.
d. Tổ chức một đêm liên hoan văn nghệ.
118. Mục đích quan trọng nhất của việc ghi biên bản là gì?
a. Miêu tả một sự việc.
b. Tường thuật lại một sự việc.
c. Ghi lại nội dung một sự việc để làm bằng chứng.
d. Kể lại một sự việc.
119. Trường hợp nào viết đúng chính tả?
a. Lu i Pa-xtơ	b. Lu-i Paxtơ	c. Lu-i Pa-xtơ
120. Câu nào dưới đây là câu ghép?
a. Mặt biển sáng trong và dịu êm.
b. Mặt trăng tròn vành vạnh chiếu xuống, cây lá như được dát vàng.
c. Sóng nhè nhẹ liếm trên bãi cát, tung bọt trắng xoá.
d. Mặt trời lên, toả ánh nắng chói chang.
121. Câu văn “ Trên ngọn một thứ búp như kết bằng nhung và phấn vươn lên.”, co chủ ngữ là:
a. Trên ngọn 
b. Trên ngọn một thứ búp
c. Một thứ búp
d. Một thứ búp như kết bằng nhung và phấn
122. Thành ngữ “ Cái nết đánh chết cái đẹp.” được hiểu là:
a. Phẩm chất không bằng vẻ đẹp bên ngoài.
b. Hình thức luôn thống nhất với nội dung.
c. Vẻ đẹp bên ngoài quý hơn phẩm chất.
d. Phẩm chất quý hơn vẻ đẹp bên ngoài.
123. Từ láy xanh xao dùng để tả màu sắc của đối tượng nào?
a. Da người
b. lá cây còn non
c. Lá cây đã già
d. Trời
124. Thành ngữ nào dưới đây không nói về tính tự trọng?
a. Chết vinh còn hơn sống nhục.
b. Cây ngay không sợ chết đứng.
c. Giấy rách phải giữ lấy lề. 
d. Đói cho sạch, rách cho thơm.
125. Câu: “ Sau lăng, những cành đào Tô Hiệu của Sơn La khoẻ khoắn vượt lên, reo vui với nhánh sứ đỏ của đông bằng Nam Bộ.” Là;
a. Câu đơn.
b. Câu ghép có từ nối.
c. Câu ghép không có từ nối.
126. Dòng chỉ gồm các động từ:
a. niềm vui, tình yêu, tình thương, niềm tâm sự.
b. vui tươi, đáng yêu, đáng thương, sự thân thương.
c. vui chơi, yêu thương, thương yêu, tâm sự.
d. vui tươi, niềm vui, đáng yêu, tâm sự.
127. Dòng chỉ dưới đây chỉ gồm toàn từ láy?
128. Dong nào dưới đây đã thành câu:
a. Trên mặt nước loang loáng như gương.
b. Những bông hoa dẻ thơm ngát ấy.
c. Những bông hoa dẻ thơm ngát ấy được dành tặng cô.
d. Trên cao.
129. Đại từ em trong câu “ Làng quê em đã yên vào giấc ngủ.” Dùng để:
a. Thay thế danh từ.
b. Thay thế động từ.
c. Thay thế tính từ.
d. Dùng để xưng hô.
130. Các câu trong đoạn văn sau được liên kết với nhau bằng cách nào?
	“ Một ông vua tự cho mình có tài văn chương nên rất hay viết truyện. Truyện của vua rất nhạt nhẽo nhưng vì sợ vua nên chẳng ai dám chê bai.”
a. Lặp lại từ.
b. Thay thế từ.
c. Bằng từ nối.
d. Bằng cặp quan hệ từ.
131. Thành ngữ nào không dồng nghĩa với các thành ngữ còn lại?
a. Lá lành đùm lá rách.
b. Chia ngọt sẻ bùi.
c. Một nắng hai sương.
Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
132. Từ nào trong các từ dưới đây không phải là từ láy?
a. nhấp nhô	b. lon ton	c. phẳng lặng	d. xúm xít
133. Câu “ Qua khỏi thềm nhà, các anh có tuổi đi ngay sau thầy, người ít tuổi hơn nhường bước, mấy chú để tóc trái đào đi sau cùng.” Có mấy vế câu?
a. Một vế câu
b. Hai vế câu
c. Ba vế câu
d. Bốn vế câu
134. Tiếng nào dưới đây không có âm cuối?
a. xôi	b. hoa	c. kèn	d. chuông
135. Từ ghép có nghĩa phân loại là?
a. nhân loại	b. cần cù	c. bánh rán	d. nóng nảy
136. Từ ghép có nghĩa tổng hợp là?
a. phương hướng	b. đung đưa	c. bánh bao	d. hát hỏng
137. Từ nào cùng nghĩa với từ ước mơ?
a. mong ước	b. mơ tưởng	c. ước nguyện	d. mơ mộng
138. Từ nào có tiếng chí có nghĩa là bền bỉ theo đuổi mục đích tốt đẹp?
a. chí hướng	b. chí tình	c. ý chí	d. quyết chí.
139. Từ thắng nào trong các từ sau có nghĩa là vượt qua?
a. Thắng cảnh tuyệt vời.
b. Thắng nghèo nàn lạc hậu.
c. Chiến thắng vĩ đại.
d. Thắng bộ áo mới để đi chơi.
140. Từ truyền nào có nghĩa là trao lại cho người khác?
a. truyền thống	b. truyền thanh	c. truyền ngôi	d. truyền tụng
141. Nhóm từ nào dưới đây chứa các từ đồng nghĩa với từ hợp tác?
a. hợp lực, hợp sức, hiệp lực, liên hiệp.
b. hợp lực, hợp sức, hiệp sức, hợp lí.
c. hợp lực, hợp sức, hợp doanh, hợp pháp.
142. Nhóm từ nào dưới đây chứa các từ hợp có nghĩa là gộp lại?
a. hợp chất, hợp chủng quốc, hợp lí, hợp tuyển.
b. hợp tuyển, hợp nhất, thích hợp, hợp tình.
c. hỗn hợp, hợp sức, hợp tâm, hợp tuyển.
143. Từ mắt trong ý nào được hiểu là nghĩa gốc:
a. Quả na mở mắt	c. Đứt một mắt xích
b. đau mắt	d. mắt kính
144. Thành ngữ nào nói về lòng dũng cảm?
a. Thức khuya dạy sớm.
b. Một mất một còn.
c. Đứng mũi chịu sào.
d. Gan vàng dạ sắt.
145. Thành ngữ nào nói về tài năng của con người?
a. Học một biết mười.
b. Khôn từ trong trứng.
c. Khoẻ như hùm.
d. Khôn ngoan đối đáp người ngaòi
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.
146. Từ truyền nào dưới đây có nghĩa là lan rộng, làm lan rộng ra cho nhiều người biết?
a. truyền thống	b. Truyền máu	c. truyền hình
147. Câu “ Tiếng cười chẳng những đem lại niềm vui cho con người mà nó còn là một liều thuốc trường sinh.” Các vế câu được nối với nhau bằng cách nào?
a. Bằng cặp từ hô ứng.
b. Bằng quan hệ từ.
c. Nối trực tiếp, không dùng từ nối.
148. Dờu phẩy trong câu “ Mỗi lần Tết đến, đứng trước các chiéu bày tranh làng Hồ, lòng tôi thấm thía một nỗi biết ơn đối với những người nghệ sĩ tạo hình.” Có tác dụng gì?
a. Ngăn cách các thành phần chính của câu.
b. Ngăn cách thành phần trạng ngữ với chủ ngữ, vị ngữ.
c. Ngăn cách các vế câu.
149. Từ vì vậy trong câu “ Miêu tả một chú mèo, một cái cây, một dòng sông mà ai cũng miêu tả giống nhauthì không ai thích đọc. Vì vậy, ngay trong quan sát để miêu tả, người viết phải tìm ra cái mới, cái riêng.”có tác dụng:
a.Làm trạng ngữ.
b. Là từ ngữ nối nhằm liên kết các câu.
c. Cả hai ý trên đều sai.
150. Dờu hai chấm trong câu “ áo dài phụ nữ có hai loại: áo tứ thân và áo năm thân.” có vai trò gì trong câu?
a. Ngăn cách câu, liệt kê sự việc.
b. Liệt kê sự việc
c. Giải thích cho điều đứng ở đằng trước đó.
151. Những từ ngữ nào sau đây chỉ các phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam?
a. Anh hùng, bất khuất.
b. trung hậu, đảm đang.
c. cả hai ý trên.
152. Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ trung hậu?
a. Biết gánh vác, lo toan mọi công việc.
b. Chân thành và tốt bụng với mọi người.
c. Không chịu khuất phục trước kẻ thù.
153. Câu tục ngữ nào dưới đây nói lên phẩm chất yêu nước của người phụ nữ Việt Nam?
a. Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn.
b. Nhà khó cậy vợ hiền, nước loạn nhờ tướng giỏi.
c. Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh.
154. Câu “ Anh ấy đang di về phía trước.” Thuộc kiểu câu:
a. Ai là gì?
b. Ai làm gì?
c. Ai thế nào?
155. Câu: “ Mình đã đọc quyển truyện này ở đâu rồi ấy nhỉ?” được dùng để làm gì?
a. Để hỏi người khác.
b. Để tự hỏi mình.
c. Để phủ định.
156. Nghĩa của từ đồng trong đồng bào khác nghĩa với chữ đồng nào dưới đây?
a. đồng hương	b. đồng lòng	c. đồng bằng	d. đồng chí
157. Câu tực ngữ “ áo rách khéo vá hơn lành vụng may.” Có mấy cặp từ trái nghĩa?
a. Một cặp. Đó là:..
b. Hai cặp. Đó là:..
c. Ba cặp. Đó là:..
158. Câu văn “ Bỗu trời xanh như mặt nước mệt mỏi trong ao.” Sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
a. So sánh	b. Nhân hoá	c. Cả so sánh và nhân hoá.
159. Câu “ Theo tớ, quý nhất là lúa gạo. các cậu có đồng ý thế không?” có:
a. Một đại từ. Đó là..
b. Hai đại từ. Đó là.
c. Ba đại từ. Đó là..
160. Từ thay thế cho từ cánh diều trong đoạn văn sau “ Cánh diều màu xanh lam. Cánh diều lơ lửng trên bầu trời.”
a. hắn	b. chúng	c. nó
161. Trạng ngữ trong câu ca dao:
 “ Trên đồng cạn, dưới đồng sâu
Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa.” có tác dụng:
a. Chỉ thời gian
b. Chỉ nguyên nhân
c. Chỉ nơi chốn
162. Trong các câu sau, từ nhảy nào được dùng với nghĩa chuyển?
a. Những dòng chữ nhảy múa trước mắt em.
b. Bé Hoa nhảy dây rất giỏi.
c. Giờ ra chơi, học sinh vui đùa, chạy nhảy.
d. Bạn Hùng nhảy xa giỏi nhất lớp em.

Tài liệu đính kèm:

  • docDE THI HS GIOI L5.doc