Chuyên đề Hình tượng người lính trong thơ ca cách mạng 1945-1975

Chuyên đề Hình tượng người lính trong thơ ca cách mạng 1945-1975

 Những cuộc trường chinh cứu nước vĩ đại của dân tộc đã lùi xa ngót 30 năm nhưng dư âm của nó vẫn còn vang vọng mãi đến tận ngày hôm nay và cả mai sau. Dư âm ấy chính là cuộc chiến đấu đầy gian khổ hy sinh mà vô cùng anh dũng của một dân tộc "từ trong máu lửa" đã " rũ bùn đứng dậy sáng loà". Dư âm ấy chính là những chiến công, những kì tích anh hùng của bao lớp người Việt Nam đã từng làm lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu.

doc 12 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 8397Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Hình tượng người lính trong thơ ca cách mạng 1945-1975", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI LÍNH TRONG THƠ CA CÁCH MẠNG 1945-1975
 Những cuộc trường chinh cứu nước vĩ đại của dân tộc đã lùi xa ngót 30 năm nhưng dư âm của nó vẫn còn vang vọng mãi đến tận ngày hôm nay và cả mai sau. Dư âm ấy chính là cuộc chiến đấu đầy gian khổ hy sinh mà vô cùng anh dũng của một dân tộc "từ trong máu lửa" đã " rũ bùn đứng dậy sáng loà". Dư âm ấy chính là những chiến công, những kì tích anh hùng của bao lớp người Việt Nam đã từng làm lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu.
 Nổi lên trong những tháng năm khói lửa ấy là hình ảnh những con người anh dũng đứng đầu ở trận tuyến đánh quân thù -hình ảnh những anh bộ đội cụ Hồ- đã từng"Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước ". Lúc bấy giờ, họ đã bước vào trang thơ, trở thành hình ảnh trung tâm của nền thơ ca cách mạng. Chúng ta đã từng gặp các anh trong đêm chờ giặc tới giữa "rừng hoang sương muối", theo bước chân anh đến với "Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm ,mưa dầm ,cơm vắt", từng gặp các anh trên mọi nẻo của đường Trường Sơn lộng gió...
 Cảm ơn các thế hệ nhà thơ- những người nghệ sĩ -những kĩ sư tâm hồn-những người thư ký của thời đại -đã bằng tài năng và tâm huyết của mình,
vượt qua những làn mưa bom, bão đạn để khắc hoạ hình tượng anh bộ đội cụ Hồ, để cho những lớp người hậu thế hiểu được những phẩm chất cao đẹp và chiến thắng vinh quang của những người cầm súng một thời.
 Phải nói rằng, từ những trang thơ của nền thơ ca cách mạng, hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ nổi lên là biểu tượng đẹp cuả con người thời đại Hồ Chí Minh. Họ là những con người đẹp nhất đang tiếp bước truyền thống đánh giặc của cha ông:
 "Bốn ngàn năm bước trường chinh
 Vẫn ung dung cuộc hành trình hôm nay"
 Dù được gọi bằng những tên gọi khác nhau ( anh vệ quốc quân, anh bộ đội, anh giải phóng quân...) , họ vẫn là những người lính từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, vì nhân dân mà quên mình, vì nhân dân mà sẵn sàng hy sinh Nói một cách khác, hình tượng người lính được nhiều nhà thơ, nhiều bài thơ viết ở nhiều mảng đời, nhiều khía cạnh khác nhau cuộc sống. Nhưng tất cả những tia sáng ấy đã hội tụ lại làm bừng sáng lên một hình tượng chung nhất: anh bộ đội cụ Hồ. Chính vì lẽ đó, hình tượng anh vừa mang những nét cụ thể, sinh động, "rất lính", lại vừa mang tầm vóc chung của dân tộc Việt Nam trong những ngày đánh Pháp, đuổi Mỹ.
 1.Trong chín năm chống Pháp, hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ là những anh vệ quốc quân rất đỗi bình dị và thân thương. Họ là những người từ nhân dân mà ra. Các anh là những người con của nhân dân mang truyền thống anh hùng dân tộc làm nhiệm vụ giải phóng đất nước, quê hương. Phần nhiều trong số các anh ra đi chiến đấu từ một luỹ tre làng, từ một cây đa, một giếng nước...
 Nhà thơ Chính Hữu đã nói rất thật về hoàn cảnh xuất thân của người lính. Nơi họ sinh ra là một môi trương quen thuộc, bình dị, từ những vùng quê nghèo khó. Chúng ta hãy nghe lời tâm sự của hai người lính trong bài thơ "Đồng chí":
 "Quê hương anh nước mặn đồng chua 
 Làng tôi ngheò đất cày lên sỏi đá"
 Vì độc lập của Tổ quốc, hạnh phúc của quê hương, của nhân dân, các anh đã từ giã ruộng đồng để bước vào mặt trận. Mới ngày nào đây, họ là nông dân, hôm nay họ đã là chiến sĩ.
 Đọc thơ của Hồng Nguyên, ta cảm thấy yêu thương hơn cái vẻ chân chất, mộc mạc của những người nông dân mặc áo lính :
 "Lũ chúng tôi 
 Bọn người tứ xứ
 Gặp nhau hồi chưa biết chữ
 Quen nhau từ thuở một hai
	 Súng bắn chưa quen
	 Quân sự mươi bài"	
 Chính cái hoàn cảnh xuất thân ấy góp phần làm rõ thêm nét đẹp của anh bộ đội cụ Hồ trong những ngày đánh Pháp.
 Vẻ đẹp ấy càng ngời sáng ở lý tưởng của các anh. Từ gốc lúa bờ tre hồn hậu, các anh ra đi cứu nước. Các anh sẵn sàng chia tay với xóm làng, với người thân, với "giếng nước gốc đa" đầy kỉ niệm để hăng hái lên đường với tinh thần tự nguyện:
 "Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
 Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
 Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính"
 Người lính đi vì nghĩa lớn, sẵn sàng gửi lại bạn thân cày tất cả ruộng nương của mình. Dù biết tại quê hương có gian nhà trống không, gió lung lay nhưng đành " mặc kệ" để ra đi cứu nước cứu nhà. Họ sẵn sàng dứt tình nhà để làm nhiệm vụ lớn lao dù biết rằng những người ở lại quê hương không nguôi thương nhớ.
 Từ nỗi lòng của một người trong cuộc, của một người từng khoác áo chiến binh, Quang Dũng cũng đã nói lên cái lý tưởng của người lính Tây Tiến trong những ngày đánh Pháp mà chắc có lẽ muôn đời nhớ mãi. Những chàng trai Hà Thành ấy, mới ngày nào còn là những cậu học trò thơ ngây trong trắng. Theo tiếng gọi của Tổ quốc, họ phải đành tạm biệt phố phường yêu dấu để ra đi với quyết tâm sắt đá:
 "Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh"
 Trong đời mỗi con người, còn gì quí bằng"đời xanh", còn cái gì quí bằng tuổi trẻ-vậy mà người lính Tây Tiến "chẳng tiếc", họ chấp nhận tất cả, sẵn sàng vì nghĩa lớn, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng.
 Cảm động thay, những người lính trong bài"Nhớ" của Hồng Nguyên cũng đã từng dứt áo ra đi vì nghĩa lớn. Vì sự sống còn của cả dân tộc, vì tình chung cao cả mà họ sẵn sàng hy sinh cái tình riêng quí giá của mình:
 "Ba năm rồi gửi lại quê hương
 Mái lều tranh
 Tiếng mõ đêm trường
 Luống cày đất đỏ
 Ít nhiều người vợ trẻ
 Mòn chân bên cối gạo canh khuya"
 Đẹp biết bao những con người biết gác lại tình thương sâu nặng để hướng tới chân trời lớn lao của dân tộc: đó là cuộc kháng chiến vĩ đại giành độc lập cho đất nước. Phải rồi! Lý tưởng ra đi chiến đấu của người lính trong thơ ca kháng chiến chống Pháp dường như phảng phất lời bài hát thịnh hành thời đó:
 "Đoàn vệ quốc quân một lần ra đi
 Nào có mong chi đâu ngày trở về"
 . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
 Ra đi chiến đấu trong hoàn cảnh đất nước vô cùng khó khăn(vừa mới giành lại chủ quyền sau hơn 80 năm chịu ách thống trị của chế độ thực dân), lại phải lấy vũ khí thô sơ để đương đầu với xe tăng đại bác của kẻ thù, những anh vệ quốc quân thời chống Pháp là những người chịu nhiều gian khổ hy sinh nhất. Dù đã hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, nhưng đọc lại những vần thơ thời ấy, chắc hẳn mỗi chúng ta hôm nay không thể cầm được nước mắt, không thể không thán phục trước sức chịu đựng phi thường của những người nông dân mặc áo lính.
 Là những người đứng đầu trong trận tuyến đánh quân thù, nhưng trang phục của anh vệ quốc quân chỉ là:
 "Aùo anh rách vai
 Quần tôi có vài mảnh vá
 Miệng người buốt giá
 Chân không giày"
 Bao đêm ngủ ngoài rừng, họ phải trải lá cây làm chiếu, lấy mảnh áo làm chăn, lấy sức người để chống chọi với thời tiết khắt nghiệt. Sống và chiến đấu ở nơi rừng thiêng nước độc, thiếu thuốc men, nhiều lúc những cơn sốt rét rừng hành hạ, bòn rút dần sức khoẻ của người chiến binh.
 Nhà thơ Chính Hữu đã diễn tả thấm thía nỗi nhọc nhằn ấy:
	 "Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi".
 Tố Hữu, Quang Dũng cũng có những vần thơ đầy cảm động:
	 -"Giọt giọt mồ hôi rơi 
	 Trên má anh vàng nghệ"
	 -"Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
	 	Quân xanh màu lá dữ oai hùm..."
 Cuộc kháng chiến chống Pháp năm nào là những năm tháng vô cùng gian khổ đối với người lính. Nhưng cũng chính trên "mảnh đất gian khổ" đó đã nảy nở và sinh sôi nhiều mối tình đẹp: tình quân dân, tình đồng chí...
 Một lần nữa, phẩm chất anh bộ đội cụ Hồ đã được sáng ngời trên những trang thơ. Đọc bài thơ "Bao giờ trở lại" của Hoàng Trung Thông, chúng ta như nhấm được cái hương vị ngọt của tình quân dân. Nếu các anh vệ quốc quân không biết yêu quí nhân dân thì làm sao các anh có được sự cảm thông chia sẻ, sự quí trong chân tình của những người em, người mẹ trên những nẻo đường hành quân:
 Các anhđi
 Ngày ấy đã lâu rồi
 (...)
 Vui đàn con ở rừng sâu mới về
 Từ lưng đèo
 Dốc núi mù che
 Các anh về
 Xôn xao làng tôi bé nhỏ
 Nhà lá đơn sơ 
 Nhưng tấm lòng rộng mở
 Nồi cơm nấu dở
 Bát nước chè xanh
 Ngồi vui kể chuyện tâmtình bên nhau.
 Tố Hữu cũng nói hộ tình cảm của nhân dân đối với anh vệ quốc quân:
 Anh vệ quốc quân ơi
	 Sao mà yêu anh thế!
 Đúng rồi! Chúng ta đã nhận ra một điều rất cụ thể trong phẩm chất anh bộ đội cụ Hồ: Trong chiến đấu thì dũng cảm tuyệt vời, trước súng đạn của kẻ thù thì "Gan không núng, chí không mòn", nhưng đối với nhân dân, các anh là những người gần gũi thân tình:
 Anh kể chuyện tôi nghe 
 Trận chợ Đồn, chợ Rã
 Ta đánh giặc chạy re
	 Hai đứa cười ha hả.
	(Cá nước-Tố Hữu)
 	Nhân dân không yêu, không quí những anh bộ đội sao được, bởi vì mỗi khi bước chân anh đặt tới đâu thì cuộc sống của những miền quê nghèo bừng dậy tới đó:
	 Anh về cối lại vang rừng
	 Chim kêu quanh mái, gà mừng dưới sân
	 Anh về sáo lại ái ân
	 Đêm trăng hò hẹn, trong ngần tiếng ca
	 (Lên Tây Bắc-Tố Hữu)
	Càng đẹp đẽ hơn! Nhà thơ Tân Sắc đã từng ví hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ như một thứ ánh sáng đặc biệt xua tan bao cuộc đời u tối, làm đổi thay đời sống tâm hồn của nhân dân miền sơn cước. Chúng ta hãy nghe nhà thơ bộc bạch cảm xúc của mình:
	 Ở đây bản vắng rừng u tối
	 Bộ đội mang gieo ánh chói lòi
	 Ở đây đường ngập bùn phân cũ
	 Kẻng cuốc khua vang điệu dựng nhà
	 Ở đây những mặt buồn như đất
	 Bộ đội cười lên tươi như hoa
	 (Lên Cấm Sơn)
	Điều đặc biệt là, trong những ngày" trường kỳ kháng chiến", có rất nhiều bài thơ mà tác giả của nó là những người trực tiếp cầm súng(Quang Dũng, Chính Hữu, Hồng Nguyên, Nguyễn Đình Thi...). Là người trong cuộc, hơn ai hết, các nhà thơ đã thấu hiểu rất rõ đời sống tâm hồn của những người lính cụ Hồ. Ngay giữa trận tuyến giáp mặt với quân thù, những người"vệ quốc" đã gắn bó với nhau bằng tình đồng chí cao quí thiêng liêng. Nhà thơ Chính Hữu trong bài thơ "Đồng chí"đã nói lên thứ tình cảm đẹp đẽ một cách chân thành:
	 Anh với tôi đôi người xa lạ
	 Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
	 Súng bên súng, đầu sát bên đầu
	 	Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
	 Đồng Chí!
	Trước ngày vào bộ đội, họ vốn là những "người xa lạ", "từ phương trời chẳng hẹn quen nhau". Aáy thế mà trong chiến đấu họ đã cùng nhau"súng bên súng, đầu sát bên đầu". Và chắc có lẽ, do cùng chung hoàn cảnh xuất thân, cùng chung lí tưởng chiến đấu, cho nên chỉ trong một"đêm rét chung chăn", họ đã trở "thành đôi tri kỉ"để cùng "thương nhau tay nắm lấy bàn tay".
 Tình đồng chí, đồng đội của người lính trong thơ Hồng Nguyên cũng thật bình dị, gắn bó, sưởi ấm lòng người:
	 Kỳ hộ lưng nhau bên bờ cát trắng
	 Quờ chân nhau tìm hơi ấm đêm mưa
	Bên cạnh những lý tưởng cao đẹp, tình cảm phong phú, anh bộ đội cụ Hồ trong thơ chống Pháp cũng còn có một thứ tài sản tinh thần quí giá nữa: đó là tinh thần lạc quan và tinh thần chiến đấu đến hơi thở cuối cùng.
	Từ những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp đầy khó khăn gian khổ, Quang Dũng đã vẽ lên trên trang thơ của mình bức chân dung người lính Tây Tiến bằng những vần thơ tuyệt bút:
	 Mắt trừng gửi mộng qua biên giới 
	 Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
	Biết rằng, mặc dù luôn đối diện với gian khổ nơi rừng thiêng hoang vu, thậm chí cánh cửa của tử thần lúc nào cũng rình rập, nhưng trong tâm hồn của người chiến sĩ miền Tây vẫn đầy vẻ lãng mạn và hào hoa, vẫn ngồi sáng tinh thần lạc quan, vẫn cháy bỏng khát vọng hạnh phúc và những giấc mơ đẹp. Lắng sâu trong những vần thơ tài hoa của Quang Dũng, ta như thấy được cái chí, cái tình của người lính. Cái chí trong ánh mắt q ... a, cả dân tộc một lần nữa lại phải lên đường để thực hiện những nhiệm vụ chiến lược của đất nước trong điều kiện lịch sử mới: xây dựng, bảo vệ miền Bắc XHCN, đánhMỹ, diệt nguỵ để giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà.
 Tiếp tục nhiệm vụ của người lính chống Pháp năm xưa, anh giải phóng quân trong thời đại chống Mỹ lại gửi quê hương, người yêu ở hậu phương để ra đi"Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước". Họ ra đi theo tiếng gọi của Tổ quốc, tiếng gọi của Bác Hồ kính yêu :"Không có gì quí hơn độc lập tự do".
 Từ trong bối cảnh của cuộc sống thấm đẫm mùi khói súng, cố nhà thơ Nguyễn Mỹ đã khắc hoa ïmột "cuộc chia ly màu đỏ"thật cảm động:
 "Đó là cuộc chia ly chói ngời sắc đỏ
 Tươi như cánh nhạn lai hồng
 Trưa một ngày sắp ngã sang đông
 Thu bỗng nắng vàng lên rực rỡ
 Tôi nhìn thấy một cô áo đỏ
 Tiễn đưa chồng trong nắng vườn hoa
 Chồng của cô sắp sửa đi xa
 Cùng đi với nhiều đồng chí nữa
 Chiếc áo đỏ rực như than lửa
 Cháy không nguôi trước cảnh chia ly"
 Dù tình nhà có quyến luyến, có gắn bó thân thương, nhưng giữa những năm tháng khói lửa, "Khi Tổ quốc cần họ biết sống xa nhau".
 Lý tưởng ra đi chiến đấu của người lính ở thời đại đánh Mỹ không chỉ vì độc lập tự do của giống nòi mà nó đã vượt lên tầm nhân loại. Nhà thơ Tố Hữu đã nói hộ tiếng lòng ấy của những người cầm súng:
 "Khi ta đứng lên cầm khẩu súng
 Ta vì ta ba chục triệu người
 Cũng vì ba ngàn triệu trên đời"
 Trong những ngày cả nước ra trận đánh Mỹ, lại một lần nữa, hành trang của người cầm súng vẫn lại là niềm lạc quan chiến thắng. Bởi vậy, thơ ca cách mạng giai đoạn này tiếp tục thổi bùng lên những phẩm chất đáng quí ấy của anh bộ đội cụ Hồ.
 Chúng ta còn nhớ, trong thơ ca kháng chiến chống Pháp, ta cũng bắt gặp nhiều tiếng cười và niềm vui. Nhưng phải đến thời chống Mỹ cứu nước-thờikỳ mà cả dân tộc đang làm nên những kì tích lớn lao, ta mới thấy được tiếng nói hồ hởi, tràn đầy niềm lạc quan. Nói như Chế Lan Viên: "Mỗi trang thơ đều dội tiếng ta cười".
 Vì sao thơ ca thời chống Mỹ có được niềm lạc quan lớn lao như thế? Phải chăng vì cuộc kháng chiến gian khổ đến cực độ,người ta cần phải tìm đến niềm vui để tăng thêm sức mạnh.
 Chúng ta từng gặp tiếng cười hăm hở của những người lính trên đường ra trận trong thơ Chính Hữu:
 "Súng nhỏ súng to, chiến trường chật chội
 Tiếng cười hăm hở đầy sông đầy cầu"
 Gắn bó với cuộc đời người lính trên tuyến đường Trường Sơn ác liệt, nhà thơ Phạm Tiến Duật đã cảm nhận rất cụ thể cái cảm xúc :
 	 "Đường ra trận mùa này đẹp lắm"
 Trong thơ ông, ta cũng gặp được cái cười vui tươi, thanh thản có pha chút bông đùa của những người lính lái xe lạc quan yêu đời không chùn bước trước mọi khó khăn thử thách:
 Không có kính, ừ thì có bụi
 Bụi phun tóc trắng như người già
 Chưa cần lửa phì phèo châm điếu thuốc
 Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha"
 -Trong thơ Xuân Thiều :"Tiếng cười dậy cả Trường Sơn"
 -Thơ Xuân Thiêm:"Ra chiến trường như trẩy hội mùa xuân"
 -Thơ Nguyễn Đức Mậu :
 "Niềm vui ra trận náo nức lòng trai
 Niềm vui nào bằng niềm vui ra trận"
 Nhà thơ Tố Hữu cũng góp chung vào bản hoà tấu về niềm lạc quan ấy của người lính bằng những câu thơ tuyệt bút:
 "Hỡi miền Bắc đó, nặng đôi vai
 Gánh cả non sông vượt dặm dài
 Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
 Mà lòng phơi phới dậy tương lai"
 (Nước non ngàn dặm)
 Phải nói rằng, niềm lạc quan yêu đời đã giúp cho những người lính sống thanh thản, tự tin và ấm áp tình người. Trên những chặng đường hành quân gian khổ, trong những điểm chốt nóng bỏng và ở những trận chiến quyết liệt, người lính vẫn nói về quê hương, tình yêu và tương lai. Họ ngắm một đoá hoa ngàn, chiêm ngưỡng một ánh trăng huyền ảo giữa Trường Sơn, họ suy nghĩ về một ngọn lửa đã thắp lên từ bao giờ đang soi sáng đường đi của người chiến sĩ. Đó là ngọn lửa của hàng vạn mái nhà, quê hương, của những trái tim đang yêu thương chờ đợi. Những mối tình được khởi sắc lên từ giữa hai đầu chiến dịch hoà quyện với tiếng sáo, tiếng hát, tạo nên chất men say và niềm tin yêu cuộc đời của người chiến sĩ. Là một người trong cuộc, Dương Hương Ly đã cùng những người lính ca lên bài ca cuộc đời:
 "Cuộc đời vẫn đẹp sao,tình yêu vẫn đẹp sao
 Dù đạn bom man rợ thét gào
 Dù thân thể triền miên mang đầy thương tích
 Dù cho cách xa hai đường chiến dịch
 Ta vẫn thầm chung nhau một ánh trăng rằm
 Một tiếng chim ngàn, một làn gió biển
 Một sớm mai xuân trước cửa hầm dã chiến
 Thấy trời xanh xao xuyến ở trên đầu
 Ta vẫn thầm hái hoa tặng nhau"
 Một lần nữa, chúng ta có thể nói rằng: Tinh thần lạc quan là một trong những hành trang quí giá để cho mỗi người lính đủ sức vượt qua những khó khăn trong cuộc đời chiến sĩ. Trong những ngày đánh Mỹ, ngay trên những chiến trường ác liệt, trong hầm sâu địa đạo,"tiếng hát át tiếng bom" đã trở thành một cao trào. Thơ ca cách mạng lúc bấy giờ là ngọn nguồn của những tiếng hát ấy.
 Mang theo niềm lạc quan và ý chí chiến đấu, người chiến sĩ giải phóng quân thời chống Mỹ đã ra đi trong tư thế hiên ngang. Các anh được sinh ra và lớn lên từ vành nôi của cách mạng tháng Tám, được nuôi lớn và tiếp sức ngọn lửa anh hùng của cha anh trong kháng chiến chín năm, được lớn lên trong thời đại"Ra ngõ gặp anh hùng". Bởi vậy, hình ảnh người chiến sĩ trong thơ thời chống Mỹ vẫn mang vẻ đẹp của thế hệ thời chống Pháp, nhưng lại được thể hiện trong tầm vóc cao đẹp hơn và tư thế lộng lẫy hơn. Họ bước vào cuộc chiến với trang phục bề ngoài bình dị nhưng cũng rất đỗi kiên cường:
 "Vẫn đôi dép lội chiến trường
 Vẫn vành mũ vải coi thường hiểm nguy"
 Đặc biệt, chúng ta làm sao quên được hình ảnh anh giải phóng quân sừng sững hiện lên trong thơ Tố Hữu-khi nhà thơ đã ca ngợi các anh bằng những vần thơ đẹp nhất:
 "Hoan hô anh giải phóng quân
 Kính chào anh con người đẹp nhất
 Lịch sử hôn anh chàng trai chân đất
 Sống hiên ngang bất khuất trên đời
 Như Thạch Sanh của thế kỉ hai mươi
 Một dây ná, một cây chông cũng tấn công giặc Mỹ"
 Phải rồi, là"Thạch Sanh của thế kỉ hai mươi", những người lính thời đại Hồ Chí Minh quyết đem tất cả bầu nhiệt huyết của lòng yêu nước và chí căm thù trút lên đầu súng, quyết làm cho kẻ thù và cả thế giới thấy được sức mạnh "rũ bùn đứng dậy sáng loà" của một dân tộc anh hùng:
 "Sáng trên đầu như một mảng trời xanh
 Mà xông xáo tung hoành ngang dọc
 Mạnh hơn tất cả đạn bom
 Làm run sợ cả lầu Năm góc"
 Vâng, thế hệ người lính thời đánh Mỹ là thế hệ của anh hùng Nguyễn Viết Xuân với tinh thần "Nhằm thẳng quân thù mà bắn", với tinh thần"đánh cho Mỹ cút, đánh cho nguỵ nhào". Bởi vậy, tư thế ra trận của họ cũng thật hùng dũng hiên ngang:
 "Anh đi xuôi ngược tung hoành
 Bước dài như gió, lay thành chuyển non
 Mái chèo một chiếc xuồng con
 Mà sông nước dậy sóng cồn đại dương"
 Hình ảnh anh bộ đội chống Mỹ chiến đấu cho tự do của dân tộc, hạnh phúc của nhân dân mới đẹp làm sao! Anh đẹp bằng tâm hồn, bằng trái tim và bằng cả tư thế tung hoành ngang dọc.
 Người lính thời đại Hồ Chí Minh sống và chiến đấu trong tư thế hiên ngang, làm nên lịch sử và cái chết của họ cũng "hoá thành bất tử". Bởi lẽ sự hy sinh của các anh được nhân dân và đất nước ngưỡng vọng, được "Tổ quốc ghi công" muôn đời.
 Chúng ta còn nhớ, từ khoảnh khắc cụ thể anh giải phóng quân ngã xuống trên đường băng Tân Sơn Nhất, gượng đứng lên và hy sinh trong tư thế đứng bắn giữa mùa xuân Tổng tiến công năm 1968, Lê Anh Xuân đã dựng lên được một hình tượng lớn về người lính có ý nghĩa thời đại: Sống anh hùng mà chết cũng vinh quang. Sức mạnh của nghìn năm lịch sử đã dồn lại trong anh và mãi mãi để lại một "dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỉ". Nhà thơ đã nói hộ cảm xúc của những người còn sống về cuộc đời chiến đấu của anh:
 "Không một tấm hình, không một dòng địa chỉ
 Anh chẳng để lại gì cho riêng anh trước lúc lên đường
 Chỉ để lại cái dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỉ
 Anh là chiến sĩ giải phóng quân
 Tên anh trở thành tên đất nước
 Ơi anh giải phóng quân
 Từ dáng đứng của anh trên đường băng Tân Sơn Nhất
 Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân"
 Cũng từ những ngày đánh Mỹ, nhà thơ Nguyễn Đức Mậu đã viết về cái chết tuyệt đẹp của người lính trẻ trên mặt trận miền Tây năm 1969 bằng một hình tượng thơ độc đáo:
 "Cái chết bay ra từ nòng súng quân thù
 Nhận cái chết cho đồng đội sống
 Ngực chặn lỗ châu mai, Hùng đứng thẳng
 Đồng đội xông lên nhìn rõ Hùng cười
 Tay Hùng còn vung lựu đạn ngang trời
 Khẩu tiểu liên vẫn choàng trước ngực
 Vành mũ lá sen còn trong lửa táp
 Nhìn nụ cười mình biết Hùng vui"
 Quả thật, sự hy sinh của những người lính được xem như là sự ra đi thanh thản của các anh về với đất Mẹ sau khi các anh đã làm tròn nghĩa vụ của mình. Sự ra đi ấy đã để lại niềm trân trọng, yêu thương của nhân dân, của đất nước, của đồng đội...Nhà thơ Thanh Hải trong bài thơ "Mồ anh hoa nở"đã diễn tả sự ngưỡng mộ của nhân dân, của đồng đội khi tiễn đưa linh cửu của người chiến sĩ về nơi an nghỉ cuối cùng:
 "Đi theo sau hồn anh
 Cả làng quê đường phố
 Cả lớn nhỏ, gái trai
 Đám càng đi càng dài
 Càng dài càng đông mãi"
 Bằng tấm lòng cảm phục với sự hy sinh cao cả của con người vì nước quên thân, vì dân phục vụ, nhà thơ kính cẩn đặt lên nấm mồ người chiến sĩ những vòng hoa thể hiện sự bất tử của họ trong lòng những người còn sống:
 "Trên mộ người cộng sản
 Bông hồng đỏ và đỏ
 Như máu nở thành hoa..."
 Giờ đây, nhìn lại một chặng đường mà thơ ca cách mạng đã song hành cùng với hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc, chúng ta có thể tự hào về những đóng góp của những thế hệ nhà thơ trong việc khắc hoạ hình tượng người lính-hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ-nhân vật trung tâm của một thời khói lửa.
 Trên tinh thần đạo lí của dân tộc:"Uống nước nhớ nguồn", "ăn quả nhớ người trồng cây", chúng ta phải thừa nhận rằng: Trong những cuộc trường chinh cứu nước vĩ đại của dân tộc, bằng tinh thần lạc quan sâu sắc, bằng lí tưởng cao cả, bằng tinh thần chiến đấu ngoan cường, biết bao thế hệ người cầm súng-những anh bộ đội Cụ Hồ-đã làm cho đất nước ta " nở hoa độc lập, kết quả tự do".
 Ngày nay,Tổ quốc ta đã hoàn toàn thống nhất và đang tiến lên xây dựng CNXH trong điều kiện mới. Tuy nhiên, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc vẫn là một trong những nhiệm vụ được chú trọng hàng đầu, bởi vì chúng ta cần phải cảnh giác cao độ đối với những thế lực thù địch có âm mưu chống phá sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta. Chính lúc này, sự bàn giao nhiệm vụ giữa các thế hệ là điều cần thiết:
 "Tre già đã có măng non
 Cha ông đánh giặc cháu con giữ gìn"
 Do vậy, hình ảnh người lính vẫn là một trong những hình ảnh trung tâm của văn học trong giai đoạn mới. Trên mọi nẻo đường của Tổ quốc, các anh là niềm tự hào của dân tộc, là hình tượng cao đẹp, là nguồn cảm hứng mạnh mẽ cho những sáng tác thơ ca. Nhiều tờ báo, tạp chí, tập san, tuyển tập thơ cakhắp nơi trên cả nước đã và đang viết về những tấm gương cao đẹp của những người lính cụ Hồ trong thời đại mới. Các em hãy dành thời gian quí giá tìm đọc, xem đó là tài sản tinh thần vô giá nhằm góp phần bồi dưỡng phẩm chất cách mạng của chính mình.
	 Nhân dịp kỉ niệm 59 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân, thầy xin chúc các em sẽ được lớn thêm trong nhận thức và càng kính trọng, biết ơn bao thế hệ cha anh đã từng cầm súng đem lại hoà bình cho đất nước. 

Tài liệu đính kèm:

  • docHinh tuong nguoi linh trong tho ca cach mang 19451975.doc