Phân tích bài Đàn ghi ta của Lor-Ca (3)

Phân tích bài Đàn ghi ta của Lor-Ca (3)

Kết quả cần đạt

- Cảm nhận được vẻ đẹp bi tráng của hình tượng Lor-ca và tình cảm yêu mến, xót xa, thái độ trân trọng của tác giả đối với người nghệ sĩ đại diện cho tinh thần tự do và khát vọng cách tân nghệ thuật.

- Hiểu được đặc điểm nghệ thuật độc đáo của một bài thơ viết theo lối tượng trưng, siêu thực và bước đầu biết cách tiếp nhận một tác phẩm thơ mang phong cách hiện đại.

 

doc 16 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1736Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Phân tích bài Đàn ghi ta của Lor-Ca (3)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐÀN GHI TA CỦA LOR-CA
Kết quả cần đạt 
- Cảm nhận được vẻ đẹp bi tráng của hình tượng Lor-ca và tình cảm yêu mến, xót xa, thái độ trân trọng của tác giả đối với người nghệ sĩ đại diện cho tinh thần tự do và khát vọng cách tân nghệ thuật. 
- Hiểu được đặc điểm nghệ thuật độc đáo của một bài thơ viết theo lối tượng trưng, siêu thực và bước đầu biết cách tiếp nhận một tác phẩm thơ mang phong cách hiện đại. 
 I - NHỮNG ĐIỂM CẦN CHÚ Ý
Trong xu thế hội nhập quốc tế và xu hướng cách tân thơ ca hiện nay ở trong nước cũng như trên thế giới, việc học bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca là rất cần thiết đối với mỗi học sinh – những chủ nhân tương lai của xã hội Việt Nam hiện đại. Bên cạnh những sáng tác thơ ca truyền thống, các em cần được trang bị thêm những hiểu biết và phương pháp tiếp cận các tác phẩm thơ theo phong cách mới. Tuy nhiên, đây là bài thơ khó tiếp nhận đối với học sinh. Để giúp các em có thể cảm thụ tác phẩm này, chúng tôi cho rằng giáo viên nên chú ý các vấn đề sau : 
	- Cần phải hướng dẫn HS chuẩn bị bài thật kỹ trước khi lên lớp. Những câu hỏi trong SGK cần được cụ thể hóa hơn nữa theo định hướng dạy học để các em chủ động và dễ dàng hơn trong việc soạn bài ở nhà.
	- Do bài thơ được viết theo lối tượng trưng, siêu thực nên việc cảm nhận hình tượng nghệ thuật cũng như ý đồ nghệ thuật của người viết khó hơn so với thơ bình thường. Để giúp HS thâm nhập vào thế giới hình tượng của tác phẩm, cảm nhận được hình tượng trung tâm, từ đó tiến hành việc phân tích, GV cần hướng dẫn HS tìm hiểu thật kỹ các tri thức liên quan đến tác phẩm, nhất là tri thức về nhà thơ Tây Ban Nha (Ga-xi-a Lor-ca) và kiểu tư duy thơ theo phong cách hiện đại. 
- Trước khi vào bài học, GV có thể cho HS nghe bài hát “Nếu tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn ghi ta” của nhạc sĩ Thanh Tùng. Có thể dùng bài hát này để giới thiệu bài học, tạo tâm thế và hứng thú học tập cho HS ngay từ đầu giờ học hoặc cũng có thể cho HS nghe bài hát sau khi GV hướng dẫn các em tìm hiểu vài nét về nhà thơ Ga-xi-a Lor-ca để HS có thêm những hiểu biết, ấn tượng về người nghệ sĩ này, tạo tiền đề cho việc cảm nhận hình tượng trung tâm của thi phẩm.
II - HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Giới thiệu bài học, tạo hứng thú tiếp nhận cho HS
	- GV cho HS nghe bài hát “Nếu tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn ghi ta” của nhạc sĩ Thanh Tùng rồi nêu câu hỏi : Vì sao mở đầu giờ học này, chúng ta lại nghe bài hát trên ?
	- HS trả lời : Vì hình tượng âm nhạc trong bài hát và nội dung của bài hát gần với bài học ngày hôm nay. Cả hai tác phẩm âm nhạc và thi ca đều nói về hình tượng người nghệ sĩ Lor-ca với cây đàn ghi ta.
	- GV dẫn dắt vào bài : Cùng viết về một con người nhưng mỗi loại hình nghệ thuật lại có những cách thể hiện riêng, độc đáo. Chúng ta sẽ cùng kiểm nghiệm điều đó qua bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca. 
2. Tìm hiểu vài nét về tác giả, tác phẩm
	- GV : Trước khi đọc hiểu văn bản, một em hãy giới thiệu vài nét về tác giả và bài thơ.
	- HS giới thiệu GV lưu ý HS những kiến thức cơ bản cần chú ý :
	+ Thanh Thảo (tên thật là Hồ Thành Công) là nhà thơ được công chúng đặc biệt chú ý bởi những bài thơ và trường ca mang diện mạo độc đáo viết về chiến tranh và thời hậu chiến : Những người đi tới biển (1977), Dấu chân qua trảng cỏ (1978)
	+ Thơ Thanh Thảo là tiếng nói của người trí thức nhiều suy tư, trăn trở về các vấn đề của xã hội và thời đại. Nhà thơ luôn muốn cuộc sống phải được cảm nhận ở bề sâu nên khước từ lối biểu đạt dễ dãi. 
	+ Thanh Thảo là một trong số những cây bút đi đầu trong việc cách tân thơ Việt với xu hướng đào sâu vào cái tôi nội cảm, tìm kiếm các hình thức diễn đạt mới
	+ Bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca rút trong tập Khối vuông ru-bích (1985) là một trong những sáng tác tiêu biểu cho kiểu tư duy thơ của Thanh Thảo : giàu suy tư, phóng túng và ít nhiều nhuốm màu sắc tượng trưng, siêu thực.
	- GV giải thích cho HS hiểu đặc điểm của thơ tượng trưng, siêu thực (xem SGV Ngữ văn 12)
3. Tìm hiểu nhan đề và lời đề từ của bài thơ
	- GV yêu cầu HS dựa vào Chú thích để giải thích nhan đề bài thơ.
	- HS đọc Chú thích và giải thích GV nhấn mạnh một số kiến thức cơ bản :	
	+ Ghi ta không chỉ là nhạc cụ truyền thống của Tây Ban Nha mà còn được coi là biểu tượng cho nền nghệ thuật ở đất nước này (Không phải ngẫu nhiên mà nó còn được gọi là Tây Ban cầm). 
	+ Lor-ca là nhà thơ, nhạc sĩ, kịch tác gia nổi tiếng người Tây Ban Nha, người đã khởi xướng và thúc đẩy mạnh mẽ những cách tân trong các lĩnh vực nghệ thuật à Đàn ghi ta (của Lor-ca) là biểu tượng cho những cách tân nghệ thuật của người nghệ sĩ thiên tài Ga-xi-a Lor-ca. 
	Như vậy, nhan đề đã hé mở hình tượng nghệ thuật trung tâm của bài thơ : Lor-ca. Và gắn liền với hình tượng ấy là biểu tượng nghệ thuật mang tính cách tân của Lor-ca : đàn ghi ta. 
 	- GV giới thiệu và định hướng HS cảm nhận : lời đề từ của bài thơ cũng chính là di chúc của Lor-ca “khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn”. Đây là câu nói nổi tiếng của Lor-ca trước khi từ biệt cõi đời. Anh (chị) cảm nhận được điều gì về người nghệ sĩ Lor-ca qua câu nói này ? 
	- HS cảm nhận : Một người nghệ sĩ có tình yêu say đắm với nghệ thuật, với xứ sở Tây Ban cầm
	- GV định hướng : Tuy nhiên, Lor-ca không phải là người nghệ sĩ sinh ra để nói những điều đơn giản và một nhà thơ như Thanh Thảo (luôn khước từ lối biểu đạt dễ dãi) cũng không chấp nhận những cách nói giản đơn. Cho nên, câu nói của Lor-ca còn có một thâm ý khác. Bây giờ, anh (chị) hãy nghe mẩu chuyện văn học sau đây rồi liên hệ với di chúc của Lor-ca để phát hiện ý nghĩa sâu xa của lời đề từ : Boóc-ghết là nhà văn vĩ đại nhất của Ác-hen-ti-na. Ông được cả dân tộc Ác-hen-ti-na tôn vinh là “biểu tượng văn hóa” của đất nước khi ông nhận Giải thưởng Xéc-van-téc – danh dự cao quý nhất về văn học của Tây Ban Nha. Thế nhưng, năm 1963, có một nhà thơ Ba Lan tên là Gôm-brô-vich, khi chia tay các nhà văn trẻ Ác-hen-ti-na (các nhà văn thế hệ đàn em của Boóc-ghết) để đi Châu Âu, đã đứng trên boong tàu và hét lớn : “Hỡi tuổi trẻ, hãy giết chết Boóc-ghết”. Câu nói của Gôm-brô-vich tưởng như đùa cợt nhưng lại chứa đựng một thông điệp tối quan trọng đối với tất cả những ai muốn sáng tạo cái mới. Thông điệp ấy là : bạn hãy dũng cảm vượt qua các thần tượng cũ để làm nên cái mới. Nhưng câu nói của Gôm-brô-vich còn có một ý nghĩa khác : một khi bạn đã làm xong việc của mình và sức sáng tạo đã hết, bạn phải biết lui vào quá khứ để những thế hệ mới tự do làm cái mới, đừng để cái bóng của mình đè mãi xuống tương lai (GV nhấn mạnh ý này). Liệu thông điệp này có liên quan gì đến ý nghĩa lời di chúc của Lor-ca ? 
	- HS liên hệ, suy luận, phán đoán : Với tư cách là một nhà cách tân nghệ thuật, Lor-ca nghĩ rằng đến một ngày nào đó thơ ca của ông cũng sẽ án ngữ, ngăn cản sự sáng tao nghệ thuật của những người đến sau. Vì thế, nhà thơ đã căn dặn các thế hệ sau : hãy “chôn” nghệ thuật của ông (cùng với ông) để bước tiếp. 
4. Đọc và tìm hiểu bố cục của bài thơ
	- GV đọc diễn cảm tác phẩm để HS có cảm nhận chung về bài thơ.
	- GV gọi một HS đọc lần lượt từng đoạn theo định hướng của GV, sau mỗi đoạn GV hướng dẫn HS hình dung hình tượng nghệ thuật của bài thơ :
	+ Đoạn 1 (6 dòng đầu) : Hình tượng người “kỵ sĩ văn chương” đơn độc 
	+ Đoạn 2 (12 dòng tiếp) : Lor-ca bị bắn và tiếng đàn ghi ta “máu chảy” 
	+ Đoạn 3 (4 dòng tiếp) : Những tiếng đàn không được tiếp tục
	+ Đoạn 4 (9 dòng cuối) : Suy tư về sự ra đi của Lor-ca 
5. Phân tích
	a) Đoạn 1 (6 dòng đầu)
	- GV dẫn dắt, gợi ý HS phân tích : câu thơ thứ 2 gợi cho anh (chị) liên tưởng đến khung cảnh nào thường thấy ở đất nước Tây Ban Nha ? (GV lưu ý HS đọc chú thích. Trong trường hợp HS không thể hình dung ra, GV có thể cho HS xem ảnh)
- HS hình dung : câu thơ gợi liên tưởng đến khung cảnh của một đấu trường với những võ sĩ đấu bò tót nổi tiếng dũng cảm ở Tây Ban Nha.
- GV gợi mở : đó có phải là cuộc chiến mà nhà thơ Thanh Thảo muốn khắc họa trong bài thơ này ? Nếu không thì đó là một cuộc chiến nào khác ? (xem lại chú thích về Lor-ca) 
- HS : Mượn hình ảnh cuộc chiến của những võ sĩ đấu bò tót, Thanh Thảo muốn khắc họa cuộc chiến đấu giữa khát vọng dân chủ của công dân Lor-ca với nền chính trị độc tài, của khát vọng cách tân nghệ thuật của người nghệ sĩ với nền nghệ thuật già nua.
- GV : trong cuộc chiến ấy, anh (chị) thấy hình tượng Lor-ca hiện lên như thế nào ? (chú ý hình ảnh : “áo choàng đỏ gắt” và cùng với nó là tiếng đàn, chuỗi hợp âm li-la li-la li-la) 
	- HS cảm nhận : Nếu hình ảnh “Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt” giúp chúng ta cảm nhận được vẻ đẹp hào hùng của người công dân Lor-ca không ngừng đấu tranh cho những quyền sống chính đáng của nhân dân thì câu thơ “Những tiếng đàn bọt nước” cùng chuỗi hợp âm li-la li-la li-la đã cho ta thấy nghệ sĩ Lor-ca đang bay bổng với những giai điệu mới, với khát vọng cách tân nghệ thuật. Có thể nói, đó là một hình tượng đẹp và cao cả của người nghệ sĩ tự do, lãng mạn đang cất lên những giai điệu hùng tráng. Các chuỗi âm luyến láy sau hai câu đầu cùng với “những tiếng đàn” mở đầu bài thơ còn khiến ta có cảm nhận : những câu thơ đầu tiên của Thanh Thảo giống như bài ca về người nghệ sĩ tài danh, bài ca về một con người đang đấu tranh cho những lý tưởng cao đẹp. 
	- GV tiếp tục gợi mở : nhưng ba câu thơ sau lại vẽ ra một Lor-ca khác. Anh (chị) có thấy sự thay đổi nào ở hình tượng Lor-ca trong những câu thơ tiếp theo ?
	- HS tiếp tục cảm nhận : Một Lor-ca đơn độc, mệt mỏi. Dưới ngòi bút của Thanh Thảo, hình tượng Lor-ca hiện lên như một “kỵ sĩ” đã tranh đấu bền bỉ cho những khát vọng nghệ thuật cao đẹp dù có những thời điểm trong cuộc chiến ấy, con người tự do và đầy khát vọng cách tân cũng “chếnh choáng”, “mỏi mòn”. 
	- GV chốt lại : Như vậy, 6 dòng thơ đầu tiên là “khúc tiền tấu” của bản độc tấu ghi ta mang tên Lor-ca. Trong những giai điệu đầu tiên vút lên mạnh mẽ, hào hùng có những khoảnh khắc lắng xuống, day dứt, mong manh.
b) Đoạn 2 (12 dòng tiếp)
	- GV : Như đã biết, người nghệ sĩ đấu tranh hết mình cho tự do, dân chủ và đổi mới nghệ thuật đã bị chế độ cực quyền thân phát xít sát hại. Sự kiện ấy đã được thể hiện một cách hình tượng và đầy màu sắc tượng trưng như thế nào qua ngòi bút của Thanh Thảo ?
	- HS thảo luận với các bạn cùng bàn rồi trả lời : Hình ảnh “áo choàng bê bết đỏ” gợi lên cái chết thê thảm của Lor-ca. Vừa mới lúc trước là màu đỏ của ngọn lửa đấu tranh, của những khát vọng cháy bỏng vậy mà thật bất ngờ và cũng thật “kinh hoàng” cái màu đỏ của máu, của cái chết đã ập đến quá nhanh và phũ phàng, giữa lúc Lor-ca không ngờ tới (Chàng vẫn còn đang “hát nghêu ngao” và vẫn chưa thể tin được rằng việc mình “bị điệu về bãi bắn” lại là một sự thật – Lor-ca đã “đi như người mộng du”). Hình tượng Lor-ca đã không còn xuất hiện sau đó, chỉ còn thấy vang lên đâu đây những tiếng ghi ta của người nghệ sĩ - những tiếng ghi ta không còn vẹn nguyên, nó đã vỡ ra thành màu sắc (tiếng ghi ta nâu, tiếng ghi ta lá xanh biết mấy), thành hình khối (tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan), thành dòng máu chảy (tiếng ghi ta ròng ròng – máu chảy). Mỗi tiếng ghi ta không chỉ là một hình dung về cái chết của Lor-ca mà còn làm một cảm nhận, một nỗi niềm của con người trước cái chết ấy : sự tiếc thương của người tình thủy  ... huật. “Giọt nước mắt” và “đáy giếng” là những hoán dụ nghệ thuật về người nghệ sĩ Lor-ca. Hai câu thơ là nỗi buồn – một nỗi buồn trong sáng và rất đẹp của người nghệ sĩ chân chính luôn day dứt, khắc khoải những giá trị nghệ thuật đích thực và những khát vọng sáng tạo không bao giờ ngừng nghỉ. Trong mạch ngầm của đất đai quê hương xứ sở Tây Ban cầm, ta thấy vẫn còn đó một nỗi niềm da diết, sáng trong và cao cả của Lor-ca: Nếu tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn ! Có thể nói, dù bị kẻ thù sát hại dã man nhưng hình ảnh của Lor-ca, di sản nghệ thuật của ông, lý tưởng của người nghệ sĩ suốt đời đấu tranh cho nền dân chủ, cho nghệ thuật chân chính không bao giờ lụi tắt. Trái lại, nó càng “long lanh” hơn bao giờ hết. Vầng trăng của thiên nhiên, vầng trăng của nghệ thuật như đang giao thoa ánh xạ với nhau để soi tỏ một con người đã chết cho quê hương. 
d) Đoạn 4 (9 dòng cuối)
- GV định hướng : 9 dòng thơ cuối là những suy tư về cái chết của Lor-ca. Hãy đọc lại chú thích 2 và xác định thái độ của tác giả khi nói về cái chết của người nghệ sĩ tài danh người Tây Ban Nha ?
- HS đọc và xác định : Tác giả đã nói về cái chết của Lor-ca từ góc độ tướng số học. Theo đó, cái chết của Lor-ca là một định mệnh đã được báo trước trên đường rãnh của bàn tay. Dòng thơ thể hiện một thái độ chấp nhận định mệnh phũ phàng, chấp nhận sự ra đi của Lor-ca như một quy luật không thể khác.
- GV nêu các giả định để HS phát biểu cảm nghĩ : Có người cho rằng cách suy nghĩ về cái chết của Lor-ca như trên mang nặng tư tưởng bi quan, định mệnh chủ nghĩa không phù hợp với người nghệ sĩ đấu tranh không ngừng nghỉ cho các quyền sống của con người. Nhưng cũng có ý kiến tranh luận : với tất cả sự kính trọng dành cho Lor-ca, dành cho người nghệ sĩ luôn muốn hậu thế chôn nghệ thuật của mình để bước tiếp, hãy coi đó là định mệnh dành cho Lor-ca vì Lor-ca cần phải ra đi để không cản trở sự cách tân văn chương của những người đến sau. Anh (chị) thử đoán xem : ở bên kia thế giới, Lor-ca sẽ nghiêng về ý kiến nào ? Vì sao ?
- HS phỏng đoán, tranh luận GV chốt lại : Có lẽ, Lor-ca sẽ hài lòng với ý kiến thứ 2 bởi Lor-ca là nhà cách tân, là người luôn ủng hộ cái mới. Lor-ca đau đớn khi những khát vọng cách tân của ông không được người đời sau tiếp tục. Nhưng Lor-ca còn đau đớn hơn nếu văn chương của ông, tên tuổi của ông là “lực cản” kìm hãm những nỗ lực sáng tạo của các thế hệ kế tiếp. Chính vì thế mà hình tượng Lor-ca “bơi sang ngang - trên chiếc ghi ta màu bạc” thật nhẹ nhàng, thanh thản. Và như để làm rõ hơn cho quyết định ấy – quyết định từ biệt thế giới mở đường cho những cách tân nghệ thuật của những người đến sau, Lor-ca đã hành động dứt khoát : “chàng ném lá bùa cô gái Di-gan – vào xoáy nước – chàng ném trái tim mình – vào lặng yên bất chợt”. Phải hiểu Lor-ca và trân trọng, ngưỡng mộ người nghệ sĩ thiên tài đến mức nào, Thanh Thảo mới có được những sáng tạo độc đáo và sâu sắc đến như vậy. Tóm lại, nhà thơ Thanh Thảo đã “chọn” cho Lor-ca một cách ra đi thật đẹp, thật “sang”, thật đúng với tầm vóc và tư tưởng của người nghệ sĩ nổi tiếng. Bằng cách kết thúc này, Thanh Thảo đã phục sinh thành công thời khắc bi tráng của Lor-ca, dựng tượng Lor-ca trong lòng bạn đọc toàn thế giới. Những tiếng li-la li-la li-la một lần nữa lại cất lên như bài ca về sự bất tử của một con người, như bản độc tấu ghi ta ngợi ca người nghệ sĩ chân chính, ngợi ca con người sáng tạo. 
6. Tổng kết
 - GV : Qua phần phân tích trên, anh (chị) đã cảm nhận được những gì về Ga-xi-a Lor-ca, nhà thơ nổi tiếng người Tây Ban Nha và tình cảm của Thanh Thảo dành cho người nghệ sĩ vĩ đại ? 
	- HS khát quát : Bài thơ là tình cảm yêu mến, trân trọng, ngưỡng mộ của Thanh Thảo đối với Ga-xi-a Lor-ca – người chiến sĩ đấu tranh không ngừng nghỉ cho những quyền sống chính đáng của con người, người nghệ sĩ giàu khát vọng cách tân nghệ thuật và có đạo đức của con người sáng tạo.
	- GV gợi HS đúc rút bài học : Từ hình tượng Lor-ca, anh (chị) rút ra được những bài học gì cho mình trong cuộc sống ? Hãy chia sẻ điều đó với các bạn cùng lớp.
	- HS có thể rút ra nhiều bài học khác nhau, miễn là xuất phát từ nội dung tác phẩm và hình tượng nghệ thuật Lor-ca. Ví dụ : Bài học về tinh thần sáng tạo. Trân trọng những thành quả của các thế hệ đi trước nhưng cũng cần biết “lãng quên” họ để đi lên. Cần đấu tranh và ủng hộ cái mới, cái tiến bộ
	- GV hướng dẫn HS đánh giá về nghệ thuật : Như đã đề cập trong phần giới thiệu tác phẩm, bài thơ này được viết theo phong cách tượng trưng, siêu thực. Ai có thể chỉ ra một số đặc điểm của kiểu thơ này qua tác phẩm vừa học.
	- HS dựa trên kiến thức lý thuyết được GV cung cấp đầu giờ học, kết hợp với việc đối chiếu vào tác phẩm để chỉ ra các biểu hiện : hình ảnh thơ có tính tượng trưng cao độ; bài thơ có hình thức âm thanh (chuỗi âm li-la li-la li-la); câu thơ không vần, không dấu chấm, phẩy, không viết hoa; phân câu theo một trật tự khác thường (trái với cách phân dòng, phân câu và ngữ pháp truyền thống), ví dụ : 
	tiếng ghi ta ròng ròng 
	máu chảy
	chàng ném lá bùa cô gái Di-gan
 vào xoáy nước 
chàng ném trái tim mình
 vào lặng yên bất chợt
7. Ghi nhớ
	- GV gọi một, hai HS đọc Ghi nhớ trong SGK và học thuộc lòng ngay tại lớp. 
	- HS đọc và nắm vững những kiến thức cơ bản, khái quát nhất của bài học.
8. Luyện tập
	• Từ nội dung bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca, có thể hiểu câu nói “Hãy chôn Thơ mới !” của nhà thơ Trần Dần thế nào : 
Cần phải tôn vinh và học tập Thơ mới 
Cần phải biết “quên” Thơ mới để đi tới
Cần gạt bỏ Thơ mới ra khỏi đời sống văn học
Cần kết hợp Thơ mới với cách tư duy thơ hiện nay
Đáp án : B
• Phân tích sự giống nhau và khác nhau giữa :
 tiếng ghi ta ròng ròng 
	máu chảy
	(Đàn ghi ta của Lor-ca – Thanh Thảo)
với :	 
Bốn dây nhỏ máu năm đầu ngón tay 
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Từ đó chỉ ra sự khác nhau giữa thơ ca truyền thống và thơ viết theo lối tượng trưng, siêu thực.
III- TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Mùa hè năm 1936, cả nước Tây Ban Nha sững lặng khi nghe tin người con thân yêu của mình - nhà thơ Gar-ci-a Lor-ca hy sinh lúc ông vừa tròn 38 tuổi. 
Nhà thơ Garcia Lor-ca.
Không có mộ phần riêng của ông. Không ai nhìn thấy thi thể ông - ông được chôn cất đâu đó trong một ngôi mộ chung với những nạn nhân khác của chế độ phát xít Franco. Ông đã trở thành một phần máu thịt của đất nước Tây Ban Nha, hương hồn ông đã hòa lẫn với sông núi Tây Ban Nha. Toàn bộ cuộc đời Lor-ca gây ấn tượng như một mùa hè không thể nào quên, rực rỡ và chan hòa ánh nắng. Ông không bị săn đuổi, không bị truy nã, không phải giam mình trong ngục tối, nhưng cuộc đời ông có tất cả những gì mà một nhà thơ cần có. 
Ông không chỉ đơn giản là người con xứng đáng của đất nước Tây Ban Nha, ông còn là tiếng nói, là niềm vui và nỗi buồn của đất nước mình. Nhờ có những vần thơ tài hoa mang đậm chất dân gian của ông mà người ta nghe thấy tiếng hoàng hôn than khóc ánh bình minh, tiếng đàn guitare cất lên xao xuyến, tiếng đôi thằn lằn thầm thì bên tảng đá ven sông, tiếng cát lạo xạo dưới chân cặp người yêu dạo bước bên nhau Cũng chính nhờ có thơ ông mà đất nước Tây Ban Nha hiện lên với chiều dài sâu thẳm của lịch sử, với những sắc màu độc đáo, nồng nhiệt, nhưng vẫn phảng phất đâu đó một nỗi buồn mênh mang trong tâm hồn. 
Fe-de-ri-co Gar-ci-a Lor-ca ra đời trong một gia đình có 4 người con. Mẹ ông chơi piano rất giỏi và ngay từ nhỏ ông đã học được nghệ thuật chơi đàn piano của mẹ. Còn guitare? Ai mà biết được ông học guitare ở đâu. Bởi lẽ, đối với người dân Tây Ban Nha thì loại nhạc cụ này tự nhiên hệt như hơi thở. Hệt như nỗi buồn mênh mang mà bất kỳ người Tây Ban Nha nào cũng hấp thụ cùng sữa mẹ, hệt như tiếng hát ru con tha thiết mà cậu bé Lor-ca được những người phụ nữ láng giềng đôn hậu hát cho nghe. Về sau, nhà thơ Lor-ca nhiều lần phát biểu những suy ngẫm của mình về âm điệu các bài hát ru con dân gian. Ông nói rằng đã mấy trẻ em trên thế giới được đắm chìm vào giấc ngủ như đắm chìm vào thế giới mộng mơ như trẻ em Tây Ban Nha. 
Năm 1914, Lor-ca vào học Đại học Granada và bắt đầu nghiên cứu triết học, ngữ văn và pháp quyền. Năm 1918, ông cho xuất bản cuốn sách đầu tiên của ông - cuốn “Những phong cảnh và ấn tượng”. 
Năm 1919, ông chuyển đến thủ đô Madrid để tiếp tục học tập tại một cơ sở được tổ chức theo kiểu các trường đại học tự do. Tại đây, số phận run rủi nhà thơ trẻ quen biết họa sĩ trẻ đầy tham vọng Salvador Dali và cô em gái của Da-li là An-na Ma-ri-a. Tình bạn thắm thiết với Da-li đã gây cảm hứng cho Lor-ca và giúp Lor-ca sáng tác được bài thơ nổi tiếng “Thơ tặng Salvador Dali”. 
Còn về phần An-na Ma-ri-a thì Lor-ca cũng gắn bó với cô bằng một tình cảm đặc biệt. Nhiều năm về sau ông viết cho cô: “An-na Ma-ri-a yêu quý, người bạn gái yêu quý của tôi, tôi không biết do đâu mà tôi đủ can đảm viết thư cho em. Chắc hẳn em nghĩ rằng tôi đã quên em từ lâu. Không đâu. Ký ức tôi luôn luôn đấy ắp hình bóng em, những nụ cười của em. Trong ký ức của tôi, em mãi mãi là một trong những kỷ niệm êm đềm nhất”. 
Lor-ca mơ ước có gia đình, và có con. Nhưng duyên phận không đến với họ. An-na Ma-ri-a nhiều lần nói rằng kết hôn với Lor-ca chẳng khác gì kết hôn với gió. Nhưng hiển nhiên là cô cũng không thể tìm được một người nào xứng đáng hơn. Mặc dù qua đời sau Lor-ca nhiều năm nhưng An-na Ma-ri-a không một lần lên xe hoa, phải chăng là vì tình cảm sâu nặng với Lor-ca? 
Lor-ca luôn luôn gắn bó với quê hương Gra-na-da của ông. Tuy cuộc đời ông đầy sự kiện và bạn bè nhưng năm nào ông cũng về thăm Gra-na-da. Năm 1922, ông tổ chức tại đây ngày hội “Cante Hondo”, có nghĩa là “Giai điệu sâu xa”. Ông lấy tên gọi như vậy có thể bởi vì đó là phong cách ca hát dân gian độc đáo với tiếng đàn guitare hòa theo, mà cũng có thể bởi vì gốc gác của phong cách ca hát này bắt nguồn từ quá khứ sâu thẳm mà người dân Tây Ban Nha chẳng còn ai nhớ nữa. Sáng tác dân gian bao giờ cũng làm ông xúc động sâu sắc, bao giờ cũng là nguồn cảm hứng chủ đạo của thơ ông. Lor-ca cũng rất quan tâm đến sân khấu không chỉ với tư cách nhà viết kịch mà còn với tư cách đạo diễn. Ông đòi hỏi sân khấu phải cách tân, phải thể hiện được những tư tưởng nhân đạo và tiến bộ. Năm 1932, ông thành lập nhà hát lưu động sinh viên “La Baraca” nhằm giới thiệu những kiệt tác của các tác giả cổ điển Tây Ban Nha như Cervantes và Lopez de Vega.
Với tính cách và tâm hồn như vậy, việc Lor-ca đến với cuộc đấu tranh chống áp bức là chuyện tất yếu. Năm 1936, ông và một số người cùng chí hướng, trong đó có nhà thơ cộng sản Alberti, thành lập “Liên đoàn trí thức chống phát xít”. Ngày 16/7 năm đó, ông trở về Gra-na-da để dự hội Thánh Federico. Đó cũng là những ngày bùng lên cuộc nội chiến giữa các lực lượng dân chủ Tây Ban Nha với các lực lượng phản động của phát xít Franco. Trên đường đi, ông bị bọn dân vệ của Franco chặn bắt rồi xử bắn tại một nơi gần mảnh đất Granada thân yêu của ông vào một sáng tháng 8/1936.
(Nguồn : 
2. Thơ Fe-de-ri-co Gar-ci-a Lor-ca 
Ghi nhớ 
 - Federico Garcia Lorca -
khi tôi chết 
nhớ chôn tôi với cây đàn ghi-ta 
dưới cát. 
khi tôi chết 
giữa hàng cam 
cụm húng. 
khi tôi chết 
hãy chôn tôi, nếu các anh em mong muốn 
trong chiếc chong chóng. 
khi tôi chết ! 
 (Đan Tâm dịch)
(Nguồn : 

Tài liệu đính kèm:

  • docDan ghi ta cua Lor-ca.doc