Ôn tập sinh học 12

Ôn tập sinh học 12

Bài 1: gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN

I. gen

1. khái niệm

Gen là 1 đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi polypetit hay 1 phân tử ARN

VD: gen mã hoá chuỗi polipeptit trong phân tử hemoglobin; Gen mã hoá tARN

2. Cấu trúc của gen:

a. Cấu trúc chung của một gen mã hoá prôtêin gồm 3 vùng

- Vùng điều hoà

- Vùng mã hoá

- Vùng kết thúc

b. Gen ở sinh vật nhân sơ và nhân thực.

- Ở sinh vật nhân sơ: vùng mã hoá của gen là liên tục, không có đoạn phân mãnh

- Ở sinh vật nhân thực: sen kẽ vùng mã hoá (exon) và vùng không mã hoá (intron) được gọi là gen phân mãnh

c. Các loại gen: có nhiều loại gen: gen cấu trúc, gen điều hoà, gen mã hoá ARN

 

doc 23 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1382Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ôn tập sinh học 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần
Nội dung cơ bản
Số câu chung
Phần riêng
Chuẩn
Nâng cao
Di truyền học
Cơ chế di truyền và biến dị
7
2
2
Tính quy luật của hiện tượng di truyền
8
0
0
Di truyền học quần thể
2
0
0
Ứng dụng di truyền học
3
1
1
Di truyền học người
1
0
0
Tổng số
21
3
3
Tiến hĩa
Bằng chứng tiến hĩa
1
0
0
Cơ chế tiến hĩa
4
2
2
Sự phát sinh và phát triển sự sống trên Trái Đất
1
0
0
Tổng số
6
2
2
Sinh thái học
Sinh thái học cá thể
1
1
0
Sinh thái học quần thể
1
1
Quần xã sinh vật
2
1
1
Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ mơi trường
1
1
1
Tổng số
5
3
3
Tổng số câu cả ba phần
32
(80%)
8
(20%)
8
(20%)
CẤU TRÚC ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT(Số lượng: 40 câu; Thời gian: 60 phút)
PHẦN 5: DI TRUYỀN HỌC
CHƯƠNG I: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
BÀI 1: GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN
I. GEN
1. KHÁI NIỆM
Gen là 1 đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi polypetit hay 1 phân tử ARN
VD: gen mã hoá chuỗi polipeptit trong phân tử hemoglobin; Gen mã hoá tARN
2. CẤU TRÚC CỦA GEN: 
a. Cấu trúc chung của một gen mã hoá prôtêin gồm 3 vùng
- Vùng điều hoà
- Vùng mã hoá
- Vùng kết thúc
b. Gen ở sinh vật nhân sơ và nhân thực.
- Ở sinh vật nhân sơ: vùng mã hoá của gen là liên tục, không có đoạn phân mãnh
- Ở sinh vật nhân thực: sen kẽ vùng mã hoá (exon) và vùng không mã hoá (intron) được gọi là gen phân mãnh
c. Các loại gen: có nhiều loại gen: gen cấu trúc, gen điều hoà, gen mã hoá ARN
II. MÃ DI TRUYỀN
1. KHÁI NIỆM
- Mã di truyền là trình tự nu trong gen qui định trình tự a.a trong trong chuỗi polipeptit
- Mã di truyền là mã bộ ba
- Có 64 bộ ba: trong đó có 61 bộ qui định 20 loại a.a, còn 3 bộ làm nhiệm vụ kết thúc: UAA, UAG, UGA; 1 bộ là mã mở đầu AUG (ở sv nhân sơ mã hoá foocmin mêtiônin, ở sv nhân thực mêtiônin)
2. ĐẶC ĐIỂM CỦA MÃ DI TRUYỀN
- Mã di truyền được đọc theo chiều 5’-3’ trên ARN (trên ADN 3’-5’)
- Mã di truyền được đọc liên tục theo từng cụm bộ 3 không gối lên nhau.
- Mã di truyền có tính phổ biến (tất cả các loài đều sử dụng chung 1 bộ mã di truyền, trừ vài ngoại lệ)
- Mã di truyền có tính dặc hiệu (1 bộ ba chỉ mã hoá 1 loại a.a)
- Mã di truyền mang tính tthoái hoá (nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá 1 loại a.a)
III. QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN (TÁI BẢN ADN)
1. NGUYÊN TẮC NHÂN ĐÔI
Diễn ra ở pha S kỳ trung gian trong nguyên phân (giảm phân), ADN nhân đôi theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn tạo thành 2 phân tử ADN con giống nhau và giống ADN mẹ (kết quả nguyên phân các tế bào con có bộ nhiễm sắc thể giống nhau, giảm phân khác nhau do trao đổi tréo ở kỳ đầu giảm phân 1 và quá trình phân chia các cặp nst ở kỳ sau)
2. CƠ CHẾ NHÂN ĐÔI
a. Nhân đôi ở sinh vật nhân sơ
B1. Tháo xoắn ADN 
Nhờ các enzim tháo xoắn (hêlicaza), 2 mạch đơn phân tử ADN tách nhau dần tạo thành trạc chữ Y
B2. Tổng hợp các mạch ADN mới
Enzim ADN-polimeraza sử dụng một mạch làm khuôn, A liên kết với T, G liên kết với X
Enzim ADN polymeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’-3’nên trên mạch gốc ADN 3’-5’ được tổng hợp liên tục, mạch bổ sung (5’-3’) thì tổng hợp ngắt quảng thành từng đoạn gọi là đoạn Okazaki, sau đó các đoạn được nối lại với nhau nhờ enzim nối ligaza.
B3. Hai phân tử ADN được tạo thành, trong mỗi phân tử có 1 mạch cũ và một mạch mới vừa được tổng hợp.
b. Nhân đôi ở sinh vật nhân thực.
Giống nhân sơ nhưng nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực được diễn ra trên nhiều điểm kết quả giúp nhân đôi nhanh vì đa số phân tử ADN có kích thước lớn
* Bổ sung: Trình bày chức năng các yếu tố trong tế bào tham gia quá trình tổng hợp ADN.
Gợi ý trả lời:
- Chức năng của ADN: Làm khuơn tổng hợp.
- Các nuclêơtit: nguyên liệu để tổng hợp ADN.
- Enzim:
+ Topo isomeraza (gyrase): Nới lỏng vịng xoắn, tháo cuộn xoắn ADN.
+ Helicaza (prơtêin rep): Tách 2 mạch đơn ADN.
+ Primaza: Xúc tác tổng hợp ARN mồi.
+ ADN polimeraza: Ở vi khuẩn E. Coli gồm 3 loại
ADN – polimeraza I: Tổng hợp đoạn ADN thay thế đoạn mồi.
ADN – polimeraza II: Xác định điểm bắt đầu và điểm kết thúc tự sao.
ADN – polimeraza III: xúc tác kéo dài mạch ADN theo chiều 5’ ® 3’.
+ Ligaza: Nối các đoạn Okazaki với nhau. 
- Prơtêin:
+ prơtêin dnaA: Nhận biết và bám vào khởi điểm, giúp khởi điểm hoạt động. 
+ prơtêin SSB: Giữ cho 2 mạch đơn khơng xoắn trở lại với nhau khi đang tổng hợp.
- Năng lượng ATP cung cấp cho việc hoạt hố các nuclêơtit, phá vỡ và hình thành các liên kết.
BÀI 2. PHÊN MÃ VÀ DỊCH MÃ
Trình tự nu trên ADN qui định trình tự a.a trên chuỗi polipeptit thông qua phiên mã và dịch mã
I. CƠ CHẾ PHIÊN MÃ Ở SINH VẬT.
1. KHÁI NIỆM
- Tất cả virut, vi khuẩn, sinh vật nhân thực đều có quá trình phiên mã
- Quá trình phiên mã là tổng hợp ARN diễn ra ở kỳ trung gian khi NST ở trạng thái dãn xoắn. 
2. CẤU TRÚC VÀ CHỨC NĂNG CỦA ARN 
a. Cấu trúc: 
- ARN được cấu tạo từ 1 mạch polyribônuclêôtit
- Riêng tARN có cấu trúc đặc biệt, có khoảng 40 loại tương ứng với 61 bộ và 2 a.a
b. Chức năng
- mARN: làm khuôn cho quá trình dịch mã
- tARN: vận chuyển a.a tới ribôxôm 
- rARN: cấu tạo nên ribôxôm
3. CƠ CHẾ PHIÊN MÃ
- Đầu tiên Enzim ARN pôlimeraza bám vào vùng đều hoà làm gen tháo xoắn, tách 2 mạch. Mạch gốc 3’-5’ bắt đầu tổng hợp mARN tại vị trí đặc hiệu (khởi đầu phiên mã)
- Sau đó ARN pôlimeraza trượt dọc theo mạch gốc 3’-5’ để tổng hợp mARN theo nguyên tắc bổ sung 
(A-U, G-X) đến khi gặp tính hiệu kết thúc thì ARN được tách ra tạo thành mARN
* Ở tế bào nhân sơ mARN được tạo ra được trực tiếp làm khuôn tổng hợp chuỗi polypeptit; 
Ở tế bào nhân thực phải được cắt bỏ các intron, nối các êxôn lại với nhau tạo thành mARN hoàn chỉnh
II. DỊCH MÃ
1. KHÁI NIỆM:
- Là quá trình chuyển trình tự mã trên mARN thành trình tự các a.a trên chuỗi polypeptit -> tổng hợp Prôtêin.
- Quá trình này cần mARN, tARN, Ribôxôm, a.a.
2. DIỄN BIẾN CỦA QUÁ TRÌNH DỊCH MÃ. (GỒM 2 GIAI ĐOẠN)
a. Hoạt hoá a.a
a.a tự do +ATP -> a.a gắn với ATP hoạt hoá với tARN à phức hợp a.a_tARN
b. Dịch mã (sgk)
- Mở đầu
- Kéo dài
- Kết thúc
3. POLIRIBÔXÔM:
Gồm 1 nhóm Ribôxôm cùng liên kết với mARN để tăng hiệu suất tổng hợp Prôtêin (tạo nhiều chuỗi polypeptit giống nhau).
4. MỐI QUAN HỆ ADN – MARN – PRÔTÊIN – TÍNH TRẠNG.
ADN à mARN à polypeptit à Prôtêinà Tính trạng
BÀI 3. ĐIỀU HOÀ HOẠT ĐỘNG CỦA GEN
I. KHÁI NIỆM
- Trong tế bào chứa đầy đủ hệ gen (vd người có khoảng 25000 gen) nhưng các gen hoạt động khác nhau theo từng giai đoạn phát triển của cơ thể và nhu cầu tế bào.
- Sự điều hoà hoạt động của gen là quá trình điều hoà lượng sản phẩm của gen tạo ra trong tế bào.
II. CƠ CHẾ ĐIỀU HOÀ HOẠT ĐỘNG CỦA GEN Ở SINH VẬT NHÂN SƠ.
- F. Jacop và J. Mono đã phát hiện cơ chế điều hoà của gen ở vi khuẩn E.coli (sinh vật nhân sơ, nhân thực thì phức tạp hơn nó xảy ra ở phiên mã, sau phiên mã, giải mã) và chỉ xét điều hoà ở giai đoạn phiên mã.
- Trên ADN các gen có liên quan về chức năng thường được phân bố thành cụm có chung một cơ chế điều hoà gọi là ôpêron.
1. CẤU TRÚC CỦA ÔPÊRON LAC THEO F. JACOP VÀ J. MONO (ỨC CHẾ ÂM TÍNH)
- Nhóm gen cấu trúc: Z, Y, A
- Vùng vận hành: O
- Vùng khởi động: P
- Gen R: tổng hợp Prôtêin ức chế 
2. CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA ÔPÊRON LAC
- Sơ đồ SGK
- Môi trường không có lacto
Gen R tổng hợp Prôtêin ức chế, Prôtêin này liên kết với vùng vận hành O làm cho các gen cấu trúc bị ức chế không hoạt động
- Môi trường có lacto
Lacto liên kết với Prôtêin ức chế, Prôtêin ức chế không thể liên kết vơi vùng vận hành O.
ARN polypeptit liên kết với vùng khởi động để phiên mã các gen Z, Y, A tổng hợp ra enzim phân huỷ đường lacto. Khi đường lacto bị phân huỷ hết thì Prôtêin ức chế lại liên kết với vùng vận hành dừng quá trình phiên mã.
3. ĐIỀU HOÀ Ở SINH VẬT NHÂN THỰC:
- Điều hoà ở sinh vật nhân thực phức tạp hơn do cấu trúc phức tạp của ADN, số lượng các cặp nu là rất lớn nhưng chỉ có 1 phần nhỏ mã hoá thông tin di truyền, còn lại làm nhiệm vụ điều hoà hoặc không hoạt động.
- Điều hoà ở sinh vật nhân thực qua nhiều mức độ, nhiều giai đoạn: NST tháo xoắn, phiên mã, sau phiên mã, dịch mã, sau dịch mã
+ Điều hịa phiên mã: điều hịa số lượng ARN được tổng hợp trong tế bào(chủ yếu)
+ Điều hịa dịch mã: điều hịa số lượng protein được tổng hợp để thực hiện một chức năng nhất định.
	+ Điều hịa sau dịch mã: biến đổi protein sau khi được tổng hợp để thực hiện chức năng.
- Bên cạnh vùng khởi động và kết thúc phiên mã còn có những yếu tố khác: gen tăng cường, gen bất hoạt.
BÀI 4 ĐỘT BIẾN GEN. 
I. KHÁI NIỆM VÀ CÁC DẠNG ĐỘT BIẾN GEN
1. KHÁI NIỆM:
- Đột biến gen là những biến đổi nhỏ trong cấu trúc của gen thường liên quan đến một cặp nu (gọi là đột biến điểm) hoặc một số cặp
- Trong tự nhiên, ở các loài các gen đều có thể bị đột biến nhưng tần số rất thấp (10-6 à10-4); tồn bộ gen trong cơ thể, số lượng cá thể trong quần thể là lớn àsố cá thể mang gen đột biến là rất lớn.
- Thể đột biến là những cá thể mang đột biến biểu hiện ra kiểu hình (như rắn 2 đầu, vịt 4 chân,)
2. CÁC DẠNG ĐỘ BIẾN GEN. (có nhiều dạng nhưng chỉ xét dạng đột biến điểm) 
a. Đột biến thay thế 1 cặp (A-T thay bằng G-X hoặc ngược lại)
- Đột biến đồng nghĩa: làm thay đổi nu nhưng không làm thay đổi a.a (GUU à GUX đều là Valin)
- Đột biến sai nghĩa: làm thay đổi 1 bộ ba à làm thay đổi 1 a.a
- Đột biến vô nghĩa: biến bộ ba mã hoá thành bộ kết thúc.
b. Đột biến Thêm hay mất (gây hậu quả lớn)
Đột biến dịch khung: thêm hoặc mất 1 cặp dẫn đến mã di truyền bị dọc sai từ vị trí đột biến dẫn đến làm biết đổi a.a trong chuỗi polypeptit à làm thay đổi chức năng prôtêin 
II. NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ PHÁT SINH
1. NGUYÊN NHÂN: 
- Do các tác nhân vật lý, hoá học, sinh học ở ngoại cảnh (phóng xạ, tử ngoại, hoá chất, virut,) hoặc rối loại sinh lí, sinh hoá trong tế bào.
- Sự bắt cặp không đúng, sai hỏng ngẫu nhiên dẫn đến mất, thêm hoặc thay thế.
2. CƠ CHẾ PHÁT SINH
- Đột biến phụ thuộc vào loại tác nhân, cường độ, liều lượng, đặc biệt cấu trúc gen (có những gen rất bền ít bị đột biến).
- Thông thường sự thay đổi 1 nu nào đó xảy ra tre ... át trong ứng dụng công nghệ gen là khả năng cho tái tổ hợp thông tin di truyền giữa các loài đứng xa nhau mà lai hữu tính không thể thực hiện được.
- Công nghệ gen được ứng dụng nhằm tạo ra các sinh vật chuyển gen nhằm phục vụ cho con người với số lượng và chất lượng cao.
Chương V: Di truyền học người 
Bài phương pháp nghiên cứu di truyền người
I những khó khăn và thuận lợi. 
PHẦN 7 SINH THÁI HỌC
CÁ THỂ VÀ QUẦN THỂ SINH VẬT
BÀI 35 MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI
I. Môi trường và các nhân tố sinh thái.
1. môi trường
a. khái niệm:
- Môi trường sống bao gồm tất cả các nhân tố xung quanh sinh vật, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh vật làm ảnh hưởng đến sự tồn tại sinh trưởng phát triển và những hoạt động khác của sinh vật.
- các loại môi trường sống chủ yếu của sinh vật:
+ Một trường trên cạn: bao gồm mặt đất và lớp khí quyển là nơi sống của phần lớn sinh vật trên trái đất.
+ Môi Trường nước: nước mặn, nước ngọt, nước lợ
+ Môi trường đất: các lớp đất có độ sâu khác nhau.
+ Môi trường sinh vật: bao gồm động thực vật và con người là nơi sống của các sinh vật ký sinh và cộng sinh.
2. các nhân tố sinh thái
- Là tất cả những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống sinh vật. Tất cả các nhân tố sinh thái gắn bó chặt chẽ với nhau thành một tổ hợp sinh thái tác động lên sinh vật
- có 2 nhóm nhân tố sinh thái.
Nhân tố vô sinh
Nhân tố hữu sinh, trong đo nhân tố con người có ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh vật.
- Quan hệ giữa sinh vật và môi trường là quan hệ qua lại: môi trường tác động lên sinh vật đồng thời sinh vật cũng làm thay đổi các nhân tố sinh thái.
II. Giới hạn sinh thái và ổ sinh thái.
1. Giới hạn sinh thái.
Là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.
- Khoảng thuận lợi
- Khoảng chống chịu
2.ổ sinh thái.
- Nơi ở là dịa điểm cư trú của loài.
- Ổ sinh thái
Oå sinh thái của một loài là một không gian sinh thái được hình thành bởi các tổ hợp các giới hạn sinh thái mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái qui định sự tồn tại và phát triển lâu dài của loài.
- Ổ sinh rhasi của một loài khác với nơi ở của chúng. Nơi ở chỉ là nơi cư trú còn ổ sinh thái biểu hiện cách sinh sống của loài đó.
III. Sự thích nghi của sinh vật với môi trường sống.
1. thích nghi của sinh vật với ánh sáng.
* thực vật
- Thực vật thích nghi với những điều kiện chiếu sáng của môi trường thể hiện qua các đặc điểm về hình thái giải phẩu và hoạt động sinh lý của chúng.
- ánh sáng giúp cho quang hợp.
- Ở thực vật khác nhau nhu cầu ánh áng khác nhau
Người ta chia thực vật thành các nhóm.
Cây ưa sáng
Cây ưa bóng
Nhóm cây chịu bóng: vừa ưa sáng và ưa bóng. 
* động vật
- động vật có cơ quan chuyên hoá để tiếp nhận ánh sáng, ánh sáng giúp cho động vật có khả năng định hướng và nhận biết các vật xung quanh.
- Có 2 nhóm động vật:
Nhóm động vật hoạt động ngày
Nhóm động vật hoạt động đêm
- Cường độ chiếu sáng có ảnh hưởng đến quá trình phát dục vfa sinh sản ở nhiều loài động vật.
* Nhiều yếu tố tự nhiên biến đổi có chu kỳ (ngày - đêm) ảnh hưởng à hoạt động sinh lý của cơ thể, tạo cho sinh vật hoạt động theo những nhịp điệu chuẩn xác gọi là đồng hồ sinh học.
- Hầu hết các thích nghi của sinh vật đều liên quan đến độ dài thời gian chiếu sáng, nhiệt độ, độ ẩm biến đổi theo chu kỳ ngày đêm. 
2. thích nghi của sinh vật với nhiệt độ.
- Nhiệt độ trên bề mặt biến thiên rất lớn, còn sinh vật chỉ sống được trong một giới hạn nhiệt độ hẹp (từ 0-50oC)
- Nhiệt độ tác động mạnh đến hình thái, cấu trúc, tuổi thọ, các hoạt động sinh thái – sinh lý và tập tính của động vật.
- Sinh vật chia làm 2 nhóm: biến nhiệt, hằng nhiệt.
+ sinh vật biến nhiệt, thân nhiệt biến đổi theo nhiệt độ môi trường.
+ sinh vật hằng nhiệt có nhiệt độ ổn định độc lập với nhiệt độ môi trường.
a. quy tắc kích thước cơ thể:
Động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới thì kích thước cơ thể lớn hơn so với động vật cùng loài hay với loài có quan hệ họ hàng sống ở vùng nhiệt đới.
b. Quy tắc về kích thước các bộ phận.
 Các bộ phận như: tai, đuôi chi nhỏ hơn các động vật sống ở vùng nhiệt đới.
* hai qui tắc trên cho thấy động vật hằng nhiệawfsoosng ở nơi có nhiệt độ thấp có tỉ số S/V nhỏ à hạn chế mất nhiệt.
BÀI 36 QUẦN THỂ SINH VẬT VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA
 CÁC CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ
I. QUẦN THỂ SINH VẬT VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH QUẦN THỂ.
1. KHÁI NIỆM:
Quần thể là tập hợp cá thể cùng loài cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định. Quần thể có khả năng sinh sản tạo ra những thế hệ mới. (kể cả vô tính hay trinh sản) 
Các cá theaaftrong quàn thể không thể tồn tại độc lập mà phải sống trong một tổ chức xác định để tồn tại, sinh sản.
2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH QUẦN THỂ
- Đầu tiên một số cá thể cùng loài phát tán tới môi trường sống mới
- Những cá thể nào không thích nghi sẽ bị đào thảy hay di cư đến nơi khác. Những cá thể còn lại dần dần thích nghi.
- Giữa các cá thể cùng loài gắn bó chặt chẽ với nhau dần dần hình thành quần thể ổn định, thích nghi với điều kiện ngoại cảnh.
II. QUAN HỆ GIỮA CÁC CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ. CHỦ YẾU LÀ QUAN HỆ HỖ TRỢ VÀ QUAN HỆ CẠNH TRANH.
1. QUAN HỆ HỖ TRỢ:
Thể hiện qua hiệu quả nhóm, đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định, khai thác tối đa nguồn sống của môi trường, làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể trong quần thể. 
Lối sống bầy đàn đem lại lợi ích gì cho quần thể.
- Tìm kím thức ăn tốt hơn
- chống kẻ thù tốt
- sinh sản tốt hơn: dễ dàng kết đoi giao phối, chọn lọc giao phối.
2. QUAN HỆ CẠNH TRANH:
Xảy ra khi các cá thể tranh giành nhau về thức ăn, nơi ở và các nguồn sống khác, các con đực tranh giành nhau con cái. Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể. 
Khi số lượng cá thể trong quần thể tăng lên quá cao sẽ gây hậu quả gì?
- Thực vật: hiện tượng tỉa thưa, năng suất giảm, tuổi thọ trung bình giảm.
- động vật: cạnh tranh về thức ăn, nơi ở, con cái 
à Dẫn đến phát tán, di cư.
Giảm khả năng sinh sản
Một số loài có hiện tượng ăn thịch đồng loại.
Bài 37: các đặt trưng cơ bản của quần thể sinh vật
I. Tỷ lệ giới tính
Là tỷ lệ giữ số lượng cá thể đực và số lượng cá thể cái trong quàn thể. Tỉ lệ này thường xấp xỉ 1:1, tuy nhiên tỷ lệ này thay đổi phụ thuộc vào đặc tính của loài, từng thời gian và điều kiện môi trường 
Đây là đặc trưng quan trọng của quần thể, nhờ đó mà quần thể mới có khả năng duy trì được nồi giống.
II. Nhóm tuổi:
Chia cấu trúc tuổi thành:
- Tuổi sinh lý: là thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể trong quần thể
- Tuổi sinh thái: là thời gian sống thực tế của cá thể (trước sinh sản, đang sinh sản, sau sinh sản)
- Tuổi quần thể: là tuổi bình quân của các cá thể trong quần thể.
Cấu trúc tuổi của các quần thể có thể phức tạp hay đơn giản liên quan đến tuổi thọ của quần thể, vùng phân bố của loài.
Cấu trúc của quần thể còn thay đổi theo chu kỳ ngày đêm.
Cấu trúc dân số của quần thể người: gồm 3 giai đoạn
Giai đoạn nguyên thuỷ dân số tăng chậm.
Giai đoạn của nền văn minh nông nghiệp dân số bắt đầu tăng
Giai đoạn công nghiệp hoá, hậu công nghiệp dân số bùng nổ
* Hiện tại các nước phát triển dân số bước vào giai đoạn ổn định, những nước đang phát triển dân số còn tăng chưa ổn định.
Tháp của các nước đang phát triển hình tam giác cân, đái rộng. Dân số của một quốc gia được coi là ổn định khi cấu trúc tuổi, mức sinh, mức nhập cư bằng với mức tử vong và xuất cư.
III. Sự phân bố cá thể của quần thể.
Sự phân bố cá thể của quần thể có ảnh hưởng tới khả năng khai thác các nguồn sống. 
- Phân bố theo nhóm
- Phân bố đồng đều
- Phân bố ngẫu nhiên
IV. Mật độ cá thể của quần thể.
Là số lượng cá thể có trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể.
Vd: mật độ cây thông 1000 cây/1ha, mật độ sâu rau 2con/m2
- Mật độ cá của quần thể được coi là một trong những đặt trưng cơ bản của quần thể. Mật độ cá thể không cố định mà thay đổi theo mùa, năm hoặc tuỳ theo điều kiện môi trường sống.
V. Kích thước của quần thể sinh vật.
1. Kích thước tối thiểu, kích thước tối đa.
- Khái niệm: Kích thước quần thể là tổng số cá thể (hoặc sản lượng hay năng lượng tích luỹ trong các cá thể) phân bố trong khoảng không gian của quần thể.
- Mỗi quần thể có kích thước đặc trưng 
Vd: voi khoảng 25con/quần thể; gà rừng 200 con/quần thể
- Kích thước của quần thể dao động từ giá trị tối thiểu à tối đa và dao động này khác nhau ở mỗi loài.
+ Kích thước tối thiểu: là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để di trì và phát triển.
+ Kích thước tối đa là giới hạn lớn nhất về số lượng mà quần thể có thể đạt được phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
Nếu kích thước quá lớn à cạnh tranh à 
2. Những nhân tố ảnh hưởng tới kích thước của quần thể sinh vật.
Kích thước của quần thể luôn thay đổi phụ thuộc vào 4 yếu tố. 
a. mức sinh sản
b. mức tử vong
c. phát tán cá thể của quần thể sinh vật. (xuất cư và nhập cư)
Ngoài ra khi nghiên cứu các nhà khoa học còn quan tâm đếùn một chỉ số là mức sống sót.
IV. Tăng trưởng của quần thể sinh vật.
- Quần thể tăng trưởng tiềm năng sinh học trong điều kiện môi trường không bị giới hạn. 
Về lý thuyết nếu nguồn sống của môi trường rất dồi dào và hoàn toàn thoả mãn nhu cầu củ cá thể, không gian cư trú của quần thể không giới hạn, mọi điều kiện ngoại cảnh và khả năng sinh học của các cá thể đều thuận lợi cho sự sinh sản củ quần thể thì quần thể tăng trưởng theo tiềm nang sinh học.

Tài liệu đính kèm:

  • docontap thi HKI.doc