Giáo án cả năm Sinh học 11- Ban cơ bản

Giáo án cả năm Sinh học 11- Ban cơ bản

PHẦN BỐN: SINH HỌC CƠ THỂ

Chương I: CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG

A. CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT

BµI 1: SỰ HẤP THỤ NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG

Ở RỄ

I. Mục tiêu:

Sau khi học xong bài này học sinh cần:

1. Kiến thức:

- Mô tả được cấu tạo của hệ rễ thích nghi với chức năng hấp thụ nước và ion khoáng.

- Phân biệt được cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây.

- Trình bày được mối tương tác giữa môi trường và rễ trong quá trình hấp thụ nước và các ion khoáng.

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.

 

doc 137 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1620Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án cả năm Sinh học 11- Ban cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH SINH 11-CƠ BẢN
Tiết
Bài
Nội dung
Mục tiêu
Chuẩn bị
Ghi chú
1
 1
Sự hấp thụ nước và MK ở rễ
2
2
V/C các chất trong cây
3
 3
Thoát hơi nước
4
4
VT của các NT khoáng
5
5, 6
Dinh dưỡng nitơ ở TV
6
7
TH: Thí nghiệm thoát hơi nước và TN về vai trò của phân bón
7
8
Quang hợp ở thực vật
8
9
QH ở các nhóm TV C3, C4 và CAM
9
10, 11
AH của các nhân tố ngoại cảnh đến QH. QH và n/s cây trồng
10
12
Hô hấp ở thực vật
11
13
TH: Phát hiện DL và carôtenôit
12
14
TH: Phát hiện hô hấp ở thực vật
13
KT
Kiểm tra 1 tiết
14
15
Tiêu hóa ở động vật
15
 16
Tiêu hóa ở động vật (t t)
16
 17
Hô hấp ở động vật
17
 18
Tuần hoàn máu
18
 19
Tuần hoàn máu (tiếp theo)
19
20
Cân bằng nội môi
20
 21
TH: Đo một số chỉ tiêu sinh lí ở người
21
BT
Bài tập chương I
22
 23
Hướng động
23
 24
Ứng động
24
25
TH: Hướng động
25
26
Cảm ứng ở động vật
26
ÔT
Ôn tập học kì I
27
KT
Kiểm tra học kì I
28
 27
Cảm ứng ở ĐV (tt)
29
28
Điện thế nghỉ
30
29
Điện thế hoạt động và sự lan truyền xung TK
31
 30
Truyền qua xi nap
32
31
Tập tính của động vật
33
32
Tập tính của động vật (tiếp theo)
34
Bài: 33
TH: Xem phim về tập tính của động vật
35
34
Sinh trưởng ở thực vật
36
35
Hoocmôn thực vật
37
36
Phát triển ở TV có hoa
38
37
Sinh trưởng và PT ở động vật
39
38
Các nhân tố ảnh hưởng đến ST&PT ở động vật
40
39
Các nhân tố ahg đến ST&PT ở đv(tiếp theo)
41
 40
TH: Xem phim về ST&PT ở động vật
42
KT
Kiểm tra 1 tiết
43
41
Sinh sản vô tính ở TV
44
42
Sinh sản hữu tính ở TV
45
43
TH: NGVT ở TV bằng giâm, chiết, ghép
46
44
Sinh sản vô tính ở động vật
47
45
Sinh sản hữu tính ở động vật
48
 46
Cơ chế điều hòa S2
49
 47
Điều khiển S2 ở ĐV và SĐCKH ở người
50
BT
Bài tập chương III, IV
51
ÔT
Ôn tập học kì II
52
KTHK
Kiểm tra học kì II
Duyệt của BGH
Duyệt của tổ trưởng
Người lập KH
PHẦN BỐN: SINH HỌC CƠ THỂ
Chương I: CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
A. CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT
BµI 1: SỰ HẤP THỤ NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG 
Ở RỄ
I. Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học sinh cần:
1. Kiến thức:
- Mô tả được cấu tạo của hệ rễ thích nghi với chức năng hấp thụ nước và ion khoáng.
- Phân biệt được cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây.
- Trình bày được mối tương tác giữa môi trường và rễ trong quá trình hấp thụ nước và các ion khoáng.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.
3. Thái độ:
- Giải thích một số hiện tượng thực tế liên quan đến quá trình hút nước.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh vẽ hình 1.1, 1.2, 1.3 SGK.
III. Phương pháp dạy học:
- Trực quan, thảo luận và hỏi đáp.
IV. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp:
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung kiến thức
* Hoạt động 1: Tìm hiểu rễ là cơ quan hấp thụ nước:
GV yêu cầu HS quan sát hình 1.1 trả lời câu hỏi: Dựa vào hình 1.1 hãy mô tả cấu tạo bên ngoài của hệ rễ?
HS quan sát hình 1.1 → trả lời câu hỏi.
GV nhận xét, bổ sung → KL.
GV yêu cầu HS nghiên cứu mục 2, kết hợp hình 1.1 trả lời câu hỏi:
- Rễ thực vật trên cạn phát triển thích nghi với chức năng hấp thụ nước và muối khoáng ntn?.
- Tế bào lông hút có cấu tạo thích nghi với chức năng hút nước và khoáng ntn?
HS nghiên cứu mục 2, quan sát hình 1.1 → trả lời câu hỏi.
GV nhận xét, bổ sung → kết luận.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu cơ chế hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ cây.
GV yêu cầu HS dự đoán sự biến đổi của tế bào khi cho vào 3 cốc đựng 3 dd có nồng độ ưu trương, nhược trương và đẳng trương → cho biết: 
- Nước được hấp thụ từ đất vào rễ theo cơ chế nào? Giải thích?
- Các ion khoáng được hấp thụ vào tế bào lông hút ntn?
- Hấp thụ động khác hấp chủ động ở điểm nào?
HS quan sát → trả lời câu hỏi.
GV nhận xét, bổ sung → kết luận.
GV cho HS quan sát hình 1.3 SGK yêu cầu HS: 
- Ghi tên các con đường vận chuyển nước và các ion khoáng vào vị trí có dấu “?” trong sơ đồ.
- Vì sao nước từ lông hút vào mạch gỗ của rễ theo một chiều?
HS quan sát hình → trả lời câu hỏi.
GV nhận xét, bổ sung → kết luận.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu ảnh hưởng của môi trường đối với quá trình hấp thụ nước và các ion khoáng ở rễ
GV cho HS đọc mục III, trả lời câu hỏi:
- Hãy cho biết môi trường ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ nước và các ion khoáng của rễ ntn?
- Cho ví dụ.
HS nghiên cứu mục III → trả lời câu hỏi.
GV nhận xét, bổ sung → kết luận.
I. Rễ là cơ quan hấp thụ nước:
1. Hình thái của hệ rễ:
H1.1 SGK
2. Rễ cây phát triển nhanh bề mặt hấp thụ:
- Rễ đâm sâu, lan rộng và sinh trưởng liên tục hình thành nên số lượng khổng lồ các lông hút làm tăng diện tích bề mặt tiếp xúc với đất giúp cây hấp thụ được nhiều nước và muối khoáng.
- Tế bào lông hút có thành tế bào mỏng, không thấm cutin, có áp suất thẩm thấu lớn.
II. Cơ chế hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ cây.
1. Hấp thụ nước và các ion khoáng từ đất vào tế bào lông hút.
a. Hấp thụ nước:
- Nước được hấp thụ liên tục từ đất vào tế bào lông hút theo cơ chế thẩm thấu: đi từ môi trường nhược trương vào dd ưu trương của tế bào rễ cây nhờ sự chênh lệch áp suất thẩm thấu.
b. Hấp thụ muối khoáng.
- Các ion khoáng xâm nhập vào tế bào rễ cây một cách chọn lọc theo 2 cơ chế:
 + Thụ động: Cơ chế khuếch tán từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp.
 + Chủ động: Di chuyển ngược chiều gradien nồng độ và cần năng lượng.
2. Dòng đi từ lông hút vào mạch gỗ của rễ.
- Theo 2 con đường:
 + Từ lông hút → khoảng gian bào → mạch gỗ.
 + Từ lông hút → tế bào sống → mạch gỗ
III. Ảnh hưởng của môi trường đối với quá trình hấp thụ nước và các ion khoáng ở rễ.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ nước và các ion khoáng là: Nhiệt độ, ánh sáng, oxy, pH, đặc điểm lí hóa của đất
- Hệ rễ cây ảnh hưởng đến môi trường.
3. Củng cố:
- So sánh sự khác biệt trong sự phát triển của hệ rễ cây trên cạn và cây thủy sinh? Giải thích?
- Nêu sự khác biệt giữa hấp thụ nước và các muối khoáng? Làm thế nào để cây có thể hấp thụ nước và các muối khoáng thuận lợi nhất?
4. Dặn dò:
	Học bài, trả lời câu hỏi SGK
	Chuẩn bị bài 2.
Ngày soạn: 26/08/2008
Ngày dạy: 28/08/2008
Tuần: 1
Tiết: 2
BµI 2: QUÁ TRÌNH VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT 
TRONG CÂY
I. Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học sinh cần:
1. Kiến thức:
- Mô tả được cấu tạo của cơ quan vận chuyển.
- Thành phần của dịch vận chuyển.
- Động lực đẩy dòng vật chất di chuyển.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.
3. Thái độ:
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh vẽ hình 2.1, 2.2, 2.3, 2.4, 2.5 SGK.
- Phiếu học tập.
III. Phương pháp dạy học:
- Trực quan, thảo luận và hỏi đáp.
IV. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- GV treo sơ đồ hình 1.3, yêu cầu 1 HS lên chú thích các bộ phận cũng như chỉ ra con đường xâm nhập của nước và ion khoáng từ đất vào mạch gỗ của rễ?
- Nêu sự khác biệt giữa hấp thụ nước và các muối khoáng? Giải thích vì sao các loài cây trên cạn không sống được trên đất ngập mặn
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung kiến thức
* Hoạt động 1: Tìm hiểu dòng mạch gỗ.
GV yêu cầu HS quan sát hình 2.1, 2.2 trả lời câu hỏi: 
- Hãy mô tả con đường vận chuyển của dòng mạch gỗ trong cây?
- Hãy cho biết quản bào và mạch ống khác nhau ở điểm nào? Bằng cách điền vào PHT số 1:
Phiếu học tập số 1
Tiêu chí so sánh
Quản bào
Mạch ống
HS quan sát hình 2.1 → trả lời câu hỏi.
GV nhận xét, bổ sung → kết luận.
GV yêu cầu HS nghiên cứu mục 2, trả lời câu hỏi:
- Hãy nêu thành phần của dịch mạch gỗ?
HS nghiên cứu mục 2 → trả lời câu hỏi.
GV nhận xét, bổ sung → kết luận.
GV cho HS quan sát hình 2.3, 2.4, trả lời câu hỏi:
- Hãy cho biết nước và các ion khoáng được vận chuyển trong mạch gỗ nhờ những động lực nào?
HS nghiên cứu mục 3 → trả lời câu hỏi.
GV nhận xét, bổ sung → kết luận.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu dòng mạch rây.
GV yêu cầu HS quan sát hình 2.2, 2.5, đọc SGK, trả lời câu hỏi.
- Mô tả cấu tạo của mạch rây?
- Thành phần của dịch mạch rây?
- Động lực vận chuyển?
→ Từ đó nêu điểm khác nhau giữa dòng mạch gỗ và dòng mạch rây? Bằng cách điền vào PHT số 2
Tiêu chí so sánh
Mạch gỗ
Mạch rây
HS quan sát → trả lời câu hỏi.
GV nhận xét, bổ sung → kết luận.
I. Dòng mạch gỗ
1. Cấu tạo của mạch gỗ:
- Mạch gỗ gồm các tế bào chết (quản bào và mạch ống) nối kế tiếp nhau tạo thành con đường vận chuyển nước và các ion khoáng từ rễ lên lá.
Tiêu chí so sánh
Quản bào
Mạch ống
Đường kính
Nhỏ
Lớn
Chiều dài
Dài
Ngắn
Cách nối
Gối đầu lên nhau
Đầu kế đầu
2. Thành phần của dịch mạch gỗ:
- Thành phần chủ yếu gồm: Nước, các ion khoáng ngoài ra còn có các chất hữu cơ được tổng hợp ở rễ.
3. Động lực đẩy dòng mạch gỗ
- Áp suất rễ.
- Lực hút do thoát hơi nước ở lá (động lực đầu trên).
- Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ: Tạo thành một dòng vận chuyển liên tục từ rễ lên lá
II. Dòng mạch rây.
1. Cấu tạo của mạch dây.
- Gồm các tế bào sống là ống rây (tế bào hình rây) và tế bào kèm
2. Thành phần của dịch mạch rây.
- Gồm: Đường saccarozo, các aa, vitamin, hoocmon thực vật
3. Động lực của dòng mạch rây.
- Là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá) và các cơ quan chứa
Tiêu chí S2
Mạch gỗ
Mạch rây
Cấu tạo
- Là những TB chết
- Thành TB có chứa linhin.
- Các TB nối với nhau thành những ống dài từ rễ lên lá.
- Là những TB sống.
- Các ống rây nối đầu với nhau thành ống dài đi từ lá xuống rễ.
Thành phần dịch
Nước, muối khoáng được hấp thụ ở rễ và các CHC được tổng hợp ở rễ.
Là các sản phẩm đồng hoá ở lá:
+ Saccarozo, a.a, vitamin
+ Một số ion khoáng được sử dụng lại.
Động lực
Là sự phối hợp của 3 lực:
- Áp suất rễ.
- Lực hút do thoát hơi nước ở lá.
- Lức lk giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ.
Là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn và cơ quan chứa
3. Củng cố:
- Vì sao khi ta bóc vỏ quanh cành cây hay thân cây thì một thời gian sau ở chỗ bị bóc phình to ra?
- Sự hút nước từ rễ lên lá qua những giai đoạn nào?
4. Hướng dẫn về nhà:
- Trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc thêm: “Em có biết”
- Làm thí nghiệm sau quan sát hiện tượng và giải thích.
Thí nghiệm: Lấy 1 bao polyetilen trắng bao quanh 1 cành nhỏ có lá của cây trồng trong chậu hoặc ngoài vườn rồi cột miệng bao lại, để 1 ngày sau đó quan sát.
Ngày soạn: /09/2008
Ngày dạy: /09/2008
Tuần: 2
Tiết: 3
BµI 3: THOÁT HƠI NƯỚC Ở LÁ
I. Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học sinh cần:
1. Kiến thức:
- Nêu được vai trò của thoát hơi nước đối với đời sống thực vật.
- Mô tả được cấu tạo của lá thích nghi với chức năng thoát hơi nước .
- Trình bày được cơ chế đóng mở lỗ khí của khí khổng và các tác nhân ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước..
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.
3. Thái độ :
- Giải thích cơ sở khoa học các biện pháp kĩ thuật tạo điều kiện cho cây điều hòa thoát hơi nước dễ dàng.
- Tích cực trồng cây và bảo vệ cây xanh ở trường học, nơi ở và đường phố.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh vẽ hình 3.1, 3.2, 3.3, 3.4 SGK.
- Thí nghiệm chứng minh cây xanh thoát hơi nước.
III. Phương pháp dạy học:
- Trực quan, thảo luận và hỏi đáp.
IV. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ :
- Động lực  ... ời nghiện thuốc lá, rượu)
Gây ảnh hưởng lên hoạt động của buồng trứng gián tiếp qua hệ thần kinh và hệ nội tiết.
- Ảnh hưởng quá trình sinh trứng và hành vi sinh dục của con cái (ĐV hoang dã sống vùng lạnh)
- Giảm khả năng sản sinh trứng
- Buồng trứng giảm khả năng sản sinh trứng.
Ngày soạn: 13/4/2009
Ngày dạy: 14/4/2009
Tuần: 32
Tiết: 49
BµI 47: ĐIỀU KHIỂN SINH SẢN Ở ĐỘNG VẬT VÀ SINH ĐẺ CÓ KẾ HOẠCH Ở NGƯỜI
I. Mục Tiêu
Sau khi học xong bài này học sinh cần phải:
- Trình bày được một số biện pháp làm tăng sinh sản ở động vật
- Kể tên các biện pháp tránh thai và nêu cơ chế tác dụng của chúng
II. Thiết Bị Dạy Học.
- Bảng 47 SGK (các biện pháp tránh thai) 
- Một số dụng cụ tránh thai, và một số thuốc tránh thai
III. Tiến Trình Bài Dạy.
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Các hoocmôn FSH, LH được sản xuất ra ở đâu và vai trò của chúng trong quá trình sản sinh tinh trùng?
- Cho ví dụ về vai trò của hệ thần kinh và môi trường sống đến quá trình sản sinh trứng.
2. Bài mới:
Đặt vấn đề: Tại sao cần tăng sinh sản ở động vật, nhưng cần giảm sinh đẻ ở người?
GV cần giới thiệu để học sinh thấy được ở nhiều nước trong đó có Việt Nam, nhu cầu lương thực, thực phẩm của người dân chưa được đáp ứng đủ. Mặt khác, tăng dân số nhanh cũng gây áp lực lên nhiều mặt của đời sống, trong đó có việc cung cấp lương thực, thực phẩm. Vì vậy, một mặt cần nâng cao năng suất chăn nuôi, cây trồng, mặt khác cần phải giảm dân số.
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung kiến thức
- Hãy cho biết một số kinh nghiệm làm tăng sinh sản trong chăn nuôi?
HS có thể đưa ra một số kinh nghiệm ở địa phương như tạo điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng tốt.
GV cho HS đọc mục I, phát phiếu học tập. 
Tên biện pháp tăng sinh sản ở động vật
Tác dụng giải thích
Biện pháp làm thay đổi số con
Sử dụng HM hoặc chất kích thích tổng hợp
Thay đổi yếu tố môi trường
Nuôi cấy phôi
Thụ tinh nhân tạo
Biện pháp điều khiển giới tính
Sử dụng hoocmôn.
Tách tinh trùng. 
Chiếu tia tử ngoại.
Thay đổi chế độ ăn 
Xác định sớm giới tính phôi(thể Bar)
? Hiện nay có những biện pháp nào làm tăng sinh sản ở động vật?
? Tại sao sử dụng hoocmôn có thể làm tăng sinh sản ở động vật?
? Ý nghĩa của việc nuôi cấy phôi?
HS trả lời bằng cách điền các thông tin thích hợp vào phiếu học tập.
Sau đó GV cho sửa chữa, hoàn chỉnh.
? Vì sao cần điều khiển giới tính ở vật nuôi?
? Cơ chế của việc xác định giới tính ở động vật?
? Chủ trương của Nhà nước ta hiện nay một cặp vợ chồng nên có bao nhiêu con? Tuổi bao nhiêu thì mới sinh con? Khoảng cách giữa các lần sinh con là bao nhiêu?
Từ sự trả lời của HS → khái niệm SĐCKH
? Vì sao phải sử dụng các biện pháp tránh thai?
? Hãy điền tên các biện pháp tránh thai và cơ chế tác dụng của chúng giúp phụ nữ tránh thai vào bảng 47 SGK?
GV cho HS điền trong 5 phút, sau đó gọi một HS trình bày. 
I. Điều Khiển Sinh Sản Ở Động Vật.
 Thay đổi số con
Gồm biện pháp: 
 Điều khiển giới tính
Tên biện pháp tăng sinh ở động vật
Tác dụng - giải thích
Biện pháp làm thay đổi số con
Sử dụng HM hoặc chất kích thích tổng hợp
- Kích thích trứng chín hàng loạt, rụng nhiều trứng
- Sử dụng trứng để thụ tinh nhân tạo
Thay đổi yếu tố môi trường
Tăng số trứng/lần đẻ, đẻ sớm.
Nuôi cấy phôi
- Cho nhiều con cái cùng mang thai và đẻ đồng loạt, tiện chăm sóc
- Tăng nhanh số lượng các động vật quí hiếm. 
Thụ tinh nhân tạo
- Hiệu quả thụ tinh cao
- Sử dụng hiệu quả các con đực tốt.
Biện pháp
điều khiển giới tính
Sử dụng hoocmôn
Tạo được giới tính 1 số loài theo yêu cầu sản xuất
Tách tinh trùng 
Chọn loại tinh trùng mang NST X hay Y để thụ tinh với trứng → tạo giới tính theo ý muốn
Chiếu tia tử ngoại
Tạo giới tính vật nuôi theo ý muốn (tằm đực)
Thay đổi chế độ ăn 
Tạo giới tính vật nuôi theo ý muốn 
Xác định sớm giới tính phôi (thể Bar)
Giúp phát hiện sớm giới tính vật nuôi để giữ lại hay loại bỏ
II. Sinh Đẻ Có Kế Hoạch Ở Người.
1. Sinh đẻ có kế hoạch là gì?
SĐCKH là điều chỉnh về số con, thời điểm sinh con và khoảng cách sinh con cho phù hợp...
2. Các biện pháp tránh thai.
- Bao cao su
- Dụng cụ tử cung
- Thuốc tránh thai
- Triệt sản nam và nữ
- Tính vòng kinh
- Xuất tinh ngoài âm đạo
IV. Củng Cố
- Tại sao không nên lạm dụng biện pháp nạo hút thai?
- Tại sao nữ dưới 19 tuổi không nên dùng thuốc tránh thai?
* Câu hỏi trắc nghiệm: Chọn câu trả lời đúng
Một trong những biện pháp thường được sử dụng để điều khiển giới tính ở vật nuôi là:
A. Cho giao phối tự do.	B. Chọn lọc trứng.	C. Tách tinh trùng.	D. Cho giao phối gần.
Đáp án đúng: C
V. Hướng Dẫn Về Nhà.
- Học bài theo các câu hỏi 1, 2, 3 SGK
- Ôn tập lại toàn bộ nội dung chương III và IV.
Ngày soạn: 20/4/2009
Ngày dạy: 21/4/2009
Tuần: 33
Tiết: 50
BµI 48: BÀI TẬP CHƯƠNG III VÀ IV
I. Mục Tiêu.
Sau khi học xong bài này học sinh cần phải:
- Phân biệt và trình bày được mối liên quan giữa sinh trưởng và phát triển, những điểm giống và khác nhau trong quá trình sinh trưởng, phát triển của thực vật và động vật ý nghĩa của sinh trưởng, phát triển đối với sự duy trì và phát tán của loài.
- Kể được tên các hoocmôn ảnh hưởng lên sinh trưởng và phát triển của thực vật và động vật.
- Phân biệt sinh trưởng với phát triển qua biến thái hoàn toàn, biến thái không hoàn toàn và không qua biến thái. 
- Phân biệt được các hình thức sinh sản ở thực vật và động vật, rút ra được điểm giống nhau và khác nhau trong sinh sản giữa thực vật và động vật, cũng như hiểu được vai trò quan trọng của sinh sản đối với sự tồn tại và phát triển liên tục của loài.
- Kể được tên các hoocmôn điều hòa sinh sản ở thực vật và động vật.
II. Thiết Bị Dạy Học.
- Tranh và bản trong hình phóng to về sinh trưởng, phát triển, sinh sản ở thực vật và ở động vật, máy chiếu.
- Phiếu học tập.
III. Tiến Trình Lên Lớp.
1. Kiểm tra bài cũ: 
? Thế nào là sinh đẻ có kế hoạch? Hãy nêu các biện pháp tránh thai?
2. Bài mới:
Mở bài:Các em đã học các chương về sinh trưởng, phát triển và sinh sản ở thực vật và ở động vật. Bài hôm nay chúng ta sẽ ôn lại các kiến thức chủ yếu đã học thuộc các chương trên.
A. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
1. Sinh trưởng:
- Khái niệm sinh trưởng.
- Đặc trưng sinh trưởng của thực vật, động vật.
* Học sinh thực hiện lệnh r mục I. 1 SGK trang 187
- Phân biệt những điểm giống nhau và khác nhau giữa chúng.
- Các hoocmôn thực vật và ứng dụng của chúng?
- Những điểm giống nhau và khác nhau của hoocmôn thực vật và động vật?
2. Phát triển:
Là quá trình bao gồm sinh trưởng, phân hoá tế bào và phát sinh hình thái (hình thành các mô, cơ quan khác nhau trong chu trình sống của cá thể).
* Học sinh thực hiện lệnh mục I.2 SGK
* Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát sơ đồ sau để phân biệt các giai đoạn sinh trưỏng và phát triển ở TV
Dùng phiếu học tâp sau để giúp học sinh so sánh sự sinh trưởng và phát triển giữa TV và ĐV:
Phiếu học tập
Tiêu chí so sánh
Thực vật
Động vật
 Biểu hiện của sinh trưởng
Phần lớn vô hạn (trừ TV ngắn ngày)
Phần lớn là hữu hạn
Cơ chế của sinh trưởng
Phân chia và lớn lên của các TB ở mô phân sinh
Phân chia và lớn lên của các TB ở mọi bộ phận cơ thể
Biểu hiện của PT
Gián đoạn
Liên tục
Cơ chế của phát triển
Điều hoà sinh trưởng
Điều hoà phát triển
Sinh trưởng, phân chia và phân hoá các TB nhưng quy trình đơn giản hơn.
Phitohoocmon là chất điều hoà sinh trưởng của thực vật bao gồm 2 loại: Nhóm kích thích sinh trưởng và nhóm kìm hãm sinh trưởng
Phitocrom là sắc tố enzim có tác dụng điều hoà sự phát triển chất này tác động đến sự ra hoa, nảy mầm, tổng hợp sắc tố...
Sinh trưởng, phân chia và phân hoá TB nhưng quy trình phức tạp hơn
- Điều hoà sinh trưởng được thực hiện bởi hoocmon sinh trưởng và hoocmon tirôxin...
- Đối với loại phát triển biến thái được điều hoà bởi hoocmon biến thái và lột xác Ecđixơn và Juvenin.
- Đối với loại phát triển không qua biến thái được điều hoà bởi các hoocmon sinh dục
B. SINH SẢN
Học sinh hiểu được khái niệm về sinh sản và các hình thức sinh sản ở thực vật và ở động vật. Lưu ý: Về những điểm giống nhau và khác nhau trong sinh sản ở thực vật và động vật. Vai trò của hiện tượng sinh sản đối với sự phát triển của loài. Các hình thức sinh sản (vô tính, hữu tính) có cơ sở tế bào học là giống nhau.
* Học sinh thực hiện lệnh r mục III
* Giáo viên hướng dẫn học sinh lập bảng sau:
Bảng 2: Sinh sản ở thực vật và động vật
Các hình thức sinh sản
Thực vật
Động vật
Sinh sản vô tính
Là sự hình thành cây mới có đặc tính giống cây mẹ, từ một phần của cơ quan sinh dưỡng
Là hình thức sinh sản chỉ cần một cá thể mẹ để tạo ra cá thể con
Sinh sản hữu tính
Là hình thức tạo cơ thể mới do có sự thụ tinh của hai giao tử đực và cái.
Là hình thức sinh sản tạo cá thể mới nhờ có sự tham gia của giao tử đực và giao tử cái.
Bảng 3: Ưu điểm và nhược điểm của sinh sản vô tính và hữu tính
Sinh sản vô tính
Sinh sản hữu tính
I. Ưu điểm:
1. ......................................................
2. .....................................................
3. ......................................................
... .......................................................
II. Nhược điểm 
I. Ưu điểm:
1. .................................................
2. ................................................
3. ................................................
... .................................................
II. Nhược điểm 
Bảng 4: Các hoocmôn điều hòa sinh sản ở động vật và vai trò
Hoocmôn
Vai trò
1. .........................................................
2. ......................................................
3.....................................................
... ......................................................
1.........................................................
2.......................................................
3.....................................................
... ......................................................
IV. Củng Cố:
- Sự giống nhau trong sinh trưởng, phát triển, sinh sản của thực vật và động vật nói lên điều gì về nguồn gốc của sinh giới? 
Tuần 34
Tiết 51
Ngày Soạn:27/4/2009
Ngày Dạy: 28/4/2009
ÔN TẬP HỌC KÌ II
I. Mục tiêu :
Sau khi học xong bài này học sinh cần phải:
- Giúp HS hệ thống lại toàn bộ kiến thức đã học trong HKII.
- Giải đáp những vấn đề còn tồn tại trong quá trình nhận thức của HS trong thời gian học tập vừa qua.
- HS tự xây dựng được các bản đồ khái niệm để ôn tập kiến thức.
- HS tự xây dựng được các câu hỏi ôn tập cho từng chương.
II. Phương tiện : 
Phiếu học tập do GV chuẩn bị.
III. Phương pháp : 
- HS tự ôn tập trước ở nhà theo hướng dẫn của GV.
- HS tiến hành ôn tập tại lớp thông qua các bài tập dưới sự quan sát của GVBM.
IV. Nội dung :
Tuần 
Tiết 
Ngày Thi: 
THI HỌC KÌ II
I. Mục tiêu
	- Kiểm tra mức độ hiểu bài và rèn luyện kĩ năng làm bài kiểm tra của học sinh.
	- Giúp học sinh ôn tập kiến thức đã học.
	- Đánh giá kết quả việc dạy và học của thầy và trò trong học kì II.
II. Phương pháp:
 - GV hướng dẫn HS tự ôn tập ở nhà.
Đề thi kiểm tra tập trung của Sở Giáo Dục.
Học sinh tự làm bài tại phòng thi theo hướng dẫn của giám thị.
III. Nội dung:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an sinh hoc 11.doc