Ôn tốt nghiệp Sinh 12 - Những kiến thức cần nắm về tế bào học

Ôn tốt nghiệp Sinh 12 - Những kiến thức cần nắm về tế bào học

Phần I: MÀNG TẾ BÀO, TẾ BÀO CHẤT và CÁC BÀO QUAN

Tất cả các cơ thể sống đều được xây dựng bằng 1 hay nhiều tế bào .Tế bào đồng thời cũng là những đơn vị chức năng vì ở mức độ tế bào đã biểu hiện chức năng của một cơ thể sống như trao đổi chất sinh trưởng sinh sản ,cảm ứng ,di truyền .

Tế bào thực vật và tế bào động vật có đường kính trung bình từ 5 dến 100 micromet .Tuỳ theo chức năng cụ thể mà tế bào có hình dạng và cấu tạo phù hợp (hình cầu ,hình que ,hình trụ ,hình sao.)Tế bào có 3 phần chính là màng tế bào , tế bào chất và nhân.

1) MÀNG TẾ BÀO : mọi tế bào đều có một màng nguyên sinh chất bao bọc ở ngoài .Đây là một màng sống do oạt động của nguyên sinh chất tạo nên .

 

doc 6 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1312Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tốt nghiệp Sinh 12 - Những kiến thức cần nắm về tế bào học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHỮNG KIẾN THỨC CẦN NẮM VỀ TẾ BÀO HỌC .
Phần I: MÀNG TẾ BÀO, TẾ BÀO CHẤT và CÁC BÀO QUAN
Tất cả các cơ thể sống đều được xây dựng bằng 1 hay nhiều tế bào .Tế bào đồng thời cũng là những đơn vị chức năng vì ở mức độ tế bào đã biểu hiện chức năng của một cơ thể sống như trao đổi chất sinh trưởng sinh sản ,cảm ứng ,di truyền ......
Tế bào thực vật và tế bào động vật có đường kính trung bình từ 5 dến 100 micromet .Tuỳ theo chức năng cụ thể mà tế bào có hình dạng và cấu tạo phù hợp (hình cầu ,hình que ,hình trụ ,hình sao..)Tế bào có 3 phần chính là màng tế bào , tế bào chất và nhân.
1) MÀNG TẾ BÀO : mọi tế bào đều có một màng nguyên sinh chất bao bọc ở ngoài .Đây là một màng sống do oạt động của nguyên sinh chất tạo nên .
        a) Cấu tạo:gồm 3 lớp
- Lớp ngoài và  lớp trong là những phân tử prôtêin ,mỗi lớp dày khoảng 30 Angstron,ngoài ra còn có phân tử protêin xuyên qua lớp màng .
- Lớp giữa là những phân tử photpho-lipit dày khoảng 60 Angstron .
* ở tế bào thực vật ngoài màng nguyên sinh còn có màng pecto-xenlulôz làm cho màng tế bào thực vật trở nên vững chắc .Trên màng có những lỗ nhỏ để các tế bào kề cận có thể trao đổi chất với nhau .
         b) Chức năng :màng nguyên sinh có vai trò
-Bảo vệ khối sinh chất ,điều chỉnh thành phần các  chất chứa trong tế bào.
-Qua màng tế bào thực hiện mọi quá trình trao đổi chất với môi trường xung quanh .Có 2 cơ chế trao đổi chất
  + Sự vận chuyển thụ động :theo cơ chế thẩm thấu và khuyếch tán không đòi hỏi men và năng lượng .
  + Sự vận chuyển chủ động :thẩm thấu có tính chất chọn lựa : độc chất bị ngăn cản ,chất dinh dưỡng được thấm qua ,chất nào cần thiết được hấp thụ nhanh và nhiều nhờ các enzim,các chất vận tải đặc biệt .
2)TẾ BÀO CHẤT:
Tế bào chất có cấu tạo dị thể rất phức tạp đựơc chia làm 2 miền .
-Nội chất : ở gần nhân có nhiều hạt ribôxom
-Ngoại chất : ở gần màng không có hạt riboxom
Trong tế bào chất chứa nhân và các bào quan .Tế bào chất là nơi diễn ra mọi hoạt động sống của tế bào và liên hệ tất cả các thành phần của tế bào làm cho tế bào trở thành một khối thống nhất .
3)CÁC BÀO QUAN CÓ KÍCH THƯỚC HIỂN VI:
a)Lạp thể :
-Chỉ có ở tế bào thực vật .
-Ở tế bào non lạp thể chỉ là những hạt không màu (vô sắc lạp ).Người ta phân biệt 3 loại lạp :
     *Lục lạp :có nhiều trong tế bào mô tả ,thân non ,vỏ quả xanh .Mỗi tế bào thực vật bậc cao thường có từ 60 dến 40lục lạp hình cầu hoặc bầu dục .
  - Cấu tạo :phía ngoài có lớp màng kép lipô-prôtêin,bên trong có chất cơ bản màu lục sẫm .
  - Chức năng :là trung tâm quang hợp của tế bào .
     *Sắc lạp :có trong tế bào cánh hoa ,vỏ quả chín chứa các sắc tố vàng carotin,xantôphin.
Có vai trò quan trọng trong quang hợp và thu hút côn trùng ,chim chóc lui tới để giúp cho sự thụ phấn và phát tán hạt trong thiên nhiên đạt hiệu quả .
     * Bột lạp :
 Chứa tinh bột có nhiều trong các bào quan dự trữ như hạt ,rễ củ ........Bột lạp có hình dạng đặc thù cho từng loại sinh vật .
b) Ti thể :có nhiều trong các tế bào
       *Cấu tạo : có hình sợi ,hình que hay hình hạt ,kích thước từ 0.2 dến 2 micromet.
-Lớp màng kép lipo-protêin.
-Tập hợp những hệ men thực hiện 1khâu  nhất điịnh trong quá trình phân giải chất hữu cơ cho tới lúc tạo thành các sản phẩm cuối cùng là cacbonic và nước .
       *Chức năng:Giữ vai trò quan trọng trong sự hô hấp ,biến dổi năng lượng khó sử dụng thành năng lượng dễ sử dụng dưới dạng ATP cung cấp cho mọi hoạt động sống của tế bào .
c) Trung thể :Chỉ có ở tế bào thực vật bậc thấp và tế bào động vật (trừ tế bào thần kinh).
      *Cấu tạo bởi hai bộ phận :
- Trung tử gồm 2 ống hình trụ ngắn xếp thẳng góc .
-Trung cầu là 1 khối prôtêin kết chặt
      *Chức năng:có vai trò quan trọng trong quá trình phân bào :qui định sự di chuyển và tập kết của các NST.
d) Bộ máy gôn-ghi:Có trong hầu hết các laọi tế bào động vật trừ tế bào tinh trùng và hồng cầu,ít phổ biến ở tế bào thực vật.
     *Cấu tạo :gồm từ 2- 6 túi dẹt xếp song song và uốn vòng cung phía ngoài không bào chứa chất tiết .
     *Chức năng :thâu góp các chất tiết các sản phẩm hình thành trong quá trình trao đổi chất hoặc các độc tố xâm nhập tế bào rồi tiết ra ngoài.
e)Thể hoà tan(lyzôxom) :chỉ có ở tế bào động vật
f) Các thể vùi :
  *Không bào : là những xoang nhỏ chứa đầy dịch bào chứa các chất hữu cơ hoà tan (gluxit, axit hữu cơ ,sắc tố antôxian.........)
Có chức năng dự trữ các chất bài tiết hoặc sản phẩm trung gian hình thành trong quá trình trao đổi chất .Ở tết bào thực vật không bào có vai trò quan trọng trong sự  hấp thụ các chất.
 *Các chất dự trữ :
-Gluxit : dự trữ dưới dạng tinh bột ở tế bào thực vật ,và dưới dạng hạt Glycôgen ở tế bào động vật.
-Lipit : được dự trữ dưới dạng hạt nhỏ
-Protit : dự trữ ở tế bào thực vật dưới dạng alơrơn,ở tế bào động vật dưới dạng tinh thể .
Phần II : Nhân tế bào
4)Các bào quan có kích thước siêu hiển vi:
    a)Lưới nội chất:
-Là 1 hệ thống ống và không bào cực nhỏ xếp theo hướng đồng tâm từ màng nguyên sinh tới nhân.
-Thành ống cấu tạo bởi 1 lớp màng kép lipo-prôtêin.
-Chia làm 2 miền:
  + Mạng lưới không hạt ở gần màng nguyên sinh.
   + Mạng lưới có hạt ở gần nhân ,mặt ngoài có nhiều ribôsom dính vào.
-Chức năng :dẫn các chất dinh dưỡng từ nơi này đến nơi khác trong tế bào ,làm tăng các phản ứng hoá sinh trên bề mặt ,cách li tế bào chất thành nhiều vùng khác nhau.
    b)Ribôsom:
Được tổng hợp từ nhân con rồi được phóng thích ra tế bào chất bám vào mặt ngoài của lưới nội chất kết hợp với mARN tạo thành các chuỗi polisom.
-Cấu tạo : là những bào quan hình trái lê cực nhỏ có đường kính từ 150 -400 angstron .Gồm 1 hạt lớn và 1 hạt bé bình thường thì tách rời nhau ,khi làm nhiệm vụ tổng hợp prôtêin thì gắn liền với nhau .
-Chức năng: là trung tâm tổng hợp prôtêin của tế bào.
5)Nhân tế bào :
Mỗi tế bào bình thường có 1 nhân hình cầu ,hình bầu dục hay hình nhiều thuỳ có đường kính từ 7-8 micromet.
  a)Cấu tạo
-Màng nhân : là hệ thống màng kép lipo-prôtêin  có những lỗ ăn thông với tế bào chất và lưới nội chất .
-Dịch nhân : là chất lỏng có chiết quang hơn tế bào chất chứa NST và từ 1-2 nhân con.
-Nhân con : là 1 hoặc 2 thể nhỏ không có màng ngăn cách với dịch nhân ,độ lớn thay đổi tuỳ theo loại tế bào.
  Nhân con chứa nhiều rARN ,prôtêin ,men .Nhân con là nơi tổng hợp rARN và ribôsom cho tế bào.
-Chất nhiễm sắc : tồn tại thành từng sợi mảnh có hạt nhỏ dễ bắt màu với thuốc nhuộm bazic .NST được cấu tạo bởi các đơn vị là nuclêôsom.
  b)Chức năng:
-Nhân rất quan trọng trong đời sống của tế bào .
-Nhân điều hoà ,điều tiết mọi hoạt động sống của tế bào ngoài ra nhân còn mang ADN qui định bản chất các phân tử prôtêin tổng hợp được ở ribôsom.
-Mỗi thành phần của nhân có 1 chức năng riêng ,chúng gắn bó chặt chẽ với nhau làm thành 1 thể thống nhất trong đó nhân là trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào .
6)Nhiễm sắc thể :
Ở sinh vật có nhân chuẩn cơ sở vật chất chủ yếu của tính di truyền là NST .Mỗi loài có 1 bộ NST đặc trưng thể hiện ởcấu trúc ,hình thái và số lượng NST.
    a)Cấu tạo:
Ở sinh vật có nhân chuẩn ,ADN hợp với 1 loại prôtêin cơ bản tạo thành phức hợp nuclêôpôtêin.
-Khởi đầu của cấu trúc xoắn ,khoảng 140 cặp nu quấn chung quanh một octomer gồm 4 cặp phân tử histon khác nhau thành 1 đơn vị nuclêôsom .
-Cấu trúc xoắn thứ 2 ,chuỗi nuclêôsom xoắn lại thành đơn vị solenoid đường kính 300angstron.
-Cấu trúc bậc 3 tạo thành sợi cơ bản đường kính 3000 angstron.
-Sau đó sợi này xoắn thành sợi crômatit đường kính 7000 angstron
-Các crômatit có độ xoắn lớn nhất ở kì giữa của quá trình phân bào tạo thành 1 NST có đường kính 14000 angstron
-Crômatit còn có các loại prôtêin khác không phải là histon như các loại ADN-Polymeraza ,các prôtêin điều hoà .
   b)Hình thái NST 
-Các NST được quan sát rõ nhất ở kì giữa của quá trình phân bào vì vào thời kì này các NST đã tự nhân đôi ,có độ xoắn tối đa ,hình thái đặc trưng .
-Tuỳ vào vị trí của tâm động ,người ta phân biệt thành 3 loại NST: NST cân tâm ,NST lệch tâm ,NST tâm mút .
   c)Số lượng NST :
-Ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai: NST tồn tạo thành từng cặp tương đồng ,trong mỗi cặp các NST có hình dạng và kích thước giống nhau .
-Ở tế bào sinh dục :do cơ chế giảm nhiễm khi hình thành nên các tế bào sinh dục chỉ chứa 1 nửa số NST đặc trưng của laòi gọi là bộ NST đơn bội .
   d)Tính không đặc trưng của NST:
-Tồn tại thành từng cặp tương đồng ở các tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai.
-Gồm 2 loại là NST thường và NST giới tính .
-Trong quá trình phân ly và tổ hợp chịu sự chi phối của các qui luật biến dị như nhau .
   e)Tính ổn định của NST :
Nhờ vào các cơ chế sau :
-Ổn định qua các tế bào sinh dưỡng trong cơ thể .
-Ổn định qua các thế hệ của loại .
   f)Tính không ổn định của NST :
-Tính ổn định của bộ NST chỉ tương đối vì lí do các tác nhân lý hoá của môi trường ngoài hoặc những biến đổi sinh lý hoá sinh trong nội bào gây đột biến:
     +Đột biến cấu trúc .
    +Đột biến số lượng .
   g)NST thường và NST giới tính :
-Có (n-1)cặp hoàn toàn đồng dạng ,giống nhau ở 2  giới đực cái không mang gen quy định giới tính gọi là những cặp NST thường .
-Còn 1 cặp đồng dạng ở giới này nhưng không đồng dạng ở giới kia mang gen quy định giới tính của sinh vật ngoài ra còn mang 1 số gen quy định những tính trạng thường .
   h)Chức năng của NST :
-Là nơi tích luỹ bảo quản thông tin di truyền ở cấp độ tế bào .
-Có khả năng tái sinh.
-Phân ly và tổ hợp ổn định qua các thế hệ nhờ cơ chế :nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.

Tài liệu đính kèm:

  • docOn TN12Nhung kien thuc can nam ve te bao hoc.doc