Ôn tốt nghiệp THPT môn Sinh học

Ôn tốt nghiệp THPT môn Sinh học

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1 : Vùng điều hòa nằm ở đầu 3’ của mạch gốc của gen có chức năng :

A.Khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã B.Mã hóa thông tin các axitamin

C.Vận hành quá trình phiên mã D.Mang tín hiệu kết thúc phiên mã

2 : Các gen của sinh vật nhân sơ có vùng mã hóa liên tục được gọi là :

A.Gen khởi động B.Gen mã hóa C.Gen không phân mảnh D.Gen phân mảnh

3 : Phần lớn các gen của sinh vật nhân thực có vùng mã hóa không liên tục xen kẽ các đoạn mã hóa axitamin (exon) là các đoạn không mã hóa axit amin (intron). Các gen này được gọi là :

A.Gen khởi động B.Gen mã hóa C.Gen không phân mảnh D.Gen phân mảnh

4 : Gen mang thông tin mã hóa cho các sản phẩm tạo nên thành phần cấu trúc hay chức năng của tế bào là:

 A.Gen khởi động B.Gen mã hóa C.Gen vận hành D.Gen cấu trúc

 

doc 65 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1712Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ôn tốt nghiệp THPT môn Sinh học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TỐT NGHIỆP THPT 2008-2009. MÔN SINH HỌC
CHUYÊN ĐỀ 1: CƠ SỞ PHÂN TỬ CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1 : Vùng điều hòa nằm ở đầu 3’ của mạch gốc của gen có chức năng :
A.Khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã 	B.Mã hóa thông tin các axitamin
C.Vận hành quá trình phiên mã 	D.Mang tín hiệu kết thúc phiên mã
2 : Các gen của sinh vật nhân sơ có vùng mã hóa liên tục được gọi là :
A.Gen khởi động	B.Gen mã hóa	C.Gen không phân mảnh	D.Gen phân mảnh 
3 : Phần lớn các gen của sinh vật nhân thực có vùng mã hóa không liên tục xen kẽ các đoạn mã hóa axitamin (exon) là các đoạn không mã hóa axit amin (intron). Các gen này được gọi là :
A.Gen khởi động	B.Gen mã hóa	C.Gen không phân mảnh	D.Gen phân mảnh 
4 : Gen mang thông tin mã hóa cho các sản phẩm tạo nên thành phần cấu trúc hay chức năng của tế bào là: 
	A.Gen khởi động	B.Gen mã hóa	C.Gen vận hành 	D.Gen cấu trúc 
5 : Một trong các đặc điểm của mã di truyền là : “một bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axitamin ”. Đó là đặc điểm nào sau đây :
	A.Mã di truyền có tính đặc hiệu	B.Mã di truyền có tính thoái hóa
	C.Mã di truyền có tính phổ biến	D.Mã di truyền là mã bộ ba 
6.Bộ 3 mở đầu với chức năng qui định khởi đầu dịch mã và qui định mã hóa axit amin mêtiônin là:
	A. AUX. 	B. AUA. 	C. AUG. 	D. AUU
6’ : Ở sinh vật nhân sơ bộ ba AUG là mã mở đầu có chức năng quy định điều khiển khởi đầu dịch mã và quy định axitamin là :
A.Mêtiônin	B.Foocmin mêtiônin	C.Phêninalanin	D.Foocmin alanin
7 : Trong quá trình tái bản của ADN, ở mạch bổ sung thứ 2 được tổng hợp từng đoạn ngắn gọi là các đoạn okazaki. Các đoạn okazaki ở tế bào vi khuẩn dài trung bình từ :
	A.1000 – 1500 Nuclêôtit 	B.1000 – 2000 Nuclêôtit 
	C.2000 – 3000 Nuclêôtit 	D.2000 – 4000 Nuclêôtit
8 : Cấu trúc chung của gen cấu trúc gồm 3 vùng trình tự Nuclêôtit là :
A.Vùng mã hóa – vùng điều hòa – vùng kết thúc	B.Vùng mã hóa – vùng vận hành – vùng kết thúc
C.Vùng điều hòa – vùng mã hóa – vùng kết thúc D.Vùng điều hòa – vùng vận hành – vùng kết thúc
9 : Trong cấu trúc chung của gen cấu trúc trong đó vùng chứa thông tin cho sự sắp xếp các axitamin trong tổng hợp chuỗi pôlipeptit là :
A.Vùng điều hòa 	B.Vùng mã hóa	C.Vùng vận hành	D.Vùng khởi động
10 : Quá trình tự nhân đôi của ADN, mạch bổ sung thứ 2 được tổng hợp từng đoạn ngắn gọi là các đoạn okazaki.Các đoạn này được nối liền với nhau tạo thành mạch mới nhờ enzim :
A.ADN polimeraza	B.ARN polimeraza	C.ADN ligaza	D.Enzim redulaza
11 : Sự kéo dài mạch mới được tổng hợp liên tục là nhờ :
A.Sự hình thành các đơn vị nhân đôi 	 B.Tổng hợp mạch mới theo hướng 3’à5’ của mạch khuôn
C.Hình thành các đoạn okazaki	D.Sự xúc tác của enzim ADN - polimeraza
12 : Ngày nay các nhà di truyền học chứng minh sự nhân đôi của ADN theo nguyên tắc : 1.bảo toàn; 2.bán bảo tồn; 3.bổ sung ; 4.gián đoạn. Câu trả lời đúng là :
	A.1,2	B.2,4	C.1,4	D.2,3
13 : Đoạn okazaki là :
	A.Đoạn ADN được tổng hợp liên tục theo mạch khuôn của ADN
	B.Một phân tử mARN được phiên mã từ mạch gốc của gen 
	C.Từng đoạn ngắn của mạch ADN mới hình thành trong quá trình nhân đôi
	D.Các đoạn của mạch mới được tổng hợp trên cả 2 mạch khuôn
14 : Vì sao nói mã di truyền mang tính thoái hóa :
A.Một bộ ba (côđon) mã hóa nhiều axitamin	 B.Một axitmin được mã hóa bởi nhiều bộ ba
C.Một bộ ba mã hóa cho một aa	 D.Có những bộ 3 không mã hóa cho một loại aa nào 
14’: Mã di truyền có tính đặc hiệu nghĩa là:
A. Một aa nhất định chỉ do một mã nhất định tổng hợp
B. Một mã nhất định chỉ qui định một loại aa tương ứng
C. Một loại phân tử tARN chỉ mang 1 loại aa nhất định
D. Một loại mARN chỉ tổng hợp được 1 loại protein
15 : Ở vi khuẩn E.Coli, trong quá trình nhân đôi , enzim ligaza có chức năng nào sau đây :
A.Mở xoắn phân tử ADN làm khuôn 	B.Tổng hợp đoạn ARN mồi có nhóm 3’ – OH tự do
C.Nối các đoạn ADN ngắn thành đoạn ADN dài 	D.Nhận ra vị trí khởi đầu đoạn ADN được nhân đôi 
16 : Ở sinh vật nhân thực
A.Các gen có vùng mã hoá liên tục. 	C.Phần lớn các gen có vùng mã hoá không liên tục.
B.Các gen không có vùng mã hoá liên tục. 	D.Phần lớn các gen không có vùng mã hoá liên tục.
17 : Ở sinh vật nhân sơ
A.Các gen có vùng mã hoá liên tục. 	 C.Phần lớn các gen có vùng mã hoá không liên tục.
B.Các gen không có vùng mã hoá liên tục.	D.Phần lớn các gen không có vùng mã hoá liên tục.
18 : Quá trình tự nhân đôi của ADN, NST diễn ra trong pha:
A.G1 của chu kì tế bào. B.G2 của chu kì tế bào. C.S của chu kì tế bào.	 D.M của chu kì tế bào.
19 : Sự truyền thông tin di truyền từ phân tử ADN mạch kép sang phân tử ARN mạch đơn là quá trình :
	A.Di truyền	B.Phiên mã	C.Giải mã 	D.Tổng hợp
20 : Trong 2 mạch đơn của gen chỉ có mạch khuôn (mạch mã gốc) được phiên mã thành ARN theo :
	A.Nguyên tắc bán bảo tồn	B.Nguyên tắc bổ sung
	C.Nguyên tắc giữ lại một nửa	D.Nguyên tắc tự trị
21 : Phiên mã ở phần lớn sinh vật nhân thực tạo ra mARN sơ khai sau đó tạo thành ARN trưởng thành tham gia quá trình dịch mã chỉ gồm :
	A.Các exon	B.Các intron 	C.Các endoxon	D.Các endointron
22:Mã di truyền chứa trong mARN được chuyển thành trình tự các aa trong chuỗi pôlipeptit gọi là:
	A.Di truyền 	B.Phiên mã 	C.Giải mã 	D.Tổng hợp 
23: Ở vi khuẩn E.Coli, ARN polimeraza có chức năng gì :
A.Mở xoắn phân tử ADN làm khuôn 	B.Tổng hợp đoạn ARN mồi có nhóm 3’ – OH tự do
C.Nối các đoạn ADN ngắn thành đoạn ADN dài 	D.Nhận ra vị trí khởi đầu đoạn ADN được nhân đôi 
24: Đơn phân của ARN được phân biệt với đơn phân của ADN bởi :
	A.Nhóm phôtphat	B.Gốc đường	C.Một loại bazơnitơ	D.Cả B và C
25: Trường hợp nào sau đây không đúng với khái niệm một côđon (bộ ba mã trên mARN).
A.Gồm 3 nuclêôtit	B.Mã hóa cho một axitamin giống như côđon khác
C.Không khi nào mã hóa cho hơn một axitamin	D.Là đơn vị cơ sở của mã di truyền
26: Tính đặc thù của anticôdon (bộ ba đối mã trên tARN) là :
A.Sự bổ sung tương ứng với côđon trên mARN	B.Sự bổ sung tương ứng với bộ ba trên rARN 
C.Phân tử tARN liên kết với axitamin	D.Có thể biến đổi phụ thuộc vào axitamin liên kết
28: Loại ARN nào sau đây có hiện tượng cắt bỏ intron rồi nối các enxôn với nhau :
	A.mARN sơ khai của sinh vật nhân thực	B.Các tARN
	C.Các rARN	D.mARN của sinh vật nhân sơ
29: Chiều phiên mã trên mạch mang mã gốc của ADN là :
A.Trên mạch có chiều 3’ à 5’	B.Có đoạn theo chiều 3’ à 5’ có đoạn theo chiều 5’ à 3’
C.Trên mạch có chiều 5’ à 3’	D.Trên cả hai mạch theo hai chiều khác nhau
30: Sản phẩm phiên mã là :
A.Các tiền mARN	B.ARN pôlimeraza	C.Các mARN mạch đơn	D.Các ARN mạch đơn
31: Sự phiên mã là :
	A.Quá trình tổng hợp mARN từ thông tin di truyền chứa trong ADN
	B.Quá trình tổng hợp các loại ARN từ thông tin di truyền chứa trong ADN
	C.Quá trình tổng hợp các loại ARN ribôxom từ thông tin di truyền chứa trong ADN
	D.Quá trình tổng hợp enzim ARN pôlimeraza từ thông tin di truyền chứa trong ADN
32: Các côđon nào dưới đây không mã hóa axitamin (côđon vô nghĩa) ?
A.AUA, UAA, UXG	 B.AAU, GAU, UXA	C.UAA, UAG, UGA	 D.XUG,AXG, GUA
33: Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cơ chế phiên mã là :
	A.A liên kết với T, G liên kết với X	B.A liên kết với U, G liên kết với X
	C.A liên kết với X, G liên kết với T	D.A liên kết với U, G liên kết với U
34: Nguyên tắc bổ sung được thế hiện trong cỏ chế dịch mã là :
	A.A liên kết với T, G liên kết với X	B.A liên kết với U, G liên kết với X
	C.A liên kết với X, G liên kết với T	D.A liên kết với U, G liên kết với U
35: Loại ARN nà mang đối mã :
	A.mARN	B.rARN	C.tARN	D.ARN của vi rút
36: Pôliriboxom có vai trò gì ?
A.Đảm bảo cho quá trình dịch mã diễn ra liên tục	B.Làm tăng năng suất tổng hợp prôtein cùng loại
C.Làm tăng năng suất tổng hợp prôtein khác loại	D.Đảm bảo cho quá trình dịch mã diễn ra chính xác
37: Phân tử mARN được sao ra từ mạch khuôn của gen được gọi là :
	A.Bản mã sao	B.Bản đối mã	C.Bản mã gốc 	D.Bản dịch mã 
38: Sự giống nhau của hai quá trình nhân đôi và phiên mã là :
A.Trong một chu kì tế bào có thể thực hiện nhiều lân	B.Thực hiện trên toàn bộ phân tử ADN
C.Đều có sự xúc tác của enzim ADN pôlimeraza	 D.Việc lắp ghép các đơn phân thực hiện theo NTBS
39: Ở tế bào nhân thực mARN sau khi phiên mã song chúng tiếp tục hoàn thiện để trở thành mARN trưởng thành phải thực hiện quá trình nào :
A.Cắt bỏ các đoạn intron không mã hóa axitamin	B.Cắt bỏ các đoạn exon không mã hóa axitamin
C.Cắt bỏ các đoạn intron nối các đoạn exon	D.Cắt bỏ các đoạn exon nối các đoạn intron
40: Quá trình tổng hợp của ARN, Prôtêin diễn ra trong pha
A.G1 của chu kì tế bào. B.G2 của chu kì tế bào.	C.S của chu kì tế bào.	 D.M của chu kì tế bào.
41: Cơ chế điều hòa hoạt động của gen được Jaccôp và Mônô phát hiện vào năm 1961 ở đối tượng: 
	A.Vi khuẩn E.Coli	B.Vi khuẩn Bacteria	C.Thực khuẩn thể 	D.Plasmit
42: Trong cơ chế điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ, vai trò của gen điều hòa là gì ?
A.Nơi tiếp xúc với enzim ARN – polimerazza	B.Mang thông tin quy định prôtêin điều hòa
C.Mang thông tin quy định enzim ARN – polimeraza	D.Nơi liên kết với prôtêin điều hòa
43: Cơ chế hoạt động của opêron Lac ở E.Coli khi không có chất cảm ứng lactôzơ là :
	A.Chất cảm ứng lactôzơ tương tác với chất ức chế gây biến đổi cấu hình của chất ức chế 
	B.Chất ức chế kiểm soát lactôzơ, không cho lactôzơ hoạt hóa opêron
	C.Chất ức chế bám vào vùng vận hành đình chỉ phiên mã, opperon không hoạt động
	D.Các gen cấu trúc phiên mã tạo các mARN để tổng hợp các prôtêin tương ứng
44: Điều hòa hoạt động gen của sinh vật nhân sơ được hiểu là :
A.Gen có được phiên mã hay dịch mã hay không	B.Gen có được biểu hiện kiểu hình hay không
C.Gen có được dịch mã hay không 	D.Gen có được phiên mã hay không
45: Điều hòa hoạt động của gen chính là :
	A.Điều hòa lượng sản phẩm của gen được sinh ra 	B.Điều hòa lượng mARN được sinh ra
	C.Điều hòa lượng rARN được sinh ra	D.Điều hòa lượng tARN được sinh ra
46: Điểm khác nhau cơ bản nhất giữa gen cấu trúc và gen điều hòa là :
	A.Về khả năng phiên mã của gen	B.Về chức năng của prôtêin do gen tổng hợp
	C.Về vị trí phân bố của gen 	D.Về cấu trúc của gen
47: Cấu trúc của operon bao gồm những thành phần nào :
A.Gen điều hòa, nhóm gen cấu trúc, vùng chỉ huy	B.Gen điều hòa, vùng khởi động, nhóm gen cấu trúc
C.Gen điều hòa, vùng khởi động, vùng chỉ huy	D.Vùng khởi động, nhóm gen cấu trúc, vùng chỉ huy
48: Đối với ôperon ở E.Coli thì tín hiệu điều hòa hoạt động của gen là :
	A.Đường lactôzơ	B.Đường saccrôzơ	C.Đường mantôzơ	D.Đường glucôzơ
49: Sự biểu hiện điều hòa hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ diễn ra ở :
	A.Diễn ra chủ yếu ở cấp độ phiên mã	B.Diễn ra hoàn toàn ở cấp độ sau dịch mã
	C.Diễn ra hoàn toàn ở cấp độ trước phiên mã 	D.Diễn ra hoàn toàn ở cấp độ dịch mã
50: Sự biểu hiện điều hòa hoạt động của gen ở sinh vật nhân thực diễn ra ở :
	A.Diễn ra ở các cấp độ trước phiên mã, phiên mã, dịch mã và sau dịch mã
	B.Diễn ra hoàn toàn ở cấp độ phiên mã và dịch mã
	C.Diễn ra hoàn toàn ở cấp độ trước quá trình phiên mã
	D.Diễn ra hoàn toàn ở cấp độ trước phiên mã, phiên mã và dịch mã
51: Hoạt động điều hoà của gen ở sinh vật nhân chuẩn chịu sự kiểm soát bởi
A.Gen điều hoà, gen tăng cường và gen gây bất hoạt.	B.Cơ chế điều hoà ức chế, gen gây bất hoạt.
C.Cơ chế điều hoà cảm ứ ...  Những yếu tố của môi trường sống tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự sống, sự phát triển và sinh sản của sinh vật được gọi là:
	A. Nhân tố sinh thái	 B. Nhân tố hữu sinh	C. Nhân tố vô sinh D. Con người
Bài : 5345 Tác động của các sinh vật lên một cơ thể sinh vật khác được xem là loại nhân tố sinh thái nào sau đây?
	A. Nhân tố vô sinh 	B. Nhân tố hữu sinh	C. Nhân tố gián tiếp D. Nhân tố trực tiếp
 bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật trực tiếp hoặc gián tiếp tác động lên sự sống, sự phát triển và sinh sản của sinh vật. Từ đúng để điền vào chỗ trống của đoạn câu trên là:
	A. Các nhân tố vô sinh 	B. Các nhân tố hữu sinh	C. Môi trường D. Sinh quyển
Bài : 5385 Ngoài nhân tố ánh sáng, yếu tố nào sau đây có tác dụng đến hiện tượng hoá nhộng và ngủ đông của sâu sòi ở Hà Nội?
	A. Vật ăn thịt B. Độ ẩm không khí D. Sự phát triển của chim ăn sâu	C. Thức ăn 	
Bài : 5384 Hoạt động nào sau đây xảy ra theo mùa?
	A. Sự ra hoa của cây phù dung 	B. Ngủ đông của gấu Bắc cực
	C. Sự khép và mở lá của cây họ đậu 	D. Cả A, B, C đều đúng
Bài : 5383 Hiện tượng nào dưới đây là nhịp sinh học theo mùa?
	A. Ngủ đông của động vật biến nhiệt	 B. Sự di trú của một số loài chim
	C. Sự hoá nhộng của sâu sòi ở Hà Nội 	D. Tất cả đều đúng
Bài : 5382 Yếu tố có vai trò quan trọng trong sự hình thành nhịp sinh học là:
	A. Nhiệt độ 	B. Môi trường	C. Di truyền D. Di truyền và môi trường
Bài : 5381 Nguyên nhân hình thành nhịp sinh học ngày đêm là:
	A. Sự thay đổi nhịp nhàng giữa sáng và tối trong ngày
	B. Sự chênh lệch về nhiệt độ giữa ngày và đêm
	C. Do cấu tạo của cơ thể thích nghi với hoạt động vào ban ngày hoặc ban đêm
	D. Do tính di truyền của loài quy định
Bài : 5380 Hiện tượng nào sau đây không phải là nhịp sinh học?
A. Lá của một số cây họ đậu xếp là lúc hoàng hôn và mở ra lúc sáng sớm B. Cây vùng ôn đời rụng lá vào mùa đông
C. Cây trinh nữ xếp lá khi có vật đụng vào	 D. Dơi ngủ ban ngày và hoạt động về đêm
Bài : 5379 Nhịp sinh học là:
	A. Sự thay đổi về tập tính của động vật
	B. Sự thay đổi đặc điểm cấu tạo cơ thể theo tác động môi trường
	C. Phản ứng cơ thể với những thay đổi mang tính chu kỳ của môi trường 
 	D. Sự thay đổi các hoạt động ở sinh vật theo điều kiện môi trường
Bài : 5378 Loài động vật nào sau đây có khả năng làm thay đổi màu sắc cơ thể để phù hợp với màu của môi trường sống?
	A. Cắc ké 	B. Tê tê	C. Chuột chũi 	D. Đà điểu
Bài : 5377 Đặc điểm nào sau đây là của cây cỏ lạc đà?
	A. Thân cây mọng nước	 B. Rễ cây mọc nông và lan rộng để hút sương đêm
	C. Rễ cây mọc rất sâu trong đất D. Cả A, B, C đều đúng
Bài : 5425 Phát biểu sau đây có nội dung đúng là: 
	A. Lưới thức ăn lớn hơn chuỗi thức ăn	C. Thành phần loài của chuỗi thức ăn nhiều hơn so với của lưới thức ăn	B. Chuỗi thức ăn lớn hơn lưới thức ăn	D. Thành phần loài của lưới thức ăn nhiều hơn so với của chuỗi thức ăn
Bài : 5424 Trong chuỗi thức ăn, nguyên nhân dẫn đến sinh khối của bậc dinh dưỡng sau nhỏ hơn sinh khối của bậc dinh dưỡng trước là:
	A. Cơ thể ở bậc dinh dưỡng sau hấp thu kém hơn cơ thể ở bậc dinh dưỡng trước
	B. Sản lượng sinh vật ở bậc dinh dưỡng sau cao hơn so với bậc dinh dưỡng trước
	C. Quá trình bài tiết và hô hấp ở các cơ thể sống
	D. Sự tích luỹ chất sống ở bậc dinh dưỡng sau kém hơn so với ở bậc dinh dưỡng trước
Bài : 5423 Vai trò của sinh vật sản xuất thuộc nhóm nào sau đây?
	A. Động vật ăn thực vật	 B. Cây xanh và một số tảo	C. Vi khuẩn và nấm 	D. Tảo và nấm hoại sinh
Bài : 5422 Vi sinh vật nào sau đây là sinh vật phân huỷ trong hệ sinh thái?
	A. Vi khuẩn lam 	B. Tảo đơn bào	C. Nấm và vi khuẩn hoại sinh 	D. Động vật nguyên sinh
Bài : 5421 Trong hệ sinh thái, sinh vật nào sau đây không phải là sinh vật tiêu thụ?
	A. Động vật ăn thực vật 	B. Động vật ăn thịt	C. Cây xanh 	D. Con người
Bài : 5420 Trong hệ sinh thái, từ sinh cảnh dùng để chỉ:
	A. Khu vực sống của quần xã 	B. Thành phần loài trongquần xã
	C. Độ đa dạng của quần xã 	D. Nơi sinh sản của quần xã
Bài : 5419 Trong hệ sinh thái, động vật đóng vai trò là:
	A. Sinh vật tiêu thụ 	B. Sinh vật phân huỷ	C. Sinh vật cung cấp 	D. Sinh vật sản xuất
Bài : 5418 Hệ sinh thái là một hệ thống hoàn chỉnh, tương đối ổn định, bao gồm .Từ điền đúng vào chỗ trống của câu trên là:
	A. Quần thể và khu vực sống của quần thể	B. Quần xã và khu vực sống của quần xã
	C. Quần thể sinh vật và quần xã sinh vật	D. Các cơ thể sinh vật và môi trường sống của chúng
Bài : 5416 Diễn thế nào sau đây là diễn thế phân huỷ
	A. Sự biến đổi từ đồi trọc thành rừng	B. Sự tạo thành đảo giữa biển
	C. Tạo hồ từ một vùng đất trũng	D. Diễn thế trên xác của một động vật
Bài : 5415 Diễn thế xảy ra trên môi trường đã có một quần xã nhất định được gọi là:
	A. Diễn thế trên cạn	 B. Diễn thế dưới nước	C. Diễn thế nguyên sinh 	D. Diễn thế thứ sinh
Bài : 5414 Tác nhân gây ra diễn thế phân huỷ là:
	A. Vi khuẩn, nấm hoại sinh 	B. Thực vật bậc thấp	C. Thực vật bậc cao 	D. Động vật
Bài : 5413 Kết quả của diễn thế phân huỷ là:
	A. Tạo ra một quần xã ổn định	B. Tạo ra sự phân hủy dưới tác động của nhân tố sinh học
	C. Tạo ra quần xã trung tâm	D. Tạo ra quần xã tiên phong
Bài : 5412 Có ba loại diễn thế sinh thái là: diễn thế nguyên sinh, diễn thế thứ sinh và:
	A. Diễn thế dưới nước 	B. Diễn thế trên cạn	C. Diễn thế phân huỷ 	D. Diễn thế ở môi trường trống
Bài : 5411 Nhóm sinh vật đầu tiên đến sống ở một môi trường trống, mở đầu cho một diễn thế nguyên sinh. Nhóm sinh vật trên được gọi là:
	A. Quần xã nguyên sinh	 B. Quần xã tiên phong	C. Quần thể mở đầu 	D. Quần thể gốc
Bài : 5410 Trong diễn thế sinh thái, hệ sinh vật nào sau đây có vai trò quan trọng trong việc hình thành quần xã mới?
	A. Hệ thực vật 	B. Hệ động vật 	C. Vi sinh vật	 D. Hệ động vật và vi sinh vật
Bài : 5409 Trong các nguyên nhân sau đây của diễn thế sinh thái, nguyên nhân có ảnh hưởng mạnh mẽ và nhanh chóng nhất là:
	A. Các nhân tố vô sinh 	B. Con người	C. Các biến động địa chất 	D. Thiên tai như lũ lụt, bão
Bài : 5408 Điểm giống nhau giữa hai hiện tượng: khống chế sinh học và ức chế - cảm nhiễm là:
	A. Xảy ra trong quần xã sinh vật	B. Đều là mối quan hệ cạnh tranh cùng loài
	C. Đều là mối quan hệ hỗ trợ khác loài	D. Là quan hệ giữa vật ăn thịt với con mồi
Bài : 5407 Đặc điểm của hiện tượng khống chế sinh học khác với ức chế - cảm nhiễm là:
	A. Loài này kiềm hãm sự phát triển của loài khác	B. Xảy ra trong một khu vực sống nhất định
	C. Yếu tố kìm hãm là yếu tố sinh học	D. Thể hiện mối quan hệ khác loài
Bài : 5406 Trong một quần xã có một vài quần thể có số lượng cá thể phát triển mạnh hơn. Các quần thể đó được gọi là:
	A. Quần thể chủ yếu 	B. Quần thể ưu thế	C. Quần thể trung tâm 	D. Quần thể chính
Bài : 5405 Hiện tượng phát triển số lượng của quần thể này dẫn đến kìm hãm số lượng của quần thể khác trong quần xã được gọi là:
	A. Khống chế sinh học 	B. Ức chế - cảm nhiễm	C. Cân bằng quần xã	 D. Cạnh tranh cùng loài
Bài : 5404 Vùng chuyển tiếp giữa các quần xã sinh vật được gọi là:
	A. Vùng đệm 	B. Vùng độc lập của quần xã
	C. Vùng đặc trưng của quần xã 	D. Vùng biến đổi của hai quần xã
Bài : 5403 Tập hợp sau đây không phải một quần xã sinh vật là:
	A. Một khu rừng	B. Một hồ nước tự nhiên	
	C. Các con chuột chũi trên một thảo nguyên	D. Các con chim ở một cánh rừng
Bài : 5402 Tập hợp nào sau đây là quần xã sinh vật?
	A. Các con lươn trong một đầm lầy 	B. Các con dế mèn trong một bãi đất
	C. Các con hổ trong một khu rừng 	D. Các con cá trong một hồ tự nhiên
Bài : 5401 Hiện tượng khống chế sinh vật là yếu tố dẫn đến:
	A. Sự tiêu diệt của một loài nào đó trong quần xã	B. Sự phát triển của một loài nào đó trong quần xã
	C. Trạng thái cân bằng sinh học trong quần xã	D. Sự biến đổi của quần xã
Bài : 5400 Số lượng quần thể khác nhau trong quần xã thể hiện . của quần xã đó Từ điền đúng vào chỗ trống của câu trên là:
	A. Thời gian tồn tại 	B. Tốc độ biến đổi	C. Độ đa dạng 	D. Khả năng cạnh tranh
Bài : 5399 Căn cứ vào thời gian tồn tại của quần xã trong tự nhiên, ngườita phân chia làm hai loại quần xã là: 
	A. Quần xã ổn định và quần xã nhất thời	B. Quần xã nhiều năm và quần xã một năm
	C. Quần xã tạm thời và quần xã vĩnh viễn	D. Quần xã biến đổi và quần xã không biến đổi
Bài : 5398 Rừng có thể được xem là:
	A. Quần xã 	B. Quần thể	C. Các quần thể độc lập 	D. Nhóm cá thể cùng loài
Bài : 5397 Quần xã sinh vật có đặc điểm khác với quần thể sinh vật là:
	A. Tập hợp nhiều cá thể sinh vật	B. Các cá thể trong quần xã luôn giao phối hoặc giao phấn với nhau
	C. Gồm các sinh vật khác loài	D. Có khu phân bố xác định
Bài : 5396 Cơ chế của trạng thái cân bằng của quần thể là do:
	A. Sự điều chỉnh tập tính dinh dưỡng của quần thể
	B. Sự thay đổi khả năng cạnh tranh của quần thể
	C. Sự thống nhất mối tương quan giữa tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử vong của quần thể
	D. Sự tăng cường khả năng đấu tranh của quần thể
Bài : 5395 Hiện tượng mỗi quần thể có xu hướng điều chỉnh số lượng cá thể ở một trạng thái ổn định được gọi là:
	A. Sự điều hoà quần thể 	B. Trạng thái cân bằng của quần thể
	C. Sự thích nghi của quần thể 	D. Sự điều tiết quần thể
Bài : 5394 Sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài về nguồn thức ăn, nơi ở nếu xảy ra thường căng thẳng vì lí do chủ yếu nào sau đây?
	A. Số cá thể đông	B. Các cá thể có nhu cầu thường giống nhau
	C. Môi trường tác động lên quần thể mạnh hơn so với ở các cá thể	D. Sự cách li giữa chúng khó xảy ra
Bài : 5393 Sự phát tán hoặc di cư của các cá thể cùng loài từ quần thể này sang quần thể khác có ý nghĩa nào sau đây?
	A. Tránh sự giao phối cận huyết	B. Điều chỉnh SL và phân bố lại các cá thể phù hợpvới nguồn sống
	C. Giảm bớt tính chất căng thẳng của sự cạnh tranh	D. Tất cả các ý nghĩa trên
Bài : 5392 Các dạng biến động số lượng cá thể của quần thể là:
	A. Do con người, theo mùa và do môi trường	B. Do sự cố bất thường, theo mùa, theo chu kì nhiều năm
	C. Theo mùa, do con người, do sự cố bất thường	D. Do môi trường, theo mùa, theo chu kì nhiều năm
Bài : 5391 Yếu tố có vai trò quyết định đối với số lượng của quần thể ở chim vào mùa hè là:
	A. Thức ăn 	B. Sự cạnh tranh nơi làm tổ	C. Độ ẩm của không khỉ 	D. Sự di trú
Bài : 5390 Đối với sâu bọ ăn thực vật, nhân tố có vai trò quyết định đến sự biến động số lượng cá thể của quần thể?
	A. Khí hậu 	B. Kẻ thù	C. Nhiệt độ 	D. Ánh sáng
Bài : 5389 Đặc điểm nào sau đây là của quần thể động vật?
	A. Gồm các cá thể khác loài	B. Các cá thể giao phối được với nhau và sinh sản bình thường
	C. Sống ở nhiều khu vực địa lý khác nhau	D. Cách biệt với môi trường sống
Bài : 5388 Tập hợp nào sau đây không phải là quần thể sinh vật?
	A. Các cây thông trên một khu đồi 	B. Các con voi trong một khu rừng ở Châu Phi
	C. Các con cá trong hồ	 D. Các cây rau mác trên cùng một bãi bồi
Bài : 5387 Nhóm các sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật?
	A. Các động vật ăn cỏ trên một thảo nguyên	B. Các con chim trong một khu rừng
	C. Các con giun đất trên một bãi đất	D. Những con hổ trong một vườn bách thú
Bài : 5386 Các nhân tố của ngoại cảnh ảnh hưởng đến số lượng cá thể của quần thể thông qua hoạt động nào sau đây?
	A. Sự sinh sản	B. Sự tử vong
	C. Sự phát tán của các cá thể trong quần thể	D. Tất cả các hoạt động trên

Tài liệu đính kèm:

  • docTai lieu on thi tot nghiep THPT 2008 2009.doc