Giáo án Ngữ văn 12 tiết 39, 40: Đàn ghi ta của Lor-Ca - Thanh Thảo. Đọc thêm: Bác ơi ! - Tố Hữu; Tự Do - P.ê-luy-a

Giáo án Ngữ văn 12 tiết 39, 40: Đàn ghi ta của Lor-Ca - Thanh Thảo. Đọc thêm: Bác ơi ! - Tố Hữu; Tự Do - P.ê-luy-a

Tiết: 39,40

ĐÀN GHI TA CỦA LOR-CA - THANH THẢO

Đọc thêm: BÁC ƠI ! - TỐ HỮU; TỰ DO - P.Ê-LUY-A

A/. MỤC TIÊU:

* Bài 1:

1/. Kiến thức:

- Hình tượng đẹp đẽ, cao cả của nhà thơ – chiến sĩ Lor-ca.

- Hình thức biểu đạt mang phong cách hiện đại của Thanh Thảo.

2/. Kĩ năng:

- Đọc- hiểu một tác phẩm thơ trữ tình, bồi dưỡng năng lực cảm thụ thơ.

- Làm quen với cách biểu đạt mang đậm dấu ấn của trường phái siêu thực.

- KNS: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng tự nhận thức.

3/. Thái độ:

- Ngưởng mộ nhân cách, tâm hồn và tài năng của Lor-ca.

 

doc 5 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1470Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 tiết 39, 40: Đàn ghi ta của Lor-Ca - Thanh Thảo. Đọc thêm: Bác ơi ! - Tố Hữu; Tự Do - P.ê-luy-a", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 13,14 Ngày dạy: 18/11/2010
Tiết: 39,40
ĐÀN GHI TA CỦA LOR-CA - THANH THẢO 
Đọc thêm: BÁC ƠI ! - TỐ HỮU; TỰ DO - P.Ê-LUY-A 
A/. MỤC TIÊU:
* Bài 1:
1/. Kiến thức:
- Hình tượng đẹp đẽ, cao cả của nhà thơ – chiến sĩ Lor-ca.
- Hình thức biểu đạt mang phong cách hiện đại của Thanh Thảo.
2/. Kĩ năng:
- Đọc- hiểu một tác phẩm thơ trữ tình, bồi dưỡng năng lực cảm thụ thơ.
- Làm quen với cách biểu đạt mang đậm dấu ấn của trường phái siêu thực.
- KNS: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng tự nhận thức.
3/. Thái độ:
- Ngưởng mộ nhân cách, tâm hồn và tài năng của Lor-ca.
* Bài 2:
1/. Kiến thức:
- Nỗi đau đớn, tiếc thương vô hạn của nhà thơ và của dân tộc ta khi Bác qua đời. Ngợi ca tình yêu thương con người, tấm gương đạo đức sáng ngời của Bác.
- Cách l/chọn từ ngữ, hình ảnh gi/dị mà sáng tạo, giọng thơ ch/thành gây xúc động mạnh cho người đọc.
2/. Kĩ năng:
- Đọc- hiểu thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.
- KNS: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng tự nhận thức.
3/. Thái độ:
- Lòng kính phục, yêu thương, nỗi đau đớn tiếc thương vô hạn đối với việc “ ra đi” của lãnh tụ.
* Bài 3:
1/. Kiến thức:
 - Cảm nhận được tình cảm tha thiết của thi sĩ với tự do; tự do không chỉ là tự do cá nhân, tự do cho mỗi con người mà còn hiểu ở cấp độ cao hơn là tự do cho đất nước, cho dân tộc. 
- Thấy được đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: sử dụng nhiều thủ pháp của thơ tượng trưng, siêu thực,
2/. Kĩ năng:
- Đọc- hiểu một bài dịch thơ.
- KNS: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng tự nhận thức.
3/. Thái độ:
- Giá trị cao quí của 2 tiếng “Tự do”.
B/. TRỌNG TÂM:
- Hiểu được vẻ đẹp của hình tượng Lor-ca qua cách cảm nhận và tái hiện độc đáo của Thanh Thảo.
- Nỗi đau đớn, tiếc thương vô hạn của nhà thơ và của dân tộc ta khi Bác qua đời.
- Cảm nhận được niềm khao khát tự do chân thành, tha thiết của những người dân nô lệ khi cuộc sống của họ bị bọn phát xít dày xéo.
C/. CHUẨN BỊ:
 ♠ G: SGK, SGV, thiết kế bài học, ảnh các tác giả, băng.
 ♠ H: SGK; Đọc hiểu bài “Đàn ghi ta của Lor-ca, Bác ơi !, Tự do ”; tập soạn, tập học. 
D/. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện HS
 2. Kiểm tra miệng: Sóng – Xuân Quỳnh.
- Nhận xét chung về phong cách thơ Xuân Quỳnh? (I.1) (3đ)
- Nêu ý nghĩa hình tượng “sóng” trong bài thơ Sóng? (I.2b) (3đ)
- Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu? (II.3) (4đ)
 3. Bài mới: 
 * Giới thiệu
HOẠT ĐỘNG CỦA G VÀ H
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
* Hoạt động 1 - Tổ chức tìm hiểu chung 
1. HS đọc Tiểu dẫn, nêu những nét ngắn gọn, cơ bản về tác giả Thanh Thảo.
- Tìm hiểu vài nét về tác phẩm “ Đàn ghi ta của Lor-ca”:
 + Thể thơ? Xuất xứ? (GV cung cấp cho HS những kiến thức cơ
 bản về chủ nghĩa tượng trưng, siêu thực và ảnh hưởng của nó. )
 + Ý nghĩa nhan đề và lời đề từ ( cũng là di chúc của Lor-ca )?
+ Bố cục của tác phẩm?
* GV chốt ý:
- Vài nét về nhà thơ Thanh Thảo ( những cách tân nghệ thuật ).
- Chốt lại ý nghĩa nhan đề và lời đề từ. (Nhất là người nghệ sĩ Lor-ca) 
+ Chủ đề?
 * Hoạt động 2:Hướng dẫn đọc hiểu.
 Bước 1- Tìm hiểu hình tượng Lor-ca.
* HS đọc 6 câu đầu
- Tìm những hình ảnh tượng trưng và ý nghĩa của nó:
+ Những hình ảnh nào gợi đến Lor-ca và đất nước TBN, quê hương ông?
- Nghệ thuật?
 + Hình ảnh : “ Áo choàng đỏ gắt” gợi cho em điều gì?
 + Vầng trăng yên ngựa, hát nghêu ngao,... gợi cho em suy nghĩ gì về Lor-ca?
→ Hình ảnh Lor-ca hiện lên ntn?
* HS đọc 12 dòng tiếp theo
- Tìm hiểu hình ảnh Lor-ca bị sát hại ở 12 câu tiếp theo. 
- HS thảo luận
 + Chế độ độc tài hoảng sợ sức mạnh phản kháng của Lor-ca, vội giết chết người chiến sĩ của tự do. Hình ảnh nào nói lên điều đó?
 + Màu “áo choàng đỏ gắt” và “áo choàng bê bết đỏ” nói lên được điều gì?
 + Hình ảnh Lor-ca “bị điệu về bãi bắn” lại đi liền với tiếng đàn. Vậy tiếng đàn được miêu tả như thế nào? Nó biểu hiện điều gì?
 + Nghệ thuật miêu tả tiếng đàn của tác giả có gì mới mẽ, hiện đại? 
- GV chốt lại hai ý:
 + Cái chết của Lor-ca.
 + Nghệ thuật miêu tả tiếng đàn.
TIẾT 2
Bước 2: Tìm hiểu tâm trạng của tác giả.
HS đọc 4 dòng tiếp theo.
 -Tình cảm mà Thanh Thảo dành cho Lor-ca qua di chúc của ông?
 - Cho HS tìm hiểu tại sao Thanh Thảo lại viết:“ Không ai chôn cất tiếng đàn - tiếng đàn như cỏ mọc hoang”? 
- GV có thể choHS phát biểu tất cả những gì tìm được qua câu thơ trên. Từ đó thấy được tình cảm mà Thanh Thảo dành cho Lor-ca
- GV chốt ý.
 - Suy tư về cách giải thoát và giã từ của Lor-ca.
Bước 3: Tìm hiểu những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ?
- CNTT & ST thể hiện ở bài thơ ntn?
 - GV chốt ý.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết.
- Ý nghĩa bài thơ?
- Nó thể hiện bằng hình thức nghệ thuật nào?
* HĐ1.
* GV hướng dẫn HS cách đọc.
- Nỗi đau khi Bác qua đời?
- HS trả lời và tổng hợp.
* HĐ2 
- Sơ nét về tác giả?
- Hướng dẫn cách đọc: giọng tha thiết, bồi hồi; nhấn giọng ở câu kết mỗi khổ thơ và từ TỰ DO.
- Em hãy nêu ngắn gọn ấn tượng chung nhất của mình sau khi đọc bài thơ ?
(Về h/thức, về nh/vật em, về tứ thơ ?)
* Diễn giảng thêm: Bài thơ trữ tình chính trị, khắc họa không khí thời đại - mang đậm PC của tác giả.
- Nhận xét. Gợi ý HS phát biểu bổ sung (nếu cần). Kết luận các nội dung chính.
GV: Hình ảnh thơ giản dị lấy từ cuộc sống nhưng vẫn rất sâu xa.
(Có thể lưu ý về tính siêu thực của bài thơ: ngẫu hứng, phi logic, phá vỡ sự ngăn cách khách thể và chủ thể, chú trọng hình ảnh thị giác ...)
- Hướng dẫn tìm hiểu khổ thơ cuối.
- Tự Do có ý nghĩa như thế nào đối với tác giả và mọi người ? 
* DG thêm: tác động rộng lớn của bài thơ khi nó ra đời và kh/vọng tự do vĩnh cửu của con người, của các dân tộc.
A. Đàn ghi ta của Lor-ca :
I . Tìm hiểu chung:
1. Tác giả: tên khai sinh Hồ Thành Công, sinh năm 1946. 
- Quê : Mộ Đức, Quảng Ngãi.
- Sự nghiệp văn chương.
 + Có các s/tác hay và độc đáo về ch/tranh và thời hậu chiến.
 + Các tác phẩm : Những người đi tới biển (1977), Những ngọn sóng mặt trời (1984- 1982), Khối vuông ru bích (1985),
 + Những năm gần đây: Viết báo, tiểu luận phê bình, đóng góp quan trọng nhất vẫn là thơ ca.
- Đặc điểm thơ :
 + Là tiếng nói của người trí thức nhiều suy tư, tr/trở về c/ sống
 + Ông luôn tìm tòi khám phá sáng tạo tìm cách biểu đạt mới qua hình thức câu thơ tự do, đem đến một mĩ cảm hiện đại cho thơ bằng thi ảnh và ngôn từ mới mẻ.
2. Tác phẩm:
a. Thể thơ: thể thơ tự do.
b. Xuất xứ: rút trong tập “ Khối vuông ru bích” 1985. Tiêu biểu cho thơ Thanh Thảo: giàu suy tư mãnh liệt, phóng túng trong cảm xúc, nhuốm màu sắc siêu thực, tượng trưng.
c. Ý nghĩa nhan đề và lời đề từ:
* Nhan đề: Đàn ghi ta của Lor-ca.
+ Đàn ghi ta: ( Tây Ban Cầm ) có 6 dây, một nhạc cụ truyền thống của Tây Ban Nha.
+ Lor-ca: ( 1898 - 1936 ) - tài năng sáng chói của văn học hiện đại TBN. Người nghệ sĩ đại diện cho tinh thần tự do và khát vọng cách tân nghệ thuật của đầu thế kỉ XX. Đến năm 1936 bọn phát xít bắt giam và bắn chết ông.
→ Bằng lòng ngưỡng mộ, tác giả muốn xây dựng biểu tượng nghệ thuật Lor-ca qua một hình ảnh quen thuộc mà độc đáo: đàn ghi ta.
* Lời đề từ: là di chúc của Lor-ca “Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn”.
 + Tình yêu tha thiết của Lor-ca với cây đàn.
 + Nghệ thuật không nên là sự lặp lại một cách nhàm chán và không thể sáng tạo những đỉnh cao nghệ thuật mới.
d. Bố cục: Chia làm 4 phần
+ 6 dòng đầu: Hình ảnh Lor-ca người nghệ sĩ cách tân trong khung cảnh chính trị và nghệ thuật TBN.
+ 12 dòng tiếp theo: Gar-xi-a Lor-ca bị sát hại và nỗi xót xa về sự dang dở của khát vọng cách tân.
+ 4 dòng: Niềm xót thương Lor-ca và nỗi xót tiếc những cách tân nghệ thuật của Lor-ca không ai tiếp tục.
+ 9 dòng cuối: Suy tư về cuộc giải thoát và cách giã từ của Gar-xi-a Lor-ca.
e. Chủ đề :
Bài thơ thể hiện nỗi đau xót sâu sắc trước cái chết bi thảm của Lor-ca, nhà thơ thiên tài TBN cùng với sự ngưỡng mộ của tác giả.
II. Đọc- Hiểu văn bản:
1. Hình tượng Lor-ca qua cảm nhận của nhà thơ
 a- Người nghệ sĩ tự do với khát vọng cách tân nghệ thuật:
- Với những hình ảnh tượng trưng:
+ Tiếng đàn bọt nước.
+ Áo choàng đỏ gắt → gợi không gian đậm chất văn hoá TBN.
◦ Khát vọng dân chủ của công dân Lor-ca >< nền chính trị độc tài TBN.
◦ Khát vọng cách tân nghệ thuật >< nền nghệ thuật già nua TBN.
+ Li-la li-la li-la.
+ Vầng trăng chếnh choáng.
+ Trên yên ngựa mỏi mòn.
→ Người nghệ sĩ - chiến sĩ tự do và cô đơn trong cuộc chiến đấu chống lại chế độ độc tài.
- Hình ảnh Lor-ca được giới thiệu chỉ bằng vài nét chấm phá → ảnh hưởng của trường phái ấn tượng.
b- Cái chết bất ngờ với Lor-ca:
- Lor-ca bị bắt và hành hình:
+ Áo choàng bê bết đỏ.
+ Lor-ca bị điệu về bãi bắn.
+ Chàng đi như người mộng du.
→ Lor-ca đến với cái chết một cách hiên ngang và bình thản.
- Hình ảnh tượng trưng diễn tả nỗi lòng của Lor-ca:
+ Tiếng ghi ta nâu → trầm tĩnh, nghĩ suy.
+ Tiếng ghi ta lá xanh → thiết tha, hy vọng.
+ Tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan → bàng hoàng, tức tưởi.
+ Tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy → đau đớn, nghẹn ngào.
→ Hình ảnh Lor-ca với cái chết bất ngờ, oan khuất, bi phẫn bởi những thế lực tàn ác.
- Nghệ thuật khắc họa tiếng đàn:
+ Phép điệp: “tiếng ghi ta” và nâng cấp độ âm thanh bằng những thanh T gieo vào tiếng cuối.
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác qua hệ thống âm thanh ( ghi ta) vỡ ra thành màu sắc( nâu, xanh) thành hình khối ( tròn bọt nước vỡ tan ) thành hình ảnh động ( ròng ròng máu chảy )
 → Tiếng đàn đã mang tâm tư và gánh chịu nỗi đau người tạo ra nó.(dấu ấn của chủ nghĩa siêu thực)
µ Tiếng đàn là nỗi lòng, là tình yêu đối với cái đẹp của Lor-ca. Cái chết đã biến Lor-ca thành hình tượng bất tử, là lời tuyên chiến mạnh mẽ của người nghệ sĩ chân chính trong môi trường bạo lực thống trị.
2. Tâm trạng của tác giả:
- Đồng cảm với nguyện vọng của Lor-ca.(Qua lời di chúc của Lor-ca ) 
-Thanh Thảo viết:“ không ai chôn cất tiếng đàn , tiếng đàn như cỏ mọc hoang” mở ra nhiều hướng diễn dịch:
 + Nỗi xót thương cho cái chết của một thiên tài. 
 + Là nỗi xót tiếc hành trình cách tân dang dở không chỉ của Lor-ca mà còn với nền văn chương TBN.
→ nghệ thuật thành thứ cỏ mọc hoang - Cái đẹp không thể huỷ diệt, sẽ sống truyền lan giản dị mà kiên cường. 
 →Khát vọng cách tân đọng lại thành những hình ảnh đẹp và buồn:
 “ giọt nước mắt vầng trăng
 long lanh trong đáy giếng”
 + Nỗi buồn của chính tác giả khi không ai thực sự hiểu di chúc của Lor-ca.
- Trân trọng Lor-ca và đã hoàn thành tâm nguyện của ông: để Lor-ca thực sự được giải thoát
 Lor-ca bơi sang ngang - ném lá bùa - ném trái tim vào xoáy nước, vào cõi lặng yên → đều mang ý nghĩa tượng trưng cho sự giã từ và giải thoát, chia tay thực sự với những ràng buộc và hệ luỵ trần gian. 
µ Với Thanh Thảo, Lor-ca sống mãi với hình ảnh một chiến sĩ dũng cảm của tinh thần tự do, một nghệ sĩ dũng cảm của tinh thần cách tân.
3. Đặc sắc nghệ thuật:
- Kết hợp hài hoà giữa hai yếu tố thơ và nhạc.
- Hình ảnh sáng tạo, gợi mở liên tưởng nhiều chiều.
- Sự kết hợp mới mẽ, lạ hoá về ngôn từ, hình ảnh.
III. Tổng kết:
1. Ý nghĩa văn bản:
Ngợi ca vẻ đẹp nhân cách, tâm hồn và tài năng của Lor-ca – nhà thơ, nhà cách tân vĩ đại của văn học Tây Ban Nha và thế giới thế kỉ XX.
2. Nghệ thuật:
- Sử dụng thành công những thủ pháp tiêu biểu của thơ siêu thực, đặc biệt là chuỗi hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng. 
 - Ngôn ngữ thơ hàm súc, giàu sức gợi.
 Ghi nhớ SGK/166
B. 2 bài đọc thêm: Bác ơi !, Tự do : 
I. Bác ơi ! – Tố Hữu.
- Khái quát về nỗi đau đớn của đất nước, cả vũ trụ, cỏ cây và con người.
- Về lí tưởng và lẻ sống của Người.
- Niềm vui và tình thương của Người biểu hiện ở nhiều cung bậc, góc độ.
- Di sản để lại: tình thương, một đời thanh bạch ...
- Tiếng lòng của người VN và lời hứa với Bác.
II. Tự do – P. Ê-luy- a :
1. Tác giả : 
* Pôn Ê-luy-a (1895-1952) là nhà thơ lớn nước Pháp. 
 - Từng tham gia trào lưu siêu thực. Trong chiến tranh thế giới lần thứ 2, ông thoát ly chủ nghĩa siêu thực, cùng nhân dân Pháp kháng chiến chống chủ nghĩa phát xít.
 - Thơ ông mang đậm chất trữ tình ch/trị, hơi thở của thời đại.
2. Tác phẩm:
a. Ấn tượng về bài thơ:
- Em = TỰ DO (nhân hóa)
- Tứ thơ bao trùm: Khát vọng tự do.
b. 11 khổ đầu: Tôi viết tên em - Tự Do:
- Từ "trên" thể hiện cả không gian và thời gian:
 + Chỉ địa điểm - không gian (tôi viết Tự Do ở đâu, vào đâu)
 + Chỉ thời gian (tôi viết Tự Do khi nào)
- Tôi viết tên em lên mọi không gian bao la, lên mọi thời gian; Viết tên em lên những vật cụ thể hữu hình và cả những cái vô hình.
-> Hình ảnh được liên tưởng ngẫu hứng. Tình yêu, khát vọng tự do cháy bỏng của nhà thơ.
c. Khổ cuối: Tôi gọi tên em - Tự Do:
 - Tự do- sức mạnh nhiệm màu.
 - Tự do- tái sinh những cuộc đời
-> Tình yêu tự do cũng là lời kêu gọi hy sinh vì tự do.
4. Câu hỏi, bài tập củng cố:
 - Câu 1: Nhắc lại ghi nhớ SGK/166
- Câu 2: Đọc diễn cảm 1 đoạn thơ em thích và cho biết cảm nhận của em về đoạn thơ đó?
5. Hướng dẫn H tự học:
 * Bài ở tiết học này:
+ Hình ảnh Lor-ca
+ Nỗi đau của đ/nước và con người về sự ra đi của Bác; Tình yêu, kh/vọng tự do cháy bỏng của nhà thơ.
 * Bài ở tiết học tiếp theo: Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận.
+ Đọc kĩ bài tập và thực hiện theo câu hỏi ở SGK.
E/. RÚT KINH NGHIỆM: 
- Nội dung:
- Phương pháp:.
- Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học:....

Tài liệu đính kèm:

  • docDan ghita cua Loca va Bac o Tu do.doc