Máy quang phổ:
+ là dụng cụ dùng để phân tích chùm sáng thành những thành phần đơn sắc khác nhau, hay dùng để nhận biết cấu tạo của một chùm sáng phức tạp do nguồn sáng phát ra.
+ Gồm 3 bộ phận chính:
- ống chuẩn trực: tạo ra chùm sáng song song, gồm thấu kính hội tụ L1, có khe F ở tiêu diện.
- Lăng kính P hoặc cách tử nhiễu xạ: phân tích chùm sáng song song thành nhiều chùm sáng đơn sắc song song.
- Buồng ảnh: tạo ra quang phổ của chùm sáng, để quan sát hoặc chụp ảnh, gồm thấu kính hội tụ L2. Màn ảnh hay kính mờ đặt ở tiêu diện thấu kính.
+ Nguồn sáng S cần nghiên cứu đặt trước thấu kính L sao cho ảnh của nó tạo ra tại F. ánh sáng đi qua L1 tạo thành chùm song song, do đó quan lăng kính hay cách tử nhiễu xạ được phân tích thành nhiều chùm đơn sắc song song, mỗi chùm đơn sắc có một góc lệch nhất định. Sau khi đi qua L2 mỗi chùm đơn sắc hội tụ tại một điểm trên tiêu diện, do đó trên màn ảnh hay kính mờ ta thu được quang phổ của nguồn sáng.
ễn luyện kiến thức mụn Vật lý lớp 12 Chương 6 - Sóng ánh sáng. Hệ thống kiến thức trong chương 1) Hiện tượng tán sắc ánh sáng: Sự phân tích chùm sáng phức tạp thành những thành phần đơn sắc khác nhau gọi là sự tán sắc ánh sáng. Dải sáng nhiều màu gọi là quang phổ của ánh sáng. Đó là kết quả của tán sắc ánh sáng. Tán sắc ánh sáng xảy ra trên bề mặt phân cách giữa hai môi trường, khi ánh sáng chiếu xiên góc với mặt phân cách. Nguyên nhân của hiện tượng tán sắc ánh sáng là do vận tốc truyền ánh sáng trong môi trường trong suốt phụ thuộc vào tần số (chu kỳ) của ánh sáng. Vì vậy chiết suất của môi trường trong suốt phụ thuộc vào tần số (hay bước sóng của ánh sáng). ánh sáng có tần số càng nhỏ (bước sóng càng dài) thì chiết suất của môi trường càng bé. Chiết suất môi trường tăng từ màu đỏ đến màu tím. Chiết suất một môi trường trong suốt tính theo công thức: (A và B là hằng số). Cầu vồng là kết quả tán sắc ánh sáng mặt trời chiếu qua các giọt nước mưa, mỗi người nhìn thấy cầu vồng khác nhau. Hiện tượng tán sắc ánh sáng được ứng dụng trong máy quang phổ để phân tích thành phần cấu tạo của chùm ánh sáng do các nguồn sáng phát ra. 2) ánh sáng đơn sắc là ánh sáng có bước sóng (tần số) và màu sắc nhất định; nó không bị tán sắc khi đi qua lăng kính. ánh sáng trắng là tập hợp của rất nhiều ánh sáng đơn sắc khác nhau. Mỗi ánh sáng đơn sắc có bước sóng, tương ứng với màu sắc nhất định: từ tím, chàm, lam, lục, vàng, da cam, đỏ: trong khoảng 0.38, 0.43, 0.45, 0.50, 0.57, 0.59, 0.64, 0.76 (mm). Quá trình ánh sáng truyền đi (sóng truyền đi) thì tần số (hay chu kỳ) không đổi, màu sắc không đổi, còn bước sóng và vận tốc thay đổi. Vận tốc ánh sáng qua môi trường giảm (hay chiết suất tăng) bao nhiêu lần thì bước sóng giảm bấy nhiêu lần. 3) Hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng là hiện tượng truyền ánh sáng không tuân theo định luật truyền thẳng ánh sáng, quan sát được khi ánh sáng truyền qua lỗ nhỏ, hoặc gần mép những vật trong suốt hoặc không trong suốt. Nguyên nhân: Sự truyền ánh sáng là một quá trình truyền sóng. ánh sáng truyền tới lỗ nhỏ, lỗ như nguồn sáng mới, tạo ra hiện tượng này. Hiện tượng này chứng tỏ ánh sáng có tính chất sóng. ứng dụng trong các máy quang phổ cách tử nhiễu xạ, để phân tích một chùm sáng đa sắc thành các thành phần đơn sắc, 4) Giao thoa ánh sáng: Giao thoa ánh sáng là sự tổng hợp của hai sóng kết hợp, đó là hai sóng ánh sáng dao hai nguồn kết hợp phát ra, có cùng phương dao động, cùng chu kỳ (tần số - màu sắc) và có độ lệch pha không đổi theo thời gian. (Phải do cùng một nguồn tạo ra). Giao thoa ánh sáng một bằng chứng thực nghiệm chứng tỏ rằng áng sáng có tính chất sóng. Hiệu đường đi:; khoảng vân i = λD/a. Với ánh sáng đơn sắc: vân giao thoa là những vạch sáng và tối xen kẽ nhau một cách đều đặn. Khoảng vân tăng từ màu tím đến màu đỏ. Vị trí vân sáng là , k là bậc của vân giao thoa. Vị trí vân tối là: . Vân tối thứ n nắm giữa vân sáng n -1 và vân sáng n. Bậc 1: k = 0 và -1; bậc 2 k = 1 và -2 .. Với ánh sáng trắng: vân trung tâm (giữa) có màu trắng, bậc 1 màu như cầu vồng, tím ở trong, đỏ ở ngoài. Từ bậc 2 trở lên không rõ nét vì có một phần chồng lên nhau. Số vân sáng là lẻ (khoảng vân chẵn số vân + thêm 1; khoảng vân lẻ số vân bằng khoảng vân). Giao thoa trên bản mỏng như vết dầu loang, màng xà phòng xảy ra với áng sáng trắng (ban ngày), mỗi người quan sát có vân (màu) ở vị trí khác nhau. Nhờ hiện tượng giao thoa ánh sáng người ta đo xác định được bước sóng ánh sáng. 5) Máy quang phổ: + là dụng cụ dùng để phân tích chùm sáng thành những thành phần đơn sắc khác nhau, hay dùng để nhận biết cấu tạo của một chùm sáng phức tạp do nguồn sáng phát ra. + Gồm 3 bộ phận chính: - ống chuẩn trực: tạo ra chùm sáng song song, gồm thấu kính hội tụ L1, có khe F ở tiêu diện. - Lăng kính P hoặc cách tử nhiễu xạ: phân tích chùm sáng song song thành nhiều chùm sáng đơn sắc song song. - Buồng ảnh: tạo ra quang phổ của chùm sáng, để quan sát hoặc chụp ảnh, gồm thấu kính hội tụ L2. Màn ảnh hay kính mờ đặt ở tiêu diện thấu kính. + Nguồn sáng S cần nghiên cứu đặt trước thấu kính L sao cho ảnh của nó tạo ra tại F. ánh sáng đi qua L1 tạo thành chùm song song, do đó quan lăng kính hay cách tử nhiễu xạ được phân tích thành nhiều chùm đơn sắc song song, mỗi chùm đơn sắc có một góc lệch nhất định. Sau khi đi qua L2 mỗi chùm đơn sắc hội tụ tại một điểm trên tiêu diện, do đó trên màn ảnh hay kính mờ ta thu được quang phổ của nguồn sáng. 6) Các loại quang phổ: + Quang phổ liên tục là quang phổ gồm nhiều dải sáng, màu sắc khác nhau, nối tiếp nhau một cách liên tục. Nó do chất rắn, lỏng hay khí (hơi) có khối lượng riêng lớn (bị nén mạnh), khi bị nung nóng sẽ phát ra, chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng, Nhiệt độ tăng dần thì cường độ bức xạ càng mạnh và tăng dần từ bức xạ có bước sóng dài sang bước sóng ngắn. ứng dụng để đo nhiệt độ của nguồn sáng. + Quang phổ vạch phát xạ là quang phổ bao gồm các vạch màu riêng lẻ, ngăn cách nhau bằng những khoảng tối. Quang phổ này do các chất khí hay hơi có khối lượng riêng nhỏ phát ra khi bị kích thích (khi nóng sáng, hoặc khi có dòng điện phóng qua). Mỗi chất khí bị kích thích phát ra những bức xạ có bước sóng xác định và cho một quang phổ vạch riêng, đặc trưng cho nguyên tố đó. + Quang phổ liên tục, thiếu nhiều vạch màu do bị chất khí (hay hơi kim loại) hấp thụ, được gọi là quang phổ vạch hấp thụ của nguyên tố đó. Nó tạo thành khi chiếu ánh sáng trắng qua một chất khí (hay hơi) bị kích thích, nhưng nhiết độ của khí (hơi) hấp thụ phải nhỏ hơn nhiệt độ của quang phổ liên tục. Mỗi nguyên tố hoá học cho một quang phổ hấp thụ riêng đặc trưng cho nguyên tố đó. + ở nhiệt độ xác định, một vật chỉ hấp thụ những bức xạ nào mà nó có khả năng phát xạ, và ngược lại, nó chỉ phát ra bức xạ nào mà nó có khả năng hấp thụ. (Định luật Kiếc-sốp - sự đảo sắc các vạch quang phổ). + Phép phân tích quang phổ: là phương pháp vật lí dùng để xác định thành phần hoá học của một chất hay hợp chất, dựa vào việc nghiên cứu quang phổ của ánh sáng do chất ấy phát ra hoặc hấp thụ. Nó cho biết sự có mặt của 1 nguyên tố hoá học trong mẫu. Cho kết quả nhanh, chính xác cả định tính và định lượng. Rất nhạy (chỉ cần nồng độ nhỏ), cả cho biết nhiệt độ phát xạ và xa người quan sát. 7) Các loại tia: a) Tia hồng ngoại là những bức xạ không nhìn thấy, có bước sóng từ vài mili mét đến 0,76μm (nhỏ hợ sóng vô tuyến, lớn hơn áng sáng đỏ). Tia hồng ngoại do các vật phát ra (cả nhiệt độ thấp). Nhiệt độ càng cao, bước sóng càng nhỏ. Tia hồng ngoại có tác dụng nhiệt mạnh, tác dụng lên kính ảnh, gây hiệu ứng quang điện trong ở một số chất bán dẫn. Nó được ứng dụng để sưởi, sấy khô, chụp ảnh hồng ngoại, quan sát ban đêm (quân sự), điều khiển từ xa trong các thiết bị nghe, nhìn. b) Tia tử ngoại là những bức xạ không nhìn thấy được có bước sóng nhỏ hơn bước sóng ngắn hơn 3,8.10-7m đến 10-9m (hay bức xạ tử ngoại). Phát ra từ những vật nung nóng có nhiệt độ cao (20000C trở lên) hoặc do đèn hồ quang, phóng điện qua hơi thuỷ ngân ở áp suất thấpắnMtj trời có 9% bức xạ tử ngoại. Có tác dụng lên kính ảnh, tác dụng sinh lí, ion hoá không khí, khích thích phát quang một số chất, bị nước và thuỷ tinh hấp thụ mạnh. Tia tử ngoại có bước sóng 0,18mm đến 0,38mm truyền qua được thạch anh. Gây phản ứng quang hoá, gây ra hiện tượng quang điện. Dùng để khử trùng nước, thực phẩm; để chữ bệnh (còi xương), kích thích phát quang (đèn ống) phát hiện vết nứt trên sản phẩm. c) Tia X (Rơn ghen) là những bức xạ điện từ có bước sóng từ 10-12m đến 10-9m (ngắn hơn bước sóng tia tử ngoại). Tia X tạo thành khi chùm êléctron chuyển động với năng lượng lớn va chạm (bắn phá) vào nguyên tử (khí, lỏng, rắn). Tia X tạo ra trong ống riêng: ống tia catốt có lắp thêm đối âm cực bằng kim loại có nguyên tử lượng lớn, chịu nhiệt độ cao. Có khả năng đâm xuyên mạnh (giảm theo chiều tăng của nguyên tử lượng), tác dụng lên kính ảnh, ion hoá không khí, phát quang một số chất, tác dụng sinh lí mạnh, diệt vi khuẩn, huỷ tế bào, gây nên hiện tượng quang điện cho hầu hết các kim loại. Dùng chụp, chiếu điện chẩn đoán bệnh, tìm khuyết tật trong sản phẩm, nghiên cứu cấu trúc tinh thể. d) Các tia đều có bản chất là sóng điện từ nhưng có bước sóng khác nhau nên có tính chất và cách tạo ra cũng khác nhau. Tần số càng lớn (bước sóng càng nhỏ) thì khả năng đâm xuyên càng mạnh. 8) Cách tạo ra nguôn kết hợp: a) Khe Yâng (đã học). b) Lưỡng lăng kính Frexnen: Gồm hai lănh kính, có chiết suất n, góc chiết quang A rất nhỏ, gắn đáy chung. Điểm sáng S đặt trên đường giao tuyết chung hai đáy, cách hai đáy là d1, ánh sáng qua 2 lăng kính như xuất phát từ S1 và S2. S1S2 = a = 2.d1.A(2n - 1). Khoảng cách từ lăng kính đến màn là d2, D = d1 + d2. khoảng vân: Chiều rộng miền giao thoa: MN = 2.d2.A(n -1); số khoảng vân trên màn: n = MN/i. Số vân quan sát trên màn: Vân sáng luôn là lẻ, số vân tối là chẵn. S S1 S2 O M N I a d1 d2 D c) Lưỡng thấu kính Byly: Gồm một thấu kính được cưa đôi qua quang tâm rồi: + C1 Hớt đi mỗi nửa một phần nhỏ là e rồi ghép sát vào nhau. Hai ảnh phải là ảo thì tạo ra giao thoa. khoảng cách hai ảnh là ; là khoảng cách từ S đến ảnh S1 hoặc S2. Bề rộng miền giao thoa là: ; khoảng vân ; Số vân khoảng vân trên màn: n = MN/i. Từ đó tìm số vân. d1: từ S đến thấu kính, d2: từ thấu kính đến màn E. E S S1 S2 O2 O1 M N O d1 d2 D d1/ S S1 S2 O1 O2 M N O d1 d2 D d1/ E Cách 1 Cách 2 + Hoặc C2 để đệm một miếng bìa mỏng là b vào giữa hai nửa. Điểm sáng S đặt trên giao tuyến chung hai nửa cách hai nửa thấu kính là d1, qua hai nửa sẽ cho hai ảnh S1 và S2. Hai ảnh tạo ra chùm sáng, có một phần chồng lên nhau tạo nên giao thoa. Hai ảnh phải là thật sẽ cho giao thoa, khoảng cách hai ảnh là: ; Miền giao thoa là: ; Khoảng vân: . Số vân quan sát: n = MN/i. d1: từ S đến thấu kính, khoảng cách từ hai ảnh đến màn E là . Chú ý: Số vân (sáng) quan sát bao giờ cùng là lẻ. Tuỳ từng trượng hợp mà vận dụng cho đúng. d) Lưỡng gương phẳng Frexnen: gồm hai gương phẳng đặt lệch nha một góc a nhỏ. S S1 S2 I O M N d2 d1 G2 G1 a a Điểm sáng S đặt cách giao tuyến chung là SI = d1, ánh sáng phản xạ qua 2 gương như xuất phát từ S1 và S2 (S, S1, S2 nằm trên đường tròn tâm I). S1S2 = a = 2.d1.tga = 2.d1.a. Màn M nằm trên đường trung trực S1S2, cách giao tuyến I là d2 thì D = d1 + d2. Chiều rộng miền giao thoa: MN = 2.d2.a. Khoảng vân . Số khoảng vân: n = MN/i. Số vân quan sát tuỳ từng bài mà xác định. 9) Trên đường đi của nguồn S1 đặt bản mỏng, dày e, chiết suất n, thì đường đi tia sáng qua bản mỏng “dài” hơn so với không có bản mỏng là e(n-1). Nên hiệu đường đi cũng dài hơn e(n-1). Hay d2 - d1 = . Vân trung tâm lệch về phía có bản mỏng. Câu hỏi và bài tập Chủ đề 1: Tán sắc ánh sáng 6.1. Phát biểu nào dưới đây sai, khi nói về ánh sáng trắng và đơn sắc: A) ánh sáng trắng là tập hợp của vô số ánh sáng đơn sắc khác nhau có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím. B) Chiếu suất của chất làm lăng kính đối với các ánh sáng đơn sắc khác nhau là như nhau. C) ánh sáng đơn sắc là ánh sáng không bị tán sắc qua lăng kính. D) Khi các ánh sáng đơn sắc đi qua một môi trường trong suốt thì ch ... 6.14. Chọn A. 6.15. Chọn C. 6.16. Chọn C. 6.17 Chọn D. 6.18 Chọn C. 6.19 Chọn C. 6.20 Chọn D. 6.21 Chọn B. 6.22 Chọn C. 6.23 Chọn D. 6.24 Chọn D. 6.25 Chọn A. 6.26 Chọn A. 6.27 Chọn A. 6.28 Chọn C. 6.29 Chọn A. 6.30 Chọn B. 6.31 Chọn C. 6.32 Chọn B. 6.33 Chọn A. 6.34 Chọn D. 6.35. Chọn C. 6.36 Chọn B. 6.37 Chọn C. 6.38 Chọn D. 6.39 Chọn C. 6.40. Chọn D. 6.41 Chọn D. 6.42 Chọn B. 6.43 Chọn A. 6.44 Chọn C. 6.45. Chọn C. 6.46. Chọn B. 6.47. Chọn C. 6.48 Chọn C. 6.49 Chọn D. 6.50 Chọn B. 6.51 Chọn B. 6.52 Chọn C. 6.53 Chọn C. 6.54 Chọn D. 6.55 Chọn C. 6.56 Chọn B. 6.57 Chọn B. 6.58 Chọn C. 6.59 Chọn B. 6.60 Chọn B. 6.61 Chọn A. 6.62 Chọn D. 6.63 Chọn C. 6.64 Chọn B. 6.65 Chọn B. 6.66 Chọn A. 6.67 Chọn C. 6.68 Chọn B. 6.69 Chọn C. 6.70 Chọn C. 6.71. Chọn D. 6.72. Chọn B. 6.73. Chọn D. 6.74 Chọn C. 6.75 Chọn A. 6.76 Chọn D. 6.77 Chọn A. 6.78 Chọn D. 6.79 Chọn C. 6.80 Chọn D. 6.81. Chọn A. 6.82. Chọn A. 6.83. Chọn C. 6.84 Chọn D. 6.85 Chọn C. 6.86 Chọn B. 6.87 Chọn D. 6.88 Chọn A. 6.89 Chọn D. Hướng dẫn giải và trả lời chương 6 6.1. Chọn B. Hướng dẫn: Chiết suất của một môi trường trong suốt đối với ánh sáng đơn sắc khác nhau là khác nhau. 6.2. Chọn C. Hướng dẫn: ánh sáng đơn sắc không bị tán sắc qua lănh kính, nhưng bị lệch đường đi do khúc xạ ánh sáng. 6.3. Chọn C. Hướng dẫn: Sự khúc xạ ánh sáng chỉ xảy ra ở mặt phân cách hai môi trường. 6.4. Chọn D. Hướng dẫn: : Mỗi ánh sáng đơn sắc có bước sóng xác định, chiết suất môi trường trong suốt còn phụ thuộc bước sóng ánh sáng. 6.5. Chọn A. Hướng dẫn: Bất kỳ môi trường trong suốt nào (cả rắn, lỏng, khí) đều xảy ra hiện tượng như nhau. 6.6. Chọn B. Hướng dẫn: ánh sáng trắng không có bước sóng xác định, còn tất cả ánh sáng đơn sắc đều có bước sóng xác định. 6.7. Chọn A. Hướng dẫn: Đó là màu vàng và tím. 6.8. Chọn A. Hướng dẫn: Trong thí nghiệm của Niutơn về ánh sáng đơn sắc nhằm chứng minh sự tồn tại của ánh sáng đơn sắc. 6.9. Chọn D. Hướng dẫn: áp dụng định luật khúc xạ ánh sáng sini = nsinr vơi nđ rt. Khi chiếu một chùm ánh sáng mặt trời đi qua một cặp hai môi trường trong suốt thì tia tím bị lệch về phía mặt phân cách hai môi trường ít hơn tia đỏ. 6.10. Chọn C. Hướng dẫn: Một chùm ánh sáng mặt trời có dạng một dải sáng mỏng, hẹp rọi xuống mặt nước trong một bể nước tạo nên ở đáy bể một vết sáng có nhiều màu khi chiếu xiên, do khi ánh sáng trắng đi từ không khí vào nước xảy ra hiện tượng khúc xạ ánh sáng, đồng thời xảy ra hiện tượng tán sắc ánh sáng. Khi chiếu ánh sáng màu trắng vuông góc với mặt nước thì tia sáng truyền thẳng và không xảy ra hiện tượng tán sắc ánh sáng. 6.11. Chọn C. Hướng dẫn: Chùm ánh sáng trắng không có bước sóng xác định. 6.12. Chọn B. Hướng dẫn: Nguyên nhân gây ra hiện tượng tán sắc ánh sáng mặt trời trong thí nghiệm của Niutơn là chiết suất của lăng kính đối với các ánh sáng đơn sắc là khác nhau. 6.13. Chọn B. Hướng dẫn: Công thức tính góc lệch cực tiểu đối với lăng kính có góc chiết quang nhỏ và góc tới nhỏ là D = (n – 1)A = 5,20.. 6.14. Chọn A. Hướng dẫn: Khoảng cách từ lăng kính tới màn tới là AE = 1m, góc lệch D được tính trong câu 6.19, khoảng cách giữa hai vệt sáng là EM = AE. tanD ≈ AE.D = 9,07 cm. 6.15. Chọn C. Hướng dẫn: Xem hướng dẫn và làm tương tự câu 6.20, độ rộng quang phổ trên màn là ĐT = AE(nt – nđ)A = 0,97cm. 6.16. Chọn C. Hướng dẫn: Khi che 1 khe, không còn giao thoa ánh sáng. 6.17. Chọn D. Hướng dẫn: Xem điều kiện giao thoa. 6.18. Chọn C. Hướng dẫn: Như câu trên. 6.19. Chọn C. Hướng dẫn: Chiết suất một môi trường trong suốt tăng từ màu đỏ đến màu tím. 6.20. Chọn D. Hướng dẫn: Theo định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng. 6.21. Chọn B. Hướng dẫn: Xem điều kiện để một điểm có biên độ dao động cực đại. 6.22. Chọn C. Hướng dẫn: Vị trí vân tối: hay với các giá trị của k sao cho xt > 0. 6.23. Chọn D. Hướng dẫn: Màu tím có khoảng vân nhỏ nhất, đỏ có khoảng vân lớn nhất. 6.24. Chọn C. Hướng dẫn: 6.25. Chọn A. Hướng dẫn: 6.26. Chọn A. Hướng dẫn: 6.27. Chọn C. Hướng dẫn: Thí nghiệm giao thoa ánh sáng. 6.28. Chọn C.Hướng dẫn: Vị trí vân sáng trong thí nghiệm giao thoa của Iâng được xác định bằng công thức . 6.29. Chọn A.Hướng dẫn: Công thức tính khoảng vân giao thoa là . 6.30. Chọn A. Hướng dẫn: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng trắng của Iâng trên màn quan sát thu được hình ảnh giao thoa gồm: Chính giữa là vạch sáng trắng, hai bên có những dải màu. 6.31. Chọn B. Hướng dẫn: Xem bảng bước sóng của các màu đơn sắc trong SGK. 6.32. Chọn C. Hướng dẫn: Từ hiện tượng tán sắc và giao thoa ánh sáng ta có kết lụân: Chiết suất của môi trường lớn đối với những ánh sáng có bước sóng ngắn. 6.33. Chọn B. Hướng dẫn: Trong khoảng từ vân sáng thứ 4 đến vân sáng thứ 10 có 6 khoảng vân i, suy ra i = 0,4mm. 6.34. Chọn A. Hướng dẫn: Trong khoảng từ vân sáng thứ 4 đến vân sáng thứ 10 có 6 khoảng vân i, suy ra i = 0,4mm. Bước sóng ánh sáng được tính theo công thức . suy ra λ = 0,40 àm. 6.35. Chọn D. Hướng dẫn: Xem hướng dẫn và làm tương tự câu 6.24 và 6.21 6.36. Chọn C. Hướng dẫn: Khoảng vân = 0,75mm. Trong khoảng từ vân sáng thứ 4 đến vân sáng thứ 10 có 6 khoảng vân, suy ra khoảng cách từ vân sáng thứ đến vân sáng thứ 10 là 6.i = 4,5mm. 6.37. Chọn B. Hướng dẫn: Khoảng vân = 0,4mm, thấy 1,2mm = 3.0,4mm = k.i => M có vân sáng bậc 3. 6.38. Chọn C. Hướng dẫn: Xem hướng dẫn và làm tương tự câu 6.27 với vị trí vân tối là xk = (2k + 1)λ/2 6.39. Chọn D. Hướng dẫn: Khoảng vân 6.40. Chọn C. Hướng dẫn: Khoảng vân i = 0,2mm, vị trí vân sáng bậc 3 (với k = 3) là x3 = 3.i = 0,6mm. 6.41. Chọn D. Hướng dẫn: Với bức xạ λ vị trí vân sáng bậc k = 3, ta có . Với bức xạ λ’ vị trí vân sáng bậc k’, ta có . Hai vân sáng này trùng nhau ta suy ra xk = xk’ tương đương với kλ = k’λ’tính được λ’ = 0,6μm 6.42. Chọn B. Hướng dẫn: Trong khoảng 9 vân sáng liên tiếp có 8 khoảng vân i, suy ra khoảng vân i = 0,5mm. áp dụng công thức tính bước sóng = 0,5 μm. 6.43. Chọn A. Hướng dẫn: Khoảng vân ứng với ánh sáng đỏ là = 0,75mm. Khoảng vân ứng với ánh sáng tím là = 0,40mm. Bề rộng của quang phổ thứ nhất là d = 0,75mm – 0,40mm = 0,35mm. 6.44. Chọn C. Hướng dẫn: Xem hướng dẫn và làm tương tự câu 6.33 → bề rộng của quang phổ thứ hai là d = 2.0,75mm – 2.0,40mm = 0,7mm. 6.45. Chọn C. Hướng dẫn: Máy quang phổ tốt thì tán sắc ánh sáng rõ nét. 6.46. Chọn B. Hướng dẫn: Xem nguồn phát ra quang phổ liên tục. 6.47. Chọn C. Hướng dẫn: Xem tính chất của quang phổ liên tục. 6.48. Chọn C. Hướng dẫn: Theo định ngiã quang phổ liên tục. 6.49. Chọn D. Hướng dẫn: Trong máy quang phổ thì quang phổ của một chùm sáng thu được trong buồng ảnh của máy phụ thuộc vào cấu tạo đơn sắc của chùm sáng tới. Trong trường hợp ánh sáng tới máy quang phổ là ánh sáng trắng thì quang phổ là một dải sáng có màu cầu vồng. 6.50. Chọn B. Hướng dẫn: Chùm tia sáng ló ra khỏi lăng kính của máy quang phổ trước khi đi qua thấu kính của buồng ảnh là tập hợp gồm nhiều chùm tia sáng song song, mỗi chùm một màu có hướng không trùng nhau. Vì chùm tới lăng kính là chùm song song. 6.51. Chọn B. Hướng dẫn: Quang phổ liên tục không phụ thuộc vào bản chất vật nóng sáng mà phụ thuộc vào nhiệt độ của vật nóng sáng. 6.52. Chọn C. Hướng dẫn: Giống nhau nếu mỗi vật có một nhiệt độ thích hợp 6.53. Chọn C. Hướng dẫn: Xem định nghĩa quang phổ vạch. 6.54. Chọn D. Hướng dẫn: Xem nguồn phát ra quang phổ vạch. 6.55. Chọn C. Hướng dẫn: Xem tính chất quang phổ vạch. 6.56. Chọn B. Hướng dẫn: Xem sự đảo sắc các vạch quang phổ. 6.57. Chọn B. Hướng dẫn: Quang phổ vạch phát xạ bao gồm một hệ thống những vạch màu riêng rẽ nằm trên một nền tối. 6.58. Chọn C. Hướng dẫn: Quang phổ vạch phát xạ là những vạch màu riêng rẽ nằm trên một nền tối 6.59. Chọn B. Hướng dẫn: Để thu được quang phổ vạch hấp thụ thì nhiệt độ của đám khí hay hơi hấp thụ phải nhỏ hơn nhiệt độ của nguồn sáng trắng. 6.60. Chọn B. Hướng dẫn: Theo định nghĩa: Phép phân tích quang phổ là phép phân tích thành phần cấu tạo của một chất dựa trên việc nghiên cứu quang phổ do nó phát ra. 6.61. Chọn A. Hướng dẫn: Vị trí vạch tối trong quang phổ hấp thụ của một nguyên tố trùng với vị trí vạch sáng màu trong quang phổ vạch phát xạ của nguyên tố đó. Đây chính là hiện tượng đảo sắc. 6.62. Chọn D. Hướng dẫn: Xem nguồn phát tia hồng ngoại. 6.63. Chọn C. Hướng dẫn: Xem tính chất tia hồng ngoại. 6.64. Chọn B. Hướng dẫn: Xem nguồn phát tia tử ngoại. 6.65. Chọn B. Hướng dẫn: Xem tính chất tia tử ngoại. 6.66. Chọn A. Hướng dẫn: Tia X có bước sóng trong khoảng 10-9 m đến 10-12 m; Tia tử ngoại có bước sóng trong khoảng 0,38.10-7 m đến 10-9 m. 6.67. Chọn C. Hướng dẫn: Con người ở 370C phát ra tia hồng ngoại có bước sóng 9mm. 6.68. Chọn B. Hướng dẫn: Tia hồng ngoại có bước sóng trong khoảng vài mm đến 0,75.10-6 m; 6.69. Chọn C. Hướng dẫn: Tia hồng ngoại do các vật có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ môi trường xung quanh phát ra. 6.70. Chọn C. Hướng dẫn: Tia hồng ngoại là sóng điện từ có bước sóng lớn hơn 0,76 àm. Do các vật bị nung nóng phát ra và có tác dụng nhiệt rất mạnh 6.71. Chọn D. Hướng dẫn: Tia hồng ngoại là bức xạ điện từ không nhìn thấy có bước sóng lớn hơn 0,76 àm. Do các vật bị nung nóng phát ra và có tác dụng nhiệt rất mạnh 6.72. Chọn B. Hướng dẫn: Thuỷ tinh không màu hấp thụ mạnh tia tử ngoại. 6.73. Chọn D. Hướng dẫn: Tia tử ngoại có không khả năng đâm xuyên rất mạnh. 6.74. Chọn C. Hướng dẫn: Bức xạ tử ngoại có bước sóng nhỏ hơn bước sóng của bức xạ hồng ngoại. Do đó bức xạ tử ngoại có tần số cao hơn tần số của bức xạ hồng ngoại. 6.75. Chọn A. Hướng dẫn: Xem hướng dẫn và làm tương tự câu 6.25 6.76. Chọn C. Hướng dẫn: Tia tử ngoại không bị thạch anh hấp thụ. 6.77. Chọn A. Hướng dẫn: Xem cách tạo ra tia X. 6.78. Chọn D. Hướng dẫn: Tính chất đâm xuyên của tia X. 6.79. Chọn C. Hướng dẫn: Cách tạo ra tia X. 6.80. Chọn D. Hướng dẫn: Tính chất đâm xuyên của tia X là đặc trưng. 6.81. Chọn A. Hướng dẫn: Xem lai thang sóng điện từ. 6.82. Chọn A. Hướng dẫn: Xem lai thang sóng điện từ. 6.83. Chọn C. Hướng dẫn: Tia X là bức xạ không thể nhìn thấy được. Khi nó làm một số chất phát quang thì ta nhận được ánh sáng do chất phát quang tạo ra, đó không phải là tia Rơnghen. 6.84. Chọn D. Hướng dẫn: Tia tử ngoại có bước sóng trong khoảng từ 10-9m đến 4.10-7m. 6.85. Chọn C. Hướng dẫn: Thân thể con người bình thường chỉ có thể phát ra được tia hồng ngoại. 6.86. Chọn B. Hướng dẫn: Tia hồng ngoại có bước sóng lớn hơn tia tử ngoại. 6.87. Chọn D. Hướng dẫn: Tia X và tia tử ngoại đều là sóng điện từ nên không bị lệch khi đi qua một điện trường mạnh. 6.88. Chọn A. Hướng dẫn: Tính chất quan trọng nhất và được ứng dụng rộng rãi nhất của tia X là khả năng đâm xuyên mạnh. 6.89. Chọn D. Hướng dẫn: Vận tốc ánh sáng trong không khí là c, bước sóng λ, khi ánh sáng truyền từ không khí vào nước thì tần số của ánh sáng không thay đổi, vận tốc ánh sáng truyền trong nước là v = c/n, n là chiết suất của nước. Khi đó bước sóng ánh sáng trong nước là λ’ = v/f = c/nf = λ/n. Khoảng vân quan sát được trên màn quan sát khi toàn bộ thí nghiệm đặt trong nước là = 0,3mm.
Tài liệu đính kèm: