Tài liệu ôn thi tốt ngiệp Sinh 12 - Chuyên đề 4: Tiến hoá

Tài liệu ôn thi tốt ngiệp Sinh 12 - Chuyên đề 4: Tiến hoá

CHUYÊN ĐỀ 4: TIẾN HOÁ

-Tại sao quá trình tiến hoá diễn ra ?

-Tại sao mỗi loài lại thích nghi một cách hợp lý với môi trường sống ?

-Tại sao sinh giới lại đa dạng và phong phú ?

A.KHÁI QUÁT

1.Các học thuyết tiến hoá: Cổ điển (Lamarck và Darwin), Tổng hợp-hiện đại.

2.Các bằng chứng tiến hoá: Bốn bằng chứng.

3.Cơ chế tiến hoá: Gồm Cơ chế hình thành đặc điểm thích nghi – Cơ chế hình thành loài mới.

4.Sự phát sinh sự sống: Tiến hoá hoá học → Tiến hoá tiền sinh học.

5.Sự phát triển của sự sống: Tiến hoá sinh học.

6.Sự phát sinh loài người

 

doc 14 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1510Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu ôn thi tốt ngiệp Sinh 12 - Chuyên đề 4: Tiến hoá", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ 4: TIẾN HOÁ
-Tại sao quá trình tiến hoá diễn ra ? 
-Tại sao mỗi loài lại thích nghi một cách hợp lý với môi trường sống ? 
-Tại sao sinh giới lại đa dạng và phong phú ? 
A.KHÁI QUÁT
1.Các học thuyết tiến hoá: Cổ điển (Lamarck và Darwin), Tổng hợp-hiện đại.
2.Các bằng chứng tiến hoá: Bốn bằng chứng.
3.Cơ chế tiến hoá: Gồm Cơ chế hình thành đặc điểm thích nghi – Cơ chế hình thành loài mới.
4.Sự phát sinh sự sống: Tiến hoá hoá học → Tiến hoá tiền sinh học. 
5.Sự phát triển của sự sống: Tiến hoá sinh học.
6.Sự phát sinh loài người
B.NỘI DUNG CỤ THỂ
I.HỌC THUYẾT TIẾN HOÁ
1.Học thuyết tiến hoá cổ điển
a.Học thuyết Lamarck
*Cơ sở ra đời:
 Thời kỳ đêm trường trung cổ: Với quan niệm phổ biến coi sinh vật là Bất biến.
 Những tài liệu phân loại học, hình thái học so sánh, giải phẫu học so sánh tích luỹ trong thế kỷ XVII, XVIII → Thừa nhận sự biến đổi của các loài dưới ảnh hưởng của ngoại cảnh.
*Nội dung cơ bản:
 -Nguyên nhân: 
+Do ngoại cảnh: Không đồng nhất và thường xuyên thay đổi → Là nguyên nhân chính làm cho các loài biến đổi dần dà và liên tục.
+Do sinh vật: Chủ động thích ứng bằng cách thay đổi tập quán hoạt động. 
 -Cơ chế:
+Cơ chế phát sinh, di truyền BD
Các biến đổi (sử dụng hay không sử dụng) do ngoại cảnh, tập quán hoạt động → Đều tích luỹ qua các thế hệ → Những biến đổi sâu sắc. (1)
+Cơ chế hình thành đặc điểm thích nghi
–Do ngoại cảnh: Thay đổi chậm chạp → sinh vật thích nghi kịp thời → không loài nào bị đào thải.
–Do sinh vật: Có khả năng phản ứng phù hợp với sự thay đổi của điều kiện môi trường, biến đổi nhất loạt giống nhau trước điều kiện ngoại cảnh.(2)
+Cơ chế hình thành loài: Từ một tổ tiên ban đầu do môi trường thay đổi theo những hướng khác nhau nên lâu ngày, các sinh vật sẽ “luyện tập” để thích ứng với các môi trường mới → Hình thành nên các loài khác nhau. VD: Sự hình thành loài hươu cao cổ từ loài hươu cổ ngắn. (3)
*Hạn chế:
-(1) → Chưa phân biệt được BD di truyền với BD không di truyền.
-(2) → Chưa thành công trong việc giải thích các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật.
-(3) → Chưa giải thích được chiều hướng tiến hoá từ đơn giản đến phức tạp.
b.Học thuyết tiến hoá Darwin
*Nguyên nhân: do Biến dị (Biến dị cá thể)
 -Định nghĩa: Là sự phát sinh những đặc điểm sai khác giữa các cá thể cùng loài trong quá trình sinh sản.
 -Phân loại:
+Biến dị do ngoại cảnh và tập quán hoạt động sống:
 Là những biến đổi đồng loạt theo một hướng xác định, tương ứng với điều kiện ngoại cảnh, ít có ý nghĩa trong chọn giống và tiến tiến hoá.
+Biến dị trong quá trình sinh sản:
Ở từng cá thể riêng lẻ, không theo hướng xác định mới là nguồn nguyên liệu của chọn giống và tiến hoá.
*Cơ chế hình thành đặc điểm thích nghi, loài mới: Dưới tác động của chọn lọc là CLTN và CLNT.
-Tất cả các loài sinh vật luôn có xu hướng sinh ra một số lượng con nhiều hơn nhiều so với số con có thể sống sót đến sinh sản.
-Quần thể sinh vật có xu hướng duy trì kích thước không đổi trừ những khi có biến đổi bất thường về môi trường.
-Các cá thể của cùng một bố mẹ, mặc dù giống với bố mẹ nhiều hơn so với cá thể không có họ hàng nhưng chúng vẫn khác biệt nhau về nhiều đặc điểm, gọi là biến dị cá thể. Phần nhiều, các biến dị này được di truyền lại cho các thế hệ sau.
Suy ra:
-Các cá thể sinh vật luôn phải đấu tranh với nhau để giành quyền sinh tồn, gọi là đấu tranh sinh tồn. Do vậy chỉ một số ít cá thể sinh ra được sống sót qua mỗi thế hệ.
-Trong cuộc đấu tranh sinh tồn, những cá thể sinh vật nào có biến dị di truyền giúp chúng thích nghi tốt hơn dẫn đến khả năng sống sót và khả năng sinh sản cao hơn cá thể khác thì những cá thể đó sẽ để lại nhiều con hơn cho quần thể. Theo thời gian, số lượng cá thể có các biến dị thích nghi sẽ ngày một tăng và số lượng cá thể có các biến dị không thích nghi sẽ ngày một giảm, quá trình đó gọi là CLTN.
Các loài sinh vật trên trái đất thống nhất do có chung nguồn gốc, còn thành phần loài đa dạng hay khác biệt nhau là do các loài đã tích luỹ được các đặc điểm thích nghi với các môi trường sống khác nhau qua hàng triệu năm tiến hoá.
Đặc điểm
CLTN
CLNT
Yếu tố tiến hành
Môi trường.
Con người.
Đối tượng
Tất cả các loài sinh vật.
Vật nuôi, cây trồng.
Nguyên liệu
Biến dị và di truyền.
Động lực
(Nguyên nhân)
Điều kiện môi trường khác nhau 
→ Chọn lọc theo các hướng khác nhau.
Nhu cầu thị hiếu, thẩm mỹ khác nhau của con người.
Nội dung
Đào thải các biến dị có hại, tích luỹ các biến dị có lợi cho bản thân sinh vật.
Đào thải các biến dị có hại, tích luỹ các biến dị có lợi cho con người..
Thời gian
Dài.
Ngắn.
Kết quả
-Sinh giới ngày càng đa dạng, phong phú.
-Sinh vật ngày càng thích nghi với môi trường sống.
-Vật nuôi, cây trồng ngày càng đa dạng.
-Vật nuôi, cây trồng đáp ứng dược các nhu cầu khác nhau của con người.
*Thành công:
-Giải thích khá thành công sự hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật.
-Chứng minh được rằng toàn bộ sinh giới ngày nay là kết quả quá trình tiến hoá từ một nguồn gốc chung.
*Hạn chế: Chưa thể hiểu rõ về nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền các biến dị.
2.Học thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại
a.Cơ sở ra đời
-Cơ chế tiến hoá bằng CLTN của học thuyết Darwin.
-Các thành tựu của di truyền học, đặc biệt là di truyền học quần thể.
b.Phân loại
Được chia thành 2 quá trình:
Quá trình
Tíên hoá nhỏ
Tiến hoá lớn
ND
Là quá trình làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể
Là quá trình hình thành các nhóm phân loại trên loài
Quy mô
Nhỏ-Quần thể.
Rộng lớn
Thời gian
Ngắn
Dài, hàng triệu năm
Nghiên cứu thực nghiệm
Có
Không
→ Hình thành loài được xem là ranh giới giữa tiến hoá nhỏ và tiến hoá lớn.
c.Nguồn nguyên liệu tiến hoá: Là biến dị di truyền của quần thể. Phát sinh, xuất hiện do:
 Giao phối
*Do đột biến (BD sơ cấp) → BD tổ hợp (BD thứ cấp).
 *Do nhập gene: Sự di chuyển của các cá thể hoặc các giao tử mang biến dị từ quần thể khác vào.
 ]Kết quả: Các quần thể tự nhiên đều rất đa hình, tức có nhiều biến dị di truyền.
d.Các nhân tố tiến hoá
*Định nghĩa:
*5 nhân tố tiến hoá
-Đột biến
 +Nguyên nhân-Cơ chế: Tần số ĐB ở từng gene rất nhỏ (10-6→10-4), nhưng số lượng gene của mỗi loài là rất lớn → khả năng cơ thể xuất hiện ĐB rất lớn.
 +Các hình thức: –ĐB gene.
 –ĐB NST.
 +Vai trò: Là nhân tố chính do ĐB là nguồn phát sinh các biến dị di truyền của quần thể. 
Đột biến gene là nguồn nguyên liệu sơ cấp, qua giao phối tạo ra vô số biến dị tổ hợp - nguồn nguyên liệu thứ cấp của CLTN.
-Di-nhập gene
 +Nguyên nhân-Cơ chế: Các quần thể thường không cách ly hoàn toàn với nhau → Di-nhập cá thể từ quần thể này vào quần thể khác, làm cho tần số allele và thành phần KG của quần thể thay đổi.
 +Các hình thức: –Phát tán cá thể hoặc giao tử tới quần thể.
–Giao phối với cá thể đực lân cận.
 +Vai trò: 
 Làm phong phú vốn gene hoặc mang đến các loại allele đã có trong quần thể.
-CLTN
 +Nguyên nhân-Cơ chế: Là quá trình phân hoá khả năng sống sót và khả năng sinh sản (phân hoá mức độ thành đạt sinh sản) của các cá thể với KG khác nhau trong quần thể.
 → Trong mỗi điều kiện môi trường khác nhau, CLTN tác động trực tiếp lên KH, gián tiếp làm biến đổi tần số KG, qua đó làm biến đổi tần số allele của quần thể → Kết quả: Quần thể có nhiều cá thể mang các KG quy định các đặc điểm thích nghi.
 +Các hình thức: –Chọn lọc chống lại allele trội: 
 –Chọn lọc chống lại allele lặn
-Vai trò:
Quy định chiều hướng, nhịp điệu biến đổi thành phần KG của quần thể.
-Các yếu tố ngẫu nhiên - Sự biến động di truyền – Phiêu bạt di truyền.
 +Nguyên nhân-Cơ chế: Các yếu tố ngẫu nhiên làm biến đổi thành phần KG, và tần số tương đối của các allele của quần thể từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Quần thể có kích thước càng nhỏ → càng dễ làm thay đổi fallele của quần thể và ngược lại.
 +Đặc điểm:
–Thay đổi fallele không theo một chiều hướng nhất định.
–Một allele nào đó dù có lợi cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể và một allele có hại cũng có thể trở nên phổ biến trong quần thể.
 +Vai trò: 
–Có thể làm nghèo vốn gene của quần thể , giảm sự đa dạng di truyền.
-Giao phối không ngẫu nhiên
 +Nguyên nhân-Cơ chế: Không làm thay đổi fallele của quần thể nhưng lại làm thay đổi thành phần KG theo hướng tăng dần KG đồng hợp tử.
 +Các hình thức: 
 –Giao phối gần: Tự thụ phấn, giao phối giữa các cá thể có cùng huyết thống.
 –Giao phối có chọn lọc: Các cá thể có kiểu hình nhất định có xu hướng giao phối với nhau hơn.
-Vai trò: Làm nghèo vốn gene của quần thể, giảm sự đa dạng di truyền.
II.BẰNG CHỨNG TIẾN HOÁ
1.Bằng chứng giải phẫu học so sánh
Cơ quan
Tương đồng
Thoái hoá
Tương tự
VD
Cánh dơi với chi trước của chó
Đốt sống cùng, nhị hoa trên bông cờ.
Cánh chim, cánh cào cào
Hình thái
Khác nhau
Chỉ còn là vết tích
Giống nhau
Nguồn gốc
Cùng nguồn
Cùng nguồn
Khác nguồn
Nguyên nhân
Chức phận giống khác nhau
Mất chức năng
Chức phận giống nhau
Ý nghĩa
Tiến hoá phân ly
Thoái hoá
Tiến hoá đồng quy
]Là bằng chứng rõ ràng, quan trọng nhất chứng tỏ mối quan hệ họ hàng giữa các loài.
2.Bằng chứng phôi sinh học
a.VD:
-Giai đoạn đầu: có khe mang, đuôi (18-20 ngày tuổi ở phôi người giống như mang cá sụn).
 Sau đó: 
+Biến thành mang: ở cá, ấu trùng lượng cư.
+Tiêu biến: ĐVCXS ở cạn: Dây sống → Cột sống sụn → Cột xương sống.
-Xuất hiện đuôi, đuôi tiêu biến ở phôi người.
-Tim 2 ngăn (cá) → Tim 3 ngăn (lưỡng cư, bò sát) → Tim bốn ngăn (chim, thú)
-Cây trắc bách diệp khi mới mọc lá hình kim giống như lá thông, cây trưởng thành lá gồm các vảy xếp chồng lên nhau → tổ tiên của trắc bắt diệp gần với thông.
b.Nhận xét:
*Sự giống nhau trong phát triển phôi.
 → Là bằng chứng về nguồn gốc chung giữa các nhóm phân loại khác nhau.
*Sự khác nhau trong phát triển phôi:
 → Cho biết trong quá trình phát triển, các loài sinh vật đã tiến hoá theo các hướng khác nhau.
c.Định luât phát sinh sinh vật:
Sự phát triển cá thể lặp lại một cách rút gọn sự phát triển của loài.
3.Bằng chứng địa lý sinh vật học
a.Sự giống nhau giữa các loài ở các vùng khác nhau, do:
-Do sự phát tán: Các vùng càng gần nhau thì càng có hệ động, thực vật giống nhau.
-Do sự phân tách lục địa.
-Do sự tiến hoá đồng quy: Các loài sống trong cùng một điều kiện môi trường sống.
 VD: Cá mập (cá), ngư long(bò sát), cá voi(thú) đều rất giống cá do sống trong nước.
b.Sự khác nhau giữa các loài ở các vùng khác nhau, do:
-Qua thời gian ở các khu vực địa lý khác nhau, CLTN đã tiến hành theo các hướng khác nhau tạo nên các loài đặc hữu cho từng vùng.
 Nhận xét: 
 Đặc điểm hệ động, thực vật của từng vùng không những phụ thuộc vào điều kiện sinh lý, sinh thái của vùng đó mà còn phụ thuộc vào vùng đó đã tách khỏi các vùng địa lý khác vào thời kỳ nào trong quá trình tiến hoá của sinh giới.
4.Bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử 
a.Bằng chứng tế bào học:
Đơn vị tổ chức cấu tạo nên hầu hết các cơ thể sinh vật là tế bào (trừ virus).
b.Bằng chứng sinh học phân tử:
*VD: Người và tinh tinh:
-ADN giống nhau 92% (giống vượn: 76%).
-Chuỗi Hb giống nhau 100%.
*Nhận xét:
-Tất cả các loài sinh vật hiện nay đều dùng chung, 4 loại nucleotide để cấu tạo nên acid nucleic, 20 loại aa cấu tạo nên protein và đều  ... g trên bãi bồi sông Volga (cỏ băng, cỏ sâu róm) rất ít sai khác về hình thái so với các quần thể tương ứng ở trong bờ.
Mùa lũ hàng năm: tháng 5.
Thực vật bãi bồi: Ra hoa, kết hạt trước khi mùa lũ về.
Thực vật trong bờ: Ra hoa, kết hạt vào đúng mùa lũ .
 +Cách ly cơ học: Cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau → không giao phối được với nhau.
 VD: Hạt phấn của cây này nảy mầm không tới noãn cầu của cây khác.
*Cách ly sau hợp tử:
 -Bản chất: Là những trở ngại ngăn cản việc tạo ra con lai hoặc ngăn cản việc tạo ra con lai hữu thụ.
 -Phân loại: Thể hiện ở các mức độ:
+Hợp tử không phát triển.
+Con lai giảm sức sống.
+Con lai bất thụ.
] Ở loài sinh sản hữu tính, cách ly sinh sản là yếu tố quyết định đánh dấu sự hình thành loài mới từ quần thể của loài gốc.
c.Cơ chế hình thành loài
*Hình thành loài khác khu vực địa lý
-Bằng chứng:
 Chim sẻ ngô (Parus major): Phân bố khắp Châu Âu, Châu Á, Bắc Phi, các đảo Địa Trung Hải.
+Nòi Châu Âu: Sải cánh 70-80mm, lưng xanh, bụng vàng.
+Nòi Ấn Độ: Sải cánh 55-70mm, lưng và bụng đều xám.
+Nòi Trung Quốc: Sải cánh 60-65mm, lưng vàng, gáy xanh.
Hiện tượng: 
Tại nơi tiếp giáp giữa nòi Châu Âu-Ấn Độ, giữa nòi Ấn Độ-Trung Quốc đều có các dạng lai tự nhiên → cùng loài.
Nơi tiếp giáp giữa nòi Châu Âu-Trung Quốc, thượng lưu sông Amua không có dạng lai.
-Thí nghiệm chứng mình: Của Dodd, trường ĐH Yale Mỹ.
+Chia quần thể ruồi giấm Drosophila pseudo obscura thành nhiều quần thể nhỏ, nuôi trong các môi trường nhân tạo khác nhau, là những lọ thuỷ tinh riêng biệt. Một số quần thể nuôi bằng môi trường có tinh bột, một số được nuôi bằng môi trường có chứa maltose. 
Sau nhiều thế hệ, trên các môi trường khác nhau, từ một quần thể ban đầu đã tạo nên hai quần thể thích nghi với việc tiêu hoá tinh bột và tiêu hóa đường maltose.
+Cho hai loại ruồi sống chung, thấy ruồi “maltose” có xu hướng thích giao phối với ruồi “maltose” hơn và ngược lại.
-Hình thành loài bằng con đường cách ly địa lý:
 +Nguyên nhân:
–Loài mở rộng khu vực phân bố.
–Khu phân bố của loài bị chia nhỏ do các chướng ngại địa lý (sông, núi, biển, )
] Ngăn cản cá thể của các quần thể giao phối với nhau, tạo điều kiện cho các NTTH gây nên và duy trì sự khác biệt về fallele và thành phần KG giữa các quần thể.
 +Cơ chế hình thành loài :
Một quần thể → Cách ly địa lý→Nhiều quần thể cách ly với nhau→Trong các điều kiện môi trường khác nhau→NTTH (CLTN) làm cho các nhóm quần thể khác biệt nhau về tần số allele và thành phần KG.
 +Đặc điểm:
–Xảy ra một cách chậm chạp qua nhiều thế hệ.
–Không phải là cách ly sinh sản mà là điều kiện để dẫn tới quá trình cách ly sinh sản, đánh dấu sự xuất hiện loài mới.
–Chủ yếu xảy ra với các loài có khả năng phát tán mạnh, đặc biệt là động vật.
–Quá trình hình thành các quần thể thích nghi không nhất thiết dẫn đến hình thành loài mới.
*Hình thành loài cùng khu vực địa lý 
-Hình thành loài bằng cách ly tập tính
 +Bằng chứng:
 VD: Các quần thể một số loài thực vật sống trên bãi bồi sông Volga (cỏ băng, cỏ sâu róm) rất ít sai khác về hình thái so với các quần thể tương ứng ở trong bờ.
Mùa lũ hàng năm: tháng 5.
Thực vật bãi bồi: Ra hoa, kết hạt trước khi mùa lũ về.
Thực vật trong bờ: Ra hoa, kết hạt vào đúng mùa lũ .
 +Thí nghiệm: Ở Châu Phi, có 2 loài cá không giao phối với nhau:
Đặc điểm
Loài 1
Loài 2
Giống nhau
Hình thái
Khác nhau
Màu đỏ
Màu xám
→Chiếu ánh sáng đơn sắc → giống màu nhau → 2 cá thể của 2 loài giao phối với nhau.
 +Cơ chế:
Quần thể đa hình, có những KH → xuất hiện do ĐB hoặc BD tổ hợp trung tính hoặc có lợi → tồn tại song song với KH gốc → các cá thể có KH giống nhau có xu hướng giao phối với nhau (giao phối không ngẫu nhiên) → theo thời gian dẫn tới cách ly sinh sản → hình thành nên loài mới.
-Hình thành loài bằng cách ly sinh thái
 +Bằng chứng: Mao lương.
Mao lương sống ở bãi cỏ ẩm: Có chồi nách lá, vươn dài bò trên mặt đất.
Mao lương sống ở bờ mương, bờ ao: Lá hình bầu dục, ít răng cưa.
 +Cơ chế:
Sống trong cùng một ổ sinh thái, các cá thể thường giao phối với nhau và ít khi giao phối với các cá thể thuộc các ổ sinh thái khác → Cách ly sinh sản → Hình thành loài mới.
-Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hoá.
 +Đa bội hoá khác nguồn:
 –Bằng chứng:
Loài cỏ Spartina ở Anh có 2n=120, là kết quả lai tự nhiên giữa một loài gốc Châu Âu (2n=50) với một loài gốc Mỹ nhập vào Anh (2n=70). Thể song nhị bội xuất hiện đầu tiên năm 1870 ở bờ biển miền Nam nước Anh. Đến 1902, phát tán khắp bờ biển nước Anh, 1906 lan sang Pháp. Vì chăn nuôi tốt nên được phổ biến khắp thế giới.
 –Thí nghiệm: Lai cải củ (Raphnus) và cải bắp (Brassica)
 –Cơ chế:
 Tế bào cơ thể lai khác loài chứa bộ NST của hai loài bố mẹ. Do hai bộ NST không tương đồng → kỳ đầu I không xảy ra sự tiếp hợp → trở ngại cho phát sinh giao tử → Cơ thể lai xa thường chỉ sinh sản vô tính→ Hình thành loài sinh mới sinh sản vô tính.
nA x nB → nA+nB → Loài sinh sản vô tính.
Nếu cơ thể lai được đa bội hoá → Có khả năng sinh sản hữu tính → Loài mới (Vì nó được cách ly sinh sản với hai loài bố mẹ).
nA x nB → nA+nB → 2(nA+nB) → Loài sinh sản hữu tính.
 +Đa bội hoá cùng nguồn:
 –VD: Cải củ tứ bội, cải củ tam bội.
 –Cơ chế:
2n x 2n → 4n → Loài mới sinh sản hữu tính.
2n x n → 3n → Loài mới sinh sản vô tính.
d.Cơ chế hình thành các nhóm phân loại trên loài.
*Tiến hoá lớn
-Cơ sở nghiên cứu:
 +Nghiên cứu hoá thạch.
 +Các nghiên cứu phân loại sinh giới: Dựa trên mức độ giống nhau về đặc điểm hình thái, hoá sinh và sinh học phân tử.
 -Đặc điểm:
+Tốc độ hình thành loài ở các nhóm sinh vật khác nhau là khác nhau.
 VD: Cá phổi gần như không thay đổi suốt 150 triệu năm.
+Quá trình không cần những ĐB lớn mà chủ yếu là sự tích luỹ các ĐB nhỏ qua các thể hệ.
 -Kết quả:
 +Sinh giới ngày càng đa dạng: 
 Nhờ có tiến hoá phân nhánh: Tổ tiên chung → Thế giới vô cùng phong phú đa dạng.
 +Tổ chức ngày càng cao.
 +Thích nghi ngày càng hợp lý.
 -Ý nghĩa: 
+Giúp tìm hiểu về lịch sử hình thành các loài cũng như các nhóm loài trong quá khứ.
+Xây dựng cây phát sinh chủng loại – cây phân loại.
 Kết luận:
 Nghiên cứu: Phân loại thế giới sống D Tiến hoá lớn
→ Giúp xây dựng cây phát sinh và làm sáng tỏ mối quan hệ họ hàng giữa các loài.
*Bằng chứng thực nghiệm
-Bằng chứng về Chlorella vulgaris.
-Bằng chứng về ruồi giấm, tinh tinh, người
IV.SỰ PHÁT SINH, PHÁT TRIỂN CỦA SỰ SỐNG
1.Sự phát sinh sự sống:
a.Tiến hoá hoá học - Tiến hoá phân tử
*Hình thành các chất hữu cơ đơn giản từ các chất vô cơ
-Thí nghiệm: Của Miller và Urey.
-Cơ chế: Nhờ nguồn năng lượng trong tự nhiên
 NH3, CH4, H2, H2O " C,H " C,H,O " C,H,O,N → acid amine, ribonucleotide, nucleotide.
 [ Nặng " theo nước mưa " biển: Đầy chất hữu cơ hoà tan.
*Trùng phân tạo các đại phân tử hữu cơ phức tạp
 -Thí nghiệm:
 Chiếu tia tử ngoại qua hỗn hợp: Hơi nước, CH4, amoniac, carbon oxide → Các acid amine →(150-180oC) Các mạch polypeptide.
 -Cơ chế: (Nối tiếp giai đoạn 1): Nhờ nguồn năng lượng tự nhiên, mà:
 → aa " pr đơn giản" pr phức tạp
 → ribonucleotid " RNA → DNA : acid nucleic
 → glucose →carbohydrate.
 → lipid
b.Tiến hoá tiền sinh hoc - Hình thành mầm mống của sự sống – Coacerva.
*Nguyên nhân: 
 Đặc tính của lipid kị nước → hình thành lớp màng bao bọc lấy tập hợp các đại phân tử hữu cơ → Các giọt khác nhau.
*Cơ chế:
-Từ các hợp chất hữu cơ cao phân tử hoà tan, đã hình thành nên các giọt dịch keo hữu cơ. Acid nucleic, protein, carbohydrate, lipid  → (CLTN) → đã hình thành nên các giọt.
+Các giọt coacerva: Có dấu hiệu sơ khai của TĐC, tăng kích thước, sinh sản, duy trì cấu trúc tương đối ổn định trong dung dịch → Cơ thể sống đầu tiên.
+Các giọt Lyposome (= lipid + hchc khác).
] Quá trình phát sinh sự sống: Là quá trình tiến hoá của của các hợp chất carbon, dẫn tới sự hình thành hệ tương tác giữa các đại phân tử protein và acid nucleic có khả năng tự nhân đôi, tự đổi mới.
2.Sự phát triển cua sự sống
a.Hoá thạch
 *VD: Hoá thạch xương khủng long, xác voi ma mút, hổ phách một con kiến, 
 *Định nghĩa: Là di tích của sinh vật sống trong các thời đại trước để lại trong các lớp đất đá.
 *Các dạng: -Hoá thạch đá.
-Hoá thạch trong băng tuyết.
-Hoá thạch hổ phách.
 *Phương pháp xác định: Bằng đồng vị phóng xạ 14C và 238Ur
 *Vai trò: -Cung cấp các bằng chứng trực tiếp nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh giới .
 -Suy ra tuổi các địa tầng, là tài liệu nghiên cứu lịch sử hình thành vỏ trái đất.
b.Lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất 
*Hiện tượng trôi dạt lục địa
 -Định nghĩa:
Là hiện tượng các phiến kiến tạo liên tục di chuyển do lớp dung nham nóng chảy bên dưới chuyển động.
 -Diễn biến: Cách đây 250tr năm → Cách đây 180tr năm → sau đó → đến ngày nay.
 -Vai trò với quá trình tiến hoá:
 Sự biến đổi địa chất quy định (kéo theo) sự thay đổi về khí hậu.
*Các đại địa chất
 -Căn cứ phân chi thời gian địa chất: Các biến đổi địa chất
 -Bản chất:
 Sự biến đổi về địa chất → Biến đổi về khí hậu → Quy định một hệ sinh vật mới tương ứng.
-Sinh vật trong các đại địa chất
(Bảng trang 142)
V.SỰ PHÁT SINH LOÀI NGƯỜI 
I.Quá trình phát sinh loài người hiện đại.
 1.Bằng chứng về nguồn gốc động vật của loài người.
(Bảng Bằng chứng về nguồn gốc động vật của loài người)
® chứng tỏ người và thú có chung 1 nguồn gốc.
Vượn người ngày nay bao gồm: 
-Vượn, đười ươi: Sống ở Đông Nam Á.
-Gorila(khỉ đột), tinh tinh: Sống ở vùng nhiệt đới Châu phi.
® chứng tỏ người có quan hệ họ hàng rất gần với vượn người và gần gũi nhất với tinh tinh. Mặt khác người và vượn có nhiều điểm khác nhau® t/hóa theo 2 hướng khác nhau (vượn ngày nay không phải là tổ tiên trực tiếp)
Từ các bằng chứng về hình thái, giải phẩu, sinh học phân tử Þ xác định mối quan hệ họ hàng, vẽ được cây chủng loại phát sinh loài người, chỉ ra được đặc điểm nào trên cơ thể người được hình thành trước trong quá trình tiến hóa, đặc điểm nào mới xuất hiện.
→ Chứng minh loài người có nguồn gốc từ ĐVCXS: Thuộc lớp thú (Mammalia)– Bộ linh trưởng (Primates)- Họ người (Homonidae)- Chi người (Homo)- Loài người (Homo sapiens)
2.Các dạng vượn người hóa thạch và quá trình hình thành loài người.
*Quá trình: 
 Tổ tiên→Vượn người cổ đại(Vượn người ngày nay)→H.habilis→H.erectus → H.sapiens.
*Địa điểm phát sinh loài người:
Loài người H.Sapiens được hình thành từ loài H.erectus ở châu Phi sau đó phát tán sang các châu lục khác (nhiều người ủng hộ)
II.Người hiện đại và sự tiến hoá văn hoá.
1.Nguyên nhân: Người hiện đại có những đặc điểm thích nghi nổi bật: 
-Đôi tay được giải phóng:
 Bàn tay chế tạo và sử dụng công cụ lao động...
-Xuất hiện hệ thống tín hiệu thứ 2: Bộ não lớn:
+Tiếng nói có âm tiết phát triển: Do cấu trúc thanh quản phù hợp cho phép phát triển tiếng nói
+Chữ viết: Giúp việc truyền đạt kinh nghiệm có hiệu quả.
 Kích thích bộ não phát triển.
2.Kết quả: Xuất hiện tiến hoá văn hoá: Là quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi không có sự biến đổi về gene.
-XH ngày càng phát triển: Sử dụng lửa, tạo quần áo, chăn nuôi, trồng trọt....KH,CN
-Con người nhanh chóng trở thành loài thống trị trong tự nhiên, có ảnh hưởng nhiều đến sự tiến hóa của các loài khác và có khả năng điều chỉnh chiều hướng tiến hóa của chính mình.

Tài liệu đính kèm:

  • docTOBU on tot nghiep Phan tien hoa.doc