Phương pháp làm văn nghị luận xã hội

Phương pháp làm văn nghị luận xã hội

 1. Phân biệt nghị luận xã hội và nghị luận văn học.

 Nghị luận văn học: Chỉ bàn về một đoạn trích thơ, bài thơ; tác phẩm hoặc đoạn trích văn xuôi; một ý kiến bàn văn học.

 Nghị luận xã hội: Bàn về một sự việc,một hiện tượng,một tư tưởng hay đạo lí.Nghị luận xã hội đòi hỏi phải có hiểu biết đúng đắn về vấn đề hay hiện tượng được đem ra bình luận; phải có quan điểm chính kiến rõ ràng, tán thành cái gì, phản đối cái gì; phải gắn với đời sống, phải có tính thời sự . Nghị luận xã hội vận dụng tổng hợp mọi thao tác nghị luận.

 

doc 13 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1450Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Phương pháp làm văn nghị luận xã hội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHƯƠNG PHÁP LÀM VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI. 
Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
Nghị luận về một hiện tượng đời sống . 
 1. Phân biệt nghị luận xã hội và nghị luận văn học.
 Nghị luận văn học: Chỉ bàn về một đoạn trích thơ, bài thơ; tác phẩm hoặc đoạn trích văn xuôi; một ý kiến bàn văn học.
 Nghị luận xã hội: Bàn về một sự việc,một hiện tượng,một tư tưởng hay đạo lí.Nghị luận xã hội đòi hỏi phải có hiểu biết đúng đắn về vấn đề hay hiện tượng được đem ra bình luận; phải có quan điểm chính kiến rõ ràng, tán thành cái gì, phản đối cái gì; phải gắn với đời sống, phải có tính thời sự . Nghị luận xã hội vận dụng tổng hợp mọi thao tác nghị luận.
 2. Những yêu cầu chủ yếu của bài văn nghị luận.
 a. Nghị luận phải đúng hướng: Các ý kiến đưa ra phải xoay quanh vấn đề cần bàn bạc.
 b. Nghị luận phải trật tự: Các ý phải được sắp xếp trước sau có thứ tự.
 c. Nghị luận phải mạch lạc : Các ý phải kết thành hệ thống xoay quanh chủ đề.
 d. Nghị luận phải trong sáng: Các ý phải được diễn đạt chính xác( chính tả, dùng từ, đặt câu) và rõ ràng, mới thuyết phục người đọc. 
 3. Vận dụng kết hợp các thao tác lập luận.
 1. Phân tích và tổng hợp: Phân tích là chia vấn đề cần bàn bạc ra nhiều khía cạnh để xem xét rồi tổng hợp tức là quy các khía cạnh, các ý nhỏ trong một cái nhìn bao quát.
 Vd: tìm hiểu nhân vật Mã Giám Sinh, ta nghiên cứu tuổi tác, hình dung, cử chỉ, ngôn ngữ, hành động( tứ tuần, nhẵn nhụi, bảnh bao, xôn xao, ngồi tót, cò kè) rồi khái quát lên bản chất( kẻ đàng điếm, con buôn).
 2. Giải thích, chứng minh, bình luận:
Giải thích : Là làm rõ ý nghĩa của một vấn đề một cách đầy đủ( bằng lí lẽ).
Chứng minh: Là làm sáng tỏ vấn đề đúng, sai thêm vững chắc( bằng dẫn chứng)
Bình luận: Là bàn bạc và bày tò ý kiến của người viết đối với vấn đề.
VD: Câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”.
Giải thích: Là thông qua một hiện tượng trong đòi sống, người xưa nêu lên tác động của hoàn cảnh xung quanh đối với cá nhân.
Chứng minh: Bằng cách đưa ra các sự kiện, các ví dụ để minh họa( như tích Mạnh mẫu đổi nhà)
Bình luận: Hoặc đồng ý thì lập luận rằng, môi trường có ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách, hoặc giới hạn giá trị câu tục ngữ bằng cách nêu lí lẽ là con người có thể làm chủ trước hoàn cảnh. 
 4.Vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt.
a) Phương thức miêu tả: Là dùng lời nói hay lời văn làm sống lại một sự vật, một cảnh tượng, một con người, làm sao cho người nghe, người đọc có thể tượng tượng điều đó như đang ở trước mắt mình.
b) Phương thức tự sự: Là dùng lời nói hay lời văn làm sống lại một câu chuyện, tức là một sự việc có sự chuyển động, sự diễn biến, có bắt đầu, có phát triển, có kết thúc, có sự tham gia hoạt động của con người.
c) Phương thức biểu cảm: Thiên về diễn tả những cảm xúc, những tình cảm.
 d) Phương thức thuyết minh: Truyền đạt cho người đọc (người nghe), những hiểu biết rõ ràng và chính xác, đầy đủ về sự vật hiện tượng cần thuyết minh( Định nghĩa, chú thích, phân tích, giảng giải, phân loại, liệt kê, so sánh, số liệu)
d) Phương thức nghị luận: Là trình bày các ý kiến, các lí lẽ để giải thích, chứng minh, bình luận, thuyết phục về một vấn đề gì đó. Phương thức này không loại trừ mà vẫn bao gồm phương thức cảm tưởng, miêu tả, tự sự, thuyết minh khi cần thiết.
 VD: Với câu tục ngữ: “Có công mài sắt có ngày nên kim”.
 Miêu tả việc luyện sắt thành kim là phương thức miêu tả.
 Nêu cảm nghĩ về việc đó là phương thức biểu cảm.
Tìm hiểu qua hình ảnh ẩn dụ ấy ngưởi xưa muốn nói gì? Tại sao từ sắt có thể thành kim được? Đây là phương thức nghị luận, bởi nó bàn cho ra nghĩa lí.
 5. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
 Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí: Là một dạng đề của nghị luận xã hội, không có nội dung lí thuyết kiểu bài riêng.
 Đề tài nghị luận về tư tưởng, đạo lí vô cùng phong phú. Các vấn đề về :
Nhận thức:Lí tưởng, mục đích sống.
Tâm hồn, tích cách :Lòng yêu nước, nhân ái, tính trung thực, dũng cảm, chăm chỉ cần cù, thái độ hòa nhã, khiêm tốn, thói ba hoa, ích kỉ, vụ lợi
Quan hệ gia đình :Tình mẫu tử, tình anh em.
Quan hệ xã hội :Tình đồng bào, tình thầy trò, tình bạn.
Cách ứng xử của mọi người trong cuộc sống.
 Đề tài thường nêu một danh ngôn để người viết bày tỏ suy nghĩ của mình.Người viết phải căn cứ vào nội dung cụ thể của danh ngôn mà giải thích, phân tích, bình luận, chứng minh, làm sáng tỏ vấn đề đặt ra.
 Các bài học được rút ra cần chân thành,tránh hô hào, gượng ép.
 Diễn đạt cần chuẩn xác, mạch lạc, có thể sử dụng một số biện pháp tu từ và yếu tố biểu cảm nhưng phải phù hợp và có chừng mực.
 6. Nghị luận về một hiện tượng đời sống.
 Nghị luận về một hiện tượng đời sống có nét tương đồng với nghị luận về một hiện tượng tư tưởng, đạo lí(nội dung đề tài, phương pháp làm bài)
 Khác biệt : Nghị luận về một hiện tượng đời sống lấy một hiện tượng xảy ra trong đờisống để bàn bạc. Đề tài để bàn bạc gần gũi với đời sống và sát hợp trình độ học sinh như :tai nạn giao thông, hiện tượng ô nhiễm môi trường, những tiêu cực trong thi cử, nạn bạo hành trong gia đình, phong trào thanh niên tiếp sức mùa thi, cuộc vận động giúp đỡ đồng bào hoạn nạn, những tấm gương người tốt, việc tốt
 Hiện tượng được nêu trong đề có thể là: Hiện tượng tích cực hoặc tiêu cực; tích cực để biểu dương ca ngợi và tiêu cực để phê phán, lên ánvới dạng đề này, cần nhìn nhận, phân tích soi chiếu hiện tượng ấy từ nhiều phía để có cái nhìn toàn diện, tránh cực đoan một chiều. Phê phán hay ca ngợi đều phải có lí lẽ xác đáng, có cơ sở khoa học, có cái nhìn nhân ái, bao dung tránh suy diễn áp đặt.
 Kiểu bài này nhằm mục đích giáo dục học sinh có nhận thức và thái độ đúng đắn trước các hiện tượng đời sống.
 7. Các bước tiến hành.
Bước 1: Tìm hiểu đề, xác định yêu cầu bài viết.
Bước 2: Tìm ý.
Bước 3: Lập dàn ý.
Bước 4: Luyện tập thực hành.
 1. Bước : Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý.
 Đọc kĩ đề bài, sau đó chọn một trong các phương án thích hợp sau đây. Cần nhớ rằng đây không phải là khuôn thước duy nhất, tùy theo đề bài mà có sự linh hoạt, biến hóa.
 PHƯƠNG ÁN 1
A.Tìm hiểu đề,tìm ý :
 - Nội dung nghị luận :Vấn đề cần nghị luận là gì ? Có mấy ý? 
- Thao tác lập luận nào ? (Giải thích, chứng minh, phân tích , bình luận, bác bỏ,so sánh)
 Tùy từng đề bài mà xác định thao tác chính, thao tác phụ trong các thao tác nói trên
 - Tư liệu sử dụng: Thuộc lĩnh vực nào trong đời sống( chủ yếu thuộc xã hội,hạn chế văn học 
B.Lập dàn ý :
I..Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận (theo cách diễn dịch, qui nạp, phản đề
- Dẫn lại đề.
II.Thân bài :
- Luận điếm 1:
- Giải thích vấn đề, hiện tượng cần bàn luận
 - Luận điểm 2: 
Biểu hiện của vấn đề, hiện tượng cần bàn luận.
 - Luận điểm 3:
Tác dụng,lợi ích của vấn đề, phê phán biểu hiện trái với vấn đề.
 - Luận điểm 4:
Phương hướng học tập, hành động của bản thân.
 III. Kết bài:( lựa chọn một, hai ý tưởng thích hợp dưới đây)
 - Tóm tắt lại vấn đề.
 - Khẳng định lại vấn đề.
 - Tỏ ý khuyên bảo hoặc hành dộng 
 - Liên hệ bản thân 
 PHƯƠNG ÁN 2
A.Tìm hiểu đề,tìm ý :
 - Nội dung nghị luận :Vấn đề cần nghị luận là gì ? Có mấy ý? 
- Thao tác lập luận nào ? (Giải thích, chứng minh, phân tích , bình luận, bác bỏ, so sánh)
 Tùy từng đề bài mà xác định thao tác chính, thao tác phụ trong các thao tác nói trên
 - Tư liệu sử dụng: thuộc lĩnh vực nào trong đời sống( chủ yếu thuộc xã hội,hạn chế văn học.
B. Dàn bài:
I. Mở bài:
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận (theo cách diễn dịch, qui nạp, phản đề)
Dẫn lại đề.
 II. Thân bài :
 - Luận điểm 1: giải thích( nếu có)
 Thực trạng của vấn đề cần bàn luận.
 - Luận điểm 2: 
 Nêu nguyên nhân của vấn đề cần bàn luận
 - Luận điểm 3:
 Tác hại của vấn đề
 - Luận điểm 4:
 Giải pháp khắc phục
 III. Kết bài:( lựa chọn một, hai ý tưởng thích hợp dưới đây)
 - Tóm tắt lại vấn đề.
 - Khẳng định lại vấn đề.
 - Tỏ ý khuyên bảo hoặc hành động
 - Liên hệ bản thân
 PHƯƠNG ÁN 3
A.Tìm hiểu đề,tìm ý :
 - Nội dung nghị luận :Vấn đề cần nghị luận là gì ? Có mấy ý? 
- Thao tác lập luận nào ? (Giải thích, chứng minh, phân tích , bình luận, bác bỏ, so sánh)
 Tùy từng đề bài mà xác định thao tác chính, thao tác phụ trong các thao tác nói trên
- Tư liệu sử dụng: thuộc lĩnh vực nào trong đời sống( chủ yếu thuộc xã hội, hạn chế văn học)
B.Lập dàn ý :
I.Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận (theo cách diễn dịch, qui nạp, phản đề
- Dẫn lại đề.
II.Thân bài :
- Giải thích vấn đề cần bàn luận.
- Phân tích, bình luận, chứng minh những mặt đúng, đồng thời bác bỏ những mặt sai lệch liên quan đến vấn đề cần bàn luận.
- Phương hướng học tập, rèn luyện.
III.Kết bài : 
- Rút ra bài học nhận thức và hành động của bản thân trong cuộc sống
 2. Bước : luyện tập thực hành 
 Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm hoặc phát biểu cá nhân theo các đề bài sau đây. Giáo viên đúc kết và trình bày dàn ý tham khảo. Giáo viên hướng dẫn học sinh đối chiếu với các phương án nói trên, từ đó học sinh rút ra cho mình phương pháp làm bài.
 * Đối với đề bài là những phẩm chất, tính cách của con người như: tính trung thực, tính khiêm tốn, lòng dũng cảm, lòng nhân ái, lòng vị tha, lòng yêu nước, tinh thần lạc quan Cần trình bày luận điểm theo trình tự:
Giải thích khái niệm.
Biểu hiện.
Tác dụng, lợi ích.
Phê phán những biểu hiện sai trái
Phương hướng học tập, rèn luyện.
Đề 1 : Suy nghĩ của anh( chị) về câu thơ “Ôi sống đẹp là thế nào hỡi bạn”( Một khúc ca- Tố Hữu).
A.Tìm hiểu đề:
 - Thể loại: nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
 - Thao tác lập luận: Phân tích, chứng minh, bình luận. 
- Nội dung: Vấn đề lẽ sống “sống đẹp”.
- Tư liệu: Thực tế đời sống.
B. Dàn ý:
 I. Mở bài: 
 - Giới thiệu lẽ sống đúng đắn là sống đẹp.
 - Tố Hữu từng nêu vấn đề trong bài thơ“Một khúc ca”.
 “Ôi sống đẹp là thế nào, hỡi bạn?”.
 - Chuyển ý
 II. Thân bài: 
 1. Giải thích: “sống đẹp”
 2. Biểu hiện của “sống đẹp”.
 a. Sống có lí tưởng đúng đắn cao đẹp.
 b.Tâm hồn tình cảm lành mạnh, nhân hậu.
 c. Không ngừng nâng cao kiến thức trí tuệ.
 d. Hành động tích cực, lương thiện
 3. Phê phán những quan niệm sai lầm dẫn đến sống không đẹp.
 4. Phương hướng học tập, rèn luyện.
 III.Kết bài: 
 Khẳng định ý nghĩa của câu nói đối với mọi người hiện nay, nhất là thanh niên học sinh.
Đề 2: Ý kiến của anh chị về tính trung thực trong cuộc sống.
A.Tìm hiểu đề:
 - Thể loại: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
 - Thao tác lập luận: Giải thích, chứng minh, bình luận, bác bỏ. 
 - Nội dung: Vấn đề trung thực trong cuộc sống.
 - Tư liệu : Thực tế đời sống
B. Dàn bài:
 I. Mở bài: 
 Giới thiệu một trong những phẩm chất đáng quí của con người là tính trung thực
 II. Thân bài:
 1. Giải thích tính trung thực là gì?
 + Trung: hết lòng với người, với nước.
 + Thực: thật 
 Trung thực là ngay thẳng, thật thà, nói đúng sự thật, không làm sai lệch sự thật.
 2.Biểu hiện của tính trung thực trong cuộc sống: 
 +Trong cuộc sống: thẳng thắn nhận lỗi khi mắc lỗi, không báo cáo sai sự thật, không tham lam lấy của người khác làm của mình, sản xuất sản phẩm có chất lượng, không làm hại người tiêu dùng.
 +Trong học hành, thi cử: không quay cóp, chép bài bạn, không sử dụng tài liệu, không chạy điểm, bằng giả.
 3. Tác dụng, lợi ích của tính trung th ...  tích vai trò quan trọng của lí tưởng trong cuộc sống con người:
 - Lí tưởng có vai trò soi đường chỉ lối cho hướng đi cuộc đời, là “ngọn đèn chỉ đường”
 - Lí tưởng hướng dẫn hành động:
 - Lí tưởng là thước đo khẳng định cuộc sống có ý nghĩa của con người.” Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định cuộc sống”
 3. Lựa chọn lí tưởng, con đường phấn đấu cho lí tưởng.
 III.Kết bài:
 -Khẳng định vai trò quan trọng của lí tưởng trong cuộc sống mỗi người.
 -Nêu suy nghĩ của bản thân trong việc lựa chọn lí tưởng và con đường phấn đấu cho lí tưởng.
Đề 4:Tình thương là hạnh phúc của mọi người.
A. Tìm hiểu đề:
 - Thể loại: Nghị luận về tư tưởng, đạo lí.
 - Thao tác: Giải thích, chứng minh, bình luận, bác bỏ
 - Nội dung: Mối quan hệ giữa tình thương và hạnh phúc.
 - Tư liệu: Thực tế cuộc sống.
B. Dàn bài:
I.Mở bài:
 Giới thiệu quan niệm hạnh phúc là tình thương
II.Thân bài:.
1.Giải thích khái niệm:
- Tình thương: quan tâm chia sẻ, quan tâm giúp đỡ lẫn nhau; cảm thông với nỗi bất hạnh của người khác.
- Hạnh phúc: niềm vui khi đạt được thỏa nguyện, đạt được mục đích.
- Khẳng định tình thương đem đến cho con người hạnh phúc.
2.Phân tích các biểu hiện của tình thương:
- Tình thương người thân trong gia đình 
- Những con người bất hạnh ngoài xã hội( người già neo đơn, phụ nữ chân yếu tay mềm, trẻ em cơ nhở,tình thương cộng đồng, dân tộc, nhân loại.)
 3.Chứng minh những tấm gương giàu tình thương cần noi theo. Bác Hồ dành tính thương cho nhân dân 
 Bác để tình thương cho chúng con, 
 Một đời thanh bạch chẳng vàng son
 Mong manh áo vải hồn muôn trượng
 Hơn tượng đồng phơi những lối mòn.
 4.Bình luận về ý nghĩa lớn lao của tình thương là tạo ra hạnh phúc.
-Tình thương đem lại hạnh phúc cho người khác và cho chính mình.
 - Phê phán những biểu hiện của lối sống ích kỉ, thiếu tình thương.
 5. Làm thế nào để đạt được lẽ sống tình thương.
III.Kết bài:
- Khẳng định vai trò quan trọng của tình thương trong cuộc sống con người.
 - Bài học về cách sống, cách ứng xử của bản thân.
Đề 5: Mọi phẩm chất của đức hạnh ở trong hành động.
A.Tìm hiểu đề:
 - Thể loại: Nghị luận về tư tưởng,đạo lí.
 - Thao tác: Phân tích, chứng minh, giải thích, bác bỏ.
 - Nội dung: Mối quan hệ giữa đức hạnh và hành động của con người.
 - Tư liệu: Thực tế cuộc sống.
B. Dàn bài:
I.Mở bài:
 Giới thiệu hành động phản ánh đạo đức,tâm hồn con người
 II.Thân bài:
1.Giải thích khái niệm: 
 - Đức hạnh: là khái niệm dùng chỉ “đạo đức” và “tính nết”, thường nói đến phẩm chất của người phụ nữ.
 - Hiểu theo nghĩa rộng: Đức hạnh là phẩm chất đạo đức, biểu hiện qua lòng nhân ái, sự trung thực, khiêm tốn, tinh thần dũng cảm, những phẩm chất làm nên nhân cách con người.
2.Phân tích, bình luận: về mối quan hệ giữa đức hạnh và hành động.
 a. Đức hạnh là cội nguồn tạo ra hành động. 
 b. Hành động là biểu hiện cụ thể của đức hạnh.
3. Phải rèn luyện đức hạnh tốt, hành động đúng.
 III.Kết bài: 
 - Khẳng định ý nghĩa của câu nói.
 - Bài học tu dưỡng của bản thân. 
 Đề 6: Hãy phát biểu ý kiến của mình về mục đích học tập do unesco đề xướng:học để biết ,học để làm,học để chung sống,học để tự hoàn thiện mình.
A.Tìm hiểu đề:
 - Thể loại: Nghị luận về tư tưởng,đạo lí.
 - Thao tác: Phân tích , chứng minh, so sánh, bình luận.
 - Nội dung: Mục đích học tập của học sinh, sinh viên: tiếp thu kiến thức ->thực hành -> hoàn thiện nhân cách.
 - Tư liệu:Thực tế cuộc sống.
B.Dàn bài:
 I. Mở bài:
 Giới thiệu mục đích học tập của unesco.
 II.Thân bài: 
 1.Giải thích:
 - Học để biết :là học để tiếp thu kiến thức.
 - Học để làm: Vận dụng lí thuyết đã tiếp thu
 - Học để chung sống, học để tự khẳng định mình: Từ hiểu biết kết hợp với thực tế con người sẽ hoàn thiện nhân cách.
 2.Bình luận về mục đích học tập của unesco.
 - Học để biết:
 - Học để làm:
 - Học để chung sốngkhẳng định mình.
 3.Nhiệm vụ học tập văn hóa và tu dưỡng đạo đức của bản thân và cộng đồng.
 III.Kết bài:
 - Nêu tác dụng to lớn của mục đích học tập do Unesco đề xướng 
 - suy nghĩ hành động của bản thân về mục đích học tập của mình .
 -------------------------- 
 * Đối với đề bài về các hiện tượng tiêu cực như: Tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường, HIV/IADS nên sắp xếp luận điểm theo trình tự sau: 
Thực trạng 
Nguyên nhân.
Hậu quả.
Giải pháp. 
 Đề 7: Hãy bày tỏ ý kiến của mình về hiện tượng được nêu trong bài viết “Chia chiếc bánh của mình cho ai”.
A.Tìm hiểu đề :
 - Thể loại: Nghị luận về một hiện tượng đời sống.
 - Nội dung: Bàn về hiện tượng Nguyễn Hữu Ân vì tình thương đã “dành chiếc bánh thời gian” chăm sóc hai người mẹ bị bệnh ung thư .
 - Các thao tác lập luận: Phân tích, chứng minh, bình luận.
 - Tư liệu sử dụng: Thực tế cuộc sống.
B. Dàn bài:
I. Mở bài: 
 Một câu chuyện làm cho mọi người phải suy nghĩ nên “Chia chiếc bánh thời gian của mình cho ai?”
II. Thân bài:
Nguyễn Hữu Ân đã nêu một tấm gương về lòng hiếu thảo, vị tha, đức hi sinh của thanh niên.
Thế hệ ngày nay có nhiều tấm gương như Nguyễn Hữu Ân.
Trái với lối sống đẹp vẫn còn nhiều bạn trẻ có lối sống vị kỉ, vô tâm đáng phê phán.
Thế hệ trẻ phải làm gì để noi gương Nguyễn Hữu Ân.
 III.kết bài:
- Thái độ ngợi ca, noi gương.
 Đề 8 :Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.
A. Tìm hiểu đề :
 - Thể loại:Nghị luận về một hiện tượng đời sống.
 - Nội dung: Giảm thiểu tai nạn giao thông.
 - Thao tác lập luận: Phân tích, chứng minh, bình luận.
 - Tư liệu sử dụng: Thực tế cuộc sống.
B. Dàn bài:
 I. Mở bài: 
 Giới thiệu tai nạn giao thông đang là vấn nạn của đất nước.
 II.Thân bài:
 1.Thực trạng an toàn giao thông của nước ta hiện nay:
 a. Tai nạn giao thông đang là vấn nạn tác động xấu đến mọi mặt của đời sống
 b. Tai nạn giao thông làm tổn hại đến tính mạng và tài sản của xã hội
2. Nguyên nhân của tai nạn giao thông:
 a. Trước hết là do lỗi của người tham gia giao thông.
 b. Do lỗi cơ sở hạ tầng yếu kém của ngành giao thông.
 c. Khen thưởng xử phạt chưa nghiêm minh.
3.Hậu quả mà tai nạn giao thông để lại.
 Thiệt hại khủng khiếp về người và của.
4.Làm gì để giảm thiểu tai nạn giao thông.
a. Nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông.
b. Kiên quyết với tiêu cực.
c. Nâng cấp cơ sở hạ tầng.
 III. Kết bài:
 - Tai nạn giao thông có thể giảm thiểu được nếu được sự đồng thuận của xã hội.
 - Học sinh phải nâng cao nhận thức, vận động mọi người chấp hành luật giao thông
Đề 9 :Tình trạng ô nhiễm môi trường và trách nhiệm của người dân .
A.Tìm hiểu đề :
 - Thể loại:Nghị luận về một hiện tượng đời sống
 - Nội dung:Trách nhiệm của mọi người trước tình trạng ô nhiễm môi trường.
 - Thao tác lập luận: Giải thích, chứng minh, bình luận, bác bỏ.
 - Tư liệu sử dụng: Thực tế cuộc sống.
B. Dàn bài:
 I. Mở bài : 
 Công nghiệp hóa, áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, môi trường sống của chúng ta bị ô nhiễm nặng nề. 
 II.Thân bài :
1.Môi trường sống của con người bao gồm những yếu tố nào?
 Đất, nước và không khí
2.Thực trạng ô nhiễm từ thành thị đến nông thôn đang đến mức báo động đỏ.
 a. Nguồn nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
 b. Không khí thiếu trong lành.
 c. Rác thải bừa bãi.
3.Nguyên nhân:
 a. Chất thải công nghiệp không được xử lí.
 b. Ý thức giữ gìn môi trường sống của người dân còn kém. 
4. Hậu quả:
 a.Thiên tai, dịch bệnh có điều kiện phát triển.
 b. Chất lượng cuộc sống bị giảm sút. 
5.Trách nhiệm của người dân: nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, vì mỗi người vừà 
 là nạn nhân vừa là thủ phạm; có ý thức giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp bằng hành động cụ thể.
 III. Kết bài:
 Thái độ, hành động của bản thân trong việc bảo vệ môi trường
Đề 10:Trình bày những hiểu biết của anh chị về căn bệnh HIV/AIDS và kêu gọi mọi người góp phần phòng chống.
A.Tìm hiểu đề :
 - Thể loại:Nghị luận về một hiện tượng đời sống.
 - Nội dung:Kêu gọi mọi người phòng chống HIV/AIDS.
 - Thao tác lập luận: Giải thích, chứng minh, bình luận
 - Tư liệu sử dụng: Thực tế cuộc sống.
B. Dàn bài:
 I.Mở bài : 
 Giới thiệu đại dịch HIV/AIDS trên toàn cầu 
 II.Thân bài :
1.HIV/AIDS là gì? 
2.Thực trạng HIV/ AIDS ở nước ta và trên thế giới.
3.Hậu quả, tác hại của bệnh.
4.Cách phòng chống
 III.Kết bài: 
 Hưởng ứng và vân động mọi người phòng chống HIV/AIDS.
Đề 11:Hãy trình bày quan điểm của anh chị trước cuộc vận động “nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích” trong giáo dục.
A.Tìm hiểu đề :
 - Thể loại:Nghị luận về một hiện tượng đời sống.
 - Nội dung:Thái độ đối với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục.
 - Thao tác lập luận: Phân tích, chứng minh, bình luận.
 - Tư liệu sử dụng: Thực tế cuộc sống, báo chí.
B. Dàn bài:
 I.Mở bài : 
 Giới thiệu lí do cuộc vận động.
 II.Thân bài :
 * Tiêu cực trong thi cử
 1. Thực trạng và những biểu hiện tiêu cực trong thi cử .
 2. Tác hại của tiêu cực trong thi cử.
 3. Nói không với tiêu cực trong thi cử.
 * Bệnh thành tích trong giáo dục.
 1. Bệnh thành tích và những biểu hiện của bệnh thành tích trong giáo dục
 2. Tác hại của bệnh thành tích.
 3. Bệnh thành tích cần phải chữa trị kịp thời và nhanh chóng. 
 III.Kết bài:
 - Thiếu trung thực trong thi cử và bệnh thành tích có liên quan với nhau.
 - Học sinh là lực lượng đông nhất trong giáo dục nên phải nói không với các bệnh trên.
 Đề 12: Hiện nay nước ta có nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống trong các thành phố, thị trấn về những mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp.
A.Tìm hiểu đề :
 - Thể loại: Nghị luận về một hiện tượng đời sống.
 - Nội dung: Giúp đỡ trẻ em bất hạnh.
 - Thao tác lập luận: Phân tích, chứng minh,bình luận.
 - Tư liệu sử dụng: Thực tế cuộc sống
B. Dàn bài:
 I.Mở bài: 
 Giới thiệu hiện tượng
 II.Thân bài:
 1. Thực trạng những mái ấm tình thương xuất hiện nhiều ở nước ta.
 2. Nguyên nhân của vấn đề: Tổ chức mai ấm tình thương là việc làm không chỉ đúng mà còn thể hiện tính nhân văn.
 3. Phê phán cách đối xử thiếu tình thương, tàn nhẫn đối với trẻ em.
 4. Phải làm gì để hưởng ứng phong trào mái ấm tình thương.
 III. Kết bài:
 - Giúp đỡ trẻ em bất hạnh vừa là trách nhiệm, vừa là đạo lí của mỗi người.
 - Học sinh cần phải chia sẻ với các bạn cùng trang lứa.
Đề 13: Anh chị suy nghĩ gì về hiện tượng “nghiện” Ka- ra- ô kê và In- tơ- nét trong nhiều bạn trẻ hiện nay.
A.Tìm hiểu đề :
 - Thể loại: Nghị luận về một hiện tượng đời sống.
 - Nội dung: Giới trẻ nghiện ka-ra- ô- kê và In- tơ- nét.
 - Thao tác lập luận: Phân tích, chứng minh, bình luận.
 - Tư liệu sử dụng: Thực tế cuộc sống.
B.Dàn bài:
 I.Mở bài: 
 Khoa học công nghệ phát triển đưa dến nhiều lợi ích trong cuộc sống đồng thời cũng đưa dến nhiều tác hại cho con người.
Hiện tượng nghiện ka-ra- ô-kê và in- tơ- nét là một ví dụ.
 II.Thân bài:
 1.Giải thích:
 - Ka- ra- ô- kê:
 - In- tơ- nét:
 2.Tác hại nghiêm trọng của việc nghiện Ka- ra- ô- kê và In- tơ- nét.
 3. Bệnh nghiện Ka-ra-ô-kê và In- tơ- nét cần phải chữa trị.
 III. Kết bài:
 Thái độ nói không với thói nghiện Ka- ra- ô- kê và In- tơ- nét của học sinh và mọi người

Tài liệu đính kèm:

  • docNGHI LUAN XA HOI-HS skkn-R.doc