Tài liệu Ôn thi tốt nghiệp THPT - Môn Ngữ văn - Năm học 2010 - 2011

Tài liệu Ôn thi tốt nghiệp THPT - Môn Ngữ văn - Năm học 2010 - 2011

A. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VÀ NGHỊ LUẬN VĂN HỌC:

 I. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

* Một số lưu ý khi ôn tập dạng bài Nghị luận xã hội:

- Vài năm lại đây, trong các kì thi, cấu trúc đề thi thường có một câu nghị luận xã hội thuộc một trong ba dạng bài bên dưới và kèm theo yêu cầu về dung lượng bài viết (hoặc đoạn văn ngắn), thường dao động từ 200 từ - 600 từ. Đây là dạng bài tập mở, nhằm phát huy chính kiến, tính sáng tạo của học sinh. Do đó khi ôn tập phần này cho học sinh, giáo viên cần chú ý các điểm sau:

 + Phân biệt cho học sinh đặc điểm của các dạng bài (đọc các khái niệm từ ngữ ở đầu hoặc cuối của đề bài);

 + Lưu ý cho học sinh khả năng suy luận, khả năng quan sát, tưởng tượng và cách đưa dẫn chứng (nên lấy dẫn chứng từ thực tế cuộc sống có tính thời sự);

 + Phân biệt sự khác nhau về hình thức giữa đoạn văn và bài văn;

 

doc 99 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1219Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Ôn thi tốt nghiệp THPT - Môn Ngữ văn - Năm học 2010 - 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN CHUNG CHO CẢ HAI CHƯƠNG TRÌNH
(CHUẨN VÀ NÂNG CAO)
PHẦN I: LÀM VĂN
A. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VÀ NGHỊ LUẬN VĂN HỌC:
 I. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 
* Một số lưu ý khi ôn tập dạng bài Nghị luận xã hội:
- Vài năm lại đây, trong các kì thi, cấu trúc đề thi thường có một câu nghị luận xã hội thuộc một trong ba dạng bài bên dưới và kèm theo yêu cầu về dung lượng bài viết (hoặc đoạn văn ngắn), thường dao động từ 200 từ - 600 từ. Đây là dạng bài tập mở, nhằm phát huy chính kiến, tính sáng tạo của học sinh. Do đó khi ôn tập phần này cho học sinh, giáo viên cần chú ý các điểm sau:
 	+ Phân biệt cho học sinh đặc điểm của các dạng bài (đọc các khái niệm từ ngữ ở đầu hoặc cuối của đề bài);
 	+ Lưu ý cho học sinh khả năng suy luận, khả năng quan sát, tưởng tượng và cách đưa dẫn chứng (nên lấy dẫn chứng từ thực tế cuộc sống có tính thời sự);
 	+ Phân biệt sự khác nhau về hình thức giữa đoạn văn và bài văn;
 	+ Tập hợp các vấn đề đơn lẻ thành nhóm chủ đề, từ đó đề xuất một cách làm mang tính khái quát.
- Các bài viết dưới đây chỉ mang tính chất gợí
1. Khái niệm:
- Bàn về các vấn đề xã hội, chính trị (tư tưởng, đạo lý, lối sống, hiện tượng, đời sống, vấn đề liên quan cuộc sống của con người) 
2. Yêu cầu đối với các bài làm thuộc dạng đề Nghị luận xã hội: 
- Nội dung: Cần làm rõ tính chất xã hội gửi gắm trong đề bài, phân biệt rõ đúng - sai, rút ra được bài học, đề cao tính chân lý của vấn đề.
- Kĩ năng: 
 	+ Thường vận dụng kết hợp nhiều thao tác như giải thích, chứng minh, bình luận, bác bỏ, suy lí
 	+ Đảm bảo yêu cầu bố cục (bài văn hoặc đoạn văn); lời văn phải rõ ràng, đúng ngữ pháp, tạo được liên kết mạch lạc giữa các câu, đoạn, phần trong đoạn, bài; từ dùng đúng chính tả, sát nghĩa.
- Hình thức bài làm: Trình bày sạch sẽ, rõ ràng, liên tục, tránh tẩy xoá làm bẩn bài làm. 
3.Các dạng đề bài nghị luận xã hội:
a. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý.
b. Nghị luận về một hiện tượng đời sống.
c. Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong các tác phẩm văn học.
 II. NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
* Một số điểm cần lưu ý khi viết bài văn Nghị luận văn học:
- Căn cứ vào cấu trúc chương trình và đặc trưng môn học thì dạng đề bài này chắc chắn sẽ có trong cấu trúc đề thi tốt nghiệp Trung học phổ thông và Cao đẳng, Đại học và nó thường là một bài tập lớn, có thang điểm lớn hơn so với các bài tập còn lại. Cho nên khi ôn tập cần chú ý các điểm sau:
 	+ Phân biệt được dạng đề bài, phần này thường xuất hiện ngay trên đề bài thông qua một số khái niệm quen dùng, từ đó qui tập thành dạng bài chung để có một kiểu trình bày bài làm nhanh, hiệu quả.
 	+ Huy động và xử lí được vốn kiến thức để đưa vào bài làm, thường dùng cách thiết lập dàn bài sơ lược, ghi những ý chính sẽ có theo yêu cầu của đề bài ra giấy nháp. Do đó khi ôn luyện cần luyện tập thành thạo kĩ năng lập ý.
1. Khái niệm:
- Bàn về các vấn đề thuộc lĩnh vực văn chương - nghệ thuật (vẻ đẹp của tác phẩm văn học: một đoạn văn, một đoạn thơ, một nhân vật hoặc cả tác phẩm, một vấn đề về lý luận văn học, nhân định về văn học ..)
2. Yêu cầu đối với các bài làm thuộc dạng đề Nghị luận văn học : 
- Nội dung: Cần làm rõ giá trị văn học theo yêu cầu của đề bài, đánh giá các giá trị có so sánh, đối chiếu, khẳng định.
- Kĩ năng:
 	+ Phải có ý thức vận dụng kết hợp các thao tác lập luận như: phân tích, chứng minh, bình giảng, so sánhTuy nhiên cần lưu ý thao tác lập luận chính xuyên suốt bài làm;
 	+ Chọn và triển khai phương thức biểu đạt nào trong bài làm ở dạng bài này cũng nên hết sức lưu ý.
 	+ Đảm bảo đúng bố cục bài văn, 3 phần; lời văn rõ ràng, đúng ngữ pháp, đúng chính tả, sát nghĩa;
 	+ Về hình thức, bài viết phải viết liên tục, tránh tẩy xoá làm bẩn bài làm.
3. Dạng đề nghị luận văn học (Phần thực hành được tích hợp cụ thể ở Phần văn học):
a. Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
 	b. Nghị luận về một tác phẩm văn xuôi, một đoạn trích văn xuôi, một nhân vật, một hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm văn xuôi.
 	c. Nghị luận về một một nhận xét, một ý kiến bàn về văn học: giai đoạn, thời kì, tác phẩm văn học.
 III. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA HAI LOẠI VĂN NGHỊ LUẬN:
- Dùng để trình bày, phát biểu tư tưởng, tình cảm, thái độ, quan điểm của người viết một cách trực tiếp về các vấn đề chính trị, đạo đức, lối sống và về văn học.
- Nội dung được trình bày bằng một ngôn ngữ trong sáng, kết hợp cách lập luận chặt chẽ, mạch lạc, giàu sức thuyết phục. 
- Thường sử dụng chung một số thao tác nghị luận chính: phân tích, giải thích, chứng minh hay bình luận.
B. CÁC KIỂU BÀI NGHỊ LUẬN XÃ HỘI:
 I. NGHỊ LUẬN VỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÝ
1). KIẾN THỨC:
* Bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí cần đảm bảo các nội dung sau:
- Giới thiệu tư tưởng, đạo lí cần bàn luận.
- Giải thích, phân tích theo từng ý, từng vế của vấn đề được nêu.
- Phát biểu nhận đinh, đánh giá của mình về tư tưởng, đạo lí đó (Khẳng định đối với những mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai lệch).
- Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động về tư tưởng, đạo lí.
* Bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí cần chú ý về hình thức:
- Diễn đạt chuẩn xác, mạch lạc.
- Có thể sử dụng một số phép tu từ và yếu tố biểu cảm nhưng phải phù hợp và có chừng mực.
* Phạm vi đề tài: 
- Nhận thức về lí tưởng, mục đích sống
- Đề cập đến mối quan hệ giữa con người với gia đình và xã hội.
- Đề cập đến vẻ đẹp tính cách, tâm hồn con người: lòng yêu nước, lòng nhân ái, bao dung, lòng dũng cảm, thái độ trung thực
2) LUYỆN TẬP:
Đề: Nhà văn Nga Lép-Tôn-XTôi nói: “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường, không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống”. 
Anh (chị) hãy nêu suy nghĩ về vai trò của lí tưởng và lí tưởng riêng của mình.
Hướng dẫn cách làm:
a) Tìm hiểu đề:
* Yêu cầu về nội dung 
- Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường, không có lí tưởng thì không có cuộc sống.
- Mối quan hệ giữa lí tưởng và cuộc sống.
* Yêu cầu về thao tác nghị luận 
Giải thích, bình luận, chứng minh, bác bỏ
* Phạm vi tư liệu 
Trong đời sống và trong văn học.
 	b) Tìm ý: Xác định ý chính (luận điểm) cần làm rõ. Từ ý chính của đề bài, triển khai thành các ý nhỏ. (Cần đặt câu hỏi khi tìm ý)
- Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường, không có lí tưởng thì không có cuộc sống: 
+ Lí tưởng là gì? 
+ Tại sao nói lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường? 
+ Ngọn đèn chỉ đường là gì? Nó quan trọng như thế nào? 
+ Lí tưởng tốt đẹp, thực sự có vai trò chỉ đường như thế nào? 
- Mối quan hệ giữa lí tưởng và cuộc sống:
+ Sống không có lí tưởng cuộc sống của con người sẽ như thế nào?
+ Vì sao mỗi người cần có lí tưởng riêng?
 	+ Đối với một học sinh cần có lí tưởng không? Làm gì để có thể thực hiện được lí tưởng? 
c) Lập dàn ý:
- Sắp xếp nội dung nghị luận theo 3 phần: Mở bài, thân bài và kết bài.
* Mở bài. 
- Giới thiệu tư tưởng, đạo lí cần bàn luận (Giới thiệu ý kiến của Lép-Tôn-XTôi)
* Thân bài. 
Bước 1: Giải thích, phân tích nội dung tư tưởng, đạo lí cần bàn luận theo từng luận điểm (Giải thích các vế trong câu nói của Lép-Tôn-XTôi)
Luận điểm 1: Giải thích lí tưởng là gì? Tại sao nói lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường? 
- Lí tưởng là mục đích, ước mơ, khát vọng tốt đẹp nhất mà con người đặt ra và phấn đấu vươn tới . 
- Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Bởi chính lí tưởng định hướng cho cuộc sống của mỗi người, quyết định cuộc đời của mỗi con người và cũng quyết định hành động và tính cách mỗi người trong đời sống. Lí tưởng xấu (không đúng, lệch lạc) có thể làm hại cuộc đời của một người và nhiều người (dẫn chứng). Không có lí tưởng tốt đẹp thì không có cuộc sống tốt đẹp (dẫn chứng).
Luận điểm 2: Phân tích lí tưởng tốt đẹp thực sự có vai trò chỉ đường như thế nào? 
- Lí tưởng tốt đẹp thực sự có vai trò chỉ đường: giúp cho con người thấy rõ mục đích sống đúng đắn, không đi lạc đường, từ đó có phương hướng, kế hoạch hành động (dẫn chứng)
- Lí tưởng tốt đẹp là lí tưởng vì dân, vì nước, vì gia đình và hạnh phúc bản thân. (dẫn chứng)
- Lí tưởng tốt đẹp có vai trò chỉ đường cho chính sự nghiệp cụ thể mà mỗi người theo đuổi, là động lực thúc đẩy con người vượt qua khó khăn trở ngại để đạt được mục đích đúng đắn... (dẫn chứng)
Bước 2: Phát biểu nhận định, đánh giá của mình về tư tưởng, đạo lí đó (Tầm quan trọng của việc sống có lí tưởng đối với con người)
Luận điểm 1: Đánh giá câu nói của Lép-Tôn-XTôi
- Câu nói của Lép-Tôn-XTôi thật giàu ý nghĩa, nêu rõ mối quan hệ giữa lí tưởng và cuộc sống: Sống không có lí tưởng cuộc sống của con người sẽ mất hết giá trị và ý nghĩa (dẫn chứng)
Luận điểm 2: Phát biểu ý kiến.
- Rút ra bài học nhận thức và hành động từ tư tưởng, đạo lí.
- Lí tưởng riêng của mỗi người: Vấn đề bức thiết đặt ra cho mỗi học sinh tốt nghiệp Trung học phổ thông là chọn ngành nghề, một ngưỡng cửa để bước vào thực hiện lí tưởng.
* Kết bài.
- Khẳng định vai trò của lí tưởng trong cuộc sống.
3. MỘT SỐ ĐỀ TỰ LUYỆN TẬP:
Đề 1:
“ Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động”
Ý kiến trên của M.Xi-xê-rông (nhà triết học La Mã cổ đại) gợi cho anh (chị) những suy nghĩ gì về việc tu dưỡng và học tập của bản thân?
Gợi ý:
- Giới thiệu câu nói M. Xi-xê-rông
- Giải thích (hiểu) các khái niệm để hiểu nghĩa của câu nói:
+ Phẩm chất: cái làm nên giá trị con người (vật);
+ Đức hạnh: đạo đức và tính nết tốt của con người;
+ Hành động: việc làm cụ thể của con người;
E Mọi cái làm nên giá trị đạo đức, nhân cách, tính nết tốt đẹp ở con người đều được biểu hiện qua việc làm, hành động cụ thể của con người đó.
- Phân tích mặt đúng:
 	+ Khái niệm giá trị đạo đức, nhân cách tốt đẹp của con người (phẩm chất của đức hạnh) là một khái niệm rất cụ thể chứ không trừu tượng mơ hồ. Nó không phải tự nhiên mà có, cũng không phải tự mình tự gán ghép cho mình là có mà phải trải qua quá trình học tập, trau dồi, tu dưỡng mới hình thành nên giá trị tốt đẹp đó.
 	+ Hành động, việc làm thế nào thì giá trị, nhân cách con người thế đó. Bởi việc làm cụ thể quyết định giá trị đạo đức nhân cách con người
 	+ Việc học tập, tu dưỡng, rèn luyện (hành động) của chúng ta trong học đường, trong cuộc sống sau này đều giúp chúng ta hình thành nhân cách, đạo đứcnói chung góp phần làm nên giá trị đích thực của con người chúng ta. Ai càng ra sức học tập, tu dưỡng, biết cầu tiến vươn lên, biết nghiêm khắc tự sửa mình thì giá trị con người đó càng được khẳng định, được trân trọng.
 	+ Trong cuộc sống có những con người tự cho mình là đức độ, cao đạo, giỏi gianghọ hô hào rất giỏi, biện bác rất hay nhưng hành động thì ngược lại
- Bác bỏ những biểu hiện sai lệch: Cũng có người cho rằng việc làm, hành động hằng ngày không đủ cơ sở để đánh giá giá trị nhân cách con người. Đó là ý kiến thiển cận. Bởi thước đo giá trị con người là hành động và kết quả của hành động đó.
- Rút ra ý nghĩa và bài học nhận thức:
 	+ Hàm ý câu nói trên lưu ý cho ta về giá trị đích thực của con người.
 	+ Giá trị đó có được là phải trải qua một quá trình rèn luyện, tu dưỡng, học tập đầy khó khăn.
 	+ Và cũng nhắc ta rằng, muốn đánh giá một con người phải xem xét qua công việc làm hành ngày và hiệu quả của việc làm đó, chứ không nên nghê họ nói
Đề 2:
Anh (chị) suy nghĩ như thế nào về câu nói: “Đừng đi xin người khác con cá, hãy tìm học cách làm cần câu và cách câu cá”.
G ... giải phóng, nhân vật “tôi” từ chiến khu về Hà Nội, đến thăm cô Hiền, cô thẳng thắn bày tỏ những nhận xét của mình: nói về niềm vui và cả những điều có phần máy móc, cực đoan của cuộc sống xung quanh.
- Thời kì đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, cuộc sống còn nhiều khó khăn. Cô Hiền tìm việc làm phù hợp với chủ trương, chính sách của chế độ mới, khéo léo chèo chống con thuyền gia đình vượt qua những biến đổi của xã hội.
- Miền Bắc bước vào thời kì đương đầu với cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ. Cô Hiền dạy con cách sống “biết tự trọng, biết xấu hổ”, biết sống đúng với bản chất người Hà Nội với việc đồng ý cho hai con trai tình nguyện đăng kí tòng quân. 
- Đất nước tràn đầy niềm vui với đại thắng mùa xuân năm 1975. Vợ chồng nhân vật “tôi” đến dự buổi liên hoan mừng Dũng - người con đầu của cô Hiền - trở về. Trong bữa tiệc, Dũng đã kể về Tuất, người đồng đội đã hi sinh và người mẹ của Tuất, một người mẹ Hà Nội có con đi chiến đấu.
- Xã hội trong thời kì đổi mới với đủ cái phải - trái, tốt - xấu. Nhân vật “tôi” từ thành phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội, ghé thăm cô Hiền. Giữa không khí xô bồ của thời kì kinh tế thị trường, cô Hiền vẫn là “một người Hà Nội của hôm nay, thuần túy Hà Nội, không pha trộn”. Từ câu chuyện cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn, cô Hiền nói về niềm tin vào cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.
Gợi ý câu 2:
I. Yêu cầu: 
	Trên cơ sở những hiểu biết về tác phẩm phân tích rõ ý nghĩa nhan đề.
II. Nội dung cơ bản:
- Nhan đề của truyện thể hiện rõ cảm hứng sáng tác của tác giả: sự khám phá, khẳng định phẩm giá, lối sống có tính đặc trưng của người Hà Nội.
- Đặt tên truyện là “Một người Hà Nội”, tác giả còn muốn gợi một biểu tượng về người Hà Nội: con người có bản lĩnh, có cốt cách, họ luôn “là mình” với ý thức là “người Hà Nội”, là sự đại diện cho cả nước, là tinh hoa của con người Việt Nam qua nhân vật cô Hiền.
- Nhan đề đã gợi ở người đọc sự tò mò, kích thích sự hứng thú.
Gợi ý câu 3:
I. Yêu cầu: 
	Trên cơ sở những hiểu biết về tác phẩm, về nhân vật cô Hiền, người viết lý giải được lời bình luận của người kể chuyện đồng thời bày tỏ những suy nghĩ của mình.
	Cần trình bày vấn đề ngắn gọn, đúng trọng tâm.
II. Nội dung cơ bản:
- Đây là lời bình được tác giả đặt ở cuối truyện, sau quá trình khám phá của nhân vật tôi về cô Hiền ở phương diện lối sống, phẩm giá, cốt cách qua những thăng trầm của lịch sử.
- Người kể chuyện đã khẳng định cô Hiền là “hạt bụi vàng của Hà Nội” bởi lẽ cô là một người Hà Nội bình thường, vô danh nhưng ở cô có sự kết tinh của vẻ đẹp và chiều sâu văn hóa người Hà Nội. Đó là một con người có bản lĩnh, trung thực, giàu tự trọng. Những phẩm chất đó được nhào nặn từ truyền thống gia đình, từ năng lực tự ý thức, từ kinh nghiệm sống và tình yêu, niềm tự hào về người Hà Nội với một niềm tin mãnh liệt: Hà Nội là chuẩn mực về văn hóa của người Việt; mỗi công dân Hà Nội phải có ý thức giữ gìn và phát huy chuẩn mực đó.
- Trong lời đánh giá, người kể chuyện đã thể hiện một tình yêu sâu nặng, một niềm ngưỡng mộ thiết tha đối với văn hóa Hà Nội. Đã có biết bao lớp người Hà Nội kiến tạo, lưu truyền, bồi đắp cho nét đẹp thủ đô. Hà Nội đang phát triển, hiện đại hơn song liệu những vẻ đẹp xưa có được bảo toàn?. Tác giả vừa bày tỏ niềm lo âu, tiếc nuối trước những vẻ đẹp xưa dần bị mai một đi bởi thời gian lại vừa chan chứa niềm tin, niềm tự hào vào sự trường tồn của cái truyền thống, cốt cách người Hà Nội, một Hà Nội văn hiến nghìn năm.
- Quan điểm của người viết..
Gợi ý câu 4:
I. Yêu cầu:
Phân tích được hình tượng nhân vật cô Hiền đồng thời phát biểu được những cảm nhận và suy nghĩ của người viết. Diễn đạt giàu cảm xúc.
II. Nội dung cơ bản:
1. Giới thiệu khái quát về tác phẩm và hình tượng nhân vật cô Hiền. 
2. Cảm nhận hình tượng nhân vật:
- Cô Hiền là nhân vật trung tâm của truyện. Cô là một người Hà Nội bình thường. Cũng như bao người khác, cô đã cùng Hà Nội, cùng đất nước trải qua bao biến động, thăng trầm nhưng vẫn giữ được cốt cách, bản lĩnh văn hóa của người Hà Nội. 
- Cô Hiền là người sang trọng, lịch lãm, quí phái: cách ăn mặc, sinh hoạt, bài trí nhà cửa
- Cô Hiền là một người trung thực, khôn ngoan, nhạy bén với thời cuộc, có đầu óc thực tế, có bản lĩnh, giàu lòng tự trọng, luôn tự hào và có ý thức giữ gìn phẩm giá của người Hà Nội được thể hiện ở các phương diện:
 	+ Cách nhận xét, ứng xử trước thời cuộc: thẳng thắn đánh giá cái tích cực, điểm cực đoan của chính phủ mới; có những lời nhận xét sắc sảo trước những biến đổi của xã hội, có cách ứng xử khôn khéo trước những biến đổi của lịch sử đúng với trách nhiệm của một công dân (chỉ làm những việc có lợi cho đất nước) (chứng minh cách hành xử của cô qua các thời kì)
 	+ Cách lựa chọn hôn nhân: cô vượt qua được thói thường, không ham danh, không ham lợi, thể hiện rõ sự tính toán, có quan niệm nghiêm túc về hôn nhân (chứng minh)
 	+ Cách tổ chức cuộc sống gia đình: luôn chủ động, tự tin trong vai trò làm vợ, làm mẹ, giữ nếp sống văn hóa của người Hà Nội từ cách ăn mặc, tiếp đón bạn bè, bài trí phòng khách
 	+ Cách dạy con: coi trọng việc dạy chuẩn mực, văn hóa của người Hà Nội và lòng tự trọng của con người...
- Cảm xúc của người viết
 3. Suy nghĩ, đánh giá:
- Khẳng định vẻ đẹp và tính biểu tượng của nhân vật.
- Từ hình tượng nhân vật cô Hiền, suy nghĩ của bản thân về con người Hà Nội hiện nay.
Bài 4: CON ĐƯỜNG TRỞ THÀNH KẺ SĨ HIỆN ĐẠI (Nguyễn Khắc Viện)
I. Kiến thức cơ bản: 
1. Tác giả Nguyễn Khắc Viện (1913- 1997), nhà văn hoá lớn có nhiều đóng góp cho việc giữ gìn và phát triển văn hoá Việt Nam.
2. Xuất xứ và chủ đề của văn bản:
- Xuất xứ: Trích từ tác phẩm “Noi theo đạo nhà” trong cuốn “ Bàn về đạo Nho”;
- Chủ đề: Bày tỏ những ý kiến sâu sắc bàn về đạo Nho, từ đó khẳng định đạo Nho là phương tiện, là con đường giúp người tri thức hôm nay phấn đấu trở thành “kẻ sĩ hiện đại”.
 	3. Nội dung cơ bản:
- Nêu những ưu điểm của Nho giáo: Đặt vấn đề “xử thế” rõ ràng, tinh thần có mức độ, vừa phải, coi trọng sự thấu lí đạt tình; quan tâm đến việc tu thân là xoay quanh chữ “nhân” là tình người, chất người, gắn bó với người khác.
- Đặt ra vấn đề, con đường để trở thành “kẻ sĩ hiện đại” là tu dưỡng bản thân theo tinh thần của Nho giáo:
 	+ Điều kiện để tu dưỡng là phải có chính kiến và đạo lí, tức là phải có thái độ chính trị và nhân tính con người. 
 	+ Mục đích của tu dưỡng là góp phần vào cuộc đấu tranh cứu nước, xây dựng dân chủ để làm cho “con người ra con người”
- Khẳng định vai trò của kẻ sĩ trong cuộc sống hôm nay (qua thực tiễn bản thân): dù hấp thu sâu sắc chủ nghĩa tự do cá nhân mà vẫn nặng nợ với đất nước, xóm làng, với phố phường có gốc rễ.
 	4. Nghệ thuật:
	Bài viết chọn hình thức là một đoạn hồi kí với lời lẽ chân tình, giản dị, song tác giả cũng tỏ ra là một cây bút nghị luận cứng cỏi với cách lập luận chặt chẽ, phân tích vấn đề thấu đáo, có tình có lí, đưa ra chủ kiến rõ ràng.
II. Luyện tập:
 	Câu 1: Để trở thành “Kẻ sĩ hiện đại”, trong văn bản “Con đường trở thành kẻ sĩ hiện đại”, tác giả lấy tư tưởng đạo Nho để bàn bạc như thế nào?
Gợi ý:
- Đó là đạo lí làm người, biết mình, biết gắn bó với quê hương đất nước.
- Con người biết tu thân, sống đẹp ở đời: sống thì phải biết “xử thế”.
Câu 2: Hãy nêu suy nghĩ về con đường tu dưỡng của bản thân qua văn bản “Con đường trở thành kẻ sĩ hiện đại” - Nguyễn Khắc Viện?
Gợi ý:
- Nêu con đường trở thành kẻ sĩ hiện đại theo quan điểm của Nguyễn Khắc Viện.
- Bàn về con đường tu dưỡng của bản thân: Mỗi người phải xây dựng được một nguyên tắc ứng xử thích hợp để tu dưỡng, hoàn thiện mình, để đóng góp nhiều nhất cho đất nước, cho xã hội.
Bài 5: TƯ DUY HỆ THỐNG NGUỒN SỨC SỐNG MỚI CỦA ĐỐI MỚI TƯ DUY (Phan Đình Diệu)
I. Kiến thức cơ bản: 
1. Tác giả Phan Đình Diệu: sinh 1936, Hà tĩnh là nhà khoa học có uy tín, có nhiều bài báo bàn về các vấn đề chính trị, xã hội, văn hoá.
2. Xuất xứ và hoàn cảnh ra đời của văn bản:
- Xuất xứ: Đoạn trích là văn bản rút rọn của tiểu luận “Tư duy hệ thống và đổi mới tư duy”, in trong cuốn “Một góc nhìn của tri thức”
- Hoàn cảnh ra đời; Tác phẩm được viết khi công cuộc đổi mới đất nước được đặt ra một cách bức thiết trên mọi lĩnh vực, phương diện.
3. Chủ đề văn bản: Văn bản khẳng định ưu thế của tư duy hệ thống trong việc tạo ra động lực mới cho công cuộc đổi mới tư duy hiện nay.
4. Nội dung cơ bản:
 	a. Tư duy hệ thống là sản phẩm từ sự kết hợp giữa những tư tưởng và thành tựu khoa học hệ thống kết hợp các dòng tư duy truyền thống nhằm hình thành cách nhìn, cách hiểu mới để có cách ứng xử mới trước những phức tạp của thiên nhiên, đời sống.
 	b. Đặc điểm nổi bật nhất của tư duy hệ thống là nhìn nhận vũ trụ như một toàn thể thống nhất không thể tách rời, trong đó tất cả các đơn vị cấu thành và các hiện tượng cơ bản sinh ra từ chúng đều tác động qua lại với nhau.
 	c. Chúng ta đang bước vào công cuộc đổi mới tư duy nhằm đáp ứng những đòi hỏi của cuộc sống hiện đại, của thời đại, của sự phát triển đất nước. Tư duy hệ thống sẽ giúp chúng ta có một thế nhìn, cách nhìn mới về thế giới và theo đó là một phương cách hành động mới mà chúng ta cần có để bắt đầu một hành trình thám hiểm mới “một cuộc thám hiểm thật sự không ở chỗ tìm kiếm những vùng đất mới mà ở chỗ cần có những đôi mắt mới”.
 	d. Đối tượng của khoa học hệ thống là cung cấp cho con người nhiều hiểu biết mới và sâu sắc hơn về tự nhiên và cuộc sống.
5. Đổi mới tư duy với tư duy hệ thống phải là trên cơ sở của khoa học hiện đại mà tiếp thu những quan điểm về nhận thức của các triết thuyết truyền thống, kết hợp các tri thức khoa học với các tri thức thu được bằng trực cảm, kinh nghiệm; kết hợp các khả năng lập luận khoa học và cảm thụ nghệ thuật.
II. Luyện tập:
 	Câu 1: Đặc điểm nổi bật nhất của tư duy hệ thống là gì? Tác giả đưa ra ví dụ nào nhằm giúp độc giả thấy rõ sự cần thiết của kiểu tư duy này trong việc nắm những phẩm chất hợp trội của hệ thống? Nêu thêm một số ví dụ khác để chứng minh anh (chị) đã hiểu đúng vấn đề.
Câu 2: Tại sao có thể nói tư duy hệ thống là nguồn sức sống mới của đối mới tư duy?
Câu 3. Theo em, tư duy hệ thống có cần cho việc tìm hiểu, khám phá văn học hay không? Vì sao?
Gợi ý câu 1: 
- Đặc điểm nổi bật nhất của tư duy hệ thống là nhìn nhận vũ trụ như một toàn thể thống nhất không thể tách rời, trong đó tất cả các đơn vị cấu thành và các hiện tượng cơ bản sinh ra từ chúng đều tác động qua lại với nhau.
- Ví dụ: độc lập, thống nhất  là những thuộc tính hợp trội của một đất nứơc trong toàn thể, chứ không thể là của một bộ phận nào trong đất nước đó.
 	Dân chủ, bình đẳng là một thuộc tính của một xã hội chứ không phải là thuộc tính của từng con người riêng lẻ trong xã hội đó.
- Ví dụ khác.
Gợi ý câu 2
- Vì tư duy hệ thống là tư duy nhiều chiều: bởi thế giới là những hệ thống gồm nhiều bộ phận tương tác với nhau, quy định nhau tạo ra tính hợp trội; tính trật tự, tính tổ chức; cái toàn thể lớn hơn tổng của các bộ phận và quy định tính chất của bộ phận.
- Tư duy hệ thống giúp con người nắm bắt đúng chân lí, tìm được con đường hóa giải mọi nguy cơ, thảm họa đối với con người.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docNOI DUNG ON THI TOT NGHIEP THPT 2011.doc