Ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn

Ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn

KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 HẾT THẾ KỈ XX.

1.Hãy trình bày những nét chính về lịch sử, xã hội, văn hóa có sự ảnh hưởng tới văn học Việt nam giai đoạn 1945- 1975.

2. Trình bày các chặng đường chính của VHVN,giai đoạn từ 1945 đến năm 1975:

* Chặng đường 1945 – 1954:

- Ca ngợi tổ quốc và quần chúng cách mạng, kêu gọi tinh thần đoàn kết toàn dân, biểu gương những tấm gương vì nước quên mình.

 - Từ cuối năm 1946, văn học tập trung phản ánh cuộc kháng chiến chống Pháp. Văn học gắn bó với đời sống cách mạng và kháng chiến, tập trung khám phá sức mạnh và phẩm chất tốt đẹp của quần chúng nhân dân, thể hiện ở niềm tự hào dân tộc và niềm tin vào tương lai tất thắng của cuộc kháng chiến.

 

doc 24 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1237Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TRƯỜNG THPT LÊ QUÍ ĐÔN. ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT.
 Năm học: 2009 -2010.
 KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 HẾT THẾ KỈ XX.
1.Hãy trình bày những nét chính về lịch sử, xã hội, văn hóa có sự ảnh hưởng tới văn học Việt nam giai đoạn 1945- 1975.
2. Trình bày các chặng đường chính của VHVN,giai đoạn từ 1945 đến năm 1975:
* Chặng đường 1945 – 1954:
- Ca ngợi tổ quốc và quần chúng cách mạng, kêu gọi tinh thần đoàn kết toàn dân, biểu gương những tấm gương vì nước quên mình.
 - Từ cuối năm 1946, văn học tập trung phản ánh cuộc kháng chiến chống Pháp. Văn học gắn bó với đời sống cách mạng và kháng chiến, tập trung khám phá sức mạnh và phẩm chất tốt đẹp của quần chúng nhân dân, thể hiện ở niềm tự hào dân tộc và niềm tin vào tương lai tất thắng của cuộc kháng chiến.
+ Truyện ngắn và ký, tiêu biểu : Một lần tới thủ đô và Trận phố Ràng của Trần Đăng, Đôi mắt, Nhật ký ở rừng của Nam Cao, Làng của Kim Lân, Vùng mỏ của Võ Huy Tâm, Xung kích của Nguyễn Đình Thi, Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc.
+ Thơ ca : Cảnh khuya, Rằm tháng giêng, Lên núi của Hồ Chí Minh, Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm, Tây Tiến của Quang Dũng, Nhớ của Hồng Nguyên, Cá nước, Việt Bắc của Tố Hữu. Kịch Bắc Sơn của Nguyễn Huy Tưởng, Chị Hoài của Học Phi.
 * Chặng đường 1955 – 1964:
- Ngợi ca những đổi thay của đất nước và con người trong bước đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc bằng cảm hứng lãng mạn, tràn đầy niềm vui, lạc quan tin tưởng; thể hiện tình cảm với miền Nam ruột thịt.
- Tiêu biểu : Tranh tối tranh sáng của Nguyễn Công Hoan Sống mãi với thủ đô của Nguyễn Huy Tưởng,... Viết về đề tài xây dựng CNXH : Sông Đà của Nguyễn Tuân, Bốn năm sau của Nguyễn Huy Tưởng,...
+ Thơ ca : Gió lộng của Tố Hữu, Ánh sáng và phù sa của Chế Lan Viên...
+ Kịch : Ngọn lửa của Nguyễn Vũ, Chị Nhàn của Đào Hồng Cẩm
 * Chặng đường từ 1965 – 1975:
- Nội dung chủ đạo là đề tài chống Mĩ cứu nước. Ca ngợi tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Những tác phẩm truyện, kí viết trong máu lửa của chiến tranh đã phản ánh nhanh nhạy và kịp thời cuộc chiến đấu của quân dân miền Nam anh dũng.
“Người mẹ cầm súng” của Nguyễn Thị, “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành...
+ Truyện kí : Nguyễn Tuân, Nguyễn Thành Long, Ra trận, Máu và hoa của tố Hữu, Hoa ngày thường, chim báo bão của Chế Lan Viên, Đầu súng trăng treo của Chính Hữu,... xuất hiện những đóng góp của một số nhà thơ trẻ thời chống Mĩ như Phạm Tiến Duật, Nguyễn Khoa Điềm...
 3 Những đặc điểm cơ bản của VHVN giai đoạn 1945- 1975.
- Văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước.
- Nền văn học hướng về đại chúng .
- Nền văn học sáng tác theo khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn
4. Nêu những nét khái quát của VHVN sau 1975 đến đầu thế kỉ XX.
+ Bước vào giai đoạn lịch sử mới nhưng văn học vẫn tiếp tục vận đông theo quán tính của nó trong khoảng mười năm. Tình hình đó tạo nên một hiện tượng “lệch pha” giữa người cầm bút và công chúng văn học. Điều đó đòi hỏi văn học giai đoạn này phải đổi mới.
+ Tiêu biểu: Những người đi tìm tới biển của Thanh Thảo, Đường tới thành phố của Hữu Thỉnh, Trường ca sư đoàn của Nguyễn Đức Mậu, Đất trắng của Nguyễn Trọng oánh, Chiếc thuyền ngoài xa, Cỏ lau của Nguyễn Minh Châu, Hồn trương ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ, Mùa hè ở biển của Xuân Trình.
 NGUYỄN ÁI QUỐC- HỒ CHÍ MINH.
 1. Nêu những nét vắn tắt về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh
 2. Nêu quan điểm sáng tác văn học của Hồ Chí Minh.
- Hồ Chí Minh coi nghệ thuật là thứ vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp cách mạng : Quan điểm này bộc lộ rõ trong Tuyên ngôn nghệ thuật :
 Nay ở trong thơ nên có thép
 Nhà thơ cũng phải biết xung phong
 (Cảm tưởng đọc thiên gia thi)
Sau này trong Thư gửi của hoạ sĩ nhân dịp triển lãm hội hoạ năm 1951,Người lại khẳng định : “Văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”.
- Hồ Chí Minh luôn chú trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn chương, Người coi tính chân thật như một thước đo giá trị của văn chương nghệ thuật, miêu tả “cho hay” cho hùng hồn hiện thực đời sống.. Người nhắc nhở người nghệ sĩ “Nên chú ý phát huy cốt cách dân tộc và đề cao sự sáng tạo, chớ gò bó họ vào khuôn làm mất vẻ sáng tạo”, viết cho dễ hiểu, cho “sâu sắc”, “có cốt cách dân tộc” thì quần chúng mới thích đọc
- Khi cầm bút, Hồ Chí Minh bao giờ cũng xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm văn học. Người luôn tự đặt câu hỏi : “Viết cho ai?”(đối tượng) “Viết để làm gì ?”( mục đích). Sau đó mới quyết định “Viết cái gì ?”(nội dung) và viết “Như thế nào” (hình thức). Vì thế các sáng tac của Người chẳng những có tư tưởng sâu sắc nội dung thiết thực mà còn có hình thức nghệ thuật sinh động, phong phú. 
3. Nêu phong cách thơ văn Hồ Chí Minh. 
 TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP.
1. Nêu hoàn cảnh sáng tác và mục đích, đối tượng của bản Tuyên Ngôn Độc Lập.
2. Giá trị lịch sử và giá trị văn học của bản Tuyên Ngôn Độc Lập.
3. Nghệ thuật viết văn chính luận đặc sắc của Hồ Chí Minh trong bản Tuyên Ngôn Độc Lập.
- Kết cấu chặt chẽ: ba phần bổ sung, liên kết vững chắc với nhau để đi đến khẳng định chân lí: nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã trở thành một nước tự do, độc lập.
- Hệ thống luận điểm logic, sắc sảo: mỗi ý lớn là sự hợp thành của nhiều ý nhỏ.
- Lập luận khéo léo, đầy sức thuyết phục( khéo léo từ cơ sở pháp lí đến sự khẳng định nền độc lập của dân tộc Việt Nam).
- Giọng văn linh hoạt hùng hồn, đanh thép.
- Ngôn ngữ chuẩn mực, chính xác, giàu tình cảm.
- Biện pháp tu từ được sử dụng tinh tế, hợp lí, chân thực, xúc động.
4. Hệ thống lập luận của bản Tuyên Ngôn Độc Lập.
 Căn cứ vào lập luận của tác giả, có thể chia bản tuyên ngôn nghệ thuật ra làm ba phần. Nội dung của mỗi phần có thể tóm tắt như sau:
Phần 1( từ đầu đến “đó là những lẽ phải không ai có thể được”)
Đưa ra tiền đề lí thuyết của bản tuyên ngôn làm cơ sở cho các luận điểm, cách lập luận của tác phẩm. Tiền đề này phải là một chân lí lớn và có giá trị phổ biến, không ai có thể bác bỏ được.
 b)Phần 2 ( Tiếp theo đến “ Dân tộc đó phải được độc lập”):
- Lên án thực dân Pháp, bác bỏ luận điệu xảo trá của chúng nhằm hợp pháp hóa việc trở lại xâm lược Việt Nam
 + Tội ác đối với nhân dân Việt nam 
 + Tội phản bội đồng minh một cách hèn nhát.
- Khẳng định quyền hưởng độc lập tự do của nhân dân Việt Nam, vì:
 + Từ năm 1940, Việt Nam trở thành thuộc địa của Nhật và Việt Minh cùng nhân dân Việt Nam dũng cảm đứng lên đánh phát xít Nhật, giành được chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
 + Quyền độc lập cùa dân tộc Việt Nam phù hợp với nguyên tắc dân chủ, bình đẳng của Đồng minh ở hội nghị Tê- Hê- Răng và Cựu- Kim- Sơn.
Phần 3( Đoạn còn lại): Kết luận nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, quyết chiến đấu, hi sinh đến cùng để giữ vững quyền tự do độc lập ấy.
5. Vì sao mở đầu bản Tuyên Ngôn Độc Lập , tác giả trích dẫn bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Mĩ và bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Dân quyền của Pháp.
 Bản tuyên ngôn mở đầu bằng việc trích dẫn bản TNĐL của Mĩ và bản Tuyên ngôn nhân dân quyền của Pháp vì những lí do sau:
- Bản tuyên ngôn có hàm chứa cuộc đối thoại của người với đế quốc Mĩ và thực dân Pháp. Vì thế việc trích dẫn những danh ngôn của tổ tiên người Mĩ, người Pháp có ý nghĩa chặn đứng một cách khôn khéo sự phản bác của họ đối với bản tuyên ngôn: Họ không thể phủ nhận những danh ngôn của chính tổ tiên họ.
- Đó là những tư tưởng tiến của nhân loại và là những chân lí lớn không ai có thể bác bỏ được. Bản tuyên ngôn lấy những chân lí ấy làm tiên đề để lập luận đã tạo nên tính vững chắc cho những lí lẽ của tác giả.
- Bản tuyên ngôn đánh dấu sự chiến thắng của cách mạng tháng tám 1945 của Việt Nam, rất phù hợp với nhiệm vụ của cuộc cách mạng giành độc lập của Mĩ (1776) và cuộc cách mạng dân chủ của Pháp(1789). Việc đặt ba bản tuyên ngôn trong quan hệ bình đẳng nhau đã tạo nên tư thế chính trị, văn hóa sang trọng cho bản tuyên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trước thế giới.
- Từ quyền con người suy ra quyền độc lập dân tộc, đó chính là phát súng lệnh cho phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa vào đầu thế kỉ XX.
Người ta thường coi bài Đại Cáo Bình Ngô của Nguyễn Trãi và Tuyên Ngôn Độc Lập của Hồ Chí Minh là hai áng “thiên cổ hùng văn”.Anh (chị) hãy nhận xét những điểm giống nhau và khác nhau của hai tác phẩm trên về nội dung, hình thức thể loại và về ý nghĩa lịch sử.
 So sánh bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh với bài Đại Cáo Bình Ngô của Nguyễn Trãi.
 a) Chỗ giống nhau:
 - Về nội dung: lên án tội ác của giặc, khẳng định chiến thắng của ta và tuyên bố độc lập.
 - Về đặc trưng thể loại: tính chính luận, thể hiện ở lập luận chặt chẽ, chứng minh chính nghĩa của ta và sự độc ác, hèn nhát của giặc.
 - Về giá trị lịch sử: Cả hai đều có thể gọi là những bản tuyên ngôn độc lập, mở ra một kỉ nguyên mới, một thời đại mới cho đất nước.
 b) Chỗ khác nhau:
 - Đại Cáo Bình Ngô ngoài yếu tố chính luận( dùng lí lẽ, lập luận lô gic) có sáng tạo hình tượng rất cụ thể, sinh động, đem đến cho người đọc những cảm xúc thẩm mĩ. Đây là đặc điểm về thể loại của các tác phẩm thời trung đại với tình trạng văn sử triết bất phân( Văn học thuật, văn hành chính và văn hình tượng chưa có sự phân biệt rạch ròi).
 - TNĐL là tác phẩm thời hiện đại nên có sự phân biệt rõ ràng về mặt thể loại: Đã là văn chính luận thì hoàn toàn dùng lí lẽ. Tình cảm của tác giả, nếu có, chủ yếu ở chỗ mài sắc giọng văn đanh thép, hùng hồn
7. Vì sao có thể nói Tuyên Ngôn ĐộcLập là một văn bản chính luận nhưng vẫn giàu tính nhân bản?
 - Nói qua các giá trị chính trị, lịch sử, pháp lí
 - Nội dung tính nhân bản:
 + Khẳng định quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc, quyền bình đẳng.
 của con người và của toàn dân tộc
 + Lên án tội ác đối với con người về các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa..
 + Xót xa trước những đau thương của nhân dân Việt Nam dưới ách đô hộ của thực dân Pháp( dân ta chịu hai tầng xiềng xích dân ta càng cực khổ, nghèo nàn hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói)
 + Đề cao những hành vi nhân đạo và khoan hồng của người Việt Nam đối với người Pháp.
 + Lên án những hành vi hèn hạ, lật lọng của thực dân Pháp. Khẳng định hành động dũng cảm đứng lên giành quyền sống cũng như quyết tâm giữ vững quyền độc lập tự do của con người Việt Nam.
8. Tuyên Ngôn Độc Lập không chỉ hấp dẫn bởi nghệ thuật nghị luận mẫu mực mà còn lay động sâu sắc người đọc bởi tình cảm thắm thiết của tác giả. Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào?
 Lâu nay, khi phân tích tuyên ngôn độc lập, nhiều người chỉ khai thác phương diện nghệ thuật nghị luận mẫu mực mà coi nhẹ hoặc bỏ qua một phương diện quan  ... hững đứa con trong gia đình”, nói về những con người trong một gia đình nông dân Nam Bộ có truyền thống yêu nước, căm thù giặc sâu sắc, thủy chung son sắc với quê hương, cách mạng.
Chính sự hòa quyện giữa tình cảm gia đình và tình yêu nước, giữa truyền thống gia đình và truyền thống dân tộc đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn của người Việt Nam, dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
 a - Nhân vật Chiến có nhiều nét giống má ( gan góc, đảm đang, tháo vát). Tuy có lúc còn rất “trẻ con”( tranh công bắt ếch, tranh công bắn tàu giặc, tranh đi tòng quân với em), nhưng vẫn ý thức mình là chị( nhường nhịn em, thương em, lo cho em). Chiến đúng là một cô gái mới lớn, một người chị. 
 - Qua ngòi bút Nguyễn Thi, ta thấy Chiến là một tính cách đa dạng: vừa là một cô gái mới lớn, vừa là người chị biết nhường em, biết lo toan, đảm đang, tháo vát.
 - So với người mẹ, Chiến có những nét mới của những thế hệ sau: hồn nhiên, vui tươi, hay cười, thích làm dáng.Chiến bắn tàu giặc từ khi còn nhỏ, đi đánh giặc với lời thề: “Nếu giặc còn tao mất”.
b - Nhân vật Việt có nét riêng dễ mến của một cậu con trai mới lớn, tính tình ngây thơ rất trẻ con, hiếu động. Nếu Chiến luôn biết nhường nhịn em, thì trái lại, Việt hay tranh giành phần hơn với chị. Việt rất thích đi câu cá, bắn chim và khi đi bộ đội vẫn đem theo cái ná thun. Việt thương chị theo cách rất trẻ con( giấu chị, sợ mất chị). Mọi công việc trong nhà, Việt đều phó thác cho chị. Đêm trước ngày lên đường, Chiến lo toan thu xếp việc nhà đâu vào đấy còn Việt thì vô tư, “lăn kềnh ra ván cười khì khì”, vừa nghe vừa “chụp một con đom đóm úp trong lòng bàn tay” rồi ngủ quên lúc nào không biết.
- Tuy vẫn còn có vẻ hồn nhiên, vô tư nhưng Việt cũng thật đường hoàng, chững chạc trong tư thế của người chiến sĩ trẻ dũng cảm, kiên cường.Trong dòng sông truyền thống, Việt là con sóng vươn xa nhất, là người tiêu biểu nhất cho tinh thần cách mạng
8. Phân tích nhân vật má Việt.
 Má Việt: Có những nét giống chị Út Tịch( Tác phẩm Người mẹ cầm súng của Nguyễn Thi)
- Gan góc khi còn là con gái: 
 Chị đã từng phóng xuống sông lội sang bên kia bờ vì người thanh niên sau này là chồng chị, không cho chị quá giang.
- Rất mực thương chồng: 
 Đó là người vợ lặn lội thân cò lo lắng cho chồng: “Lấy chồng rồi, má lại lặn lội thăm chồng. Lên rừng xuống biển má cũng đi, vai gánh chục dừa, một đầu thêm nãi chuối, một đầu thêm vài rê thuốc”
- Đồng thời cũng là người mẹ rất thương con:
 “Vì mong cho con mau lớn mà má trông từ cách con làm tới miếng cơm con ăn trong miệng”.
- Căm thù giặc sâu sắc:
 “Mỗi lần bọn lính bắn dọa mẹ con như vậy, mắt má lại sắc ánh lên nhìn bọn lính”.
- Đó là người phụ nữ đảm đang tháo vát, cắn răng chịu đựng đau thương để nuôi con đánh giặc:
 “Cái nón rách được ngả ra làm quạt, lưng áo bà ba đẫm mồ hôi đen lại không còn bạc nữa”. “Lâu lắm mới thấy má khóc. Đó là lúc chị em Việt ngũ cả, chỉ còn tiếng chuột chạy trên nóc nhà, tiếng chó sủa ở đầu xóm và tiếng mõ của dân canh trên đồn dân vệ. Má hay nghĩ ngợi lặng lẽ như vậy”.
9. Ý nghĩa chi tiết chị em Chiến và Việt đem bàn thờ má sang gởi nhà chú Năm để đi đánh giặc.
- Bàn thờ cha mẹ là truyền thống lâu đời của người Việt Nam. Cha mẹ chết hết, bây giờ hai đứa con lớn lên, muốn đi đánh giặc, thì bàn thờ cha mẹ làm thế nào? Hai chị em bàn tính một hồi, quyết định gởi bàn thờ qua nhà chú Năm.
- Chi tiết này rất có ý nghĩa.Trước hết, nó cho thấy hai đứa con vẫn đi theo truyền thống gia đình, coi bàn thờ là cái gì thiêng liêng, không thể bỏ được. Nhưng không vì thế mà để ràng buộc, vướng víu.
- Nguyễn Thi chọn chi tiết này rất khéo, nói lên tính cách thủy chung với truyền thống và ý chí đánh giặc vô cùng dứt khoát của nhân dân Miền Nam
 SÓNG – Xuân Quỳnh
 1. Phân tích đoạn thơ sau:
 Cuộc đời tuy dài thế
 ..
 Để ngàn năm còn vỗ.
-Đây là hai khổ kết của bài sóng.Trong hai khổ thơ này, Xuân Quỳnh thể hiện những cảm nhận rất tinh tế về sự chảy trôi của thời gian, cũng như những ước vọng mãnh liệt về sự bất tử của tình yêu.
- Khổ thơ trên nói lên hàng loạt những quy luật của tự nhiên: biển dẫu dài rộng vẫn có bờ, cuộc đời không vĩnh viễn,mây không thể ngừng trôi. Tất cả đều phải tuân theo những quy luật khắc nghiệt của tạo hóa.
- Nếu khổ thơ trên nói về cái hữu hạn thì khổ thơ dưới nhằm khẳng định cái vô cùng. Đời người là hữu hạn nhưng tình yêu có thể là vô cùng. Chính bởi vậy mà Xuân Quỳnh mới khao khát gửi mình vào hình tượng sóng để hóa thân vào biển lớn tình yêu. Để rồi, con người có thể mất đi nhưng tình yêu thì vĩnh hằng như biển kia ngàn năm còn vỗ. Câu thơ là khát vọng thực sự, khát vọng đầy nữ tính. Khát vọng của con người ý thức được sự giới hạn của cuộc đời và hơn nữa ý thức được giá trị của tình yêu.
2.Phân tích đoạn thơ sau:
 Con sóng dưới lòng sâu
 ..
 Hướng về anh một phương.
3. Phân tích đoạn thơ sau:
 Dữ dội và dịu êm
 ..
 Khi nào ta yêu nhau? 
4. Phân tích hình tượng sóng trong bài thơ cùng tên của Xuân Quỳnh. Cảm nhận của anh (chị) về tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu.
 a) Phân tích hình tượng sóng :
- Sóng là hình ảnh ẩn dụ của người con gái đang yêu, là sự hoá thân, phân thân của cái tôi trữ tình của nhà thơ. Cùng với hình tượng sóng bài thơ còn có một hình tượng nữa là em-cái tôi trữ tình của nhà thơ. “Em” và “Sóng” có lúc phân đôi để soi chiếu vào nhau, có lúc hòa nhập, để tạo nên sự cộng hưởng.
- Hình tượng sóng trước hết được gợi ra từ âm hưởng dào dạt, nhịp nhàng của bài thơ. Đó là nhịp của những con sóng trên biển liên tiếp vỗ bờ. Đó còn là nỗi lòng đang tràn ngập, đang khao khát tình yêu vô hạn, đang đồng điệu với sóng biển.
- Qua hình tượng sóng, Xuân Quỳnh đã diễn tả vừa cụ thể, vừa sinh động nhiều trạng thái, tâm trạng, những cung bậc tình cảm khác nhau trong trái tim của người phụ nữ đang rạo rực khát khao yêu đương. Mỗi trạng thái tâm hồn cụ thể của người phụ nữ đang yêu đều có thể tìm thấy sự tương đồng của nó với một khía cạnh, một đặc tính nào đó của sóng.
 + Sóng có nhiều tình cảm, nhiều cung bậc
 Dữ dội và dịu êm
 Ồn ào và lặng lẽ.
 + Sóng có khát vọng cảm thông và chia sẻ.
 Sông không hiểu mình
 Sóng tìm ra tận bể
 + Sóng luôn nhớ bờ như em luôn nhớ anh
 Ôi con sóng nhớ bờ
 Ngày đêm không ngũ được
 Lòng em nhớ đến anh 
 Cả trong mơ còn thức.
 + Sóng có khát vọng tình yêu vĩnh cửu
 Con nào chẳng tới bờ
 Dù muôn vời cách trở
 Thì em muốn được như sóng
 Giữa biển lớn tình yêu
 Để ngàn năm còn vỗ.
 Nhà thơ nói sóng là nói về em, về một tình yêu chân thành và nhiều khao khát của một trái tim yêu tha thiết.
 b) Phát biểu cảm nhận của mình:
- Qua hình tượng sóng và cả bài thơ chúng ta có thể cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu. Người phụ nữ ấy mạnh bạo chủ động bày tỏ những khát khao yêu đương mãnh liệt và những rung động rạo rực trong lòng mình.
Người phụ nữ cũng không còn nhẫn nhục cam chịu nữa. Nếu “Sông không hiểu nổi mình” thì sóng dứt khoát từ bỏ nơi chật hẹp đó “Tìm ra tận bể” đến với cái cao rộng bao dung .Đó là nét mới mẻ hiện đại trong tình yêu.
- Tâm hồn phụ nữ giàu khao khát, không yên lặng. Đó là tâm hồn trong sáng thuỷ chung vô hạn. 
 NGUYỄN TUÂN.
1. Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân.
2. Con người Nguyễn Tuân.
3. Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân.
 NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ – Nguyễn Tuân
1. Phân tích nhân vật con sông đà.
2. Phân tích nhân vật người lái đò.
3. Phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân qua bài tùy bút.
- Có cảm hứng đặc biệt trước cảnh tượng dữ dội hoặc tuyệt mỹ.( Phân tích cảnh thác dữ sông Đà và vẻ đẹp đầy chất thơ của nó)
- Nhìn con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ.( Phân tích hình ảnh ông lái đò được xây dựng như một nghệ sĩ tài hoa trong nghệ thuật vượt thác leo ghềnh).
- Vận dụng tri thức của nhiều ngành văn hóa nghệ thuật khác nhau để miêu tả hiện thực.( tri thức điện ảnh, quân sự, võ thuật, hội họa)
 AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG –Hoàng Phủ Ngọc Tường
1. Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp của sông Hương qua bài bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông”.
2. Anh (chị) có nhận xét gì về đặc điểm của cái tôi Hoàng Phủ Ngọc Tường qua bài kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông”.
- Uyên bác( có một vốn hiểu biết phong phú về lịch sử, về văn hóa, nghệ thuật của Huế.
- Tinh tế, tài hoa. Một nhà thơ thật sự trong văn xuôi viết về sông Hương.
- Giàu trí tưởng tượng( thể hiện ở những liên tưởng, so sánh độc đáo).
- Yêu tha thiết sông Hương và cố đô Huế.
 THUỐC – Lỗ Tấn.
1.Tóm tắt tác phẩm.
2.Trình bày những nét khái quát về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác( kể tên ba tác phẩm tiêu biểu)
3.Thuốc là một nhan đề truyện đa nghĩa.Hãy giải thích những ý nghĩa đó.
- Phơi bày sự u mê lạc hậu của những người tin rằng ăn bánh bao chấm máu người sẽ khỏi bệnh lao.
-“Thuốc” đề cập đến một vấn đề khác sâu xa hơn và khái quát hơn, đó là sự u mê, đớn hèn, mông muội về chính trị, xã hội của quần chúng và bi kịch không được hiểu, không được ủng hộ của những người cách mạng tiên phong
3.Đọc kĩ đoạn trích, nắm chắc các chi tiết.
 SỐ PHẬN CON NGƯỜI – Sô Lô Khôp.
1.Tóm tắt tác phẩm.
2.Trình bày những nét chính về tác giả và sự nghiệpsáng tác.
3. Đọc kĩ đoạn trích, nắm chắc các chi tiết 
4. Ý nghĩa tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn Số phận con người
- Ngợi ca tính cách Nga, những con người yêu nước có ý chí kiên cường, có nghị lực và niềm tin vào cuộc sống, kêu gọi sư quan tâm của toàn xã hội đối với cá nhân con người.
- Tác phẩm được kể theo ngôi thứ nhất, kết cấu theo trình tự thời gian,nhiều tình huống nghệ thuật đặc sắc để thử thách, khám phá chiều sâu tính cách Nga, con người Nga. Nhiều đoạn trữ tình ngoại đề, bộc lộ cái tôi nhân hậu, lạc quan tin tưởng
 ÔNG GIÀ VÀ BIỂN CẢ - Huê- Minh- Uê.
1.Tóm tắt tác phẩm.
2. Những nét chính về cuộc đời và sáng tác.
3. Anh (chị) hiểu thế nào về nguyên lí tảng băng trôi.
- Mượn hình ảnh tảng băng trôi nhà văn Hê-Minh-Uê yêu cầu: nhà văn phải tạo ra được những văn bản giàu “khoảng trống”, tạo ra tính đa nghĩa đa âm cho câu chuyện. Tác giả chủ trương tự giấu mình, không can thiệp trực tiếp vào câu chuyện, nhà văn không trực tiếp nói ra ý tưởng của mình mà phải xây dựng những hình tượng có nhiều sức gợi để người đọc tự hiểu, tự rút ra ẩn ý của tác phẩm.Người kể có thiên hướng để cho nhân vật hành động nên nhiều đoạn chỉ có đối thoại hoặc độc thoại nội tâm lấn át.Thái độ nhà văn được bộc lộ trong tác phẩm bằng những giọng nói trái ngược, khó xác định, vừa trữ tình vừa mỉa mai, vừa tả thực vừa tượng trưng.
- Phần nổi của đoạn trích: miêu tả cuộc săn bắt cá có một không hai.
- Phần chìm( biểu tượng, ẩn dụ): 
 + Ông lão là người lao động có khát vọng đẹp.
 + Biển cả là khung cảnh kì vĩ tương ứng với môi trường hoạt động sáng tạo của con người.
 + Con cá kiếm không chỉ là con mồi mà còn biểu tượng cho ước mơ, lí tưởng của con người.
 + Cuộc đi câu là hành trình theo đuổi một khát vọng to lớn vượt ra ngoài giới hạn của con người.
3. Đọc kĩ đoạn trích, nắm chắc các chi tiết 

Tài liệu đính kèm:

  • docON THI VAN 12(2).doc