Ôn tập: Ông già và biển cả (trích) Hê-Minh-uê

Ôn tập: Ông già và biển cả (trích) Hê-Minh-uê

Ôn tập : Ông già và biển cả (trích) , Hê-minh-uê.

 I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

 - Cảm nhận được vẻ đẹp của con người trong cuộc hành trình nhằm thực hiện khát vọng giản dị mà lớn lao ;

 - Hiểu được một cách khái quát ý nghĩa hàm ẩn của truyện ngắn Hê -minh- uê.

 II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KĨ NĂNG

1. Kiến thức

- Ý chí và nghị lực của ông lão đánh cá trong cuộc hành trình đơn độc và dũng cảm chinh phục con cá kiếm cũng như chống chọi với sự dữ dội của biển khơi là hành trình của con người để biến ước mơ thành hiện thực.

- Nguyên lí sáng tác “ tảng băng trôi” của Hê-minh-uê : từ những chi tiết giản dị , chân thực, gợi mở những tầng ý nghĩa hàm ẩn rộng lớn, mang một ý nghĩa biểu tượng.

 

doc 4 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1524Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập: Ông già và biển cả (trích) Hê-Minh-uê", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ôn tập : Ông già và biển cả (trích) , Hê-minh-uê.
 I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 - Cảm nhận được vẻ đẹp của con người trong cuộc hành trình nhằm thực hiện khát vọng giản dị mà lớn lao ;
 - Hiểu được một cách khái quát ý nghĩa hàm ẩn của truyện ngắn Hê -minh- uê.
 II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KĨ NĂNG
Kiến thức
Ý chí và nghị lực của ông lão đánh cá trong cuộc hành trình đơn độc và dũng cảm chinh phục con cá kiếm cũng như chống chọi với sự dữ dội của biển khơi là hành trình của con người để biến ước mơ thành hiện thực.
Nguyên lí sáng tác “ tảng băng trôi” của Hê-minh-uê : từ những chi tiết giản dị , chân thực, gợi mở những tầng ý nghĩa hàm ẩn rộng lớn, mang một ý nghĩa biểu tượng.
Kĩ năng
Đọc- hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại ( tự sự, dịch )
Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật.
 III – HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
Tìm hiểu chung
Hê - minh- uê ( 1899-1961) là một trong những nhà văn lớn nhất của nước Mĩ thế kỉ XX, nổi tiếng với nguyên lí “tảng băng trôi”; với hoài bão viết cho được một áng văn xuôi đơn giản và trung thực về con người.
Đoạn trích nằm ở phần cuối truyện, thuật lại việc ông lão Xan-ti-a-gô rượt đuổi và khuất phục được con cá kiếm.
Đọc hiểu văn bản
Nội dung
Đề cao sức mạnh của con người – ông lão đánh cá – trong cuộc đấu với con cá kiếm. Cả hai đều dũng cảm, mưu trí, cao thượng nhưng chiến thắng cuối cùng đã thuộc về con người.
Thể hiện niềm tin vào nghị lực của con người và niềm tự hào về con người.
Nghệ thuật
Lối kể chuyện độc đáo, kết hợp giữa lời kể với lời văn miêu tả cảnh vật, đối thoại và độc thoại nội tâm.
Ý nghĩa hàm ẩn của hình tượng và tính đa nghĩa của ngôn ngữ.
Ý nghĩa văn bản
Cuộc hành trình đơn độc, nhọc nhằn của con người vì một khát vọng lớn lao là minh chứng cho chân lí : “ Con người có thể bị hủy diệt nhưng không thể bị đánh bại”.
Hướng dẫn tự học
 Đọc kĩ đoạn trích, phân tích hình ảnh ông lão đánh cá đơn độc dũng cảm; kết quả và ý nghĩa của cuộc săn đuổi con cá kiếm.
IV- CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
 1 - Trong nguyên văn, tiểu thuyết của Hê –minh-uê được đặt tên là Ông già và biển ( The old men and the sea). Bản dịch tiếng Việt là Ông già và biển cả. Anh (chị) thích tên gọi nào hơn? Vì sao?
Gợi ý trả lời : Biển là danh từ mang ý nghĩa chung chung .Từ biển cả có giá trị biểu cảm hơn, cụ thể hơn. Biển cả là biển lớn , biển khơi, chỉ sự mênh mông vô tận.
Lấy tên là Ông già và biển cả, tự nhan đề tác phẩm đã nói lên sự đối kháng quyết liệt : Ông già già yếu, cô độc còn biển cả thì mênh mông, hung dữ, rộng lớn, vô bờ. Nhan đề ấy đề cao sức mạnh của con người.
 2 – Phân tích hình ảnh ông lão Xan-ti-a-gô, đồng thời nêu ý nghĩa biểu tượng của hành trình vật lộn quyết liệt giữa một ông già đơn độc, đói khát mệt rã rời với một con cá kiếm mắc câu ngoài biển khơi.
Gợi ý trả lời : Cả đoạn trích là hành trình vật lộn quyết liệt giữa giữa một ông già đơn dộc, đói khát, mệt mỏi rã rời với một con cá kiếm mắc câu ngoài biển khơi.
Bằng sức lực phi thường và sự khôn ngoan, tỉnh táo , sáng tạo cộng với lòng đam mê và kiên trì, cuối cùng chiến thắng đã thuộc về “Ông già” ( The old man )
Cuộc vận lộn ấy được tác giả miêu tả chân thực, sinh động vừa có chất hùng tráng của anh hùng ca. Tác giả tạo dựng khung cảnh, sự đối lập giữa con người già nua cô đơn với một con ca kiếm to lớn, dũng mãnh, đẹp đẽ chưa từng thấy bị mắc câu. Các hình ảnh vừa có sự đối lập vừa có nét tương đồng. Hai đối thủ vừa là kẻ thù vừa là bạn của nhau. Những chi tiết, lời thoại vừa có tính khốc liệt, mất còn vừa có tính hào hùng, lãng mạn. Đó chính là nét đẹp tuyệt vời của ông già trên biển cả đang hoàn thành sở nguyện của cuộc đời.
Trên một phương diện, ông già là người thợ săn kiên trì và kiêu hãnh, con cá là hình ảnh mang tính tượng trưng , một yếu tố giống như nhân vật chức năng trong truyện cổ. 
Cuộc chiến được xây dựng hết sức phi thường . Nhưng trên một phương diện khác, ông già giống như một nhà thơ đang viết về biển với tất cả sự đam mê và lí thú. Rất nhiều đoạn văn là lời của ông lão Xan-ti-a-gô. Mỗi lời nói của ông giống như một câu thơ.
Dù cuộc chiến được tô đậm đến mức tuyệt đối nhưng người đọc không cảm thấy rùng rợn, sợ hãi. Cảm giác chỉ là sự hồi hộp – một sự hồi hộp lí thú đễ chịu và khoan khoái. Đoạn trích là một sự minh chứng hùng hồn cho cho một lối viết giản dị, trong sáng, hồn nhiên đúng nghĩa: “Một áng văn xuôi đơn giản vfa trung thực về con người”. Bở giản dị nhất là con người và vĩ đại nhất cũng là con người. Chỉ có miêu tả như thế, văn chương mới được gọi là trung thực.
V- ĐỀ KIỂM TRA
 1. Nguyên lí “tảng băng trôi” trong tác phẩm nghệ thuật của Hê-minh-uê có nghĩa là:
 A. Một tác phẩm phải giản dị trong sáng.
 B. Một tác phẩm phải lãng mạn và cao siêu.
 C.Một tác phẩm phải mang nhiều lớp nghĩa.
 D.Một tác phẩm phải đẹp lời, đẹp ý.
Đáp án: C. Một tác phẩm phải mang nhiều lớp nghĩa.
 2. Từ “ông lão” được lặp đi lặp lại nhiều lần trong đoạn trích chứng tỏ nhân vật Xan-ti-a-gô là một con người: A. Từng trải B. Khỏe chắc C. Già nua D. Tỉnh táo.
Đáp án: C. Già nua 
 3. Hình ảnh ông lão đánh cá đơn độc dũng cảm săn đuổi con cá kiếm là một biểu tượng :
 A. Về hứng thú của người thợ săn trên biển
 B. Về vẻ đẹp của ước mơ và hành trình gian khổ biến ước mơ thành hiện thực
 C. Về sức mạnh vĩ đại của con người trong khát vọng chinh phục thiên nhiên
 D. Về vẻ đẹp vừa hùng vĩ vừa chứa đựng sự hung dữ của thiên nhiên.
Đáp án : B. Về vẻ đẹp của ước mơ và hành trình gian khổ biến ước mơ thành hiện thực
 4. Hình ảnh những vòng lượn của con cá kiếm được nhắc đi nhắc lại trong đoạn văn gợi lên những cảm giác gì cho người đọc : 
 A. Sự hoành tráng của cuộc đấu 
 B. Sự rùng rợn của thiên nhiên
 C. Sự yếu thế của con người
 D. Sự hung hãn của con cá .
Đáp án: A. Sự hoành tráng của cuộc đấu 
 5. Hình ảnh con cá kiếm trong cảm nhận của ông già Xan-ti-a-go được xem là 
 A. Một con mồi của người thợ săn
 B. Một kẻ thù cần tiêu diệt
 C. Một người bạn bị chinh phục
 D. Một ước mơ suốt đời theo đuổi
Đáp án : C. Một người bạn bị chinh phục
 6. Miêu tả cuộc chiến của ông lão và con cá , đoạn trích không chỉ có ngôn ngữ của người kể chuyện mà còn có ngôn ngữ của nhân vật ông lão . Điều đó nói lên :
 A. Niềm hạnh phúc vô biên cần được thổ lộ
 B. Sự cô độc, yếu thế cần được tương trợ
 C. Sự sợ hãi, chùn bước cần được cứu vớt
 D. Sự lạnh lùng, vô cảm trước con mồi săn được.
 Đáp án : A. Niềm hạnh phúc vô biên cần được thổ lộ
 7. Chất anh hùng ca của tác phẩm được thể hiện ở:
 A. Sự hòa đồng giữa con người và thiên nhiên
 B. Sự lựa chon các hình ảnh tiêu biểu
 C. Sự khắc họa chân dung nhân vật
 D. Ngôn ngữ kể chuyện trong sáng giản dị
 Đáp án : A .Sự hòa đồng giữa con người và thiên nhiên.
 8. Điền vào chỗ trống còn thiếu trong câu văn ; “ Truyện ngắn của Hê-minh-uê Được đánh giá là những tác phẩm mạng phong vị  của nền văn học thời đó
 A. Độc đáo , hiếm thấy B. Khác lạ, phi thường C. Đôn hậu, chân thành D. Bình thường, giản dị
Đáp án : A. Độc đáo, hiếm thấy
 9. Tác phẩm nào sau đây không phải là sáng tác của Hê-minh-uê;
 A. Mặt trời vẫn mọc
 B. Chuông nguyện hồn ai
 C. Ông già và biển cả
 D. Một con người ra đời
Đáp án : D. Một con người ra đời
 10. Phong cách của Hê-minh-uê được thể hiện qua đoạn trích ông già và biển cả là sự chuyển hóa từ bức tranh với những đường nết trần trụi giản dị sang một lớp nghĩa hàm ẩn rộng lớn . Nhận định ấy :
 A. Đúng B. Sai
Đáp án : A. Đúng.

Tài liệu đính kèm:

  • docon tap Ong gia va bien ca.doc