Ôn tập Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích) - Lưu Quang Vũ

Ôn tập Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích) - Lưu Quang Vũ

Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích) - Lưu Quang Vũ

 I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

 - Cảm nhận được bi kịch của con người khi bị đặt vào nghịch cảnh phải sống nhờ, sống tạm trái tự nhiên và vẻ đẹp tâm hồn của người lao động trong cuộc đấu tranh chống lại sự giả tạo, dung tục.

 - Thấy được những đặc sắc của kịch Lưu Quang Vũ qua một đoạn trích cụ thể.

 II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KĨ NĂNG

1. Kiến thức

- Bi kịch của con người khi bị đặt vào một nghịch cảnh trớ trêu: linh hồn nhân hậu thanh cao phải sống nhờ, sống tạm, sống trái với tự nhiên trong một thân xác phàm tục, thô lỗ và bị thể xác lấn át trở nên tha hóa.

- Vẻ đẹp tâm hồn của người lao động trong cuộc đấu tranh chống lại sự giả tạo và dung tục, bảo vệ quyền được sống đích thực, bảo vệ những phẩm tính cao quý, để có một cuộc sống thực sự có ý nghĩa , xứng đáng với con người.

- Sự hấp dẫn của kịch bản văn học và nghệ thuật sân khấu, sự kết hợp giữa tính hiện đại và giá trị truyền thống, chất trữ tình đằm thắm bay bổng và sự phê phán quyết liệt, mạnh mẽ.

 

doc 5 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2887Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích) - Lưu Quang Vũ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích) - Lưu Quang Vũ
 I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 - Cảm nhận được bi kịch của con người khi bị đặt vào nghịch cảnh phải sống nhờ, sống tạm trái tự nhiên và vẻ đẹp tâm hồn của người lao động trong cuộc đấu tranh chống lại sự giả tạo, dung tục.
 - Thấy được những đặc sắc của kịch Lưu Quang Vũ qua một đoạn trích cụ thể.
 II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KĨ NĂNG
Kiến thức
Bi kịch của con người khi bị đặt vào một nghịch cảnh trớ trêu: linh hồn nhân hậu thanh cao phải sống nhờ, sống tạm, sống trái với tự nhiên trong một thân xác phàm tục, thô lỗ và bị thể xác lấn át trở nên tha hóa.
Vẻ đẹp tâm hồn của người lao động trong cuộc đấu tranh chống lại sự giả tạo và dung tục, bảo vệ quyền được sống đích thực, bảo vệ những phẩm tính cao quý, để có một cuộc sống thực sự có ý nghĩa , xứng đáng với con người.
Sự hấp dẫn của kịch bản văn học và nghệ thuật sân khấu, sự kết hợp giữa tính hiện đại và giá trị truyền thống, chất trữ tình đằm thắm bay bổng và sự phê phán quyết liệt, mạnh mẽ.
Kĩ năng
Đọc- hiểu kịch bản văn học theo đặc trưng thể loại 
 III – HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
Tìm hiểu chung
Tác giả 
 Lưu Quang Vũ ( 1948-1988) là một tài năng đa dạng nhưng kịch là một đóng góp đặc sắc nhất . Ông được coi là một hiện tượng đặc biệt của sân khấu, một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của văn học Việt Nam hiện đại.
Tác phẩm
Hồn Trương Ba, da hàng thịt là một trong những vở kịch đặc săc nhất của Lưu Quang Vũ . Từ cốt truyện dân gian ,nhà văn xây dựng được một vở kịch hiện đại chứa đựng nhiều vấn đề mới mẻ, có ý nghĩa triết lí nhân sinh sâu sắc.
Đọc hiểu văn bản
Nội dung
Màn đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt :
+ Hồn Trương Ba có một cuộc sống đáng hổ thẹn khi phải sống chung với phần thể xác dung tục và bị sự dung tục đồng hóa.
+ Lời cảnh báo của tác giả : khi con người phải sống trong sự dung tục thì sớm hay muộn những phẩm chất tốt đẹp cũng sẽ bị cái dung tục ngự trị,lấn át và tàn phá. Vì thế phải đấu tranh để loại bỏ sự dung tục, giả tạo để cuộc sống trở nên tươi sáng hơn, đẹp đẽ và nhân văn hơn.
Màn đối thoại giữa hồn Trương Ba và người thân
+ Trong thân xác anh hàng thịt, hồn Trương Ba dù không muốn vẫn phải làm những việc trái với tư tưởng của mình để thỏa mãn những đòi hỏi của thể xác.
+ Những người thân trong gia đình thì xa lánh, sợ hãi, thậm chí ghét bỏ, ghê tởm (cái Gái), người thì buồn bã, đau khổ (vợ Trương Ba);  song tất cả không giúp gì được và hồn Trương Ba rơi vào sự hụt hẫng , cô đơn. Vì thế, hồn Trương Ba phải lựa chọn một thái độ dứt khoát.
Màn đối thoại giữa hồn Trương Ba và Đế Thích
+ Hồn Trương Ba không chấp nhận cảnh sống bên ngoài một đàng, bên trong một nẻo. Ông muốn được sống theo đúng bản chất của mình: “Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”.
+ Đế Thích khuyên hồn Trương Ba chấp nhận, hồn Trương Ba kiên quyết chối từ và kêu gọi Đế Thích sửa sai bằng cách làm cho Cu Tị sống lại.
Qua màn đối thoại, ta thấy vẻ đẹp của tâm hồn con người trong cuộc đấu tranh chống lại sự dung tục, giả tạo, bảo vệ quyền được sống toàn vẹn, tự nhiên. Đó chính là chất thơ trong kịch của Lưu Quang Vũ.
Kết thúc vở kịch hồn Trương Ba chấp nhận cái chết , một cái chết làm sáng bừng nhân cách đẹp đẽ của Trương Ba , thể hiện sự chiến thắng của cái thiện , cái đẹp và sự sống đích thực.
Nghệ thuật:
Sáng tạo lại cốt truyện dân gian
Nghệ thuật dựng cảnh, dựng đối thoại, độc thoại nội tâm
Hành động của nhân vật phù hợp với hoàn cảnh, tính cách, góp phần phát triển tình huống truyện
Ý nghĩa văn bản
Một trong những điều quí giá nhất đối với mỗi con người là được sống là mình, sống trọn vẹn với những giá trị mình có và theo đuổi. Sự sống chỉ thật sự có ý nghĩa khi con người được sống hài hòa giữa thể xác và tâm hồn.
Hướng dẫn tự học
Ý nghĩa phê phán của đoạn trích và giá trị nhân văn của tác phẩm.
IV- CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
 1 – Đoạn trích tác phẩm Hồn Trương Ba, da hàng thịt đã xây dựng trên tình huống kịch nào ?
Gợi ý trả lời : Tình huống kịch ở đây là cuộc đấu tranh gay gắt giữa hồn Trương Ba với cái thể xác mà nó trú ngụ. Tình huống ấy bị đẩy lên đỉnh điểm khi hồn Trương Ba chút nữa bị thất bại trước sự dẫn dắt của thể xác. Để rồi hồn Trương Ba quyết định chết đi vĩnh viễn để cu Tị được sống.
-Ý nghĩa của tình huống kịch này:
Trước hết đó là bi kịch của con người mang khát vọng sống chân thật với bản thân nhưng lại bị bắt buộc phải sống theo kẻ khác.
Thứ hai, tác giả khẳng định không thể sống giả dối, không thể ảo tưởng tự bao biện cho mình. Bởi không thể có một linh hồn cao khiết trong một thể xác phàm tục.
 Thứ ba, đoạn trích cho ta thấy sự sống thật đáng quý, nhưng nó chỉ có ý nghĩa khi được sống là chính mình. Còn nếu không thì sự sống ấy thật vô nghĩa.
 2 – Vì sao hồn Trương Ba lại trở nên xa lạ với chính những người thân trong gia đình của mình ?
Gợi ý trả lời : Hồn Trương Ba lại trở nên xa lạ với chính những người thân trong gia đình của mình bởi vì do thể xác phàm tục, thô lỗ kia điều khiển, hồn Trương Ba bây giờ đã trở nên thay đổi, đã bị tha hóa, không còn chính là mình nữa.
- Trong con mắt người vợ hiền lành hết lòng yêu thương chồng, Trương Ba không còn được là ông nữa. Bởi Trương Ba đã trở nên vô cảm trước gia đình và hàng xóm. Ông không hề hay biết con trai cả của ông đã đang định bán mảnh vườn, còn thằng Tị , đứa bạn thân nhất của cháu ông thì đã ốm nhiều ngày và đang hồi nguy kịch.
- Trong con mắt đứa cháu rất yêu ông nội thì thì Trương Ba lại càng không phải là ông nội của nó. Bởi hồn Trương Ba bây giờ vụng về , thô lỗ , phủ phàng chứ không còn nhẹ nhàng, khéo léo như xưa .
- Đến cả chị con dâu, người biết thương cảm cho tình cảnh của hồn Trương Ba hơn cả, giờ cũng thấy xót xa, ngỡ ngàng và không nhận ra ông nữa.
- Trước sự thay đổi của ông, những người thân càng thêm xa lánh. Vợ ông muốn bỏ đi thật xa, cháu gái thì nhất quyết không nhận ông nội.
3 – Hồn Trương Ba lâm vào bi kịch nào và bi kịch ấy được giải quyết ra sao?
Gợi ý trả lời : Bi kịch linh hồn mình phải trú nhờ thân xác kẻ khác và bị thân xác ấy điều khiển trở thành tha hóa, không được sống đúng như bản chất vốn có của mình, trở nên thô lỗ, phủ phàng khiến người thân xa lánh, bản thân bị sỉ nhục , đau khổ , bức bối khó chịu muốn thoát ra mà không được.
Trương Ba quyết định chọn cái chết để được trở về với chính mình và để giúp cho cu Tị được sống.
Ý nghĩa : Tạo dựng bi kịch này, tác giả muốn gửi tới người đọc một thông điệp giàu tính nhân văn: Con người không thể sống giả dối, vay mượn cuộc sống của người khác mà phải là chính mình, hài hòa giữa thể xác và tinh thần để hoàn thiện nhân cách, hướng tới một cuộc sống đẹp đẽ , cao quý.
Qua bi kịch này, tác giả cũng muốn phê phán mạnh mẽ , quyết liệt những kẻ chỉ chạy theo những ham muốn tầm thường về vật chất, chỉ muốn hưởng thụ hay những người chỉ lấy cớ đời sống tinh thần mới là quan trọng để rồi không chú ý đến đời sống vật chất, không phấn đấu cho một hạnh phúc toàn vẹn.Nhà văn cũng chỉ ra tình trạng con người phải sống giả, không dám và cũng không được là chính mình. Điều đó sẽ đẩy con người đến thảm cảnh lệ thuộc vào danh lợi và bị tha hóa.
V- ĐỀ KIỂM TRA
 1. Lưu Quang Vũ Thành công nhất trong thể loại nào?
A. Thơ B. Kịch C. Truyện ngắn D. Tiểu luận.
Đáp án: B. Kịch 
 2.Vở kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt được viết năm nào?
A. 1981 B. 1982 C. 1983 D. 1984
 Đáp án: A. 1981 
 3. Vở kịch này có mấy hồi ?
A. 3 B. 5 C. 7 D. 9
Đáp án : C. 7 hồi.
 4. Đoạn trích nằm ở hồi thư mấy của vở kịch?
A. 3 B. 5 C7 D. 9
Đáp án : C. 7
 5. Toàn bộ đoạn trích xoay quanh xung đột kịch nào ?
 A. Hồn Trương Ba nhập vào xác anh hàng thịt và chị vợ anh hàng thịt đòi chồng
 B. Hồn Trương Ba đấu tranh gay gắt với cái thể xác của anh hàng thịt mà nó trú ngụ để được sống là chính mình.
 C. Hồn Trương Ba trở về nhà trong thể xác của anh hàng thịt và bị gia đình xa lánh .
 D. Hồn Trương Ba đấu tranh với Đế Thích để không nhập vào xác cu Tị vừa mới chết.
Đáp án : B . Hồn Trương Ba đấu tranh gay gắt với cái thể xác của anh hàng thịt mà nó trú ngụ để được sống là chính mình.
 6. Vì sao hồn Trương Ba lại chán cái thể xác mà nó trú ngụ ?
 A. Vì đó không phải là thể xác của chính mình
 B. Vì thể xác ấy không hài hòa với linh hồn ( linh hồn cao khiết, thể xác thô lỗ)
 C. Vì thể xác đang dần lấn át, điều khiển linh hồn
 D. Cả A, B. và D
 Đáp án : D. Cả A, B. và D
 7. Thái độ của thể xác đối với linh hồn như thế nào?
 A. Đầy tự đắc, giễu cợt linh hồn
 B. Ve vuốt, chiều chuộng linh hồn
 C. Dạy linh hồn chá sống giả dối, thô tục 
 D. Cả A, B. và D
 Đáp án : D. Cả A, B. và D
 8.Vì sao mọi người trong gia đình Trương Ba lại dần không nhận ra ông nữa ? 
 A. Vì ông mang thể xác của anh hàng thịt
 B. Vì ông đang dần thay đổi, trở nên thô lỗ, vụng về, phũ phàng
 C. Vì ông sống xa cách với mọi người trong nhà.
 D. Cả A, B. và D
Đáp án : B. Vì ông đang dần thay đổi, trở nên thô lỗ, vụng về, phũ phàng
Để được trở về là chính mình, hồn Trương Ba đã chon cách nào?
Đấu tranh quyết liệt với thể xác, chấp nhận cái chết vĩnh viễn.
Trả lại thể xác cho anh hàng thịt, chấp nhận mượn thân xác của cu Tị.
Đòi Đế Thích một thân xác mới, phù hợp với linh hồn mình.
Đáp án : A. Đấu tranh quyết liệt với thể xác, chấp nhận cái chết vĩnh viễn.
Qua bi kịch và sự lựa chọn của hồn Trương Ba, Lưu Quang Vũ muốn nói với chúng ta điều gì?
Không thể có một linh hồn cao khiết ẩn trong một thể xác phàm tục, tội lỗi.
Khi con người bị chi phối bởi ham muốn tầm thường của thể xác thì không thể chỉ đổ lỗi cho thân xác , tự lừa dôi mình bằng vẻ đẹp siêu hình của linh hồn.
Mỗi con người phải được là chính mình toàn vẹn. Nếu phải sống gửi, sống nhờ, sống không là chính mình thì cuộc sống ấy thật vô nghĩa.
Cả A, B. và D
 Đáp án : D. Cả A, B. và D

Tài liệu đính kèm:

  • docÔn tập Hồn Trương Ba, da hàng thịt..doc