Ôn thi môn Hóa học Lớp 12 - Chuyên đề 3: Amin-Aminoaxit-Protein

Ôn thi môn Hóa học Lớp 12 - Chuyên đề 3: Amin-Aminoaxit-Protein

1. Định nghĩa : Amino axit là hợp chất hữu cơ tạp chức mà phân tử chứa đồng thời nhóm -COOH và nhóm -NH2

2. Đồng phân và danh pháp: (H2N)xR(COOH)y. ( Nhớ: 1, 2, 5, 11)

Số đồng phân amino axit, no (có 1nhóm NH2 và 1 nhóm COOH) = (n -1)! ( n ≤ 3 )

 

doc 16 trang Người đăng thuyduong1 Ngày đăng 22/06/2023 Lượt xem 441Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ôn thi môn Hóa học Lớp 12 - Chuyên đề 3: Amin-Aminoaxit-Protein", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN DỀ 3: AMIN- AMINOAXIT- PROTEIN.
I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM.
 AMIN
1. Định nghĩa: Khi thay thế một hay nhiều nguyên tử hiđro trong phân tử NH3 bởi gốc hidrocacbon được amin.
2. Công thức: Amin no đơn chức, mạch hở: CnH2n+3N (n1) 
 3. Bậc amin: Bằng số nguyên tử hiđro trong phân tử NH3 bị thế bởi gốc hiđro cacbon.
	R – NH2 	 Amin bậc I	R – NH – R Amin bậc II
	 Amin bậc III
4. Đồng phân và danh pháp: 
	Số đồng phân amin Cn H2n+3N = 2n-1 	( 1< n < 5 )
→Số đồng phân amin bậc 1 Cn H2n+3N = 2n-2 ( 1< n < 5 )
+ Danh pháp gốc chức: Tên gốc hiđrocacbon + ”amin”
+ Danh pháp thay thế: Tên ankan mạch chính + vị trí nhóm NH2 + amin.
Amin thơm: Anilin: C6H5NH2.
4 Tính chất vật lý:
	- Các amin no, đơn chức C1,2,3 là chất khí, mùi khai khó chịu , dễ tan trong nước, độc. 
5. Tính chất hóa học: 
a. Tính bazơ: Trong amin nguyên tử N còn một cặp electron tự do có khả năng nhận proton→ amin có tính bazơ 
Tính bazơ của các amin bị ảnh hưởng bởi các gốc HC:
+ Các gốc đẩy e ( gốc no), làm tăng tính bazơ so với phân tử aminiac. 
+ Các gốc hút e ( gốc không no, HLG...) làm giảm tính bazơ.
→ Tính bazơ của amin CnH2n+3N > NH3> Amin thơm (C6H5NH2).
- Đa số các amin no (mạch hở) tan nhiều trong nước, làm quỳ tím hoá xanh, làm hồng dung dịch phenolphtalein.
- Các amin thơm (anilin) hầu như không tan trong nước, không làm đổi màu quỳ tím.
Chú ý: Tính bazo của amin phụ thuộc vào số nguyên tử C, bậc amin, khoảng cách giữa các nguyên tử C đền N. Khả năng đẩy e của –CH3 < - C2H5< - (CH3)2CH...
+ Amin thơm gắn thêm nhóm hút e vào vòng thì tính bazo < C6H5NH2.
+ Amin thơm gắn thêm nhóm đẩy e vào vòng thì tính bazo > C6H5NH2.
+ Phản ứng với axit nitro: Chỉ có Amin bậc 1: C2H5NH2 + HONO C2H5OH + N2 + H2O
+ Phản ứng với dung dịch axit: R(NH2)x + xHCl R(NH3Cl)x
→Nếu : nAmin : nHCl = 1 : 1 Amin đơn chức và ngược lại.
 Số chức amin: x= nHCl : namin
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có: mamin + mHCl = mmuối
+ Phản ứng với dung dịch muối: tạo kết tủa hidroxit kim loại 
3RNH2 +FeCl3 + 3HOH3RNH3Cl + Fe(OH)3→ namin = x. nkết tủa trong đó x: hóa trị kim loại.
+Phản ứng cháy: CnH2n+3N +()O2 nCO2 +()H2O + N2
→ mol nước > mol CO2 và mol amin = mol nước – mol CO2 - mol N2 = (nH2O – nCO2)/ 1,5.
6. Điều chế: Khử hợp chất nitro: RNO2 + 6 [H ]RNH2 + 2H2O (amin thơm)
- HI
+CH3I
- HI
+CH3I
- HI
+CH3I
 NH3 CH3NH2 (CH3)2NH (CH3)3N 
7. Tính chất riêng của ANILIN: C6H5NH2.
+ Anilin là chất lỏng ít tan trong nước, tan nhiều trong rượu và benzen, rất độc.
+ Anilin có tính bazơ rất yếu, không làm đổi màu giấy quỳ tím.
+ Phản ứng với dung dịch axit: C6H5NH2 +HCl C6H5NH3Cl.
+ Điều chế: C6H5NH3Cl + NaOH C6H5 NH2 +NaCl + H2O
+ Phản ứng với dung dịch Brom: ưu tiên thế ở vị trí ortho, para.
→Đây là phản ứng đặc trưng để nhận biết anilin: tạo kết tủa màu trắng.
AMINO AXIT - PROTEIN
A/ AMINO AXIT 
1. Định nghĩa : Amino axit là hợp chất hữu cơ tạp chức mà phân tử chứa đồng thời nhóm -COOH và nhóm -NH2
2. Đồng phân và danh pháp: (H2N)xR(COOH)y. ( Nhớ: 1, 2, 5, 11)
Số đồng phân amino axit, no (có 1nhóm NH2 và 1 nhóm COOH) = (n -1)! ( n ≤ 3 ) 
Chú ý: Ứng với công thức CxHyOzNt có thể có các loại đồng phân hữu cơ sau : amino axit, hợp chất nitro, este của amino axit, muối amoni.
 Ví dụ: Công thức C3H7O2N có thể có các đồng phân là:
 Amino axit : H2NCH2CH2COOH; CH3CH(NH2)COOH
 Hợp chất nitro: CH3[CH2]2NO2; CH3CH(CH3)NO2
 Muối amoni : CH2=CHCOONH4	Este : H2NCH2COOCH3
+ Tên gọi 5 α -amino axit hay gặp: 
Công thức 
Tên thay thế /Tên thường
Viết tắt/ PTK/ Màu quỳ tím
H2NCH2COOH
Axit aminoetanoic /Glyxin 
Gly/ 75/ Tím
Axit 2-aminopropanoic/Alanin
Ala/ 89/ Tím
Axit 2-amino-3-metylbutanoic/Valin 
Val / 117/ Tím
HayH2N-C3H5-(COOH)2
Axit 2-aminopentan-1,5-đioic/
Axit glutamic
Glu/ 147/ Hồng( đỏ)
H2N-(CH2 )4-CH-COOH
 NH2 
Axit 2,6 -điaminohexanoic/ Lysin
Lys/ 146/ Xanh
Vậy: α – aminoaxit là những aa có nhóm NH2 đính vào nguyên tử C số 2 tính từ nhóm COOH.
3. Tính chất vật lý: Các α-aa là những chất rắn kết tinh, nhiệt độ nóng chảy cao, dễ tan trong nước .
4. Tính chất hóa học: (H2N)xR(COOH)y → Nếu: x > y: quỳ xanh. 
 	 x = y: quỳ tím. 
 	 x < y : quỳ đỏ ( hồng)
Xét aa H2N- R- COOH → Trong dung dịch tồn tại dạng ion lưỡng cực: H3N+ - R- COO-
→ Aa có tính chất lưỡng tính: Amino axit tác dụng được với axit mạnh và bazơ mạnh:
H2N-CH2-COOH + HCl -Cl+H3N-CH2-COOH
H2N-CH2-COOH + NaOH H2N-CH2-COONa + H2O
Chú ý: Bột ngọt là muối mononatri của axit Glutamic hay natriglutamat:
 HOOC – C2H4 –CH(NH2)- COONa.
Với các aa có nhiều hơn 1 nhóm NH2 hoặc COOH thì số nhóm chức tính theo tỉ lệ mol (HCl/aa) hoặc mol (NaOH/aa) 
+ Phản ứng este hóa: H2NCH2COOH + C2H5OH H2NCH2COOC2H5 + H2O 
+ Pư của nhóm NH2 với HNO2: H2NCH2COOH + HNO2 ® HOCH2COOH + N2 ­ + H2O 
+ Phản ứng trùng ngưng: Axit 6-aminohexanoic và 7-aminoheptanoic có phản ứng trùng ngưng tạo poliamit.
nH2N-[CH2]5-COOH(- HN-[CH2]5-CO-)n+nH2O.
 Nilon-6
B/ PEPTIT - PROTIT
1. Khái niệm về peptit và protein
a) Peptit : peptit là những hợp chất chứa từ 2 đến 50 gốc a - amino axit liên kết với nhau bằng liên kết peptit
- Liên kết –CO-NH- giữa 2 đơn vị a-amino axit gọi là liên kết peptit.
→Vậy: giữa n đơn vị α - amino axit có (n- 1) liên kết peptit.
b) Protein : Protein (protit) là hợp chất cao phân tử phức tạp gồm từ một hoặc nhiều chuỗi polipeptit hợp thành, có phân tử khối từ vài chục ngàn đến vài triệu.
2. Tính chất vật lý
+ Tính tan: có loại không tan như keratin (tóc, móng, sừng) có loại tan như anbumin (lòng trắng trứng). 
+ Sự đông tụ: khi đun nóng hoặc cho axit, bazơ, muối vào, protein sẽ đông tụ tách ra khỏi dung dịch.
3. Tính chất hóa học 
+ Phản ứng thủy phân: 
- Môi trường: axit, kiềm hoặc enzim.
- Cơ chế: Protein →Peptit dài → Peptit ngắn→ các α- amino axit .
Chú ý: Nếu dùng axit hoặc kiềm dư thì SP cuối cùng là muối của các α- amino axit .
+ Phản ứng màu Biure: 
- Chỉ có từ tripeptit trở lên → Dùng để phân biệt đipeptit và các peptit khác, protein.
- Hiện tượng: Peptit tác dụng với Cu(OH)2 cho phức chất màu tím.
Chú ý: Peptit tác dụng với HNO3 đặc tạo thành hợp chất có màu vàng.
4. Một số công thức cần nhớ: 
+ Nếu có n α-aminoaxit khác nhau thì có n giai thừa đồng phân được tạo từ các aminoaxít khác nhau.
+ Số đi, tri ..n peptit tối đa tạo bởi hỗn hợp gồm x amino axit khác nhau: Số n peptitmax = xn 
5. Một số chú ý khi giải bài tập peptit:
+ Cách tính phân tử khối của peptit: 
Giả sử một peptit mạch hở X chứa n gốc α-amino axit thì phân tử khối của X được tính nhanh là: 
MX = Tổng PTK của n gốc α-amino axit – 18.(n – 1)
+ Bài tập về thủy phân không hoàn toàn peptit: dùng “Phương pháp bảo toàn số mol gốc aa”
+ Bài toán thủy phân hoàn toàn peptit( axit hoặc kiềm chỉ với vai trò xúc tác ):
 Xn + (n-1) H2O à n aa.
→ Số mol Peptit = Số mol aa - Số mol H2O → Theo BTKL có: mpeptit + mH2O = maa
DẠNG 1: Bài toán thủy phân hoàn toàn peptit trong môi trường kiềm.
+ Nếu X chỉ tạo thành từ các amino axit có 1 nhóm COOH thì: 
Xn + nNaOH → nMuối + H2O
+ Nếu phân tử X chứa x gốc amino axit có hai nhóm –COOH (Glu), còn lại là các amino axit có 1 nhóm COOH thì: Xn + (n+x)NaOH → nMuối + (1 + x)H2O 
→ Theo BTKL: mpeptit + mkiềm p/ư = mmuối + mnước
DẠNG 2: Bài toán thủy phân hoàn toàn peptit trong môi trường Axit.
+ Nếu X chỉ tạo thành từ các amino axit có 1 nhóm NH2 thì: 
Xn + nHCl + (n -1)H2O → n muối 
+ Nếu phân tử X chứa x gốc amino axit có hai nhóm NH2 (Lys), còn lại là các amino axit có 1 nhóm –NH2 thì: Xn + (n+x)HCl + (n -1)H2O → n muối 
→ Theo BTKL mpeptit + maxit p/ư + mnước = mmuối 
+ Phản ứng cháy của Peptit: dùng BT nguyên tố Oxi.
DẠNG 1 : BÀI TẬP ĐỊNH TÍNH
Câu 1: Số đồng phân amin bậc một, chứa vòng benzen, có cùng công thức phân tử C7H9N là 
 	 A. 3. 	B. 2. 	C. 5. 	D. 4.
Câu 2. Amin nào sau đây có 4 đồng phân cấu tạo ?
 	 A. C2H7N 	B. C3H9N 	C. C4H11N 	D. C5H13N.
Câu 3. Số đồng phân amino axit ứng với công thức phân tử C3H7NO2?
 	A. 4 	B. 1 C. 3 D. 2
Câu 5: Cho các chất sau: C6H5NH2 (X), (CH3)2NH (Y), CH3NH2 (Z), C2H5NH2 (T). Thứ tự tăng dần tính bazơ của các chất nói trên là
 	A. Y < Z < X < T.                	B. X < Z < T < Y.                 
C. T < Y < Z < X.                	D. T < X < Y < Z.
Câu 6: Cho các chất sau: NH3 (X) ; (C6H5)2NH (Y); C6H5NH2 (Z); CH3NH2 (T); C6H5NHCH3 (M). Thứ tự giảm dần tính bazơ của các chất trên là
 	A. T > X > M > Z > Y.         	B. T > X > Z > M > Y 
C. M > X > Y > Z > T.         	D. X > M > T > Y > Z.
Câu 7( ĐH A-2012). Cho dãy các chất: C6H5NH2 ( 1 ), C2H5NH2( 2 ), (C6H5)2NH ( 3 ), ( C2H5)2NH ( 4 ), NH3 ( 5 ) ( C6H5- là gốc phenyl ). Dãy các chất xếp theo chiều lực bazo giảm dần là:
A. ( 4 ),( 1 ),( 5 ),( 2 ),( 3 ) 	B. ( 4 ),( 2 ),( 5 ),( 1 ),( 3 ) 
C. ( 4 ),( 2 ),( 3 ),( 1 ),( 5 ) 	D.( 3 ),( 1 ),( 5 ),( 2 ),( 4 )
Câu 8( ĐH A-2012). Cho dãy các chất: stiren, ancol benzylic, anilin, toluen, phenol. Số chất trong dãy có khả năng làm mất màu nước brom là:
 	 A. 5 	B. 2 	C. 3 	D. 4
Câu 9. Hợp chất hữu cơ tạo bởi các nguyên tố C, H, N là chất lỏng, không màu, rất độc, ít tan trong nước, dễ tác dụng với các axit HCl, HNO2 và có thể tác dụng với nước brom tạo kết tủa. Hợp chất đó có công thức phân tử là
 	A. C2H7N 	B. C6H13N 	C. C6H7N 	D. C4H12N2 
Câu 10. Có các dung dịch riêng biệt sau: C6H5-NH3Cl, H2N-CH2-CH2CH(NH2)-COOH, ClH3N-CH2-COOH, HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH, H2N-CH2-COONa. Số dung dịch có pH < 7 là 
 A. 2. B. 5. C. 4. D. 3. 
Câu 12. Phát biểu nào sau đây là đúng:
 	A. Muối phenylamoni clorua không tan trong nước.	
B. H2N-CH2-CH2-CO-NH-CH2-COOH là một đipeptit.
 	C. Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biure.
 	D. Ở điều kiện thường, metylamin và đimetylamin là những chất khí có mùi khai.
Câu 14. Dung dịch nào sau đây làm phenolphtalein đổi màu?
 A. axit axetic. 	B. alanin. C. glyxin. D. metylamin. 
Câu 15. Để phân biệt phenol, anilin, benzen, stiren người ta lần lượt sử dụng thuốc thử trong dãy nào sau đây?
A. Quỳ tím, dd Br2	 	B. dd NaOH, dd Br2 
C. dd Br2, quỳ tím	 	D. dd HCl, quỳ tím
Câu 17( ĐH A-2012). Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển màu hồng:
 	 A. Axit aminoaxetic 	B. Axit α-aminoglutaric 
 	C. Axit α,Ɛ-điaminocaproic 	D. Axit α-aminopropionic
Câu 18 ( ĐH B-2012) Alanin có công thức là:
A. C6H5NH2 	B. CH3-CH(NH2)-COOH 
C. H2N-CH2-COOH 	D. H2N-CH2-CH2-COOH
Câu 19 ( Đề thi đại học B-2007): Cho các loại hợp chất: amino axit (X), muối amoni của axit cacboxylic (Y), amin (Z), este của amino axit (T). Dãy gồm các loại hợp chất  đều tác dụng với dung dịch NaOH và dung dịch HCl 
 A. Y, Z, T.                   B. X, Y, T.                   C. X, Y, Z, T.  D. X, Y, Z.
Câu 20: Dãy chất nào sau đây đều tác dụng được với NaOH?
 	A. C2H5COOCH3, C2H5COOH, H2NCH2COOH.	 
B. C2H5CHO, C2H5COOH, H2NCH2COOH
 	C. C2H5OH. C2H5COOH, H2NCH2COOH	 
D. C2H5COOCH3, C2H5COOH, CH3OH
Câu 21: Cho dung dịch của các chất riêng biệt sau: C6H5 – NH2 (X1); CH3NH2 (X2); H2N – CH2 – COOH (X3); HOOC – CH2 – CH2 – CH(NH2) – COOH (X4); H2N – (CH2)4 – CH(NH2) – COOH (X5)Những dung dịch làm giấy quỳ tím hóa xanh là  ... ược m gam muối khan. Giá trị của m là 
 	A. 8,2. 	B. 10,8. 	C. 9,4. 	D. 9,6. 
Câu 30: Khi thủy phân một protein X thu được hỗn hợp gồm 2 amino axit no kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Biết mỗi chất đều chứa một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp 2 amino axit rồi cho sản phẩm cháy qua bình đựng dd NaOH dư, thấy khối lượng bình tăng 32,8 g. CTCT của 2 amino axit là
A. H2NCH(CH3)COOH, C2H5CH(NH2)COOH.	 B. H2NCH2COOH, H2NCH(CH3)COOH.
C. H2NCH(CH3)COOH, H2N[CH2]3COOH.	 D. H2NCH2COOH, H2NCH2CH2COOH.
DẠNG IV. BÀI TẬP PEPTIT- PROTEIN
Câu 1 (THPTQG- 2017) : Thủy phân hoàn toàn 1 mol peptit mạch hở X chỉ thu được 3 mol Gly và 1 mol Ala. Số liên kết peptit trong phân tử X là
	A. 3.	B. 4.	C. 2.	D. 1.
Câu 2(THPTQG- 2017) :Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X, thu được 3 mol Gly, 1 mol Ala và 1 mol Val. Nếu thủy phân không hoàn toàn X thì thu được hỗn hợp sản phẩm trong đó có Ala-Gly, Gly-Ala, Gly-Gly-Ala nhưng không có Val-Gly. Amino axit đầu N và amino axit đầu C của peptit X lần lượt là
	A. Ala và Gly.	B. Ala và Val.	C. Gly và Gly.	D. Gly và Val. 
Câu 3. Hỗn hợp E gồm muối vô cơ X (CH8N2O3) và đipeptit Y (C4H8N2O3). Cho E tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng, thu được khí Z. Cho E tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được khí T và chất hữu cơ Q. Nhận định nào sau đây sai?
	A. Chất Y là H2NCH2CONHCH2COOH.	B. Chất Q là H2NCH2COOH.
C. Chất Z là NH3 và chất T là CO2.	D. Chất X là (NH4)2CO3
Câu 4( Đề thi đại học B- 2010). Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X thu được 2 mol glyxin, 1 mol alanin, 1 mol valin và 1 mol phenylalanin. Thủy phân không hoàn toàn X thu được đipeptit có Val-Phe và tripeptit Gly- Ala- Val nhưng không thu được đipeptit Gly – Gly. Công thức chất X là:
	A. Gly- Phe- Gly-Ala- Val 	B. Gly-Ala- Val-Val-Phe
	C. Gly-Ala-Val-Phe-Gly 	D. Val-Phe- Gly-Ala-Gly.
Câu 5(THPTQG- 2016) : Thủy phân 14,6 gam Gly-Ala trong dung dịch NaOH dư thu được m gam muối. Giá trị của m là: 
A. 16,8. B. 20,8. 	C. 18,6. D. 20,6.
Câu 6 ( ĐH A-2013 ): Cho X là hexapeptit Ala–Gly–Ala–Val–Gly–Val và Y là tetrapeptit Gly–Ala–Gly–Glu. Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp gồmX và Y thu được 4 amino axit, trong đó có 30 gam glyxin và 28,48 gam alanin. Giá trị của m là 
 	A. 73,4. 	B. 77,6. 	C. 83,2. D. 87,4. 
Câu 7(ĐH A- 2014): Thủy phân hoàn toàn 4,34 gam tripeptit mạch hở X (được tạo nên từ hai -amino axit có công thức dạng ) bằng dung dịch NaOH dư, thu được 6,38 gam muối. Mặt khác thủy phân hoàn toàn 4,34 gam X bằng dung dịch HCl dư, thu được m gam muối. Giá trị của m là
	A. 6,53	 B. 8,25	C. 5,06	D. 7,25
Câu 8( 2014) : Hỗn hợp X gồm chất Y (C2H8N2O4) và chất Z (C4H8N2O3); trong đó, Y là muối của axit đa chức, Z là đipeptit mạch hở. Cho 25,6 gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được 0,2 mol khí. Mặt khác 25,6 gam X tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được m gam chất hữu cơ. Giá trị của m là 
	A. 20,15.	B. 31,30.	C. 23,80.	D. 16,95.
Câu 9(ĐH B- 2014) hỗn hợp gồm ba peptit đều mạch hở có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 1 : 3. Thủy phân hoàn toàn m gam X, thu được hỗn hợp sản phẩm gồm 14,24 gam alanin, và 8,19 gam valin. Biết tổng số liên kết peptit trong phân tử của ba peptit nhỏ hơn 13. Giá trị của m là
	A. 18,83	B. 18,29	C. 19,19	D. 18,47
DẠNG V. BÀI TẬP TỔNG HỢP AMIN- AA- PEPTIT- PROTEIN
I. CÂU ĐẾM THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM
Câu 32. ( TNL1) Tiến hành hai thí nghiệm:
Thí nghiệm 1: Cho 1 ml dung dịch anilin vào ống nghiêm 1 rồi nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch.
Thí nghiệm 2: Cho 1 ml dung dịch anilin vào ống nghiệm 2 rồi thêm vài giọt nước brom.
Cho các phát biểu sau:
(a) Ở thí nghiệm 1, nếu thay anilin bằng benzylamin thì quỳ tím sẽ chuyển màu xanh.
(b) Ở thí nghiệm 2, nếu thay nước brom bằng dung dịch HCl thì hiện tượng xảy ra vẫn tương tự.
(c) Kết thúc thí nghiệm 2, trong ống nghiệm xuất hiện kết tủa màu vàng.
(d) Ở thí nghiệm 2 xảy ra phản ứng thế brom vào nhân thơm của anilin.
(e) Nguyên tử H của vòng benzen trong anilin khó bị thay thế hơn nguyên tử H trong benzen.
Số phát biểu đúng là
	A. 2.       	B. 3.       	C. 4.       	D. 5.
Câu 80: ( CTQL1) Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Cho vào hai ống nghiệm 5 giọt dung dịch CuSO4 5% và 1 ml dung dịch NaOH 10%. Lắc nhẹ rồi gạn bỏ lớp dung dịch giữ lấy kết tủa Cu(OH)2
Bước 2: Thêm 3 ml dung dịch glucozơ 10% vào ống nghiệm thứ nhất. 3 ml dung dịch lòng trắng trứng vào ống nghiệm thứ hai.
Bước 3: Lắc đều cả hai ống nghiệm.
Cho các phát biểu sau:
(a) Sau bước 1, cả hai ống nghiệm đều chưa kết tủa màu xanh.
(b) Sau bước 3, ống nghiệm thứ nhất kết tủa bị hòa tan, tạo dung dịch màu xanh lam
(c) Sau bước 3, ống nghiệm thứ hai kết tủa bị hòa lan, tạo dung dịch màu tím
(d) Phản ứng trong hai ống nghiệp đều xảy ra trong môi trường kiềm.
(e) Để phản ứng trong hai ống nghiệm nhanh hơn cần rửa kết tủa sau bước 1 bằng nước cất nhiều lần.
Số phát biểu đúng là
	A. 2.       	B. 3.       	C. 4.       	D. 5.
Câu 79. (LHPNĐ) Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Cho vào hai ống nghiệm, mỗi ống nghiệm khoảng 1 ml anilin (nguyên chất). Thêm tiếp vào ống thứ nhất 5 ml nước cất, ống thứ hai thêm khoảng 5 ml benzen, lắc đều để yên khoảng 5 phút.
Bước 2: Nhỏ 3 ml dung dịch HCl 36,5% vào hai ống nghiệm và dùng đũa thủy tinh khuấy nhẹ.
Bước 3: Nhỏ tiếp dung dịch vài giọt dung dịch brom vào ống nghiệm thứ nhất và lắc đều.
Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Sau bước 2, ống nghiệm thứ nhất thu được dung dịch đồng nhất.
B. Thay anilin bằng phenol, tiến hành thí nghiệm tương tư thu được hiện tượng ở bước 3 như nhau.
C. Sau bước 1, chất lỏng trong hai ống nghiệm đều có sự tách lớp.
D. Sau bước 3, ống nghiệm thứ nhất xuất hiện kết tủa trắng.
Câu 78. ( QBL1 )    Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Cho vào hai ống nghiệm 5 giọt dung dịch CuSO4 5% và 1 ml dung dịch NaOH 10%. Lắc nhẹ rồi gạn bỏ lớp dung dịch giữ lấy kết tủa Cu(OH)2
Bước 2: Thêm 3 ml dung dịch glucozơ 10% vào ống nghiệm thứ nhất. 3 ml dung dịch lòng trắng trứng vào ống nghiệm thứ hai.
Bước 3: Lắc đều cả hai ống nghiệm.
Cho các phát biểu sau:
(a) Sau bước 1, cả hai ống nghiệm đều chưa kết tủa màu xanh.
(b) Sau bước 3, ống nghiệm thứ nhất kết tủa bị hòa tan, tạo dung dịch màu xanh lam
(c) Sau bước 3, ống nghiệm thứ hai kết tủa bị hòa lan, tạo dung dịch màu tím
(d) Phản ứng trong hai ống nghiệp đều xảy ra trong môi trường kiềm.
(e) Để phản ứng trong hai ống nghiệm nhanh hơn cần rửa kết tủa sau bước 1 bằng nước cất nhiều lần. Số phát biểu đúng là:
	A. 2.       	B. 3.       	C. 4.       	D. 5.
Câu 76: ( NA KS+ TT)  Tiến hành hai thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Cho 1 ml anilin vào ống nghiệm chứa 1 ml nước cất, lắc đều rồi để yên.
Thí nghiệm 2: Cho 0,5 ml anilin vào ống nghiệm chứa 5 ml dung dịch HCl 2M, lắc đều rồi để yên.
Cho các phát biểu sau:
(a) Sau thí nghiệm 2, có xuất hiện kết tủa màu trắng ở đáy ống nghiệm.
(b) Sau thí nghiệm 2, chất lỏng trong ống nghiệm tạo thành dung dịch đồng nhất.
(c) Sau thí nghiệm 1, chất lỏng trong ống nghiệm tách thành hai lớp.
(d) Thí nghệm 2, chứng minh anilin có tính axit.
(e) Khi tiến hành thí nghiệm 1, nếu cho mẩu giấy quỳ tím vào ống nghiệm thì quỳ tím sẽ hóa xanh.
Số phát biểu đúng là
	A. 1.       	B. 2.       	C. 3.       	D. 4.
Câu 66: ( VP L1)  Thực hiện thí nghiệm phản ứng màu biure theo các bước sau:
Bước 1: Cho vào ống nghiệm 1 ml dung dịch lòng trắng trứng 10%.
Bước 2: Nhỏ tiếp vào ống nghiệm 1 ml dung dịch NaOH 30%.
Bước 3: Cho tiếp vào ống nghiệm 1 giọt dung dịch CuSO4 2% rồi lắc nhẹ ống nghiệm, sau đó để yên vài phút.
Cho các phát biểu sau:
	(a) Ở bước 1 có thể thay 1 ml dung dịch lòng trắng trứng bằng 1 ml dầu ăn.
	(b) Ở bước 3 có xảy ra phản ứng màu biure.
	(c) Ở bước 2 có thể thay 1 ml dung dịch NaOH 30% bằng 1 ml dung dịch KOH 30%.
	(d) Sau bước 3 thu được dung dịch đồng nhất có màu xanh lam.
	(e) Sau bước 3 thu được dung dịch đồng nhất có màu tím đặc trưng.
Trong số các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?
	A. 4.       	B. 1.       	C. 2.       	D. 3.
Câu 72: (KG L1)   Tiến hành hai thí nghiệm:
Thí nghiệm 1: Cho 1 ml dung dịch anilin vào ống nghiêm 1 rồi nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch.
Thí nghiệm 2: Cho 1 ml dung dịch anilin vào ống nghiệm 2 rồi thêm vài giọt nước brom.
Cho các phát biểu sau:
	(a) Ở thí nghiệm 1, nếu thay anilin bằng benzylamin thì quỳ tím sẽ chuyển màu xanh.
	(b) Ở thí nghiệm 2, nếu thay nước brom bằng dung dịch HCl thì hiện tượng xảy ra vẫn tương tự.
	(c) Kết thúc thí nghiệm 2, trong ống nghiệm xuất hiện kết tủa màu vàng.
	(d) Ở thí nghiệm 2 xảy ra phản ứng thế brom vào nhân thơm của anilin.
	(e) Nguyên tử H của vòng benzen trong anilin khó bị thay thế hơn nguyên tử H trong benzen.
Số phát biểu đúng là
	A. 5.       	B. 3.       	C. 2.       	D. 4.
II: BÀI TẬP AMIN, AMINOAXIT.
Câu 74: ( LTNAL1) Cho 8,76 gam lysin và 22,5 gam glyxin vào dung dịch chứa 0,4 mol KOH được dung dịch Y. Cho Y tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư được m gam muối. Giá trị m là:
	A. 61,2       	B. 83,59       	C. 82,25       	D. 76,39
Câu 76: ( TNL1) Hỗn hợp X gồm glyxin, alanine và axit glutamic. Hỗn hợp Y gồm tristearin và tripanmitin. Đốt cháy hoàn 0,75 mol hỗn hợp Z gồm a gam X và b gam Y cần dùng 217,56 lít O2 ở đktc, sản phẩm cháy gồm N2, CO2 và 128,25 gam H2O. Cho a gam X phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 0,9M. Giá trị V là
	A. 500       	B. 550       	C. 400       	D. 450
Câu 27. ( TNL1) Cho 0,1 mol (CH3)2NH và 0,2 mol NH2CH2COOH tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 1,5M. Giá trị của V là
	A. 100.       	B. 200.       	C. 150.       	D. 300.
Câu 54. ( NTHD L2) Đốt cháy hoàn toàn hai amin no, đơn chức, mạch hở cần vừa đủ 0,735 mol O2, thu được 11,7 gam H2O. Tổng khối lượng (gam) của hai amin đem đốt là:
	A. 6,22.       	B. 9,58.       	C. 10,7.       	D. 8,46.
Câu 80: ( CTQL2) Đốt cháy hoàn toàn 27,28 gam hỗn hợp X gồm glyxin, alanin, axit glutamic và axit oleic cần vừa đủ 1,62 mol O2 được H2O, N2 và 1,24 mol CO2. Mặt khác, cho 27,28 gam X vào 200 ml dung dịch NaOH 2M rồi cô cạn dung dịch, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là:
	A. 32,56.       	B. 43,28.       	C. 38,96.         	D. 48,70.
Câu 67: ( VP L1)   Cho hỗn hợp A gồm 0,1 mol alanin và 0,15 mol glyxin tác dụng với 300 ml dung dịch NaOH 1M, sau phản ứng thu được dung dịch X. Cho X phản ứng vừa đủ với dung dịch HCl, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là:
A. 46,825.       	B. 44,425.       	C. 45,075.       	D. 57,625.
Câu 74: (VP L2)  Thủy phân không hoàn toàn một lượng hexapeptit mạch hở X chỉ thu được hỗn hợp Y gồm Ala-Gly, 2,925 gam Val, 8,6 gam Val-Ala-Val-Gly, 18,375 gam Ala-Val-Gly và 12,25 gam Ala-Gly-Val. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y cần dùng V lít O2 (đktc). Giá trị của V là
	A. 50,288.       	B. 69,44.       	C. 57,12.       	D. 32,48.
Câu 73. (HP L2)   Cho 0,15 mol axit glutamic vào 175 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Cho dung dịch NaOH dư vào X. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol NaOH phản ứng là:
	A. 0,50 mol.       	B. 0,35 mol.       	C. 0,55 mol.       	D. 0,65 mol.
MỘT SỐ LƯU Ý – GHI NHỚ SAU CHUYÊN ĐỀ:
---------- HÓA HỌC CHUYỆN CHƯA KỂ MỜI CÁC EM ĐÓN ĐỌC KỲ SAU !---------

Tài liệu đính kèm:

  • docon_thi_mon_hoa_hoc_lop_12_chuyen_de_3_amin_aminoaxit_protein.doc