Tác giả Nguyễn Tuân ( 1910 - 1987 )

Tác giả Nguyễn Tuân ( 1910 - 1987 )

A. Mục tiêu bài học:

- Hiểu được những nét chính về con người và sự nghiệp văn chương, những nét cơ bản của phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân. Vận dụng những kiến thức về phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân để phân tích những tác phẩm đã học.

- Bước đầu hiểu được những đóng góp của Nguyễn Tuân đối với nền văn học hiện đại Việt Nam.

B. Nội dung bài học:

I. Vài nét về tiểu sử và con người:

1. Tiểu sử:

- Nguyễn Tuân quê ở xã Nhân Mục ( thường gọi nôm na là Mọc ), thôn Thượng Đình nay thuộc phường Nhân Chính quận Thanh Xuân, Hà Nội.

- Ông sinh ngày 10 - 7 - 1910 ở phố Hàng Bạc, Hà Nội trong một gia đình nhà nho khi Hán học đã tàn. Cha ông là Nguyễn An Lan đỗ tú tài Hán học Khoa thi cuối cùng.

- Nguyễn Tuân tuy quê ở Hà Nội nhưng từ nhỏ ông đẫ theo gia đình sống nhiều năm ở các tỉnh như Thanh Hoá, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Đà Nẵng, Phú Yên, Khánh Hoà. Những vùng đất ấy, đặc biệt là Thanh Hoá đã để lại nhiều dấu ấn trong sáng tác của ông

 

doc 4 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2020Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tác giả Nguyễn Tuân ( 1910 - 1987 )", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Tuân
( 1910 - 1987 )
A. Mục tiêu bài học:
- Hiểu được những nét chính về con người và sự nghiệp văn chương, những nét cơ bản của phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân. Vận dụng những kiến thức về phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân để phân tích những tác phẩm đã học.
- Bước đầu hiểu được những đóng góp của Nguyễn Tuân đối với nền văn học hiện đại Việt Nam.
B. Nội dung bài học:
I. Vài nét về tiểu sử và con người:
1. Tiểu sử:
- Nguyễn Tuân quê ở xã Nhân Mục ( thường gọi nôm na là Mọc ), thôn Thượng Đình nay thuộc phường Nhân Chính quận Thanh Xuân, Hà Nội.
- Ông sinh ngày 10 - 7 - 1910 ở phố Hàng Bạc, Hà Nội trong một gia đình nhà nho khi Hán học đã tàn. Cha ông là Nguyễn An Lan đỗ tú tài Hán học Khoa thi cuối cùng.
- Nguyễn Tuân tuy quê ở Hà Nội nhưng từ nhỏ ông đẫ theo gia đình sống nhiều năm ở các tỉnh như Thanh Hoá, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Đà Nẵng, Phú Yên, Khánh Hoà. Những vùng đất ấy, đặc biệt là Thanh Hoá đã để lại nhiều dấu ấn trong sáng tác của ông
- Nguyễn Tuân học đến cuối bậc thành chung ( trung học cơ sở ) ở thành phố Nam Định thì bị đuổi học vì tham gia một cuộc bãi khoá phản đối mấy giáo viên người Pháp nói xấu người Việt nam ( 1929 ).
- Năm 1930 ông bị bắt ở Băng Cốc ( Thái Lan ) rồi bị đưa về giam ở nhà giam Thanh Hoá vì xê dịch qua biến giới mà không có giấy phép. Ở tù ra, ông bắt đầu viết báo, viết văn.
- Nguyễn Tuân cầm bút từ khoảng đầu những năm 30 nhưng nổi tiếng từ năm 1938 với các tác phẩm có phong cách độc đáo: Một chuyến đi, Vang bóng một thời,
- Năm 1941, Nguyễn Tuân lại bị bắt giam một lần nữa vì giao du với những người hoạt động chính trị.
- Năm 1945, cách mạng tháng Tám thành công. Nguyễn Tuân nhiệt tình tham gia cách mạng và kháng chiến, trở thành một cây bút tiêu biểu của nền văn học mới. Ông được kết nạp Đảng cộng sản năm 1950.
- Từ năm 1948 đến năm 1958 ông giữ chức Tổng thư kí Hội văn nghệ Việt Nam.
- Sau cách mạng, Nguyễn Tuân chuyên viết bút kí, tuỳ bút. Tác phẩm chính của ông là: Tập bút kí Sông Đà ( 1960 ), Một số tập kí chống Mĩ ( 1965 - 1975 ) và nhiều bài tuỳ bút về cảnh sắc và hương vị đất nước.
- Ông mất ngày 28 - 7 - 1987 tại Hà Nội.
- Nguyễn Tuân để lại một sự nghiệp văn học phong phú với những trang viết độc đáo và đầy tài hoa. Ông xứng đáng được coi là một nghệ sĩ lớn.
- Nguyễn Tuân được nhà nước phong tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật đợt I ( năm 1996 ).
* Những nét tiêu biểu nhất về tiểu sử Nguyễn Tuân:
- Tuổi thơ, Nguyễn Tuân được nuôi dưỡng trong nền văn hóa cổ truyền của dân tộc với những phong tục, nền nếp, cách ăn ở vui chơi đang tàn dần do thời thế thay đổi.
- Nguyễn Tuân tuy quê ở Hà Nội nhưng nhưng từ nhỏ ông đã theo gia đình sống nhiều năm ở các tỉnh như Thanh Hoá, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Đà Nẵng, Phú Yên, Khánh Hoà. Những vùng đất ấy, đặc biệt là Thanh Hoá đã để lại nhiều dấu ấn trong sáng tác của ông.
- Ngoài văn học, Nguyễn Tuân còn say mê diễn kịch. Ông là một trong những diễn viên điện ảnh đầu tiên của nước ta ( đóng phim Cánh đồng ma - 1938 ).
2. Con người:
- Nguyễn Tuân là một trí thức, một nghệ sĩ có bản lĩnh và nhân cách, giàu lòng tự trọng và có tinh thần dân tộc.
 Lòng yêu nước của ông có màu sắc riêng: gắn liền với những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc. Ông yêu tha thiết tiếng mẹ đẻ, những kiệt tác văn chương của Nguyễn Du, Đoàn Thị Điểm, Tú Xương, Tản Đà, những nhạc điệu hoặc đài các của lối hát ca trù, hoặc dân dã mà thiết tha của giọng hò Quảng trị, Thừa Thiên, Nam Bộ,... Những phong cảnh đẹp của quê hương đất nước, những thú chơi tao nhã như uống trà nhắm rượu, chơi hoa, chơi chữ đẹp, đánh thơ, thả thơ,... những món ăn truyền thống thể hiện khẩu vị tinh tế của người Việt.
- Ông trân trọng những giá trị văn hoá cổ truyền của dân tộc, tha thiết yêu tổ quốc và luôn có ý thức làm giàu, làm đẹp thêm cho Tiếng Việt.
- Ở Nguyễn Tuân, ý thức cá nhân phát triển rất cao.
 Ông viết văn trước hết để khẳng định cá tính độc đáo của mình. Ông ham du lịch, tự gán cho mình một chứng bệnh gọi là: chủ nghĩa xê dịch. Lối sống tự do phóng túng của ông không phù hợp với chế độ thuộc địa ( hai lần bị tù ). Ông có một lối sống ham mê thanh sắc, rất thích đi để tìm những cảm giác mới lạ.
- Nguyễn Tuân là con người rất mực tài hoa và uyên bác.
 Ông am hiểu nhiều lĩnh vực khác nhau như văn học, lịch sử, địa lí,... Ngoài ra, ông còn am hiểu nhiều môn nghệ thuật khác: hội hoạ, điêu khắc, sân khấu, điện ảnh,... Ông còn là một diễn viên kịch nói có tài và là một diễn viên điện ảnh đầu tiên ở nước ta. Ông thường vận dụng mắt của nhiều ngành nghệ thuật khác nhau để tăng cường khả năng quan sát, diễn tả của nghệ thuật văn chương.
- Nguyễn Tuân là một nhà văn biết quý trọng thật sự nghề nghiệp của mình, rất nghiêm túc trong lao động nghệ thuật.
 Ngay từ trước cách mạng tháng Tám ông đã quan niệm nghề văn là một cái gì đối lập với tính vụ lợi kiểu con buôn, và ở đâu có đồng tiền phàm tục thì ở đấy không thể có cái đẹp. Đối với ông, nghệ thuật là một hình thái lao động nghiêm túc, thậm chí khổ hạnh và ông đã lấy chính cuộc đời cầm bút hơn nửa thế kỷ của mình để chứng minh cho quan niệm ấy.
* Những nét tiêu biểu nhất về con người Nguyễn Tuân:
- Nguyên Tuân là một trí thức, một nghệ sĩ có bản lĩnh và nhân cách, giàu lòng tự trọng và có tinh thần dân tộc. Ông rất mực trân trọng những giá trị văn hoá cổ truyền của dân tộc.
- Nguyễn Tuân là một nghệ sĩ hoạt động trên nhiều lĩnh vực nghệ thuật, tài hoa và uyên bác. Ông am hiểu nhiều ngành nghệ thuật và luôn có ý thức vận dụng những tri thức đó để làm phong phú và giàu có thêm khả năng diễn tả của nghệ thuật văn chương.
- Nguyễn Tuân là con người có lối sống tự do phóng túng, thích những cảm giác mới lạ, rất thích xê dịch. Ông cũng là một nhà văn rất quý trọng nghề nghiệp của mình.
II. Quá trình sáng tác và thành tựu văn học chủ yếu:
1. Thời kì trước Cách mạng tháng Tám 1945:
- Nguyễn Tuân không phải là nhà văn thành công ngay từ những tác phẩm đầu tay. Ông đã thử bút qua nhiều thể loại như thơ, bút kí, truyện ngắn hiện thực trào phúng. Đến đầu năm 1938, ông mới khẳng định tài năng của mình qua các tác phẩm xuất sắc mang phong cách độc đáo như: Một chuyến đi ( 1938 ), Thiếu quê hương ( 1940 ), Chiếc lư đồng mắt cua ( 1941 ), nhất là tập truyện Vang bóng một thời ( 1940 ).
- Sáng tác của Nguyễn Tuân trước Cách mạng chủ yếu xoay quang ba chủ đề: chủ nghĩa xê dịch, vẻ đẹp vang bóng một thời và đời sống truỵ lạc. Chỗ thống nhất của các tác phẩm viết về các đề tài này là hướng về những gì đập mạnh vào giác quan nghệ sĩ của Nguyễn Tuân, nghĩa là những gì đem đến cho ông những cảm giác mới lạ, mãnh liệt ( Tôi muốn mỗi ngày trong cuộc sống của tôi phải cho tôi cái say của rượu tối tân hôn - Một lá thư không gửi ):
+ Xê dịch để luôn luôn thay đổi thực đơn cho giác quan.
+ Vẻ đẹp vang bóng một thời là nguồn cảm giác mới lạ về cái đẹp của quá khứ còn vương sót lại.
+ Đời sống truỵ lạc cung cấp cho nhà văn những kích thích mạnh của rượu cồn, thuốc phiện và của tiếng đàn, giọng hát...
à Giá trị của tác phẩm này là ở chỗ những trang viết tài hoa, ghi lại một cách chân thực, tinh tế những cảnh sắc thiên nhiên, phong vị đất nước và những cảnh sinh hoạt với những nét độc đáo khác nhau ở nhiều vùng quê trên đất nước ta.
- Tập truyện Vang bóng một thời ( 1940 ):
+ Gồm 11 truyện ngắn viết về một thời đã qua nay chỉ còn vang bóng.
 Đó là cái thời thực dân Pháp vừa đặt xong ách đô hộ lên đất nước ta, xã hội phong kiến đã suy tàn, những nho sĩ cuối mùa trở thành lớp người lạc lõng
+ Ngòi bút của Nguyễn Tuân hầu như chỉ tập trung miêu tả những thói quen, cung cách sinh hoạt, bất đắc chí ấy.
 Gặp lúc Hán học suy tàn, sống giữa buổi Tây Tàu nhố nhăng, những con người này mặc dù buông xuôi bất lực nhưng vẫn mâu thuẫn sâu sắc với xã hội đương thời. Họ không chịu a dua theo thời, chạy theo danh lợi mà vẫn cố giữ thiên lương và sự trong sạch của tâm hồn. Họ dường như cố ý lấy cái tôi tài hoa, ngông nghênh của mình như một thái độ phản ứng trật tự xã hội đương thời. Trong số những con người tài hoa ấy, nổi bật lên hình tượng ông Huấn Cao trong Chữ người tử tù, một con người tài hoa siêu việt, một nhân cách trong sáng cao cả, mặc dù chí lớn không thành song tư thế vẫn hiên ngang, bất khuất.
+ Vang bóng một thời là tác phẩm kết tinh tài năng của Nguyễn Tuân thời kì sáng tác trước cách mạng.
+ Những trang văn viết về vẻ đẹpvang bóng một thời của Nguyễn Tuân thấm đượm tinh thần dân tộc, thể hiện khát vọng vượt lên trên môi trường ô hợp, bộc lộ niềm say mê cái tài, cái đẹp và nâng niu trân trọng những giá trị văn hoá cổ truyền.
- Nguyễn Tuân cũng hay viết về đề tài đời sống truỵ lạc:
+ Ở những tác phẩm này, người ta thường thấy có một nhân vật tôi hoang mang, bế tắc tìm cách thoát li trong đàn hát, trong rượu và thuốc phiện.
+ Trong tình trạng khủng hoảng tinh thần ấy, người ta thấy đôi khi vút lên từ cuộc đời nhem nhuốc, phàm tục, niềm khao khát một thế giới tinh khiết, thanh cao được nâng đỡ trên đôi cánh của nghệ thuật ( Chiếc lư đồng mắt cua ).
2. Thời kì sau cách mạng tháng Tám 1945:
- Vào những ngày cuối cùng của chế độ thuộc địa Pháp và Nhật cũng như nhiều nghệ sĩ lúc bây giờ, Nguyễn Tuân rơi vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc về quan điểm nghệ thuật. Ông không viết được nữa. Chính cách mạng tháng Tám đã giúp ông thoát khỏi những bế tắc trong cuộc sống và sáng tác nghệ thuật, đem đến cho ông một nguồn cảm hứng sáng tạo mới. Nguyễn Tuân đến với cách mạng và kháng chiến, tự nguyện lột xác để trở thành nhà văn - công dân, nhà văn - chiến sĩ.
- Sau cách mạng, sáng tác của Nguyễn Tuân hướng vào đề tài ca ngợi đất nước và con người Việt Nam trong kháng chiến đấu và trong lao động sản xuất. Hình tượng chính trong các tác phẩm của ông là nhân dân lao động và người chiến sĩ trên mặt trận vũ trang.
- Những tác phẩm chính trong thời kì này: Đường vui ( 1949 ), Tình chiến dịch ( 1950 ), Tuỳ bút kháng chiến và hoà bình ( tập I - 1953, tập II - 1956 ), Sông Đà ( 1960 ), Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi ( 1972 ),...
- Tập Tuỳ bút sông Đà:
+ Là tác phẩm kết tinh tư tưởng và tài năng của Nguyễn Tuân trong thời kì sáng tác sau cách mạng tháng Tám.
+ Tác phẩm viết về cuộc sống mới của nhân dân Tây Bắc, ca ngợi phong cảnh miền Tây của Tổ Quốc giàu và đẹp, con người Tây Bắc vừa cần cù, anh dũng, vừa thông minh, khéo léo và tài hoa.
- Tác phẩm Hà Nội ta đáng Mĩ giỏi:
+ Nguyễn Tuân đã vạch trần chân tướng bỉ ổi, hèn nhát của những yêng hùng không lực Huê - kì qua bút pháp châm biếm.
+ Ngợi ca sách đánh giặc vừa anh dũng, mưu trí, vừa đàng hoàng, sang trọng của quân dân ta - những con người sinh ra trên một đất nước có hàng nghìn năm văn hiến.
- Ngoài truyện kí, Nguyễn Tuân còn viết tiểu luận phê bình và chân dung văn học.
 Với vốn hiểu biết phong phú trên nhiều lĩnh vực, với năng lực thẩm mĩ tinh tế và lối viết tài hoa, phóng túng, những bài viết đó thường tạo được sự hấp dẫn riêng, có những phát hiện sâu sắc, độc đáo.
III. Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân:
- Trước hết, cần phải xác định Nguyễn Tuân là nhà văn lãng mạn. Môi trường, hoàn cảnh sống và cá tính của Nguyễn Tuân đương nhiên đã đưa ông tìm đến con đường nghệ thuật lãng mạn chủ nghĩa. Ông là nhà văn của những tính cách phi thường, của những tình cảm, cảm giác mãnh liệt, của những phong cảnh tuyệt mĩ, của gió, bão, núi cao rừng thiêng, thác ghềnh dữ dội ( Nguyễn Đăng Mạnh ).
- Bản chất của phong cách Nghệ thuật Nguyễn Tuân: Nguyễn Tuân là nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp, ông chủ yếu khám phá thiên nhiên và sự vật ở phương diện văn hoá thẩm mĩ, khám phá con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ.
- Nguyễn Tuân là một cây bút tài hoa, uyên bác. Ông không chỉ dùng tri thức của nghệ thuật văn chương mà còn vận dụng tri thức của nhiều ngành văn hoá nghệ thuật khác như hội hoạ, điêu khắc, địa lý, lịch sử,... để miêu tả hiện thực và sáng tạo hình tượng.
- Nguyễn Tuân là nhà văn có sở trường ở thể tuỳ bút. Cá tính mạnh mẽ, lối sống tự do phóng túng và sự ý thức sâu sắc về cái tôi cá nhân đã khiến Nguyễn Tuân tìm đến thể tuỳ bút như một điều tất yếu.
- Nguyễn Tuân là một bậc thầy của ngôn ngữ văn xuôi nghệ thuật. Văn Nguyễn Tuân vừa trang nhã, cổ kính, vừa sắc sảo, hiện đại.
- Sau Cách mạng tháng Tám, phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân có chuyển biến rõ rệt: đi tìm cái đẹp trong cuộc sống hiện tại, khám phá chất tài hoa nghệ sĩ trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống và trong đại chúng nhân dân. 
IV. Kết luận:
 Nguyễn Tuân có vị trí quan trọng trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại, thúc đẩy thể tuỳ bút đạt tới trình độ nghệ thuật cao, làm phong phú thêm ngôn ngữ văn học dân tộc, đem đến cho nền văn xuôi hiện đại Việt Nam một phong cách tài hoa và độc đáo.
V. Ghi nhớ:
- Trước Cách mạng, Nguyễn Tuân tập trung viết về vẻ đẹp vang bóng một thời, cảnh sắc thiên nhiên và những cảnh sinh hoạt với những nét độc đáo khác nhau ở nhiều vùng quê trên đất nước ta. Sau Cách mạng, sáng tác của ông hướng vào đề tài ca ngợi đất nước và con người chiến đấu và trong lao động sản xuất.
- Nguyễn Tuân là nhà văn có phong cách nghệ thuật độc đáo: nhìn sự vật và thiên nhiên về phương diện văn hóa thẩm mĩ, nhìn con người thiên về phương diện tài hoa nghệ sĩ. Ông là một cây bút tài hoa, uyên bác; có sở trường ở thể tùy bút và là bậc thầy của ngôn ngữ văn xuôi nghệ thuật. Sau Cách mạng, phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân có những chuyển biến rõ rệt: đi tìm cái đẹp trong cuộc sống hiện tại, khám phá chất tài hoa nghệ sĩ trong nhiều lĩnh vực của đời sống và trong đại chúng nhân dân.
- Nguyễn Tuân có vị trí quan trọng và đóng góp không nhỏ đối với nền văn xuôi hiện đại Việt Nam.
VI. Luyện tập:
 Phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân qua tuỳ bút Người lái đò Sông Đà:
- Có cảm hứng đặc biệt đối với những gì gây cảm giác mãnh liệt ( cảnh thác dữ sông Đà và vẻ đẹp đầy chất thơ của dòng sông ).
- Khám phá con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ. Người lái đò trở thành một nghệ sỹ tài ba trong nghệ thuật vượt thác leo ghềnh.
- Ngòi bút tài hoa và uyên bác. Tài hoa trong những so sánh, liên tưởng với hình ảnh đầy gợi cảm. Nguyễn Tuân có ý thức vận dụng tri thức của nhiều ngành văn hoá nghệ thuật khác nhau ( địa lý, lịch sử, nghệ thuật quân sự, võ thuật, hội hoạ, điêu khắc, điện ảnh,... ) để quan sát, miêu tả hiện thực.
- Thể tuỳ bút tự do, phóng khoáng.
- Ngôn ngữ phong phú, điêu luyện, giàu giá trị tạo hình.
----------Hết---------

Tài liệu đính kèm:

  • docTac gia Nguyen Tuan.doc