Tài liệu ôn thi tốt nghiệp Địa lý 12

Tài liệu ôn thi tốt nghiệp Địa lý 12

1) Công cuộc đổi mới là một cuộc cải cách toàn diện về kinh tế-xã hội:

a/ Bối cảnh:

-Nước ta đi lên từ một nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, lại chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh.

-Đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX, nền kinh tế rơi vào tình trạng khủng hoảng kéo dài.

b/ Diễn biến: Công cuộc đổi mới manh nha từ 1979, được xác định & đẩy mạnh từ sau 1986. Đổi mới theo 3 xu thế:

-Dân chủ hóa đời sống KT-XH.

-Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN.

-Tăng cường giao lưu & hợp tác với các nước trên thế giới.

c/ Thành tựu đạt được sau Đổi mới:

 -Thoát ra cuộc khủng hoảng kinh tế, lạm phát được đẩy lùi.

 -Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao

 -Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

 -Cơ cấu kinh tế lãnh thổ có nhiều chuyển biến rõ nét, hình thành các vùng kinh tế trọng điểm.

 -Đạt được thành tựu to lớn về xoá đói giảm nghèo, đời sống nhân dân được cải thiện.

 

doc 100 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1465Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu ôn thi tốt nghiệp Địa lý 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 1 VIỆT NAM TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP
I. Kiến thức trọng tâm:
1) Công cuộc đổi mới là một cuộc cải cách toàn diện về kinh tế-xã hội:
a/ Bối cảnh:
-Nước ta đi lên từ một nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, lại chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh.
-Đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX, nền kinh tế rơi vào tình trạng khủng hoảng kéo dài.
b/ Diễn biến: Công cuộc đổi mới manh nha từ 1979, được xác định & đẩy mạnh từ sau 1986. Đổi mới theo 3 xu thế:
-Dân chủ hóa đời sống KT-XH.
-Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN.
-Tăng cường giao lưu & hợp tác với các nước trên thế giới.
c/ Thành tựu đạt được sau Đổi mới:
	-Thoát ra cuộc khủng hoảng kinh tế, lạm phát được đẩy lùi.
	-Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao
	-Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
	-Cơ cấu kinh tế lãnh thổ có nhiều chuyển biến rõ nét, hình thành các vùng kinh tế trọng điểm.
	-Đạt được thành tựu to lớn về xoá đói giảm nghèo, đời sống nhân dân được cải thiện.
2) Nước ta trong hội nhập quốc tế và khu vực:
a/ Bối cảnh:
	-Toàn cầu hóa đang là xu thế tất yếu.
	-Việt Nam và Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ từ đầu năm 1995 và nước ta gia nhập ASEAN từ tháng 7 năm 1995.
	-Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
b/ Thành tựu đạt được:
-Thu hút mạnh nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
-Hợp tác kinh tế-khoa học kỹ thuật, khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường, an ninh khu vựcđược đẩy mạnh.
-Tổng giá trị xuất nhập khẩu ngày càng tăng.
3) Một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc đổi mới.
 - Thực hiện tăng trưởng đi đôi với xoá đói giảm giảm nghèo
 - Hoàn thiện cơ chế chính sách của nền kinh tế tri thức.
 - Đẩy mạnh CNH- HĐH gắn với nền kinh tế tri thức.
 - Phát triển bền vững, bảo vệ tài nguyên môi trường.
 - Đẩy mạnh phát triển y tế giáo dục  
II. Trả lời câu hỏi và bài tập:
1) Bối cảnh quốc tế những năm cuối thế kỷ XX có ảnh hưởng như thế nào đến công cuộc đổi mới ở nước ta?
Bối cảnh quốc tế những năm cuối thế kỷ XX có ảnh hưởng đến công cuộc đổi mới ở nước ta:
-Xu hướng tăng cường quan hệ, liên kết quốc tế mở rộng đã thúc đẩy quá trình hội nhập, đổi mới nhanh chóng và toàn diện nền KT-XH đất nước.
-Việc phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ cho phép nước ta học tập kinh nghiệm sản xuất, tranh thủ nguồn vốn và khoa học, công nghệ từ bên ngoài góp phần phát triển kinh tế.
-Bối cảnh quốc tế đặt nước ta vào thế bị cạnh tranh quyết liệt về kinh tế nên cần có những chính sách thích hợp nhằm phát triển ổn định bền vững về mặt KT-XH.
2) Tại sao nước ta đặt ra vấn đề đổi mới KT-XH?
-Sau khi đất nước thống nhất năm 1975, nền kinh tế nước ta chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh và lại đi lên từ một nền nông nghiệp lạc hậu.
-Bối cảnh trong nước và quốc tế cuối thập kỷ 70, đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX diễn biến hết sức phức tạp.
-Nước ta nằm trong tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài. Lạm phát ở mức 3 con số, đời sống người dân khó khăn.
-Những đường lối và chính sách cũ phông phù hợp với tình hình mới. Vì vậy, để thay đổi bộ mặt kinh tế cần phải đổi mới.
3) Công cuộc Đổi mới đã đạt được những thành tựu to lớn nào?
-Nước ta đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài. Lạm phát được đẩy lùi và kiềm chế ở mức một con số.
-Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao. Tỷ lệ tăng trưởng GDP từ 0,2 % vào giai đoạn 1975 - 1980 đã tăng lên 6,0 % và năm 1988, tăng lên 8,4 % vào năm 2005. 
-Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cho tới đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, trong cơ cấu GDP, nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất, công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng nhỏ. Từng bước tỷ trọng của khu vực nông – lâm – ngư nghiệp giảm, đến năm 2005 đạt chỉ còn 21,0 %. Tỷ trọng của công nghiệp và xây dựng tăng nhanh nhất, đến năm 2005 đạt xấp xỉ 41 %, vượt cả tỷ trọng của khu vực dịch vụ (38,0 %).
-Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ cũng chuyển biến rõ nét. Một mặt hình thành các vùng kinh tế trọng điểm, phát triên các vùng chuyên canh quy mô lớn, các trung tâm công nghiệp và dịch vụ lớn. Mặt khác, những vùng sâu, vùng xa, vùng núi và biên giới, hải đảo cũng được ưu tiên phát triển.
-Nước ta đạt được những thành tựu to lớn trong xóa đói giảm nghèo, đời sống vật chất và tinh thần của đông đảo nhân dân được cải thiện rõ rệt.
4) Hãy nêu những sự kiện để chứng tỏ nước ta đang từng bước hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới.
-Từ đầu năm 1995, Việt Nam và Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ.
-Tháng 7-1995, Việt Nam là thành viên chính thức của ASEAN.
-Thực hiện các cam kết của AFTA (khu vực mậu dịch tự do ASEAN), tham gia Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), đẩy mạnh quan hệ song phương và đa phương.
-Năm 2007, Việt Nam chính thức là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
BÀI 2 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, PHẠM VI LÃNH THỔ
I. Kiến thức trọng tâm:
I.Vị trí địa lý:
- Nằm ở rìa Đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực ĐNA.
- Hệ toạ độ địa lý: + Vĩ độ: 23023’B - 8034’B 
 + Kinh độ: 102009’Đ - 109024’Đ 
- Nằm ở múi giờ thứ 7.
II. Phạm vi lãnh thổ:
a. Vùng đất: 
- Diện tích đất liền và các hải đảo 331.212 km2.
- Biên giới có hơn 4600 km, tiếp giáp các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia.
- Đường bờ biển dài 3260 km, có 28 tỉnh, thành giáp biển.
- Nước ta có 4000 đảo lớn nhỏ, trong đó có 2 quần đảo Trường Sa (Khánh Hoà), Hoàng Sa (Đà Nẵng).
b. Vùng biển: Diện tích khoảng 1 triệu km2 gồm nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa.
c. Vùng trời: khoảng không gian bao trùm trên lãnh thổ.
III. Ý nghĩa của vị trí địa lý:
a. Ý nghĩa về tự nhiên
- Thiên nhiên mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
- Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.
- Đa dạng về động – thực vật và có nhiều tài nguyên khoáng sản. 
- Có sự phân hoá đa dạng về tự nhiên: phân hoá Bắc – Nam, miền núi và đồng bằng
* Khó khăn: bão, lũ lụt, hạn hán
b. Ý nghĩa về KT, VH, XH và quốc phòng
- Về kinh tế:
+ Có nhiều thuận lợi để phát triển giao thương với các nước trên thế giới. Là cửa ngõ ra biển thuận lợi cho Lào, Đông Bắc Thái Lan, Tây Nam Trung Quốc.
à Tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới.
 + Vùng biển rộng lớn, giàu có, phát triển các ngành kinh tế (khai thác, nuôi trồng, đánh bắt hải sản, giao thông biển, du lịch)
- Về văn hóa- xã hội: thuận lợi cho nước ta chung sống hoà bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước láng giềng và các nước trong khu vực ĐNA.
- Về chính trị quốc phòng: vị trí quân sự đặc biệt quan trọng của vùng ĐNA.
II. Trả lời câu hỏi và bài tập:
1) Vị trí địa lý nước ta mang đến những thuận lợi và khó khăn gì cho quá trình phát triển KT-XH ?
	a/ Thuận lợi:
-Thuận lợi giao lưu buôn bán, văn hóa với các nước trong khu vực và thế giới.
-Thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.
-Nguồn khoáng sản phong phú là cơ sở quan trọng phát triển công nghiệp.
-Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa thuận lợi cho sinh hoạt, sản xuất và sự sinh trưởng, phát triển các loại cây trồng, vật nuôi.
-Thuận lợi phát triển tổng hợp kinh tế biển.
-SV phong phú, đa dạng về số lượng và chủng loại.
	b/ Khó khăn:
Thiên tai thường xảy ra: bão, lũ, vấn đề an ninh quốc phòng hết sức nhạy cảm.
2) Nêu ý nghĩa của vị trí địa lý nước ta.
a/ Ý nghĩa về tự nhiên
- Nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới và chịu ảnh hưởng của khu vực gió mùa châu Á làm cho thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. Giáp biển Đông nên chịu ẩnh hưởng sâu sắc của biển, thiên nhiên bốn mùa xanh tốt.
- Nằm ở nơi gặp gỡ của nhiều luồng di cư động thực vật tạo nên sự đa dạng về động – thực vật.
-Nằm trên vành đai sinh khoáng châu Á-Thái Bình Dương nên có nhiều tài nguyên khoáng sản. 
- Có sự phân hoá đa dạng về tự nhiên: phân hoá Bắc – Nam, miền núi và đồng bằng
* Khó khăn: bão, lũ lụt, hạn hán
b/ Ý nghĩa về kinh tế, văn hóa, xã hội và quốc phòng.
- Về kinh tế:
+ Có nhiều thuận lợi để phát triển cả về giao thông hàng hải, hàng không, đường bộ với các nước trên thế giới.
à Tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới.
 + Vùng biển rộng lớn, giàu có, phát triển các nghành kinh tế (khai thác, nuôi trồng, đánh bắt hải sản, giao thông biển, du lịch)
- Về văn hóa- xã hội: nằm ở nơi giao thoa các nền văn hóa nên có nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hóa . Đây cũng là thuận lợi cho nước ta chung sống hoà bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á.
- Về chính trị quốc phòng: vị trí quân sự đặc biệt quan trọng của vùng Đông Nam Á. Biển Đông có ý nghĩa chiến lược trong công cuộc phát triển và bảo vệ đất nước. 
*Khó khăn: vừa hợp tác vừa cạnh tranh quyết liệt trên thị trường thế giới.
3) Hãy cho biết vai trò của các đảo và quần đảo đối với quá trình phát triển kinh tế nước ta. 
-Phát triển kinh tế đảo và quần đảo là một bộ phận quan trọng không thể tách rời trong chiến lược phát triển kinh tế nước ta.
-Các đảo và quần đảo là kho tàng về tài nguyên khoáng sản, thuỷ sản
-Kinh tế đảo và quần đảo góp phần tạo nên sự phong phú về cơ cấu kinh tế nước ta, nhất là ngành du lịch biển.
-Các đảo và quần đảo là nơi trú ngụ an toàn của tàu bè đánh bắt ngoài khơi khi gặp thiên tai.
-Đặc biệt các đảo và quần đảo có ý nghĩa chiến lược trong bảo vệ an ninh quốc phòng. Các đảo và quần đảo là hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất nước, là hệ thống căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương, khai thác có hiệu quả các nguồn lợi vùng biển.
BÀI 4 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN LÃNH THỔ VIỆT NAM
I. Kiến thức trọng tâm:
* Bảng niên biểu địa chất
- Giai đoạn Tiền Cambri
- Giai đoạn Cổ kiến tạo
- Giai đoạn Tân kiến tạo
I. Giai đoạn Tiền Cambri:
- Đây là giai đoạn cổ nhất, kéo dài nhất trong lịch sử phát triển của lãnh thổ Việt Nam: Cách đây 2 tỷ năm, kết thúc cách đây 540 triệu năm.
a. Chỉ diễn ra trong một phạm vi hẹp trên phần lãnh thổ nước ta như: Vòm sông Chảy, Hoàng Liên Sơn, sông Mã, địa khối Kon Tum
b. Các thành phần tự nhiên rất sơ khai đơn điệu
- Khí quyển rất loãng, hầu như chưa có ôxi
- Thuỷ quyển hầu như chưa có lớp nước trên mặt
- Sinh vật nghèo nàn: tảo, động vật thân mềm: sứa, hải quỳ.
2. Giai đoạn Cổ kiến tạo 
-Thời gian diễn ra là 475 triệu năm.
-Kết thúc cách đây 65 triệu năm.
-Đặc điểm khái quát :
+Diễn ra trong thời gian khá dài.
+Có nhiều biến động mạnh mẽ nhất trong lịch sử phát triển tự nhiên nước ta.
+Lớp vỏ cảnh quan nhiệt đới ở nước ta đã rất phát triển.
-Ý nghĩa của giai đoạn Cổ kiến tạo đối với thiên nhiên Việt Nam: Đại bộ phận lãnh thổ nước ta đã được định hình.
3. Giai đoạn Tân kiến tạo
-Bắt đầu từ kỷ Palêôgen cách đây 65 triệu năm, trải qua kỷ Nêôgen, kỷ Đệ Tứ và kéo dài đến ngày nay.
-Giai đoạn diễn ra ngắn nhất.
-Chịu sự tác động mạnh mẽ của kỳ vận động tạo núi Anpi và những biến đổi khí hậu có quy mô toàn cầu.
-Các quá trình địa mạo : hoạt động xâm thực, bồi tụ được đẩy mạnh, hệ thống sông suối đã bồi đắp những đồng bằng châu thổ, các khoáng sản có nguồn gốc ngoại sinh được hình thành.
-Điều kiện thiên nhiên nhiệt đới ẩm được thể hiện rõ nét trong các quá trình phong hóa và hình thành đất, trong nguồn nhiệt ẩm dồi dào của khí hậ ... t tăng chậm, nhưng sản lượng lương thực vẫn tăng nhanh 	
 - Tuy nhiên do sức ép của vấn đề dân số (dân số đông, tăng nhanh) nên bình quân lương thực có hạt theo đầu người tăng chậm hơn so với cả nước. 	
 Phương hướng giải quyết
 - Tích cực mở rộng diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt 
 - Thâm canh tăng vụ là giải pháp chủ yếu để giải quyết tốt nhất vấn đề lương thực 
 - Thực hiện tốt công tác dân số kế hoạch hóa gia đình, giảm tỉ lệ sinh 
 - Nâng cao mức sống, giải quyết việc làm, từ đó mức sinh sẽ giảm dần 
 - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành: trong nông nghiệp cần phải tích cực giảm tỉ trọng của ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng của ngành chăn nuôi và thủy sản. Riêng ngành trồng trọt cần giảm tỉ trọng ngành trồng cây lương thực, tăng tỉ trọng cây công nghiệp, cây thực phẩm và cây ăn quả.
Câu 5: Vẽ biểu đồ cột chồng kết hợp với đường biểu diễn (có 2 trục tung)
Nhận xét, giải thích tình hình phát triển dân số của nước ta trong giai đoạn 1995 – 2005
 Nhận xét: 
Dân số nước ta tăng nhanh từ năm 1995: 71,9 triệu người đến năm 2005 tăng lên 83,3 triệu nguời, trung bình mỗi năm dân số nước ta tăng thêm 1,14 triệu người
Số dân thành thị cũng tăng qua các năm nhưng tỷ lệ dân số thành thị ở nước ta vẫn còn thấp 26,89 % năm 2005, thấp hơn tỷ lệ dân cư thành thị của thế giới 48% năm 2005
Tốc độ gia tăng dân số có xu hướng giảm dần, nhưng vẫn còn cao hơn tỷ suất gia tăng dân số tự nhiên thế giới 1,2% năm 2005 
Giải thích:
Do dân số đông, tuy tốc độ gia tăng dân số có giảm, nhưng tổng số dân vẫn tăng nhanh 
Nhờ kết quả của quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa nên số dân thành thị tăng lên cả về qui mô và tỷ trọng 
Tốc độ gia tăng dân số giảm do thực hiện kết quả công tác dân số kế hoạch hóa gia đình
Câu 6: a. _ Xử lý số liệu Lấy năm gốc 1990 = 100%, ta có bảng số liệu sau
Năm
 Đường sắt
 Đường bộ
 Đường sông
 Đường biển
 1990
100
100
100
100
 1998
212,6
226,8
140,5
270,5
 2000
267,3
258,3
158,9
356,8
 2003
358,2
316,3
204,1
629,7
 2005
377,5
388,5
238,7
759,8
 b. Nhận xét: 
- 1990 – 2003, kh ối l ư ơng h àng ho á v ận chuy ển c ủa các loại hình vận tải đều tăng 
	- Tốc độ tăng giữa các loại hình vận tải khác nhau: 
+ Đường biển tăng nhanh nhất ( tăng 7,6 lần)
+ Đường bộ tăng châm hơn ( tăng 3,9 lần)
+ Đường sắt tăng 3,8 lần
 + Đường sông tăng chậm nhất ( tăng 2,4 lân) 
 Giải thích: 	- Do nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới nền KT-XH nên khối lượng hàng hoá vận chuyển ngày càng nhiều.
	- Đường biển là loại hình vận tải chủ yếu trên các tuyến đường quốc tế, nên trong xu thế mở cửa 
hiện nay, VN ngày càng mở rộng quan hệ buôn bán với thế giới nên vị thế của đường biển sẽ nâng cao. 
	- Đường sông do tốc độ vận tải hạn chế , lại chưa khai thác hiệu quả nên khối lượng hàng hoá vận 
chuyển không chỉ ít nhất mà còn tăng chậm nhất. 
	- Đường bộ tuy có khối lượng hàng hoá lớn nhất nhưng tăng chậm hơn đường biển do nước ta đang thực hiện nền kinh tế mang tình chất sản xuất hàng hoá. 
	- Đường sắt có khối lượng hàng hoá vận chuyển ít nhất và tăng chậm do đặc tính của ngành. 
Câu 7:
 1. Tính giá trị xuất nhập khẩu và nhập khẩu theo công thức
 Giá trị xuất nhập khẩu = 
 Giá trị xuất nhập khẩu = tổng giá trị xuất nhập khẩu – giá trị nhập khẩu.
 2. Vẽ biểu đồ:a. Xử lý số liệu: Cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu của nước ta giai đoạn 1988 – 2005 (%).
Năm
Xuất khẩu
Nhập khẩu
1988
1990
1992
1995
1999
2002
2005
27,4
46,6
50,4
40,1
49,8
46,1
46,6
72,6
53,4
49,6
59,9
50,2
53,9
53,4
b. Vẽ biểu đồ miền.
 3. Nhận xét:
 _ Tổng giá trị xuất nhập khẩu của nước ta không ngừng tăng trong giai đoạn 1988 – 2005. Trong đó xuất khẩu tăng nhanh hơn nhập khẩu.	
 _ Cán cân xuất nhập khẩu có sự chuyển biến:
 + Từ 1988 – 1992: các cân xuất nhập khẩu tiến tới cân đối. 1992 nước ta xuất siêu. 
 + Sau 1992 đến nay tiếp tục nhận siêu do nhập nhiều tư liệu sản xuất.
 _ Cơ cấu xuất nhập khẩu cũng có sự thay đổi: tỷ trọng xuất khẩu tăng và tỷ trọng nhập khẩu giảm. .
 Giải thích: + Đa dạng hoá các mặt hàng xuất khẩu, đẩy mạnh những mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn như gạo, cà phê, thuỷ sản, dầu thô, dệt, may, giày dép, điện tử. 
+ Đa phương hoá thị trường xuất nhập khẩu.	 
+ Đổi mới cơ chế quản lý hoạt động ngoại thương. 
 _ Tồn tại: mất cân đối giữa xuất khẩu và nhập khẩu, nhập siêu là chủ yếu.
 Giải thích: + Hàng xuất khẩu là nông sản sơ chế, khoáng sản thô.
+ Hàng nhập khẩu là máy móc, thiết bị, vật tư  
Câu 8: Hiện nay cả nước có ba vùng kinh tế trọng điểm, có tốc độ tăng trưởng nhanh và đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế chung của cả nước:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế của ba vùng khá cao, trong thời kì 1996-2002 mức tăng trưởng đạt 10,7% (vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ 10,4%, vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung 8,75%, vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ 11,1%) so với khoảng 7% của cả nước. 
- Mức đóng góp vào GDP cả nước của 3 vùng là 60,7%, trong tương lai mức đóng góp vẫn tiếp tục cao và sẽ tác động dây chuyền đối với khu vực xung quanh và cả nước.
- Ba vùng là địa bàn tập trung phần lớn các khu công nghiệp và các ngành công nghiệp chủ chốt của cả nước (công nghiệp- xây dựng đã tạo ra 50,5 % GDP của ba vùng)
- Tỉ trọng đóng góp vào GDP của ngành dịch vụ khá cao 38,5%
- Ba vùng đóng góp tới 80% trị giá kim ngạch xuất khẩu và thu hút phần lớn số vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào nước ta đặc biệt là vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ 
Câu 9: a). Tỷ trọng của từng ngành trong giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản:
Năm
1990
1995
2000
2005
Nông nghiệp
82,5
81,6
80,2
75,3
Lâm nghiệp
6,6
5,0
4,2
3,5
Thuỷ sản
10,9
13,4
15,6
21,2
Tổng
100
100,0
100,0
100,0
b). Nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
- Cơ cấu giá trị sản xuất nông lâm thuỷ sản của nước ta có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng của ngành thuỷ sản giảm tỉ trọng của ngành nông nghiệp và lâm nghiệp (dẫn chứng)
- Sự chuyển dịch trên nhìn chung là tích cực, phát huy thế mạnh lớn của nước ta về việc phát triển ngành thuỷ sản
- Tuy nhiên sự chuyển dịch trên còn chậm tỉ trọng của ngành nông nghiệp còn khá cao
- Tỉ trọng của ngành lâm nghiệp thấp và ngày càng giảm chứng tỏ tài nguyên rừng của nước ta đã bị suy thoái nghiêm trọng và chính sách hiện nay của chúng ta là tập trung vào việc trồng rừng tu bổ tài nguyên rừng hơn là việc khai thác tài nguyên rừng
Câu 10: a). Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm: (đơn vị %)
Khu vực
Tốc độ tăng BQ mỗi năm (2001-2005)
Tổng số
7,51
Nông, lâm, thuỷ sản
3,83
Công nghiệp và xây dựng
10,24
Dịch vụ
6,96
b). Nhận xét tình hình tăng trưởng kinh tế của nước ta giai đoạn 2001-2005:
- Tổng sản phẩm trong nước tăng trưởng liên tục với tốc độ cao, bình quân hàng năm đạt 7,51%.
- Trong ba khu vực kinh tế thì khu vực công nghiệp và xây dựng có tốc độ tăng trưởng cao nhất, bình quân hàng năm tăng 10,24%.
- Khu vực dịch vụ cũng có tốc độ tăng trưởng tương đối cao, bình quân hàng năm tăng 6,96%.
- Khu vực nông, lâm thủy sản có tốc độ tăng trưởng thấp nhất, bình quân hàng năm tăng 3,83%.
Câu 11: Nhận xét và giải thích: 
-Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị ở nước ta vẫn còn cao (5,3%) và không đồng đều giữa các vùng 
+Những vùng có tỉ lệ thất nghiệp cao hơn mức trung bình cả nước là: vùng Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Hồng, duyên hải Nam Trung Bộ. Đây là vùng có tỉ lệ đô thị hóa cao nhất nước. Thực tế đó phản ánh những khó khăn trong việc phát triển kinh tế ở khu vực đô thị. 
+Những vùng có tỉ lệ thất nghiệp thấp hơn mức trung bình của cả nước là: Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long. Với tỉ lệ sống ở đô thị chưa cao, phần lớn là lao động nông nghiệp, tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị thấp
-Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn cả nước chiếm 19,3% và không đều giữa các vùng do đặc điểm mùa vụ và sự phát triển các ngành nghề ở nông thôn còn nhiều hạn chế
+Những vùng có tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn cao: đồng bằng sông Hồng, Đông Bắc, Tây bắc, Bắc Trung Bộ, Duyên Hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, đồng bằng Sông Cửu Long, cao nhất là Bắc Trung Bộ: 23,5% vì đây là vùng còn nhiều hộ gia đình thuần nông, cơ cấu nông thôn chậm chuyển biến
+Những vùng có tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn thấp hơn mức trung bình cả nước chỉ có Đông Nam Bộ (17%). 
Câu 12: Vẽ biểu đồ cột kết hợp với đường
Nhận xét: 
Trong giai đoạn 1990 – 2005 diện tích và sản lượng chè đều tăng nhưng tốc độ tăng không đều. 
Diện tích tăng thêm 58 nghìn ha (1,97 lần). 
Sản lượng tăng 389,1 nghìn tấn (2,44 lần). 
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển cây chè:
-Nước ta có điều kiện tự nhiên thuận lợi. Diện tích các vùng đồi ở Trung du miền núi Bắc Bộ, có nhiều loại đất feralit thích hợp phát triển cây chè, một mùa đông lạnh ở miền Bắc rất thích hợp trồng chè. 
Chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chè là một trong những cây xuất khẩu chủ lực của nước ta. 
Giao đất trồng chè đến các hộ gia đình nông dân, cho vay vốn để sản xuất chè
Phát triển công nghiệp chế biến chè.
Mở rộng liên kết với các nước trong sản xuất chè. 
Đẩy mạnh xuất khẩu trên thị trường thế giới.
Câu 13:
a, Vẽ biểu đồ miền.
b, Nhận xét
- nhìn chung thời kì 1995-2002, tỉ trọng các nhóm hàng xuất khẩu có sự thay đổi khá rõ.
- Nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản có xu hướng tăng song không ổn định.
- Nhóm hàng công nghiệp nhẹ và thủ công nghiệp tăng khá nhanh.
nhóm hàng Nông-lâm-thủy sản giảm nhanh sau đó tăng chậm.
c, Giải thích.
Tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp nhẹ tăng khá nhanh do :
Nguồn lao động dồi dào, khéo tay, có nhiều kinh nghiệm.
Nguồn nguyên liệu đa dạng
thu hút được vốn đầu tư để phát triển,
Thị trường nước ngoài mở rộng.
Nhà nước có nhiều chính sách khuyến khích phát triển.
Câu 14:
- Vẽ biểu đồ miền
- Nhận xét và giải thích
* Nhận xét.
- Từ 1990 đến 2005: Cơ cấu sử dụng lao động nước ta có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng của lao động ở khu vực nông – lâm – ngư nghiệp, tăng tỉ trọng lao động ở khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ (dẫn chứng)
- Tỉ trọng lao động ở khu vực nông – lâm – ngư nghiệp giảm liên tục nhưng vẫn còn cao (57,3% - 2005)
- Tỉ trọng lao động ở khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ tăng nhưng còn thấp (dẫn chứng), trong đó khu vực dịch vụ có tỉ trọng lao động tăng nhanh và cao hơn khu vực công nghiệp (dẫn chứng)
- Nhìn chung, cơ cấu lao động theo ngành của nước ta chuyển dịch còn chậm so với chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
* Giải thích
- Cơ cấu lao động theo ngành của nước ta có sự chuyển dịch như trên là kết quả của việc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển công nghiệp và dịch vụ
- Tỉ trọng lao động trong khu vực nông – lâm – ngư nghiệp còn lớn vì cơ bản kinh tế nước ta vẫn là nông nghiệp và đang trong quá trình công nghiệp hoá
- Tỉ trọng lao động trong khu vực dịch vụ tăng nhanh và cao hơn trong khu vực công nghiệp – xây dựng vì thời gian qua nước ta đã đa dạng hoá và đẩy mạnh các loại hình dịch vụ, góp phần giải quyết việc làm, thu hút nhiều lao động.

Tài liệu đính kèm:

  • doctai lieu on tap TN dia ly 12-1.doc