Ôn thi học sinh giỏi Ngữ văn

Ôn thi học sinh giỏi Ngữ văn

Câu 1: Trong bài văn tế nghĩa sĩ Cần giuộc của Nguyễn Đình Chiểu,có một tượng đài nghệ thuật mang tính chất bi tráng về người nông dân yêu nước chống ngoại xâm.Hãy phân tích bài văn tế để làm rõ vẻ đẹp hiếm có của hình tượng nghệ thuật đó

 Có thể nói văn tế nghĩa sĩ Cần giuộc là đỉnh điểm tư tưởng nghệ thuật trong sự nghiệp văn chương của Nguyễn Đình Chiểu.Phạm Văn Đồng trong bài Nguyễn Đình Chiểu ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc từng đặt bài thơ này ngang hàng với Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi và cho rằng một bên là bài ca về người anh hùng chiến thắng,một bên là người anh hùng thất thế nhưng vẫn hiên ngang.

 

doc 86 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1565Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ôn thi học sinh giỏi Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN THI HỌC SINH GIỎI NĂM 2009-2010
Câu 1: Trong bài văn tế nghĩa sĩ Cần giuộc của Nguyễn Đình Chiểu,có một tượng đài nghệ thuật mang tính chất bi tráng về người nông dân yêu nước chống ngoại xâm.Hãy phân tích bài văn tế để làm rõ vẻ đẹp hiếm có của hình tượng nghệ thuật đó
 Có thể nói văn tế nghĩa sĩ Cần giuộc là đỉnh điểm tư tưởng nghệ thuật trong sự nghiệp văn chương của Nguyễn Đình Chiểu.Phạm Văn Đồng trong bài Nguyễn Đình Chiểu ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc từng đặt bài thơ này ngang hàng với Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi và cho rằng một bên là bài ca về người anh hùng chiến thắng,một bên là người anh hùng thất thế nhưng vẫn hiên ngang.
 Qủa là như thế, văn tế nghĩa sĩ Cần giuộc trước hết là một tiếng khóc cao cả,khóc cho những nghĩa sĩ Cần giuộc hi sinh trong chiến đấu,khóc cho đất nước,ho nhân dân trong cơn nguy kịch,bị thực dân Pháp xâm chiếm tàn phá và qua tiếng khóc đó có một tượng đài nghệ thuật mang tính chất bi tráng về người nông dân yêu nước chống ngoại xâm.
 Trước hết hình tượng nghệ thuật này được dựng lên trên bối cảnh thời đại có mâu thuẫn dân tộc quyết liệt,dữ dội đến cực điểm: “Hỡi ôi,súng giặc đất rền,lòng dân trời tỏ”.Một bên là giặc,một bên là dân.Nói đến giặc là nói đến súng,chết chóc dã man ở mức độ rền vang cả mặt đất.Nói đến dân là nói đến tấm lòng,đến chính nghĩa,ở mức rực sáng cả bầu trời.Trong bối cảnh đó,có tượng đài nghệ thuật về người nông dân nghĩa sĩ Cần giuộc :
“ Cui cút làm ăn;toan lo nghèo khó
.......................................................
Việc cuốc,việc cày,việc bừa,việc cấy,tay vốn quen làm;tập khiên,tập súng,tập mác,tập cờ,mắt chưa từng ngó”
 Đây là người nông dân của thế kỉ XIX,nông dân của nước Việt Nam phong kiến lạc hậu,nghèo nàn,cả đời không ra khỏi “làng bộ” đến nỗi cái việc tập khiên,tập súng,tập mác,tập cờ,mắt chưa từng ngó,nói gì là chuyện “cung ,ngựa”, “trường nhung”,...vv.Thế nhưng khi giặc đến đánh chiếm quê hương đất nước,thì chính những người nông dân tưởng như không biết gì ấy,lại trở thành những người nghĩa sĩ đánh giặc giữ làng kiên cường,bất khuất đến tuyệt vời.Họ đã vào cuộc chiến đấu vệ quốc này bằng lòng căm thù vô song: 
“Bữa thấy bòng bong che trắng lốp,muốn tới ăn gan
Ngày xem ống khói chạy đen xì,muốn ra cắn cổ”
Ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ”
 Họ vào cuộc chiến đấu với một tâm lí hoàn toàn tự nguyện,không cần đợi “ai đòi,ai bắt; chẳng thèm trốn ngược,trốn xuôi.Họ vào cuộc chiến đấu với một sự thiếu thốn,thiếu: “mười tám ban võ nghệ;chín chục trận binh thư”,nghĩa là không qua trường lớp huấn luyện.Họ vào cuộc chiến đấu với những gì có hàng ngày,với manh áo vải,ngọn tầm vong,với rơm con cúi,lưỡi dao phai.Nhưng ở họ có một tấm lòng mến nghĩa mà họ thành quân “chiêu mộ”,xông vào cuộc chiến đấu như vũ bão:
“ Hỏa mai đánh bằng rơm con cúi,cũng đốt xong nhà dạy đạo kia
.......................................................................................................
Kẻ đâm ngang ,người chém ngược làm cho mã tà ma ní hồn kinh
Bọn hè trước,lũ ó sau ,trối kệ tàu thiết,tàu đồng súng nổ”
 Đúng là một bức tranh của quần chúng nổi dậy,công đồn như vũ bão,hình ảnh ấy không dễ tìm thấy trong văn học trung đại,trong đó sừng sững lên hình ảnh người nông dân-nghĩa sĩ Cần giuộc.Chúng ta có thể khai thác trong bài văn tế trên bao nhiêu là yếu tố tu từ,yếu tố nghệ thuật của văn chương:cách dùng ngôn ngữ của đời thường,dùng động từ dồn dập và chỉ động tác dứt khoát mãnh liệt:đâm ngang,chém ngược,đạp,lướt,...cách ngắt nhịp ngắn gọn trong câu,...Tất cả cứ bừng bừng một khí thế xông trận,sáng rực lên hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ đánh giặc giữ nước thật hiếm có và chúng ta xem đó là một tượng đài nghệ thuật là hoàn toàn đúng.Nó mang tính chất hùng tráng,bi tráng không bi lụy.Nó là bài học vô cùng quý giá về lòng yêu nước,tinh thần chống ngoại xâm của nhân dân ta một thời đã qua.Nhưng âm vang của nó còn vang vọng mãi theo thời gian.Nó chính là bài học quý giá cho thế hệ trẻ của chúng ta noi theo .
Đề 2: Vì sao có thể nói văn học chân chính có khả năng nhân đạo hóa con người? Liên hệ với thực tế văn học. 
 Văn học là trong những loại hình nghệ thuật có từ rất sớm, gắn bó thiết thân với đời 
sống tinh thần của con người ngay từ thuở xa xưa. Dù dưới hình thức nào thì nó vẫn là sự 
phản ánh thế giới khách quan qua thế giới chủ thể của nghệ sĩ. Tác phẩm nghệ thuật chân 
chính là sự giãi bày những tình cảm, những khát vọng sâu xa của nhà văn trước cuộc đời, 
trước những vấn đề có ý nghĩa thân thiết đối với con người. Dù văn học viết về những sự 
cố lớn lao: bão táp cách mạng, chiến tranh, hay chỉ diễn tả một tiếng chuông chùa, một bờ 
tre, ruộng lúa bao giờ ta cũng tìm thấy hình bóng, tâm sự của con người gửi gắm ở bên 
trong. Với tư cách là cụ thể của hoàn cảnh, là động lực của sự phát triển xã hội, là nguồn 
gốc của mọi sáng kiến, phát minh. Con người với tất cả niềm vui, nỗi buồn, tâm tư khát 
vọng, thành đạt hay khổ đau luôn luôn là đối tượng trung tâm của văn học, là mối quan tâm 
hàng đầu của nghệ sĩ chân chính. Tình yêu thương đối với con người là nguồn động lực căn 
bản nhất thúc đẩy ngòi bút của mọi nhà văn chân chính. Nhà văn Nga Tolstoi đã từng viết : 
“Một tác phẩm nghệ thuật là kết quả của tình yêu”. 
 Tác phẩm chân chính đúng là sản phẩm của trí 
tuệ , trái tim, mồ hôi và cả nước mắt nữa của người nghệ sĩ, là kết quả của quá trình nếm 
trải, nung nấu, cảm xúc dào dạt - cái mà người ta gọi là cảm hứng trong sáng tạo nghệ 
thuật. Không ai làm thơ làm văn trong trạng thái khô cằn, chai sạn xúc cảm. Cảm hứng ấy 
có thể bắt đầu từ niềm vui sướng, tự hào hay tin tưởng, phấn khởi, nhưng với nghệ sĩ chân 
chính thì chẳng bao giờ có niềm vui hời hợt, giản đơn. Bởi vì cuộc sống con người, trong 
tính hiện thực của nó, niềm vui luôn luôn đi đôi với nỗi buồn, ánh sáng luôn tồn tại bên 
cạnh bóng tối, cái xấu luôn luôn xen lẫn bên cạnh cái tốt, hạnh phúc thường đi liền với khổ 
đau, bất hạnhVà những khổ đau của con người xưa nay vốn là nỗi nhức nhối, bức xúc 
nhất thôi thúc người nghệ sĩ cầm bút. Truyện kiều là tiếng khóc đứt ruột. Chí Phèo là tiếng thét phẫn uất đòi quyền làm ngườiNhững tác phẩm chân chính, bất tử với thời gian thường là những tác phẩm diễn tả những xung đột có khi đầy bi kịch giữa cái thật và cái giả, giữa cái thiện và cái ác, giữa bóng tối và ánh sáng, giữa cái cao thượng và cái thấp hèn, ghê tởm  Tuy nhiên “thanh nam châm thu hút mọi thế hệ vẫn là cái cao thượng, cái tốt đẹp, cái thủy chung”. Đó chính là khả năng nhân đạo mà văn học chân chính có thể mang lại cho con người. 
 Ở đây có mấy vấn đề cần lưu ý: 
 Sở dĩ nói văn học chân chính chứ không phải văn học nói chung vì trong sự tồn 
tại của văn học nhân loại quả là những tác phẩm vì con người, nâng cao phẩm giá con người 
nhưng cũng có thứ văn chương làm hạ thấp phẩm giá con nguời. Có những tác phẩm là kết 
quả của thao thức khổ đau, hi sinh, trăn trở, nhưng cũng không thiếu thứ văn chương làm
thuê, làm công cụ, bồi bút tô son trát phấn cho giai cấp thống trị trong những xã hội đã suy 
tàn, mục ruỗng Có thứ văn chương bất tử, sống mãi với muôn đời, có thứ văn chương rẻ 
tiền sẽ bị quên lãng với thời gian. Chủ nghĩa nhân đạo, lòng yêu thương tôn trọng con người 
là thước đo căn bản nhất để đánh giá mọi giá trị văn học chân chính . “Những người khốn 
khổ” của Hugo, “ Sống lại” của L.Tolstoi, Truyện Kiều của Nguyễn Du là những tác 
phẩm trong đó tác giả còn bộc lộ nhiều quan điểm sai lầm về tư tưởng và những giải pháp 
cải tạo xã hội, nhiều nhân vật cũng đã trải qua bao nhiêu vấp ngã, giằng xé, lầm lẫn 
nhưng đó lại là những tác phẩm nghệ thuật chân chính sẽ sống mãi với thời gian; bởi sức 
mạnh cảm hóa sâu xa, bởi lòng yêu thương con người mênh mông, sâu thẳm; bởi thái độ 
căm ghét, phẫn uất trước những thế lực xấu xa, tàn ác đã giày xéo, chà đạp lên con người. 
Đó chính là lí tưởng thẩm mĩ của nhà văn có khả năng nhân đạo hóa con người, làm cho con 
người tin hơn ở những điều thiện, ở khả năng vươn tới cái cao cả, cao thượng, kể cả những 
con người đã trải qua và chịu đựng những điều ác khủng khiếp do xã hội và có khi do chính 
mình gây ra. 
 Mặt khác, nói tới quá trình nhân đạo hóa của văn học không phải chỉ là khả năng 
gợi lòng trắc ẩn, động tâm, thương cảm đối với những cảnh ngộ bất hạnh đói nghèo diễn ra 
trong xã hội, dù điều đó cũng là một phương tiện đáng quí. Khả năng nhân đạo hóa còn bộc 
lộ ở sự tự ý thức về bản thân, tự nhận diện bản thân trước những điều xấu, tốt, thiện, ác 
mà tác phẩm gợi lên. Người ta đã nói đến sự “thanh lọc” tâm hồn của văn học, hay hình 
thức “sám hối” của bản thân trước lương tâm của quá trình tiếp nhận tác phẩm là như thế. 
Đọc Nam Cao không phải chỉ là để cảm thông với Điền, với Thứ, với Hộ với một cuộc 
sống bị “cơm áo ghì sát đất”, nó đang có nguy cơ giết chết những ước mơ và những tình 
cảm nhân ái, cao thượng. Những tác phẩm của Nam Cao còn như một tấm gương soi để độc 
giả hôm nay tự nhận diện chính mình, không ngừng vượt lên hoàn cảnh bản thân để sống 
một cách xứng đáng hơn, tốt đẹp hơn. Nếu trong tác phẩm “Đời thừa”, nhân vật Hộ là một 
trí thức hoàn toàn tốt thì tác phẩm có thể không làm ta xúc động đến thế. Sự giằng xé giữa 
nhân cách cao thượng, hành vi đẹp đẽ, hoài bão to lớn, tấm lòng vị tha của một “chàng trai 
trẻ vốn say mê lí tưởng” với những bận rộn tẹp nhẹp vô nghĩa lí, với sự câu thúc của đời 
sống tầm thường hàng ngày, cả những cẩu thả, bất lương trong nghề cầm bút và những hành 
vi “khốn nạn, tàn nhẫn của hắn” đối với Từ - người vợ rất đỗi đáng thương của y và những 
giằng xé nội tâm không nguôi trong lòng Hộ, lại làm người đọc xót xa thương cảm đến tận 
đáy lòng. Chính điều đó đã làm nên giá trị nhân văn rất lớn của tác phẩm. Chính bản thân 
tác phẩm “Đời thừa” đã tạo được giá trị đích thực mà tác giả của nó hằng mong mỏi. “Nó 
chứa đựng được một cái gì lớn lao, mạnh mẽ vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng 
lòng thương, tình bác ái, sự công bình Nó làm cho con người gần người hơn”. Những giá 
trị nhân văn to lớn như thế lại được hình thành từ những mẫu chuyện nhỏ nhặt, vặt vãnh 
nhưng đã được viết bằng một ngòi bút chân thực, tài hoa và nhất là bằng một cuộc sống 
cũng đầy mâu thuẫn, đau xót, trăn trở của chính nhà văn Nam Cao. Ở đây có vấn đề viết cái 
gì và viết như thế nào. Không nên đồng nhất nội dung phản ánh và sự phản ánh. Nói cho rõ 
hơn, ở đây tình cảm, lương tri, thái độ trân trọng đối với giá trị tinh thần của con người đã 
rọi sáng vào từng cảnh ngộ trong câu văn, làm dấy lên ở người đọc một mối liên tưởng đồng 
cảm, đau xót. Đó mới là những yếu tố tạo nên sức thuyết phục sâu xa đối với người đọc. 
Đọc “Đời thừa” ta có cảm giác như nhà văn đã rọi vào chỗ sâu kín nhất của tâm tư. Quá 
trình nhân đạo hóa sẽ hình thành từ sự đồng cảm ấy. Ở “Lão Hạc” cũng vậy. Tác phẩm gợi 
lên lòng thương cảm nơi người đọc từ cái chết thê thảm của lão vì lòng thương con và vì 
tình trạng khốn quẫn của lão. Nhưng giá trị nhân đạo của tác phẩm chủ yếu lại không chỉ 
nằm ở đấy. Tác phẩm gợi lên những tình cảm vị tha, cao thượng đầy tự trọng của một lão 
già nông dân chất phác, hiền lành: biết đâu lã ... n càng thấm thía lúc hoàng hôn. Được gợi từ câu dịch thơ Đỗ Phủ (Mặt đất mây
đùn cửa ải xa), Huy Cận đã sáng tạo nên hình ảnh một hoàng hôn hùng vĩ Lớp lớp mây cao
đùn núi bạc. Cánh chim quen thuộc trong thơ ca về hoàng hôn đến Huy Cận cũng mang
nét mới lạ: cái hữu hình của cánh chim nhỏ nghiêng xuống làm hiện lên cái vô hình của
bóng chiều trĩu nặng; cánh chim giữa trời rộng gợi “cái tôi” cô đơn, rợn ngợp trước vũ trụ,
trước cuộc đời.
- Huy Cận đã liên tưởng đến Thôi Hiệu khi viết hai câu cuối. Khói sóng trên sông làm Thôi
Hiệu buồn, còn Huy Cận thì không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà, nỗi nhớ đã luôn da diết
trong lòng tác giả.
3. Vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại của bài thơ 
a. Đề tài, cảm hứng:
- Tràng giang mang nỗi sầu từ vạn cổ của con người bé nhỏ, hữu hạn trước thời gian,
không gian vô hạn, vô cùng.
- Tràng giang đồng thời thể hiện “nỗi buồn thế hệ” của một “cái tôi” Thơ mới thời mất
nước “chưa tìm thấy lối ra”.
b. Chất liệu thi ca:
- Ở Tràng giang, ta bắt gặp nhiều hình ảnh quen thuộc trong thơ cổ (tràng giang, bờ bãi đìu
hiu, cánh chim trong bóng chiều), nhiều hình ảnh, tứ thơ được gợi từ thơ cổ.
- Mặt khác, Tràng giang cũng không thiếu những hình ảnh, âm thanh chân thực của đời
thường, không ước lệ (củi khô, tiếng vãn chợ chiều, bèo dạt).
c. Thể loại và bút pháp:
- Tràng giang mang đậm phong vị cổ điển qua việc vận dụng nhuần nhuyễn thể thơ 7 chữ
với cách ngắt nhịp, gieo vần, cấu trúc đăng đối; bút pháp tả cảnh ngụ tình, gợi hơn là tả ;
những từ Hán Việt cổ kính (tràng giang, cô liêu).
- Song, Tràng giang lại cũng rất mới qua xu hướng giãi bày trực tiếp “cái tôi” trữ tình
(buồn điệp điệp, sầu trăm ngả, không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà), qua những từ ngữ
sáng tạo mang dấu ấn xúc cảm cá nhân của tác giả (sâu chót vót, niềm thân mật, dợn
dợn)
4. Kết luận 
- Tràng giang của Huy Cận không chỉ là một bức phong cảnh mà còn là “một bài thơ về tâm hồn”. Bài thơ thể hiện nỗi buồn cô đơn trước vũ trụ, trước cuộc đời.
- Từ đề tài, cảm hứng, chất liệu đến giọng điệu, bút pháp, Tràng giang vừa mang phong vị
thi ca cổ điển vừa mang chất hiện đại của Thơ mới.
- Vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại cũng là một nét đặc trưng của phong cách Huy Cận.
ĐỀ 51 : Bình giảng đoạn thơ sau đây trong bài Tống biệt hành của Thâm Tâm:
“Đưa người, ta không đưa qua sông,
Sao có tiếng sóng ở trong lòng?
Bóng chiều không thắm, không vàng vọt,
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong?
Đưa người, ta chỉ đưa người ấy,
Một giã gia đình, một dửng dưng
- Li khách! Li khách! Con đường nhỏ,
Chí nhớn chưa về bàn tay không,
Thì không bao giờ nói trở lại!
Ba năm, mẹ già cũng đừng mong”.
(Văn học 11, Tập một, NXB Giáo dục, tái bản 2005, tr.147)
GỢI Ý
1. Giới thiệu chung 
-Tống biệt hành của Thâm Tâm là một trong những bài thơ nổi tiếng của Thơ mới.
- Bài thơ vừa thể hiện tâm trạng chung của một lớp người đang tìm đường, vừa thể hiện
được dấu ấn riêng của tác giả bởi hơi thơ trầm hùng, bi tráng, đặc biệt trong đoạn thơ
đầu.
Bình giảng đoạn thơ 
a. Bốn câu thơ đầu:
- Nhấn mạnh không gian và thời gian của cuộc tiễn đưa. Đó là nơi không có bến
sông (khác với thơ ca xưa thường diễn ra nơi bến sông, con đò). Thời gian cũng
không có gì đặc biệt (không thắm, không vàng vọt). Tác giả phủ nhận ngoại cảnh
(điệp từ không) nhằm tô đậm nội tâm của kẻ ở, người đi.
- Bốn câu thơ đầu là hai câu hỏi tu từ với hai vế đối lập giữa cái không của ngoại
cảnh và cái có của nội tâm để khẳng định tâm trạng day dứt, xốn xang (tiếng sóng
trong lòng) của người đưa tiễn và tâm trạng buồn thương, quyến luyến (bóng hoàng
hôn trong mắt) của người ra đi.
- Âm điệu vừa thiết tha, vừa khắc khoải (điệp từ sao, toàn thanh bằng ở câu 1 và
nhiều thanh trắc ở câu 2) tạo không khí trầm buồn, xao xuyến của buổi chia tay.
b. Sáu câu thơ tiếp:
- Hai câu thơ 5,6: Tác giả thể hiện rõ hơn sắc thái tâm trạng và thái độ của người ra
đi cũng như người ở lại. Nếu như người đưa tiễn khẳng định “ta chỉ đưa người ấy”,
thì với người ra đi “Một giã gia đình, một dửng dưng”.
- Cách dùng từ Hán-Việt và hình thức độc thoại (câu 7) tạo sắc thái trang trọng, vừa
gợi tư thế dứt khoát của người đi, vừa thể hiện tâm trạng nén lòng của người ở lại -
mãi dõi theo bóng người đi xa như không hề muốn có cuộc chia li. Chí nhớn nhưng
con đường nhỏ và bàn tay không làm nổi rõ những trăn trở, và dự cảm về những khó
khăn mà người ra đi phải đối mặt.
- Những từ ngữ xưng hô (ta, người), từ phủ định (chưa, không, đừng) với âm điệu
mạnh mẽ đã làm cho câu thơ trở nên rắn rỏi, thể hiện quyết tâm của người ra đi vì chí
lớn “một đi không trở lại”. Từ dửng dưng và dấu chấm lửng cuối câu thơ thứ 6 thể
hiện sự kìm nén tình cảm và thái độ dứt khoát của người đi.
- Hình ảnh mẹ già ở câu thơ thứ 10 làm cho giọng thơ chùng xuống, dù có mềm lòng,
có níu kéo riêng tư, vẫn không ngăn được quyết tâm của li khách.
3. Kết luận 
- Đoạn thơ ca ngợi vẻ đẹp của li khách trong thời đại mới và thể hiện sự ngưỡng vọng
đối với những người ra đi vì nghĩa lớn, cũng là cách thể hiện tấm lòng yêu nước thầm
kín của nhà thơ
- Đoạn thơ vừa cổ kính vừa hiện đại, đậm chất bi tráng và “đượm chút bâng khuâng khó
hiểu của thời đại” (Hoài Thanh).
ĐỀ 52 : Cïng béc lé nçi nhí vÒ T©y B¾c, trong bài “T©y TiÕn” Quang Dòng viÕt:
“S«ng M· xa råi T©y TiÕn ¬i!
Nhí vÒ rõng nói nhí ch¬i v¬i
Sài Khao sương lÊp ®oàn qu©n mái
Mường L¸t hoa vÒ trong ®ªm h¬i”
(V¨n häc 12, TËp mét, NXB Gi¸o dôc, 2005, tr.76)
trong bài TiÕng h¸t con tàu, ChÕ Lan Viªn viÕt:
“Nhí b¶n sư¬ng gi¨ng, nhí ®Ìo m©y phñ
N¬i nao qua, lßng l¹i ch¼ng yªu thư¬ng?
Khi ta ë, chØ là n¬i ®Êt ë
Khi ta ®i, ®Êt ®· ho¸ t©m hån!”
(V¨n häc 12, TËp mét, NXB Gi¸o dôc, 2005, tr.121)
 C¶m nhËn cña anh/ chÞ vÒ hai ®o¹n th¬ trªn.
GỢI Ý
Cảm nhận về hai đoạn thơ 
1. Đoạn thơ trong bài Tây Tiến của Quang Dũng 
- Đoạn thơ bộc lộ nỗi nhớ da diết, vời vợi về miền Tây và người lính Tây Tiến. Thiên
nhiên miền Tây xa xôi mà thân thiết, hoang vu mà thơ mộng; con người Tây Tiến gian
khổ mà hào hoa.
- Hình ảnh thơ có sự hài hoà nét thực nét ảo, vừa mông lung vừa gợi cảm về cảnh và
người; nhạc điệu có sự hoà hợp giữa lời cảm thán với điệu cảm xúc (câu mở đầu như
một tiếng kêu vọng vào không gian), giữa mật độ dày những âm vần (rồi, ơi, chơi vơi,
mỏi, hơi) với điệp từ (nhớ / nhớ) và lối đối uyển chuyển (câu 3 với câu 4) đã tạo ra một
âm hưởng tha thiết, ngậm ngùi...
2. Đoạn thơ trong bài Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên 
- Đoạn thơ bộc lộ nỗi nhớ sâu nặng về những miền quê đã từng qua, rồi kết tinh thành
một triết lí sắc sảo. Từ nỗi nhớ thương dành cho những vùng đất mang nặng nghĩa tình,
thuộc về kỉ niệm riêng, cảm xúc thơ được đúc kết thành triết lí chung về quy luật phổ
biến của tâm hồn.
- Nghệ thuật có sự kết hợp tả thực với suy tưởng, bộc bạch tâm tình (câu đầu) với
chiêm nghiệm triết lí (các câu sau); phép điệp (nhớ / nhớ), phép đối xứng (khi ta ở - khi
ta đi), câu hỏi tu từ (nơi nao qua lòng lại chẳng yêu thương?) khiến đoạn thơ có sức
truyền cảm và súc tích như một châm ngôn.
3. So sánh 
- Điểm tương đồng: hai đoạn thơ đều bộc lộ nỗi nhớ tha thiết, bồi hồi, sâu lắng về thiên
nhiên và con người Tây Bắc.
- Điểm khác biệt: đoạn thơ trong bài Tây Tiến bộc lộ nỗi nhớ cụ thể của người trong
cuộc, toát lên vẻ hào hoa, lãng mạn, hình ảnh thơ nghiêng về tả thực trực quan; còn
đoạn thơ trong bài Tiếng hát con tàu là tình cảm nhớ thương đã được nâng lên thành
quy luật của tâm hồn, hình ảnh thơ nghiêng về khái quát và tượng trưng, chứa đựng vẻ
đẹp trí tuệ.
ĐỀ 53:Trong t¸c phÈm “Ch÷ ngưêi tö tï”, v× sao t¸c gi¶ NguyÔn Tu©n l¹i vÝ tÊm lßng cña
nh©n vËt qu¶n ngôc như “mét thanh ©m trong trÎo chen vào gi÷a mét b¶n ®àn mờ nh¹c luËt ®Òu hçn lo¹n x« bå”?
GỢI Ý
Vì sao tấm lòng của nhân vật quản ngục được ví như “một thanh âm trong trẻo”? 
1. Giới thiệu vài nét về tác giả và tác phẩm (0,5 điểm)
- Nguyễn Tuân là nhà văn suốt đời say mê và tôn vinh cái đẹp, nhất là cái đẹp của tài
hoa và nhân cách; là ngòi bút bậc thầy với phong cách sắc sảo, uyên bác, tài hoa.
- Chữ người tử tù được coi là kiệt tác của Nguyễn Tuân trong tập Vang bóng một thời.
Truyện viết về cuộc gặp gỡ lạ lùng giữa Huấn Cao và quản ngục, mỗi nhân vật là hiện
thân cho một vẻ đẹp cao quí trong đời.
2. Về nhân vật quản ngục 
- Về vị thế, nhân vật quản ngục là đại diện cho bộ máy cai trị của triều đình mục nát,
phải sống giữa một môi trường là thế giới nhà tù ô trọc, với chức phận cai quản và
trừng phạt tù nhân.
- Về phẩm chất, nhân vật quản ngục lại là “một tấm lòng trong thiên hạ”: tâm hồn thuần
khiết, tính tình ngay thẳng, biết quý trọng phẩm giá con người, có sở thích cao quý, đặc
biệt là có “tấm lòng biệt nhỡn liên tài” ...
3. Ý nghĩa của hình ảnh so sánh 
- Là hình ảnh súc tích tạo ra sự đối lập sắc nét giữa trong với đục, thuần khiết với ô
trọc, cao quý với thấp hèn; giữa cá thể nhỏ bé, mong manh với thế giới hỗn tạp, xô bồ.
- Là hình ảnh so sánh hoa mĩ, đắt giá, gây ấn tượng mạnh, thể hiện một sự khái quát
nghệ thuật sắc sảo, tinh tế giúp tác giả làm nổi bật và đề cao vẻ đẹp của tâm hồn nhân
vật. Là chi tiết nghệ thuật mang đậm dấu ấn phong cách tài hoa của Nguyễn Tuân.
ĐỀ 54 : C¶m nhËn cña anh/ chÞ vÒ ®o¹n th¬ sau trong bài thơ “§©y mïa thu tíi” cña Xu©n DiÖu:
“H¬n mét loài hoa ®· rông cành,
Trong vườn s¾c ®á rña màu xanh;
Nh÷ng luång run rÈy rung rinh l¸...
§«i nh¸nh kh« gÇy xương máng manh.”
(V¨n häc 11, TËp mét, NXB Gi¸o dôc, 2005, tr. 131)
GỢI Ý
1. Giới thiệu vài nét về tác giả và tác phẩm 
- Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong những nhà Thơ mới, là một hồn thơ luôn khát
khao giao cảm với cuộc đời và thiên nhiên.
- Đây mùa thu tới (in trong tập Thơ thơ) là một trong những thi phẩm nổi tiếng của
Xuân Diệu. Bài thơ thể hiện cách nhìn mới, cảm xúc mới và bút pháp mới. Bốn câu tả
cảnh thu trong vườn là một trong những đoạn đặc sắc nhất.
2. Cảm nhận về đoạn thơ 
a. Cảnh sắc thiên nhiên
- Cảnh vườn thu phai tàn: hoa lìa cành, lá thay màu đổi sắc, cành cây khô gầy, mỏng
manh. Diện mạo của cảnh vật tiêu điều, phôi pha theo những bước đi âm thầm lặng lẽ
của thời gian.
- Cảnh sắc hữu tình như một sinh thể có linh hồn với những động thái run rẩy, dáng nét
gầy guộc, mỏng manh.
b. Tâm trạng của nhân vật trữ tình
- Nỗi buồn sâu lắng của một người đang theo dõi từng bước đi của thời gian; muốn níu
giữ vẻ đẹp của thiên nhiên trong cảnh thu đang phai tàn.
- Niềm cảm thương tạo vật thiên nhiên trước những biến suy không thể cưỡng lại vào
lúc giao mùa.
c. Đặc sắc nghệ thuật
- Hình ảnh quen thuộc mà mới lạ thể hiện sự cách tân trong thi liệu (hoa rụng cành, sắc
đỏ rủa màu xanh, luồng run rẩy...) giàu chất tạo hình hiện đại.
- Ngôn ngữ có sự kết hợp cách diễn đạt của phương Tây (hơn một, rủa) với lối tu từ
truyền thống (đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh).
- Nhạc điệu có sự phối hợp giữa việc dùng điệp phụ âm (chuỗi bốn âm “r” kế tiếp) với
mật độ từ láy dày (run rẩy, rung rinh, mỏng manh) vừa tả sự lay động của sự vật, vừa
thể hiện cảm giác tinh vi của chủ thể; giọng kể đan xen trong mạch thơ (qua khá nhiều
từ chỉ số lượng hơn một, những, đôi...) cũng góp phần thể hiện cảm xúc hết sức tinh tế
của thi sĩ.

Tài liệu đính kèm:

  • docÔN THI HỌC SINH GIỎI NĂM 2009.doc