Ôn thi tốt nghiệp THPT - Những vấn đề cần nhớ về ADN

Ôn thi tốt nghiệp THPT - Những vấn đề cần nhớ về ADN

TÓM TẮT LÍ THUYẾT VỀ AXIT DEOXYRIBONUCLEIC(ADN)

1) VỊ TRÍ :

ADN là cơ sở vật chất di truyền của hầu hết sinh vật.

- Ở các sinh vật chưa có nhân chuẩn ( virut hoặc thực khuẩn thể )ADN tạo thành vật chất di truyền .

- Ở các tế bào của sinh vật có nhân chuẩn , ADN là thành phần chủ yếu của NST ,ngoài ra một lượng nhỏ ADN cũng tồn tại một số bào quan như ti thể ,lạp thể .tạo thành gen trong tế bào chất .

 

doc 3 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1415Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ôn thi tốt nghiệp THPT - Những vấn đề cần nhớ về ADN", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Những vấn đề cần nhớ về ADN
                  TÓM TẮT LÍ THUYẾT VỀ AXIT DEOXYRIBONUCLEIC(ADN)
1) VỊ TRÍ :
ADN là cơ sở vật chất di truyền của hầu hết sinh vật.
- Ở các sinh vật chưa có nhân chuẩn ( virut hoặc thực khuẩn thể )ADN tạo thành vật chất di truyền .
- Ở các tế bào của sinh vật có nhân chuẩn , ADN  là thành phần chủ yếu của NST ,ngoài ra một lượng nhỏ ADN cũng tồn tại một số bào quan như ti thể ,lạp thể ...tạo thành gen trong tế bào chất .
2) CẤU TRÚC VẬT LÍ  :
- Hầu hết ADN của các loài sinh vật có cấu trúc xoắn kép ,gồm 2 mạch đơn xoắn với nhau quanh một trục và ngược chiều nhau . Chiều dài của mỗi phân tử có thể đạt đến hằng trăm micromet .Có cấu trúc đa phân gồm nhiều đơn phân là nucleotit.
- Ổ một số loài virut và vi khuẩn , phân tử ADN có 2 đầu nối liền với nhau tạo thành vòng kín và có cấu trúc không gian 3 chiều do sự gấp khúc nhiều hay ít .
- ADN trong các bào quan cũng có dạng vòng .
- Ngoìa ADN dạng B theo mô hình của Watson - Crick còn có dạng ADN khác như : ADN dạng A ,C ,Z .......... 
dạng ADN
Số cặp nu của 1 chu kì xoắn
chiều và góc xoắn
độ dài của 1 nu
đường kính mạch xoắn
A
                11
trái qua phải 
2.56 Angstron
23 Angstron
B
                10
trái qua phải 
3.38 Angstron
19 Angstron
C
                9.33
trái qua phải 
3.32 Angstron
19 Angstron
Z
                 12
trái qua phải 
5.71 Angstron
18 Angstron
3)CẤU TẠO HÓA HỌC 
-  Cấu  tạo theo nguyên tắt đa phân gồm nhiều đơn phân là các nuclêotit.
- Mỗi nu được cấu tạo gồm các thành phần chủ yếu sau
   + Đường deoxyribôz
   + Axit photphoric
   + Một bazơ nitric ( 1 trong 4 loại sau) : A ,T ,G ,X
a) Liên hợp dọc: Mỗi mạch đơn ADN gồm 1 chuỗi polinucleôtit nối với nhau bởi các liên kết cộng hóa trị (hay liên kết photphođieste).
b) Liên hợp ngang : Giữa 2 mạch đơn , các cặp bazơ đối diện nối với nhau bằng các liên kết hyđrotheo nguyên tắt bổ sung -một bazơ bé của mạch này liên kết với một bazơ lớn của mạch đối diện :A liên kết với T bằng 2 liên kết hyđro ,G liên kết với X bằng 3 liên kết hyđrô . Nên trong 1 phân tử ADN ta luôn có :
A  = T và G = X  .Và tỉ lệ mối quan hệ giữa các nu là =1
Chính nhờ sự sắp xếp đó mà khi ta biết trình tự các nu của mạch này sẽ suy ra được trình tự của các nu ở mạch còn lại .
* Liên kết hiđrô và liên kết hóa học tương đối yếu nhưng vì số lượng nhiều nên cũng tạo cho phân tử ADN một độ bền vững tương đối đồng thời rất linh hoạt để có thể thực hiện các chức năng sinh học của mình .
4) TÍNH ĐẶC TRƯNG CỦA ADN 
Tính đặc trưng của ADN được thể hiện ở :
-Số lượng ,thành phần , trình tự sắp xếp các nu
-Hàm lượng ADN trong nhân tế bào ( ví dụ hàm lượng ADN trong nhân tế bào của người là : 
- Tỉ lệ giữa các loại nu 
5)TÍNH KHÔNG ĐẶC TRƯNG CỦA ADN:
Được thể hiện ở 
-Cấu trúc xoắn kép
- Cấu tạo đơn giản
- Liên kết hóa học như liên kết photphođieste ,hyđrô
- Nguyên tắc bổ sung giữa các cặp bazơ nitric
6)TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA ADN:
ADN đặc trưng cho mỗi loài và được di truyền qua các thế hệ tế bào và qua các thế hệ của loài nhờ 
a) Ở cấp độ tế bào do kết hợp của 3 cơ chế : nguyên phân , giảm phân ,thụ tinh
b) ở cấp độ phân tử do cơ chế tự nhân đôi của ADN
- Diển biến của cơ chế này sách giáo khoa đã trình bày kĩ vì vậy chỉ lưu ý một số ý quan trọng khác
  +Sự tái bản diễn ra nhanh và chính xác do sự hiện diện của một số enzim đặc trưng như các loại ADN- polimeraza(I , II ,III ......) ,Nucleaz( gồm endocuclêaz và exonuclêaz).
  +Tốc độ tái bản có thể khác nhau tùy theo loài .
  +Các ADN -polimeraza chỉ xúc tác cho quá trình bổ sung theo hướng từ 3' đến 5' của mạch khuôn .
* ĐIỀU KIỆN ĐỂ XẢY RA QUÁ TRÌNH TỔNG HỢP ADN LÀ
-Phải có sự hiện diện của một số enzim đặc trưng như các loại ADN- polimeraza(I , II ,III ......)
-Cần có các enzim tham gia vào quá trình mở xoắn ADN là helicaz , protein SSB
-Cần năng lượng ATP cung cấp .
* Ở MỘT SỐ LOÀI VIRUT CÓ CƠ SỞ VẬT CHẤT DI TRUYỀN LÀ ARN THÌ ADN ĐƯỢC SAO CHÉP NGƯỢC TỪ KHUÔN CỦA ARN
7) TÍNH KHÔNG ỔN ĐỊNH CỦA ADN :
Do các tác nhân lí hóa của môi truờng ngoài hoặc do cấu trúc gen kém bền vững và những biến đổi sinh lí nội bào mà cấu trúc ADN có thể bị thay đổi tạo thành các dạng đột biến gen
8) VAI TRÒ CỦA ADN :
Là nơi tích lũy , bảo quản thông tin di truyền
9) HOẠT ĐỘNG CỦA ADN :
-Tự sao trước khi có sự phân bào ( gian kì )
-Phân li và tổ hợp cùng với NST trong quá trình phân bào .
-Phiên mã khi có sự tổng hợp protêin trong tế bào
- Đột biến khi bị tác động của các tác nhân từ môi trường .

Tài liệu đính kèm:

  • docOn thi TN Nhung van de can nho ve ADN.doc