Tài liệu ôn thi môn Ngữ Văn 12

Tài liệu ôn thi môn Ngữ Văn 12

THUỐC

 - LỖ TẤN-

1. Trình bày những nét khái quát về cuộc đời Lỗ Tấn?

 - Lỗ Tấn (1881-1936) tên khai sinh là Chu Chương Thọ, sau đổi thành Chu Thụ Nhân, là nhà văn cách mạng Trung Quốc. Bóng dáng của ông bao trùm cả văn đàn Trung Quốc thế kỉ XX. Nhà thơ nổi tiếng Trung Quốc là Quách Mạt Nhược từng nói “ Trước Lỗ Tấn chưa hề có Lỗ Tấn; sau Lỗ Tấn có vô vàn Lỗ Tấn”.

 - Ông sinh ra ở huyện Thiệu Hưng- Chiết Giang-TQ trong một gia đình quan lại sa sút-> có điều kiện nhận rõ bộ mặt xấu xa của chế độ phong kiến TQ.

 - Năm 13 tuổi, chứng kiến cảnh người cha lâm bệnh, vì không có thuốc mà chết, ông ôm ấp nguyện vọng học nghề y từ đấy.

- Trước khi học nghề y, Lỗ Tấn từng học nghề hàng hải với mang muốn được đi đây đi đó để mở mang tầm mắt. Rồi ông lại học nghề khai mỏ với ước vọng góp phần làm giàu cho Tổ quốc.Nhưng điều thất vọng.

 

doc 9 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1307Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu ôn thi môn Ngữ Văn 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 THUỐC
 - LỖ TẤN- 
1. Trình bày những nét khái quát về cuộc đời Lỗ Tấn?
 - Lỗ Tấn (1881-1936) tên khai sinh là Chu Chương Thọ, sau đổi thành Chu Thụ Nhân, là nhà văn cách mạng Trung Quốc. Bóng dáng của ông bao trùm cả văn đàn Trung Quốc thế kỉ XX. Nhà thơ nổi tiếng Trung Quốc là Quách Mạt Nhược từng nói “ Trước Lỗ Tấn chưa hề có Lỗ Tấn; sau Lỗ Tấn có vô vàn Lỗ Tấn”.
 - Ông sinh ra ở huyện Thiệu Hưng- Chiết Giang-TQ trong một gia đình quan lại sa sút-> có điều kiện nhận rõ bộ mặt xấu xa của chế độ phong kiến TQ.
 - Năm 13 tuổi, chứng kiến cảnh người cha lâm bệnh, vì không có thuốc mà chết, ông ôm ấp nguyện vọng học nghề y từ đấy.
- Trước khi học nghề y, Lỗ Tấn từng học nghề hàng hải với mang muốn được đi đây đi đó để mở mang tầm mắt. Rồi ông lại học nghề khai mỏ với ước vọng góp phần làm giàu cho Tổ quốc.Nhưng điều thất vọng.
 - Nhờ học giỏi, ông được nhận học bổng của Nhật. Ông chọn học nghành y để chữa bệnh cho người nghèo, ốm mà không có tiền chạy chữa , chết vì ngu dốt và mê tínnhư cha mình. Đang học Trường Cao Đẳng Y khoa Tiên Đài thì ông đột ngột thay đổi chí hướng. Một lần xem phim ông thấy những người Trung Quốc khỏe mạnh hăm hở đi xem quân Nhật chém một người Trung Quốc làm gián điệp cho quân Nga. Ông giật mình mà nhận ra rằng: chữa bệnh thể xác không quan trọng bằng chữa bệnh tinh thần cho quốc dân. Và thế là ông chuyển sang làm văn nghệ.
- Làm văn nghệ, ông dùng ngòi bút của mình để phanh phui các “ căn bệnh tinh thần” của quốc dân. Lưu ý mọi người tìm phương thuốc chạy chữa. Ông đã dũng cảm chỉ cho họ thấy những bước đi sai nhịp trên con đường đi tới tương lai.
- Tác phẩm tiêu biểu: Các tập truyện ngắn Gào thét (1923), Bàng hoàng (1926), Chuyện cũ viết lại (1936); truyện vừa AQ chính truyện..
2. Những nhân tố nào tác động -> Lỗ Tấn trở thành một nhà văn cách mạng vĩ đại?
 - Yếu tố thời đại: TQ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
 - Yếu tố gia đình: quan lại sa sút, sống gần nhân dân, người mẹ đôn hậu, nghiêm khắc.
 -Yếu tố bản thân:lòng yêu nước, muốn giái phóng dân tộc thoát khỏi nô lệ và hèn yếu.
3. Thuốc là một nhan đề truyện đa nghĩa. Anh/chị hãy giải thích những ý nghĩa đó?
 - Tầng nghĩa ngoài cùng là phương thuốc truyền thống chữa bệnh lao. Một phương thuốc u mê, ngu muội cho rằng có thể lấy máu người để chữa bệnh lao. Rốt cuộc, con bệnh vẫn chết. Chết trong cái không khí ẩm mốc hôi tanh mùi máu của nước Trung Hoa lạc hậu.
 - Tầng nghĩa thứ hai mang tính khai sáng: mọi người phải giác ngộ ra thứ thuốc vốn được sùng bái này là thứ thuốc độc, đừng có nhắm mắt mà dùng liều thuốc độc đó. Người TQ phải tỉnh giấc khống được “ ngủ mê trong cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ”.
 - Tầng nghĩa thứ ba: phải tìm một phương thuốc để làm cho quần chúng giác ngộ cách mạng và làm cho cách mạng gắn bó với quần chúng.
4. Phân tích ý nghĩa hình tượng người chiến sĩ cách mạng Hạ Du ?
 Hạ Du tuy không trực tiếp xuất hiện trong tác phẩm, song nhân vật này đóng vai trò quan trọng, bởi đó chính là mắt xích làm nảy sinh toàn bộ câu chuyện cũng như chi phối các sự kiện khác trong tác phẩm.
 - Hạ Du là người giác ngộ lí tưởng cách mạng sớm, có lí tưởng rõ ràng: lật đổ ngai vàng, đánh đuổi giặc ngoại xâm, giành lại độc lập dân tộc .
 - Anh dũng cảm hiên ngang dám tuyên truyền lí tưởng cách mạng cả với người cai ngục trong những ngày chờ lên đoạn đầu đài.
 - Nhược điểm của Hạ Du là xa rời quần chúng: mẹ anh không hiểu, chú anh coi anh “làm giặc” và đi tố cáo anh, người dân thì bình phẩm, chê bai coi việc làm của anh là điên và họ còn lấy máu anh chữa bệnh như lấy máu súc vật.
=> Hạ Du là hình ảnh tượng trưng cho cuộc CM Tân Hợi. CM này trên thực tế có “ thành tích” đã đánh đổ được chế độ PK nhưng nhược điểm của nó là xa rời quần chúng, quần chúng không được tuyên truyền CM, chưa đánh bật được cội rễ của chế độ phong kiến, đời sống xã hội không có gì thay đổi. Qua nhân vật Hạ Du, tác giả bày tỏ sự kính trọng và lòng thương cảm sâu xa đối với những chiến sĩ tiên phong của CM Tân Hợi.
5. Theo em, vòng hoa trên mộ Hạ Du do ai đặt? Ý nghĩa của vòng hoa đó?
 - Tác giả là người đặt vòng hoa trên mộ Hạ Du.
 - Hình ảnh vòng hoa trên mộ Hạ Du là một dự báo đầy lạc quan rằng cái chết của Hạ Du vẫn có người tôn kính nhớ tới, vẫn có người trân trọng và tiếp bước con đường của người đạ hi sinh.
* Ý nghĩa:
 - Nó chứng tỏ đã có người hiểu “ người cách mạng” là người tốt, họ làm cách mạng là vì nhân dân, họ không “làm giặc” như trước đây nhiều người đã hiểu không đúng về họ. Vì vậy, khi nhìn thấy vòng hoa, người mẹ đã khóc cho là con mình “ chết oan”; nhưng khi đã có một vòng hoa trên mộ như thế, thì đó là cái chết của một con người đáng được ngưỡng mộ, đáng được nhớ đến. Vòng hoa là tấm lòng của nhân dân đối với người cách mạng khi họ đã hiểu rõ, hiểu đúng bản chất của người cách mạng.
 - Cần nhớ rằng vòng hoa xuất hiện trên một người cách mạng vào Tiết Thanh minh năm sau. Như vậy là cần phải có thời gian thì quần chúng mới dần hiểu về người cách mạng. Từ mùa thu “trảm quyết” đến mùa xuân Thanh minh đã thể hiện mạch suy tư lạc quan của tác giả. Vòng hoa cho thấy quần chúng đã xích gần lại với người cách mạng hơn, quần chúng đã bắt đầu có sự giác ngộ cách mạng và cách mạng cũng bước đầu có sự gắn bó với quần chúng. Với vòng hoa này, nhà văn đã bày tỏ niềm tin vào tương lai, nhân dân sẽ thức tỉnh, hiểu cách mạng và làm cách mạng-> Vòng hoa trên mộ người cách mạng, đó là một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc của Lỗ Tấn trong truyện ngắn Thuốc.
6. Anh/ chị cảm nhận được gì qua câu hỏi của bà mẹ người tử tù khi đứng trước vòng hoa ấy: “Thế này là thế nào?”
 * Ý nghĩa câu hỏi của bà mẹ tử tù khi nhìn thấy vòng hoa trên mộ con mình:
 a. Trước chi tiết này, cần chú ý đến hai chi tiết về bà mẹ người tử tù để càng hiểu rõ hơn về ý nghĩa câu hỏi của bà:
 - Tâm lí mặc cảm của người mẹ tử tù: thấy bà mẹ thằng Thuyên đang nhìn mình, bà “ ngập ngừng không dám bước tới nữa, sắc mặt xanh xao bổng hơi đỏ lên vì xấu hổ, nhưng rồi cũng đánh liều đi tới trước nấm mộ bên trái đường mòn, đặt chiếc giỏ xuống”.
 - Hốt hoảng khi nhìn thấy vòng hoa trên mộ con mình: “ Bà kia nhìn vớ vẩn xung quanh một lát, bổng tay chân hơi run lên, rồi loạng choạng lùi lại mấy bước, mắt trợn trừng, ngơ ngác”.
b.Đứng trước vòng hoa bất ngờ xuất hiện, bà mẹ người tử tù cứ lẩm bẩm một câu hỏi; “Thế này là thế nào?” trong tâm lí mặc cảm của bà và hốt hoảng nói trên, càng thấy rõ ý nghĩa sâu xa câu hỏi của bà:
 - Vừa nói lên sự bàng hoàng, sửng sốt vì đó là điều tưởng như không thể có được, ngoài sự tưởng tượng của bà.
 - Vừa ẩn giấu một niềm vui vì có người đã hiểu con mình ( chứng cớ là liền sau đó bà mới gào khóc “ Du ơi! Trời có mắt, thật tôi nghiệp, chúng nó giết con thì chúng nó sẽ bị báo ứng thôi!”. Lời khóc sau đó của bà góp phần hé mở nguyên nhân của sự xuất hiện vòng hoa trên mộ Hạ Du . Tiếng khóc như bộc lộ dấu hiệu thức tỉnh, giác ngộ. Trước đây bà không hiểu con, và trong thâm tâm, bà vẫn cho rằng con mình làm giặc nên khi gặp bà Hoa ở nghĩa địa, bà ngập ngừng vì xấu hổ. Còn từ giời phút này, bà đã hiểu con mình, hiểu đường đi của con mình là đúng, được người khác đồng tình và bà khẩn cầu cho con quạ chứng nghiệm).
- Nhưng quan trọng nhất là nó hàm chứa một đòi hỏi phải có câu trả lời. “Thế này là thế nào?”, câu hỏi đó được bà nhắc đến hai lần, vì chính bà lúc ấy cũng bức xúc, trăn trở khi chưa hiểu được sự xuất vòng hoa trên mộ con mình. Nhà văn Nguyễn Tuân viết : “Người đọc yên sao được trước những câu hỏi như thếHình như nhân vật truyện hỏi thẳng vào chính mình” Câu hỏi đó tồn tại mãi trong đầu nhà văn cho đến kho ông được đọc bài thơ Mồ anh hoa nở của Thanh Hải từ miền Nam gửi ra, và ông thấy đó chính là lời giải đáp trực tiếp cho người mẹ tử tù TQ: vòng hoa trên mộ tử tù là bằng chứng nói lên quần chúng đã hiểu, đã tìm đến cách mạng, và lí tưởng cách mạng bắt đầu bén rễ trong lòng quần chúng.
7. Ý nghĩa chi tiết : “ Nghĩa địa những người chết chém hoặc chết tù ở phía tay trái, và nghĩa địa những người chết nghèo ở phía tay phải.Cả hai nơi, mộ dày khít, lớp này lớp khác”.
 Hình ảnh này mang nhiều ý nghĩa;
 - Thứ nhất, Nghĩa địa những người chết chém hoặc chết tù ở phía tay trái nghĩa là: người ta không hề có sự phân biệt giữa người làm cách mạng, làm chính trị hi sinh vì đất nước và đâu là kẻ trộm cướp giết người. Như vây tất cả đều “làm giặc”.
 - Thứ hai, cả hai nơi, mộ dày khít như nhau nghĩa là: số người bị chính quyền tù tội, giết chết cũng nhiều như số người bị chết nghèo đói.Một con số cân bằng diễn tả một thực trạng một xã hội vừa đen tối vừa tàn bạo của đất nước Trung Hoa lúc bấy giờ.
8. Ý nghĩa không gian trong truyện?
 Trong truyện tồn tại 3 không gian đời sống, những khoản không tối tăm, u ám, lạnh lẽo.
- Đó là một pháp trường như thế giới của những âm hồn quỷ sứ và địa ngục: ánh mắt cú vọ ngời lên, bao nhiêu người kì dị hết sức, đi đi lại lại như những bóng ma, một người quần áo đen ngòm mắt sắc như hai lưỡi dao.
- Đó là không gian của một quán trà, nơi sinh hoạt, thông tin về mọi sự kiện thời sự xảy ra trong hàng phố, chốn ồn ào đông đúc với rất nhiều nhận xét, quan điểm, tình cảm, bộc lộ trình độ dân trí của đa số quần chúng nhân dân.
- Cuối cùng là một nghĩa địa mênh mông, lạnh lẽo: trời lạnh lắm, gió thì tắt, những ngọn cỏ khô đứng thẳng tắp, một tiếng rên rỉ, run run đưa lên giữa không trung nhỏ dần rồi tắt hẳn, một con quạ đen đâu trên cành khô trụi lá
=> Tất cả mang bóng dáng của một không gian đen tối, ngột ngạt của xã hội TQ thời trung cổ. Tuy nhiên, đến cuối câu chuyện, tác đã đưa con người hướng tới một kkhông gian rộng cao rộng hơn. Hai bà mẹ đã vượt ra khỏi tầm không gian chật hẹp của quán trà, không gian đen tối, ma quái của pháp trường, không gian buồn thảm, lạnh lùng của nghĩa địa mà cùng vươn tới một không gian rộng mở theo cánh chim bay vút thẳng về phía chân trời xa.
9. Ý nghĩa thời gian trong truyện?
- Thời gian của câu chuyện diễn ra trong hai mùa: thu và xuân. Không hiểu vì sao cứ đến mùa thu người ta mới xử chém người, gọi là thu quyết. Phải chăng là vàng mùa thu rụng gợi hình ảnh con người đi vào cõi chết. Hai cái chết của hai người trai trẻ cũng diễn ra vào mùa thu. Nhưng đến mùa xuân, hai bà mẹ đã cùng chung nỗi đau khổ đã đồng cảm, thông hiểu nhau.
- Diễn ra hai mùa khác nhau, một mùa chuẩn bị khép lại, một mùa mở ra một năm mới, dường như tác giả tỏ bày một niềm hi vọng: lá vàng rụng xuống để tích nhựa cho chồi non. Sự sống sẽ được hồi sinh. Cùng với không gian mở cuối câu chuyện, khoảng thời gian mùa xuân này với những cây dương liễu mới đâm ra được những mầm non bằng nửa hạt gạo, đã gieo vào lòng người đọc một niềm hi vọng về một cuộc sống mới mẻ hơn, đỡ u ám hơn cho những số phận đau khổ trong thiên truyện.
9. Ý nghĩa hình ảnh con đường mòn?
 - Hình ảnh con đường mòn thường được nhắc đến trong văn Lỗ Tấn diễn tả một thói quen, một nếp nghĩa, một kiểu ứng xử. Vì thế con đường mòn tại nghĩa địa này đâu chỉ đơn thuần là ranh giới tự nhiên mà còn là ranh giới vô hình của lòng người, của định kiến lâu đời trong xã hội. Con đường mòn là biểu tượng cho một tập quán xấu trở thành thói quen. Hai bà mẹ của hạ Du và Hoa Thuyên dù cùng chung nỗi đau mất con  ... hần chìm trong đoạn trích :( biểu tượng, ẩn dụ)
 - Ông lão là người lao động có khát vọng cao đẹp, lớn lao, một con người đau khổ nhưng kiêu hãnh, biểu tượng cho ý chí, nghị lực, sự dũng cảm, mưu trí của con người trước những thử thách của cuộc sống.
 - Biển cả là khung cảnh kì vĩ tương ứng với môi trường hoạt động sáng tạo của con người.
 - Cuộc đi câu là hành trình theo đuổi một khát vọng to lớn vượt ngoài giới hạn của con người.
-> Lí giải:
 + Hành trình và theo đuổi ước mơ giản dị mà lớn lao của con người.
 + Hành trình khám phá vẻ đẹp và chinh phục thiên nhiên.
+ Hành trình vượt qua thử thách dẫn đến thành công. Những điều mà con người đạt được luôn là kết quả của sự cố gắng, bền bỉ không ngừng nghỉ.
 + Cần chinh phục thiên nhiên, nhưng không được coi thường thiên nhiên. Thiên nhiên là kẻ thù số một nhưng đồng thời nó là người bạn thân.
 + Niềm tin vào chiến thắng và tin vào bản thân, vào khả năng tồn tại của con người.
5. Tóm tắt nội dung tác phẩm
Tác phẩm “Ông già và biển cả” miêu tả ông lão Xan-ti-a-gô, người theo đuổi khát vọng chinh phục được con cá lớn xứng đáng với tài nghệ mình, nhằm khẳng định ý nghĩa của tồn tại. Xan-ti-a-gô kiên trì liên tục ra khơi suốt tám mươi tư ngày mà không bắt được con cá nào. Không tuyệt vọng, vững tin vào tay nghề và nghị lực, ngày thứ tám mươi lăm ông lão đi thật xa và câu được con cá kiếm khổng lồ. Nhưng bi đát thay, con cá lại kéo ông lão ra khơi xa. Dũng cảm chịu đựng và đương đầu với con cá suốt ba ngày hai đêm, cuối cùng Xan-ti-a-gô cũng giết được nó. Ý chí, nghị lực cùng với tay nghề điêu luyện đã góp phần làm nên chiến thắng ấy. Trên đường trở về, đàn cá mập xông đến tấn công con cá kiếm. Xan-ti-a-gô kiên cường chống trả, nhưng khi về đến đất liền, ông lão chỉ còn lại bộ xương con cá khổng lồ.
6.Tóm lược trận chiến của ông lão với con cá kiếm.
 * Con cá kiếm trong tác phẩm được nhà văn tập trung miêu tả như một “nhân vật đặc biệt”, bởi những nét rất khác thường : rất lớn và đẹp,sức mạnh và sự khôn ngoan:
 - Ở đầu đoạn trích, con cá chưa xuất hiện ngay mà chỉ tạo ấn tượng bằng những vòng lượn tròn rất lớn -> nhà văn có dụng ý để ông lão và độc giả cảm nhận về con cá qua ấn tượng và cảm giác về những vòng lượn ấy. Điều này làm cho mỗi người có một hình dung khác nhau về nó. Phải đến khi cái bóng của nó xuất hiện, thì lão Xan-ta-a-gô, một người lâu năm trong nghề câu cá cũng không khỏi kinh ngạc: “ Một cái bóng đen vượt dài qua dưới con thuyền, đến mức lão không thể tin nổi độ dài của nócái đuôi lớn hơn cả chiếc lưỡi hái lớn, màu tím hồng dựng trên mặt đại dương xanh thẫmthân hình đồ sộ”. Lão không tin ở mắt mình vì con cá quá lớn, phải “hơn nữa tấn” và người đọc thì trầm trồ vì sức mạnh ghê gớm, sự oai phong đĩnh đạc, nét kì vĩ và cả sự duyên dáng này. Nó báo hiệu cuộc chiến giữa ông lão và con cá sẽ vô cùng ác liệt.
 - Khi đã ăn mồi, con cá bắt đầu bơi chậm, lượn vòng hai giờ đồng hồ làm ông lão mệt nhoài, người đẫm mồ hôi.
 - Khi tưởng như đã “ru ngủ” được ông lão, chỗ lưỡi câu đã rộng và đau đớn hơn, nó đột ngột quật, nhảy lên để hít không khí.
 - Khi đã mệt, không quật nữa, nó lại “ bắt đầu lượn vòng chầm chậm cái đuôi nhô khỏi mặt nước. Cái đuôi lớn hơn chiếc lưỡi hái, màu tím hồng dựng trên mặt đại dương xanh thẫm..Cánh vi trên lưng xếp lại, còn bộ vây to sụ bên sườn xòe rộng”.
- Khi ông lão chuẩn bị mũi lao và đâm, con cá “ khẽ nghiêng mình. Rồi trở mình thẳng dậy và bắt đầu lượn vòng nữa”. Như trêu người, làm dáng với ông già, nó “ chao mình tránh ra rồi lật thẳng người lên bơi đi”như đoán được việc ông lão chuẩn bị phóng lao để tiêu diệt nó.
-Thời điểm quyết định đã tới, ông lão” vận hết sức bình sinh phóng xuống sườn con cá”, con cá” phóng vút lên khỏi mặt nước phô hết tầm vóc khổng lồ, vẻ đẹp và sức lực. Nó dường như treo lơ lửng trên không trung nằm ngửa phơi cái bụng ánh bạc của nó lên trời”=> Cái chết của nó cũng rất khác thường. Nó dường như không chấp nhận cái chết. Đó là dáng vẻ của sức mạnh phi thường và đầy kiêu hùng. Khi lực kiệt, sức cùng, con cá vẫn có phong cách cao thượng và đầy uy dũng.Sự kiêu hùng đó chứng tỏ một tình cảm trân trọng đặc biệt của nhà văn và góp phần nâng cao tầm vóc của Xan-ti-a-gô.
 * Những hành động của ông lão
 - Lúc đầu ông thu dây để con cá không thể quay vòng. Ông còn sức để “ lách vai và đầu ra khỏi sợi dây liên tục kéo nhẹ nhàng”
 - Nhưng rồi cứ phải ra sức kéo sợi dây để buộc cho con cá khỏi quay vòng, ông thấy sức lực suy kiệt nhanh chóng. Ống thấy “hoa mắt”, “mồ hôi như xát muối lên vết cắt phía trên vai và trán”. Khi con cá nhảy lên, ông cầu mong “Đừng nhảy cá”, cầu Chúa bằng cách hứa:” ta sẽ đọc một trăm lần kinh Lạy Cha và một trăm lần kinh Mừng Đức Mẹ’.
 -Và cuối cùng tập trung sức lực ông giết được con cá.
 Theo mạch trần thuật, người đọc thấy được diễn biến trận đánh ngày càng gây go, căng thẳng. Sức của ông lão cứ mòn dần đi theo từng đường lượn vòng của con cá. Có lúc ta tưởng như ông sẽ mất con cá hoặc gục ngã. Và cuối cùng, ông lão đã chiến thắng, một chiến thắng vinh danh ý chí và sức mạnh con người. Chiến thắng của ông lão đã chứng minh tuyên ngôn “ Con người có thể bị hủy diệt chứ không thể bị đánh bại”.
7. Theo em, Xan-ti-a-gô có những nỗi đau tinh thần nào?
 - Ông lão chịu sự cô đơn xa cách của những người dân làng. Đã 84 ngày chưa câu được một con cá nào, và mọi ngừơi xung quanh cho rằng ông đã bị vận đen đeo bám. Ngay cả Ma-nô-lin, cậu bé thân thiết nhất của Xan-ti-a-gô cũng bị cha mẹ cấm không cho theo ông nữa. Một ngư dân khống đánh được cá trong một khoảng thời gian dài như vậy thì bị là thất bại, coi như đã chết một cái chết về phương diện tinh thần.
 - Cuộc sống đã làm thay đổi các giá trị. Ông lão không tìm thấy tri âm trên đất liền. Ông coi thiên nhiên là ngôi nhà mà chỉ ở đấy mới tìm thấy sự bình yên, lắng dịu của tâm hồn. Cá là bạn, con thuyền là chiếc thuyền nuôi dưỡng những giấc mơ của ông.
 - Con cá kiếm là hiện thân của cái đẹp, là mục đích cuối cùng mà ông phấn đấu theo đuổi ( chưa bao giờ ông bắt được một con cá khổng lồ và đẹp đến vậy). Tuy nhiên, vì cuộc sống và để khẳng định sự tồn tại cũng như ý nghĩa của sự tồn tại ấy, đôi khi con người phải hủy hoại cả những cái thân yêu, quý trọng của cuộc đời mình. Đó chính là sự dằn vặt lớn của ông.
 - Bắt được con cá là vận may của ông lão, là sản phẩm để khẳng định tài năng, nhưng chính ông lão lại là “ miếng mồi” của nó và khốn khổ bị nó tha đi khắp nơi. Ông đã lệ thuộc vào nó. Ngay cả khi nó đã chết rồi thì vận may lại thành vận rủi. Và khi cuộc chiến với con cá kiếm kết thúc thắng lợi, giong thuyền trở về cũng là lúc ông phải đương đầu với thử thách mới. Đàn cá mập đánh hơi được mùi máu đã tấn công con cá kiếm. Vào đến bờ, về với căn liều rách rát, với một thân thể rã rời và đầy những vết xây xát, con cá kiếm của ông chỉ còn là một bộ xương. Đó là sự trăn trở vì bị lệ thuộc, bị tước đoạt thành quả lao động.
8. Hình ảnh những vòng lượn của con cá kiếm được nhắc đi nhắc lại trong đoạn văn gợi lên những đặc điểm gì về cuộc đấu giữa ông lão và con cá kiếm ( đặc điểm, phong độ, tư thế)?
 - Hình ảnh những vòng lượn của con cá kiếm được tác giả nhắc đi nhắc lại trong đoạn văn gợi lên nhiều đặc điểm về cuộc chiến giữa ông lão và con cá kiếm:
 + Những vòng lượn ấy cũng vẽ lên “những cố gắng cuối cùng nhưng hết sức mãnh liệt của con cá”. Nó đang cố gắng thoát khỏi sự níu kéo bủa vây của người ngư phủ. Nó cũng dũng cảm kiên cường không kém đối thủ của mình.
 + Sự lặp lại những vòng lượn của con cá kiếm gợi lên “hình ảnh một ngư phủ lành nghề kiên cường”: vì Xan-ta-a-gô chưa thể nhìn thấy con cá mà có thể đoán biết nó qua nỗi đau đớn ở hai bàn tay (xúc giác) và con mắt từng trải (thị giác) khi nhìn những vòng lượn của con cá và níu giữ nó. 
9. Phần được trích trong tác phẩm Ông già và biển cả trong sácg giáo khoa:
 - Hình ảnh con cá kiếm biểu tượng cho vẻ đẹp gì?
 - Cuộc chiến đấu của ngư phủ Xan-ti-a-gô có ý nghĩa gì?
Trả lời:
- Con cá kiếm mang vẻ đẹp biểu tượng của thiên nhiên: kiêu hùng, kỳ vĩ... đồng thời mang vẻ đẹp ước mơ, khát vọng, kỳ vọng , mục đích cao đẹp mà con người theo đuổi để đạt được. Ước mơ tuy giản dị nhưng mang tầm vóc lý tưởng bởi đó là khát vọng của mỗi cuộc đời. Đó là “nhân vật đặc biệt” hiện lên với vẻ đẹp kiêu hùng, coa thượng đến nỗi ông lão phải thán phục và ngưỡng mộ.
 - Cuộc chiến đấu của ngư phủ có ý nghĩa: Đó là hành trình chiến đấu vô cùng khắc nghiệt, gian khổ, hiểm nguy để đạt được ước mơ, mục đich, lí tưởng mà mình đang theo đuổi. Sự chiến thắng của ông lão trước con cá kiếm không phải là do sức mạnh cơ bắp mà do sức mạnh từ ý chí, nghị lực, bản lĩnh kiên cường và lòng dũng cảm để chiến đấu “Con người có thể bị hủy diệt nhưng không thể bị đánh bại”, đó là câu nói ông lão tự động viên mình trong lúc cuộc chiến đang diễn ra gay cấn. Câu nói ấy thể hiện một tinh thần kiêu hãnh, một ý chí ngoan cường của con người trước mọi thử thách. Đó là bài ca về Con Người.
 10.Thái độ của ông lão đối với con cá kiếm? Vì sao?
 - Ông lão vừa yêu quý con cá những đồng thời phải giết chết nó cho bằng được. Lão gọi nó là “ người anh em”-> Thái độ của ông lão cho thấy tính phức tạp trong tâm lí.
- Nguyên do là vì lão làm nghề câu cá, không bắt được cá có nghĩa ông lão không tồn tại với tư cách là một con người.Nhiệm vụ của ông lão là phải chinh phục cá kiếm cho bằng được nhưng trong cuộc săn đuổi đó, cá kiếm bộc lộ những phẩm chất cao quý như một con người đúng nghĩa.Nó kéo ông lão ra xa nghênh chiến chứ không lồng lên đắm thuyền, không lặn thật sâu để dây câu bị đứt mà chấp nhận cuộc đấu một cách sòng phẳng là mải miết kéo ông lão ra khơi xa. Ông lão thán phục hành động đó “Tao chưa bao giờ thấy bất kì ai hùng dũng, duyên dáng, bình tĩnh, cao thượng hơn mày, người anh em ạ?” nên giữa cá kiếm và ông lão nảy sinh mối quan hệ phức tạp trên. Như thế cá kiếm vừa là đối tượng chinh phục của lão vừa là người anh em của lão.
11. Theo nguyên lí “ Tảng băng trôi”, có thể cho rằng hình ảnh con cá kiếm trước và sau khi ông lão chiếm được nó là sự chuyển biến từ hình ảnh ước mơ sang hiện thực được không? Lí giải và chứng minh qua hai hình ảnh đó trong đoạn trích học.
- Hình ảnh cuối cùng của con cá kiếm khi chưa bị chiếm lĩnh là một hình ảnh đẹp đẽ và có gì như là thăng hoa, tỏa sáng trước khi chết: “ Khi ấy con cá, mang cái chết trong mình, sực tỉnh, phóng vút lên khỏi mặt nước phô hết tầm vóc khổng lồ, vẻ đẹp và sức lực. Nó dường như treo lơ lửng trong không trung phía trên ông lão và chiếc thuyền”. Một vẻ đẹp thật hùng vĩ, ngoạn mục giữa trời biển mênh mông. Nó chính là biểu tượng của ước mơ mà ông lão đang hướng tới để chinh phục.
- Hình ảnh con cá kiếm khi đã bị chiếm lĩnh là một hình ảnh khác hẳn. Lúc này con cá đã chết, “da cá chuyển từ màu gốc, màu tía ánh bạc, sang màu trắng bạc và những cái sọc ấy lớn hơn cả bàn tay người xòe rộng, còn mắt nó trông dửng dưng như tấm kính trong kính viễn vọng hay như mật vị thánh trong đám rước”. Một con cá biểu tượng của hiện thực khi ông lão đã chinh phục được. Từ ước mơ sang hiện thực, nó không còn xa vời, khó nắm bắt, và cũng chính vì thế, nó không còn đẹp đẽ, huy hoàng như trước nữa.
 CHÚC CÁC EM HỌC TỐT, THI TỐT

Tài liệu đính kèm:

  • docDE CUONG ON TAP VHNN 12.doc