Ôn thi tốt nghiệp THPT ngữ văn 12 kì 1

Ôn thi tốt nghiệp THPT ngữ văn 12 kì 1

Văn học việt nam từ cách mạng tháng 8-1945

 đến hết thế kỉ XX

Câu1:Trình bày ngắn gọn các chặng đường phát triển và đặc điểm cơ bản của văn học VN từ cách mạng tháng 8/ 1945 đến hết thế kỉ XX

 a.Các chặng đường phát triển

* Chặng đường từ 1945 đến 1954

Phản ánh không khí hào hởi đất nước được độc lập,phản ánh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp,ca ngợi sức mạnh của quần chúng.các tác phẩm tiêu biểu:Đôi mắt(Nam Cao),Làng(Kim Lân),Tây Tiến(Quang Dũng),Việt Bắc (Tố Hữu),Bắc Sơn(Nguyễn Huy Tưởng)

* Chặng đường từ 1955 đến 1964

Văn xuôi mở rộng đề tài,đặc biệt là đề tài xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc,thơ ca và kịch cũng phát triển mạnh mẽ.Tiêu biểu có các tác phẩm:Sông Đà(Nguyễn Tuân),Mùa lạc(Nguyễn Khải),Ánh sáng phù sa(Chế Lan Viên),Nổi gió(Đào Hồng Cẩm)

 

doc 10 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1498Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ôn thi tốt nghiệp THPT ngữ văn 12 kì 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngµy so¹n:
Ngµy d¹y: 
V¨n häc viƯt nam tõ c¸ch m¹ng th¸ng 8-1945
 ®Õn hÕt thÕ kØ XX
*********************
C©u1:Tr×nh bµy ng¾n gän c¸c chỈng ®­êng ph¸t triĨn vµ ®Ỉc ®iĨm c¬ b¶n cđa v¨n häc VN tõ c¸ch m¹ng th¸ng 8/ 1945 ®Õn hÕt thÕ kØ XX
 a.Các chặng đường phát triển
* Chặng đường từ 1945 đến 1954
Phản ánh không khí hào hởi đất nước được độc lập,phản ánh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp,ca ngợi sức mạnh của quần chúng.các tác phẩm tiêu biểu:Đôi mắt(Nam Cao),Làng(Kim Lân),Tây Tiến(Quang Dũng),Việt Bắc (Tố Hữu),Bắc Sơn(Nguyễn Huy Tưởng)
* Chặng đường từ 1955 đến 1964
Văn xuôi mở rộng đề tài,đặc biệt là đề tài xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc,thơ ca và kịch cũng phát triển mạnh mẽ.Tiêu biểu có các tác phẩm:Sông Đà(Nguyễn Tuân),Mùa lạc(Nguyễn Khải),Ánh sáng phù sa(Chế Lan Viên),Nổi gió(Đào Hồng Cẩm)
* Chặng đường từ 1965 đến 1975
Phản ánh cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước,đề cao tinh thần yêu nước,ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng.Tiêu biểu có các tác phẩm:Rừng xà nu(Nguyễn Trung Thành),Những đứa con trong gia đình(Nguyễn Thi),Mặt đường khát vọng(Nguyễn Khoa Điềm),Ra trận(Tố Hữu),Vầng trăng quầng lửa(Phạm Tiến Duật)
b.Những đặc điểm cơ bản
*Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hĩa,gắn bĩ sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước
Văn học vận động và phát triển theo từng bước đi của cách mạng,theo sát từng nhiệm vụ chính trị của đất nước
+ Ca ngơi cách mạng và cuộc sống mới
+ Cổ vũ kháng chiến&cải cách ruộng đất
+ Ngợi ca xây dựng XHCN ở miền Bắc
+ Cổ vũ cao trào chống Mĩ cứu nước
*Nền văn học hướng về đại chúng 
Đại chúng vừa là đối tượng thể hiện vừa là độc giả chính của văn học.
+ Ca ngợi vai trị quần chúng nhân dân
+ Khẳng định sự đổi đời của nhân dân nhờ cách mạng
+ Hình thức văn học bình dị,dễ hiểu với nhân dân
+ Đội ngũ sáng tác chủ yếu từ phong trào quần chúng
*Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn
-Văn học của sự kiện lịch sử,của số phận tồn dân,của chủ nghĩa anh hùng
-Nhân vật trung tâm là những con người gắn bĩ số phận mình với số phận đất nước,cĩ phẩm chất cao quí của cộng đồng
-Khuynh hướng sử thi gắn liền với cảm hứng lãng mạn 
+ Sống giữa chiến tranh ác liệt vẫn lạc quan về tương lai
+ Ngợi ca tin tưởng vào cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc
- Các tác phẩm rất giàu chất thơ,cĩ sự vận động từ bĩng tối đến ánh sáng;từ hiện tại đến tương lai
Câu 2: Trình bày ngắn gọn những chuyển biến và thành tựu ban đầu của VHVN từ năm 1975 ®ến hết thế kỉ XX
 Từ sau năm 1975,thơ không tạo được sự lôi cuốn như giai đoạn trước.Hiện tượng nở rộ trường ca là thành tựu nổi bật:Những người đi tới biển(Thanh Thảo),Đường tới thành phố(Hữu Thỉnh);văn xuôi có nhiều khởi sắc hơn thơ,có đổi mới cách viết về chiến tranh,cách tiếp cận hiện thực đời sống.Tiêu biểu có:Đứng trước biển(Nguyễn Mạnh Tuấn),Mùa lá rụng trong vườn(Ma Văn Kháng),Thời xa vắng(Lê Lựu)
 Từ năm 1986,văn học chính thức bước vào chặng đổi mới.Các tác phẩm tiêu biểu:Chiếc thuyền ngoài xa(Nguyễn Minh Châu),Tướng về hưu(Nguyễn Huy Thiệp),Nỗi buồn chiến tranh(Bảo Ninh)
Sau năm 1975,kịch nói phát triển mạnh mẽ:Hồn Trương Ba da hàng thịt(Lưu Quang Vũ),Mùa hè ở biển(Xuân Trình).Văn học Việt Nam từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX vận động theo hướng dân chủ hóa,mang tính nhân bản và nhân văn sâu sắc.Phát triển đa dạng về đề tài,mới mẽ về thủ pháp nghệ thuật,cá tính sáng tạo của nhà văn được phát huy,văn học có tính hướng nội,quan tâm nhiều đến số phận cá nhân trong hoàn cảnh phức tạp của đời thường.
Ngµy so¹n:
Ngµy d¹y: 
Tuyªn ng«n ®éc lËp
**************
Câu 1: Trình bày ngắn gọn quan điểm sáng tác của 
Hồ Chí Minh
1. Hồ Chí Minh xem văn học là vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp cách mạng.Nhà văn phải cĩ tinh thần xung phong như người chiến sĩ ngồi mặt trận: “Nay ở trong thơ nên cĩ thép-Nhà thơ cũng phải biết xung phong”, “Văn hĩa nghệ thuật cũng là một mặt trận.Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”
2. Hồ Chí Minh luôn chú trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn học: Người nhắc nhở giới nghệ sĩ “miêu tả cho hay cho chân thật và cho hùng hồn”,“nên chú ý phát huy cốt cách dân tộc” và đề cao sự sáng tạo “chớ gị bĩ họ vào khuơn làm mất sự sáng tạo”. 
3.Khi cầm bút,Hồ Chí Minh luơn xuất phát từ mục đích,đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức tác phẩm.Người luơn đặt câu hỏi: Viết cho ai?Viết đề làm gì? Sau đĩ quyết định:Viết cái gì? Và Viết như thế nào?
Câu 2: Trình bày ngắn gọn Di sản văn học của Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh đã để lại cho nhân dân ta một sự nghiệp văn chương vô cùng lớn lao về tầm vóc, phong phú đa dạng về thể loại, đặc sắc về phong cách, viết bằng tiếng : Pháp , Hán , Việt . Sự nghiệp sáng tác của người được quy tụ chủ yếu trên ba lĩnh vực: 
1.Văn chính luận : Viết từ những năm đầu TK XX, với bút danh Nguyễn Aùi Quốc – Mục đích đấu tranh chính trị tiến công trực diện kẻ thù –Khẳng định ý chí chiến đấu, tinh thần độc lập dân tộc – tác phẩm tiêu biểu : Bản án chế độ thực dân Pháp, Tuyên ngôn Độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
2.Truyện -kí : Viết khoảng 1922 – 1925, chủ yếu bằng tiếng Pháp - Vạch trần bản chất đen tối của thực dân Pháp ,ca ngợi lòng yêu nước, tinh thần cách mạng của dân tộc – truyện ngắn NAQ côâ đong, cốt truyện sáng tạo, ý tưởng thâm thúy, giàu chất trí tuệ - Tác phẩm tiêu biểu: Những trị lố hay la Va-ren va Phan Bội Châu , Lời than vãn của bà Trưng Trắc, Vi Hành,Vừa đi đường vừa kể chuyện .
3.Thơ ca: Là lĩnh vực nổi bật trong sự nghiệp văn chương của Hồ Chí Minh. Thơ Người thể hiện một tâm hồn nghệ sĩ tinh tế, tài hoa, một tấm gương nghị lực phi thường, nhân cách cao đẹp của người chiến sĩ cách mạng vĩ đại – Có trên dưới 250 bài có giá trị được tuyển chon và in trong ba tập: , Nhật kí trong tù (Viết năm 1942-1943,xuất bản năm 1960 ) ,Thơ Hồ Chí Minh (năm 1967),Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh (năm 1990 ) 
Câu 3 : Trình bày ngắn gọn phong cách nghệ thuật
 của Hồ Chí Minh
 Phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh phong phú, đa dạng, độc đáo, hấp dẫn, kết hợp nhuần nhuyễn giữa chính trị và văn học, tư tưởng nghệ thuật, truyền thống và hiện đại, ở trong mỗi thể loại sáng tác, Người lại có phong cách riêng, độc đáo, hấp dẫn và có giá trị bền vững:
1.Văn chính luận: Ngắn gọn,Bộc lộ tư duy sắc sảo,lập luận chặt chẽ,lí lẽ đanh thép,bằng chứng thuyết phục, giàu tính luận chiến, đa dạng về bút pháp.
2.Truyện - kí: Hiện dại,tính chiến dấu mạnh mẽ,nghệ thuật trào phúng vừa sắc bén,thâm thúy của phương Đơng vừa hài hước hĩm hĩnh của phương Tây,sáng tạo tình huống truyện độc đáo
3.Thơ ca :Những bài thơ nhằm mục đích tuyên truyền: lời lẽ giản dị,mang màu sắc dân gian hiện đại,dễ nhớ,dễ thuộc.Những bài thơ nghệ thuật: hình thức cổ thi,cĩ sự hài hịa độc đáo giữa bút pháp cổ điển và bút pháp hiện đại,giữa chất trữ tình và tính chiến đấu
Câu 4 : Hoàn cảnh ra đời và giá trị nội dung Tuyên ngơn Độc lập của Hồ Chí Minh
 Hoàn cảnh ra đời:
- Ở miền Nam nước ta.quân Anh(đằng sau là quân Pháp) kéo vào,Ở miền Bắc(đằng sau là quân Tưởng Giới Thạch) kéo vào,chúng tung ra luận điệu nhằm tái xâm lược nước ta .
-Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Ngày 19 /8 / 1945 chính quyền Hà Nội về tay nhân dân, ngày 26 / 8/ 1945, Bác từ chiến khu Việt Bắc về Hà Nội. Tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang, Người đã soạn thảo “Tuyên ngơn Độc lập”, Ngày 2 /9/ 1945, ở quảng trường Ba Đình, Người đã thay mặt chính phủ lâm thời đọc “Tuyên ngơn Độc lập” trước hàng chục vạn đồng bào .
 Giá trị bản Tuyên ngơn Độc lập :
- Giá trị lịch sử: Tuyên ngôn Độc lập là lời tuyên bố của một dân tộc đã đứng lên đấu tranh xóa bỏ chế độ phong kiến,thực dân.Khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc VN .
- Giá trị tư tưởng: Tuyên ngôn Độc lập là tác phẩm kết tinh lí tưởng đấu tranh giải phóng dân tộc và tinh thần yêu chuộng độc lập tự do,vừa mang tầm vóc quốc tế vừa mang ý nghĩa nhân đạo
-Giá trị nghệ thuật: Tuyên ngôn Độc lập là một áng văn chính luận mẫu mực,lập luận chặt chẽ,lí lẽ đanh thép,bằng chứng xác thực,ngôn ngữ hùng hồn. 
Câu 5: Phân tích Tuyên Ngôn Độc Lập của Hồ Chí Minh để thấy được đây là một áng văn chính luận mẫu mực.
-Mở bài: giới thiệu hòan cảnh ra đời, giới thiệu khái quát về nội dung và giá trị của bản tuyên ngôn.
-Thân bài: 
	Phần 1: Trích nêu những Tuyên Ngôn nổi tiếng của thế giới “ Tuyên Ngôn Độc Lập” năm 1776 của Mỹ và “ Tuyên Ngôn Nhân Quyền Và Dân Quyền ” năm 1791 của cách mạng Pháp.
Hai đọan trích nêu đều đề cập chung đến vấn đề độc lập, tự do, bình đẳng. Ý nghĩa của việc trích nêu này:
	-Vừa khéo léo vừa kiên quyết. Khéo léo vì tỏ ra trân trọng những danh ngôn bất hủ của người Pháp và người Mỹ. Kiên quyết ở chỗ là có ý nhắc nhở học đừng phản bội lại tổ tiên mình nếu tiến quân xâm lược Việt Nam. Như vậy việc trích nêu này đã tạo được sự thuyết phục đối với thế giới và tạo được tính chiến đấu đối với kẻ thù. Đây là cách “ gậy ông đập lưng ông ”.
	-Tác giả có ý đặt ba cụôc cách mạng ngang bằng nhau, ba nền độc lập ngang bằng nhau và ba bản tuyên ngôn ngang bằng nhau.
	-Thể hiện được sự sáng tạo: từ nội dung của hai đọan trích nêu đề cập đến quyền của con người tác giả đã suy rộng ra quyền của các dân tộc.
 à Hệ thống lập luận và lý lẽ chặt chẽ đanh thép không ai có thể chối cãi được. 
Phần 2: 
a)Tố cáo tội ác và lật tảy chiêu bài “ khai hóa “ “ bảo hộ” của thực dân Pháp:
-Tác giả đã liệt kê các tội ác mà thực dân Pháp đã gây ra cho đồng bào ta hơn 80 năm thống trị: chúng đã thủ tiêu mọi quyền dân chủ; chia rẻ ba kỳ của đất nước; chúng cấm các phong trào yêu nước và cách mạng của nhân dân ta; chúng thi hành chính sách ngu dân; chúng đầu độc nhân dân ta bằng rượu cồn và thuốc phiện; chúng bốc lột vơ vét đến tận xương tủy của dân tộc ta..
-Tác giả đã khái quát lại thành hai lĩnh vực kinh tế và chính trị và cuối cùng tác giả đã dẫn ra dẫn chứng lịch sử cụ thể về hậu quả thực dân Pháp đã gây ra cho đồng bào ta: từ Quảng trị đến Bắc Kỳ hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói. 
à Như vậy tác giả đã vạch rõ thực chất của khai hóa chính là chém giết, nhà tù, khủng bố. Thực chất của việc bảo hộ là chúng bốc lột và bán nư ... ên ngắn gọn, đanh thép và giàu ý nghĩa. Dẫn chứng rõ ràng, tiêu biểu, cách lập luận chặt chẽ, lý lẽ sắt bén. Tác giả đã vạch trần được những âm mưu xảo trá của bọn thực dân và bác bỏ những luận điệu mà chúng đã nêu ra. Tuyên Ngôn Độc Lập là một áng văn chính luận mẫu mực
Ngµy so¹n:
Ngµy d¹y: 
 LUYỆN TẬP NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ
I.Củng cố kiến thức về văn nghị luận
1. Những yêu cầu của việc phân tích đề là gì?
2. Những yêu cầu của việc lập dàn ý trong văn nghị luận là gì? Bố cục bài văn nghị luận được thể hiện như thế nào?
Gợi ý:
1. Những yêu cầu khi phân tích đề văn nghị luận:
 Cần đọc kĩ đề bài, chú ý những từ ngữ then chốt để xác định chính xác:
Vấn đề cần nghị luận là gì?
Những nội dung nào cần nghị luận?
Những phương pháp nào sẽ vận dụng và phạm vi sử dụng các dẫn chứng, tư liệu?
2. Những yêu cầu khi lập dàn ý: cần thực hiện theo quá trình sau:
- Xác lập luận điểm (ý lớn)
- Xác lập luận cứ (ý nhỏ: các dẫn chứng, lí lẽ lập luận)
- Sắp xếp luận điểm, luận cứ theo một trình tự lôgíc, chặt chẽ.
 * Bố cục bài văn nghị luận gồm:
Mở bài: giới thiệu và định hướng triển khai.
Thân bài:sắp xếp các luận điểm, luận cứ theo một trình tự lôgíc.
Kết bài: tóm lược nội dung đã trình bày hoặc nêu những nhận định, bình luận của người viết.
	 Luận cứ..
 Luận điểm 	
Nêu luận đề 	 Luận cứ
	 Tổng kết vấn đề 
 Luận điểm Luận cứ
 Luận cứ
Mở bài Thân bài Kết bài
II. Củng cố kiến thức về nghị luận một tư tưởng, đạo lí
Bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí thường có những nội dung sau:
-Giới thiệu, giải thích tư tưởng, đạo lí can bàn luận.
- Phân tích những mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề bàn luận.
- Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động về tư tưởng, đạo lí.
III. Bài tập
Đề 1: Tình thương là hạnh phúc của con người.
Tìm hiểu đề:
Vấn đề nghị luận: tình thương chính là nguồn hạnh phúc của con người.
Nội dung nghị luận: cần chỉ ra được thế nào là tình thương,những biểu hiện của tình thương, ý nghĩa, tác dụng của tình thương đối với con người. Từ đó đi đến khẳng định vấn đề: Tình thương là hạnh phúc của con người.
Thao tác lập luận : sử dụng thao tác giải thích,phân tích, bình luận, chứng minh, bác bỏ
Tư liệu : lấy dẫn chứng trong thực tế cuộc sống hoặc trong sách vở.
Lập dàn ý:
* Mở bài: Giới thiệu vấn đề.
* Thân bài:
- Giải thích khái niệm “ Tình thương”, lấy ví dụ cụ thể.
- Tình thương được biểu hiện như thế nào?.nêu dẫn chứng cụ thể.
- Ý nghĩa và tác dụng của tình thương trong cuộc sống của con người.nêu dẫn chứng.
=> Khẳng định vấn đề: Tình thương chính là hạnh phúc của con người.cuộc đời này nếu như không có tình thương thì con người sẽ như thế nào?
* Kết bài:
- Cần phê phán những con người sống vô cảm, không biết thương yêu người khác.
- Bản thân cần phải sống như thế nào trong cuộc đời này.
Đề 2: “Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở hành động”
Hướng dẫn:
1. Tìm hiểu đề
Vấn đề nghị luận: bàn về các phẩm chất của đức hạnh thể hiện ở hành động.
Nội dung nghị luận: cần chỉ ra được mối quan hệ giữa đức hạnh với hành động. Đức hạnh chính là cội nguồn tạo ra hành động. Ngược lại hàn động là biểu hiện của đức hạnh. 
Thao tác lập luận : Sử dụng thao tác giải thích,phân tích, bình luận, chứng minh,..
Tư liệu : Lấy dẫn chứng trong thực tế cuộc sống hoặc trong sách vở.
2. Lập dàn ý:
* Mở bài: Giới thiệu vấn đề
* Thân bài:
- Giải thích khái niệm “đức hạnh” và “hành động” các phẩm chất của đức hạnh (phẩm chất đạo đức, trí tuệ, tâm hồn.).các biểu hiện của hành động.
- Chỉ ra mối quan hệ biện chứng giữa đức hạnh và hành động. Lấy dẫn chứng cụ thể.
- Đề xuất bài học tu dưỡng của bản thân: cần phải làm gì để có đức hạnh tốt và cần phải hành động như thế nào để biểu hiện đức hạnh của mình.
* Kết bài:
Khái quát lại vấn đề: Khẳng định lại mối quan hệ giữa đức hạnh và hành động:đức hạnh biểu hiện ở hành động, hành động như thế nào thì đức hạnh thế ấy.
Ngµy so¹n:
Ngµy d¹y: 
 TÂY TIẾN
 -Quang Dũng-
I. Tác giả 
 Quang Dũng (1921 – 1988) tham gia kháng chiến, vừa làm lính đánh giặc vừa làm thơ. Một hồn thơ tài hoa, bút pháp lãng mạn. Tập thơ tiêu biểu nhất của ơng: “Mấy đầu ơ”, trong đĩ cĩ bài “Tây Tiến” viết năm 1948.
II.Anh hoặc chị hãy trình bày hồn cảnh ra đời bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.
 - Đơn vị Tây Tiến được thành lập năm 1947, phần lớn là học sinh, trí thức Hà Nội. Quang Dũng từng là đại đội trưởng.
 - Năm 1948, Quang Dũng rời sang đơn vị khác. Với nỗi nhớ da diết những người đồng đội thân yêu và một thời "Tây Tiến" gian khổ mà hào hùng, lãng mạn, nhà thơ viết: "Nhớ Tây Tiến"(tại làng Phù Lưu Chanh). Sau đĩ in lại, thấy chữ "nhớ" là thừa, tác giả chỉ giữ lại tên bài thơ là "Tây Tiến".
III. Chủ đề
 Bài thơ nĩi lên nỗi nhớ và niềm tự hào về đồng đội thân yêu, những chiến sĩ hào hoa, dũng cảm, giàu lịng yêu nước trong đồn binh Tây Tiến đã chiến đấu và hy sinh vì Tổ quốc.
IV.Theo anh chị, hồn cảnh ra đời bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng cĩ những điểm gì đáng lưu ý, giúp người đọc hiểu thêm về tác phẩm này? 
 - Phần đơng chiến sĩ của đơn vị Tây Tiến (trong đĩ cĩ Quang Dũng) vốn là học sinh, thanh niên Hà Nội.
 - Đây là một đơn vị quân đội được thành lập năm 1947, chiến đấu trên địa bàn rừng núi rất rộng lớn và hiểm trở (miền tây Bắc Bộ Việt Nam và vùng Thượng Lào). Sinh hoạt của các chiến sĩ vơ cùng thiếu thốn, gian khổ, đặc biệt bệnh sốt rét hồnh hành dữ dội. Tuy vậy, họ vẫn lạc quan và dũng cảm chiến đấu.
- Quang Dũng làm đại đội trưởng rồi chuyển sang đơn vị khác. 
- Nhớ đơn vị cũ, nhà thơ viết Tây Tiến năm 1948.
V. Hãy trình bày ngắn gọn ý nghĩa nội dung bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.
Ý nghĩa nội dung bài thơ :
Bằng bút pháp lãng mạn và giọng điệu bi tráng bài thơ khắc họa chân dung người chiến sĩ Tây Tiến hào hùng, hào hoa trong những ngày đầu kháng chiến chống Pháp đầy gian khổ, hi sinh.
VI. Phân tích:
 Học sinh cần nắm các ý chính sau:
 1. Đoạn thơ : “Sơng Mã xa rồi Tây Tiến ơi
	 ...
	 Mai Châu mùa em thơm nếp xơi”
- Cảm xúc bao trùm tồn bộ bài thơ là một nỗi nhớ: 
 + Nỗi nhớ về núi rừng Tây Bắc: hùng vĩ, hiểm trở (phân tích dẫn chứng), hoang dại, bí hiểm (phân tích dẫn chứng), thơ mộng (phân tích dẫn chứng)... 
 + Nỗi nhớ về người lính Tây Tiến: hành trình vất vả, gian truân nhưng vẫn hĩm hỉnh lạc quan, mở rộng tâm hồn để cảm nhận vẻ đẹp của Tây Bắc (phân tích dẫn chứng). 
- Nghệ thuật: ngơn ngữ giàu nhạc tính, tính hình tượng và giá trị biểu cảm... (chú ý điệp từ , thanh điệu, láy...) 
 2. Đoạn 2:
 	“ Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
	......
	Trơi dịng nước lũ hoa đong đưa”
 - Đoạn thơ mở ra một thế giới khác của Tây Bắc: Một Tây Bắc tươi mát, thơ mộng, mĩ lệ, tài hoa, duyên dáng qua những nét vẽ mềm mại, tinh tế. Hình ảnh một đêm liên hoan văn nghệ của bộ đội được gợi lên với những chi tiết rất thực mà cũng rất mộng, rất ảo.
- Con người và cảnh vật nơi xứ lạ: xiêm áo lộng lẫy, dáng điệu "e ấp" của cơ gái Tây Bắc, tiếng khèn, điệu múa độc đáo mang đậm bản sắc địa phương mang vẻ đẹp bí ẩn . Hai tiếng "kìa em" thể hiện một cái nhìn ngỡ ngàng, kinh ngạc trìu mến.
- Nhà thơ đã vẽ lên hình ảnh con người mờ ảo trong chiều sương Châu Mộc, gợi lên cái hồn của rừng lau, cái dáng mềm mại của cơ gái trên chiếc thuyền, cái đong đưa của những bơng hoa trơi theo dịng nước lũ.
- Đoạn thơ bộc lộ nét tài hoa, hồn thơ lãng mạn của Quang Dũng.
 3. Đoạn 3:
	“ Tây Tiến đồn binh khơng mọc tĩc
	....
	Sơng Mã gầm lên khúc độc hành”
- Hình ảnh người lính Tây Tiến xuất hiện mang vẻ đẹp vừa bi tráng vừa thơ mộng.
 + Vẻ đẹp lãng mạn của người lính Tây Tiến :
 + Chất bi tráng của hình tượng người lính Tây Tiến :
-Nhà thơ khơng che giấu những gian khổ, hi sinh của người lính Tây Tiến. Chỉ cĩ điều, những khĩ khăn, gian khổ, những mất mát, hi sinh ấy được thể hiện bằng một bút pháp lãng mạn. Qua cách nhìn của nhà thơ, cái bi bỗng trở thành cái hùng, đem đến cho hình ảnh người lính một vẻ đẹp hào hùng tráng lệ. 
- Tác giả đã dành những câu thơ trang trọng để nĩi về sự hi sinh mất mát của người lính Tây Tiến. Những nấm mồ người lính rải rác nơi rừng hoa biên giới xa xơi bỗng trở thành những nấm mồ tơn nghiêm nhờ những từ Hán Việt cổ kính, trang trọng: "Rải rác biên cương mồ viễn xứ" v.v... Đoạn thơ kết thúc bằng tiến gầm dữ dội của dịng sơng Mã như khúc nhạc hào hùng đưa tiễn linh hồn người chiến sĩ: "Sơng Mã gầm lên khúc độc hành".
4. Đoạn thơ:
	“ Tây Tiến người đi khơng hẹn ước
	 .... Hồn về Sầm nứa chảng về xuơi”
-Bốn câu thơ khẳng định nét đẹp tinh thần của người lính Tây Tiến mãi mãi tỏa sáng đối với thời đại và lịch sử
-Vẻ đẹp tinh thần của người lính: Tinh thần một đi khơng trở lại, sẵn sàng hy sinh cho tổ quốc.
-Giọng thơ chủ đạo: hào húng, đầy khí phách.
Ngµy so¹n:
Ngµy d¹y: 
PHÁT BIỂU THEO CHỦ ĐỀ.
I.Khái niệm:
 Phát biểu theo chủ đề là trình bày bằng miệng cĩ nội dung đã chuẩn bị, được báo trước hướng vào một đề tài (phạm vi) hoặc chủ đề nào đĩ(nội dung cuộc sống, những vấn đề cuộc sống đặt ra).
II.Các bước chuẩn bị phát biểu:
1. Xác định chính xác nội dung cần phát biểu.
 Để phát biểu tốt, cĩ chất lượng cần chuẩn bị nội dung mình phát biểu. Cho nên cần phải xác định chính xác nội dung mình phát biểu.
2. Dự kiến đề cương phát biểu
*Cần cĩ đề cương phát biểu khơng viết thành bài văn:
 Mở đầu:
+Thực hiện nghi lễ ở đại hỗi(kính thưa..)
+Tự giới thiệu về mình.
+Nêu rõ lí do, mục đích phát biểu.
+ Khái quát nội dung vấn đề phát biểu.
 Nội dung chính cần phát biểu:
+ Vấn đề phát biểu là gì?
+Nội dung chính và trọng tâm của vấn đề là gì?
+ Suy nghĩ của bản thân về vấn đề ấy như thế nào?
+ Những đề nghị nếu cần?
 kết thúc:
+Xác định đây chỉ là ý kiến cá nhân hoặc đại diện cho tập thể nếu cĩ gì khiếm khuyết xin được lượng thứ hoặc trực tiếp trao đổi.
+Chúc(cụ thể, chân thành, khơng khách sáo)
3.Những yêu cầu khi tiến hành phát biểu theo chủ đề:
- Khi phát biểu người phát biểu cần phải chú ý đến những yêu cầu cĩ tính chất chung:
+ Phát biểu phải cĩ mục đích rõ ràng, động cơ lành mạnh, trong sáng( khơng nên dựa vào diễn đàn để thực hiện hành vi mờ ám, gây mất đồn kết)
+ Chú ý tới đối tượng nghe: lứa tuổi, nghề nghiệp, trình độ.
- Nội dung phát biểu: đúng trọng tâm, nhiều thơng tin, khơng trùng lặp với người khác.Trường hợp người trước phát biểu ý kiến trùng với ý kiến của mình thì mình thể hiện quan điểm đồng ý hay bác bỏ hoặc bổ sung tùy từng nội dung vấn đề phát biểu.
- Trong khi phát biểu cần cĩ cử chỉ, giọng nĩi sao cho phù hợp.
II. Phát biểu ý kiến 
 Hs phát biểu ý kiến theo đề cương đã chuẩn bị 

Tài liệu đính kèm:

  • docon tap vhoc 12 ki 1.doc