Câu 1: Văn hào Nga Lép Tôn-xtôi nói: "Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống". Phát biểu suy nghĩ của anh chị về vấn đề này.
Gợi ý làm bài:
a) Mở bài:
Không biết bao nhiêu lần, trong cuộc sống của mỗi con người câu hỏi này đã vang lên: " Tôi từ đâu đến? Tôi sinh ra để làm gì? Và sẽ đi về đâu?". Đó là những câu hỏi truy tìm ý nghĩa của đời sống, cũng là câu hỏi để kiếm tìm lí tưởng, giúp con người hướng đích, hướng tới những giá trị tốt đẹp, xứng đáng với sự tồn tại của mình. Chính vì thế Lép Tôn-xtôi người đã kiên định suốt đời vì những lí tưởng nhân văn cao quí trong cuộc đời và trong tác phẩm của mình đã khẳng định: " Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống".
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ Câu 1: Văn hào Nga Lép Tôn-xtôi nói: "Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống". Phát biểu suy nghĩ của anh chị về vấn đề này. Gợi ý làm bài: a) Mở bài: Không biết bao nhiêu lần, trong cuộc sống của mỗi con người câu hỏi này đã vang lên: " Tôi từ đâu đến? Tôi sinh ra để làm gì? Và sẽ đi về đâu?". Đó là những câu hỏi truy tìm ý nghĩa của đời sống, cũng là câu hỏi để kiếm tìm lí tưởng, giúp con người hướng đích, hướng tới những giá trị tốt đẹp, xứng đáng với sự tồn tại của mình. Chính vì thế Lép Tôn-xtôi người đã kiên định suốt đời vì những lí tưởng nhân văn cao quí trong cuộc đời và trong tác phẩm của mình đã khẳng định: " Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống". b) Thân bài: Nhưng lí tưởng là gì? Có người sẽ nói: " Lí tưởng của tôi ư? Kiếm được nhiều tiền. Có tiền là có tất cả". Hoặc, " Trở thành một người nổi tiếng. Đó là lí tưởng của tôi" Và rất nhiều người đã theo đuổi những "lí tưởng" tương tự như vậy. Thực ra, những khao khát, những tham vọng ấy không phải là lí tưởng. Bởi lẽ, khát vọng kiếm được nhiều tiền, có quyền lực, được nổi tiếng tuy cũng là mong ước chính đáng nhưng chưa phải là ánh sáng dẫn đường để con người tự hoàn thiện và làm cho cuộc sống cao đẹp hơn. Thậm chí, nếu quá ngưỡng, sự bành chướng của những tham vọng này còn có thể đẩy con người vào tội lỗi. Đó không thể là " ngọn đèn chỉ đường" cho cuộc sống của chúng ta. Lép Tôn-xtôi vốn là một nhà quí tộc. Nhưng ông đã cố gắng đấu tranh đẻ bãi bỏ chế độ nông nô. Ngài Nen Son Man- đê- la, tổng thống Nam Phi đã cống hiến cả cuộc đời mình để loại trừ chế độ A- pac- thai. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: " Không có gì quí hơn độc lập tự do". Và người đã suốt đời theo đuổi một khát vọng: " Lám sao cho dân ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành". Đó là lí tưởng của những vĩ nhân, những bậc anh hùnh, của những chiến sĩ tiên phong của nhân loại. Đồng thời, cũng có biết bao con người vô danh đã âm thầm, bền bỉ, thậm chí hi sinh cuộc sống của mình vì tự do của nhân loại, của dân tộc, vì cuộc sống tốt đẹp hơn của mỗi chúng ta. Thật xúc động khi đọc lại những trang nhật kí chiến trường của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc, Đặng Thuỳ Trâm, những trang thư của những cô gái ở ngã ba Đồng Lộc gửi về thăm mẹ Còn bao nhiêu trang thư, trang nhật kí như thế đã nằm lại với anh chị nơi chiến hào. Những năm tháng ấy, khát vọng được hi sinh quên mình để đất nước không còn tiếng bom đạn, bầu trời xanh bình yên trên mỗi mái nhà đã thắp sáng cuộc đời mỗi người chiến sĩ. Đó thực sự là những người dẫn đường, những người đã giương cao " ngọn đèn chỉ đường" để chúng ta hướng tới những giá trị tốt đẹp, thực sự xứng đáng với con người. Tôi và bạn, chúng ta chỉ là những người bình thường. Nhưng khi chúng ta chọn cho mình một mục đích sống đẹp và kiên trì hướng tới mục đích đó, chúng ta sẽ có lí tưởng của mình. Bằng đời sống nhỏ bé của mình, như một giọt nước, chúng ta hoà vào dòng chảy mạnh mẻ của đời sống này, để cùng hướng tới ánh sáng, hướng ra biển cả rộng lớn và ấm áp của tự do, tình yêu thương, lòng vị tha và như thế chúng ta đã không phải nuối tiếc vì những năm tháng ngắn ngủi của một đời người đã tràn đầy ý nghĩa. Tôi đã biết một bác sĩ suốt đời làm việc trong một bệnh viện nơi xa xôi, hẻo lánh. Người bác sĩ ấy chăm sóc những bệnh nhân phong. Người bác sĩ ấy âm thầm chia sẽ nỗi đau tinh thần và thân thể của từng người bệnh. Anh không muốn nói về chính mình. Có lẽ, anh cũng không muốn dùng đến hai chữ " lí tưởng". Nhưng anh đã dành cả đời mình cho lí tưởng ấy. Lí tưởng của một vị " lương y như từ mẫu". Tôi còn được biết một nhà sư trụ trì ngôi chùa nhỏ bé ở một miền quê nghèo hết lòng nuôi nấng, dạy dỗ những đứa bé bị bỏ rơi với tâm nguyện " làm dịu đi những nỗi đau trong cuộc đời này". Vượt lên mọi nỗi nhọc nhằn, mọi lời thị phi, nhà tu hành ấy đã nâng đở những bước chân chập chững của bao sinh linh bé nhỏ vô tội, giúp các em vững bước vào đời. Tôi chưa rõ lí tưởng của nhà tu hành có khác gì với những người thường của thế gian. Nhưng có lẽ, khát vọng hướng thiện là bước khởi đầu trên con đường tìm đến sự giác ngộ, giải thoát và hiển nhiên, đó cũng là " ngọn đèn chỉ đường" của thế gian này. Còn biết bao nhiêu con người nhỏ be ùbằng cuộc sống nhẫn nại vị tha quên mình vì người khác, hằng ngày, hằng giờ đã thắp sáng thêm " ngọn đèn chỉ đường" ấy. Nhờ những đóm sáng nhỏ nhoi ấy, ánh dương ngời rạng, soi chiếu hành trình nhọc nhằn, bất trắc đầy khó khăn của cuộc sống không bao giờ lụi tắt. Những con người bé nhỏ ấy không suy tư nhiều về hai chữ " lí tưởng", nhưng cuộc đời của họ là hiện thân của lí tưởng đẹp nhất và khó khăn nhất mà con người cần hướng tới: biết yêu thương người khác như chính bản thân mình. Lớn lao hay nhỏ bé, dẫn đường cho hành trình của cả nhân loại, cả thời đại hay soi rọi cho những lối nhỏ của mỗi cuộc đời bình thường, lí tưởng luôn là những giá trị tinh thần cao quý, đẹp đẻ mà con người hươngd tới trong cả tâm trí và hành động. Một cuộc sống không hướng tới một điều gì tốt đẹp, không khao khát làm gì cho ai là một cuộc sống vô nghĩa, phi lí. Không có một ngọn đèn chỉ đường trong tâm trí và hành động, con người sẽ sa vào lối sống vị kỉ, buông thả, thác loạn hoặc mệt mỏi chán chường. Lí tưởng và niềm tin vào lí tưởng là nguồn sức mạnh giúp ta vượt lên những thử thách đáng sợ, những cám dỗ tầm thường. c) Kết bài: Một người bạn của tôi hỏi tôi: " Bạn có bao giờ nghĩ: Mình sống vì cái gì?" Thật không dễ trả lời. Tôi vẫn chưa biết rõ mình sẽ là ai, và sẽ làm gì. Nhưng nếu tôi là một người thầy giáo, tôi mong ước rằng học sinh sẽ cảm thấy tôi có thể là người bạn của các em và vui mừng khi toi bước vào lớp. Có thể tôi chẳng làm điểu gì được lớn lao, phi thường nhưng tôi sẽ cố gắng để sự có mặt của tôi đem lại niềm vui cho người thân yêu, cho bạn bè, cho một ai đó bên cạnh mình. Thêo bạn, đó có phải là một lí tưởng hay không? Nhưng tôi biết Tôi biết mình không thể chỉ mơ ước về những điều ấy. Phải làm gì để cho cuộc sống của mình trở thành một món quà tặng cho người thân yêu? Đó thật sự là một điều khó khăn. Nhưng tôi sẽ cố găng s để ánh sáng của ngọn đèn ấy không bao giờ lụi tắt. Để những năm tháng mà tôi may mắn được sinh ra, được sống và được nhìn thấy ánh mặt trời trên thế gian này không phải là những năm tháng vô nghĩa. Để có thể nói cùng bạn: cuộc sống của tôi Câu 2: Suy nghĩ của anh chị về mục đích học tập do UNESCO đề xướng: " Học để biết, học để làm, hoc để chung sống, học để tự khẳng định mình". Gợi ý làm bài: a) Mở bài: Trong thời buổi hội nhập toàn cầu hoá hiện nay, để bắt kịp với sự tiến bộ và phát triển của các nước trên thế giới, nhà nước ta luôn quan tâm đàu tư đúng mức cho việc học, và đã xác định: giáo dục là quốc sách hàng đầu. Cần lưu ý việc học ở đây không chỉ diễn ra trong phạm vi nhà trường phổ thông ở các bậc học mà nó được diễn ra mọi nơi mọi lúc. Với sự phát triển không ngừng của tri thức và bùng nổ thông tin, mỗi chúng ta cần phải học tập để theo kịp sự phát triển của thời đại. UNESCO đã từng đề xướng: " Học để biết, học để làm, học để chung sống, học đẻ tự khẳng định mình". b) Thân bài: Khi còn nhỏ, lần đầu tiên đến lớp tôi rất sợ hãi. Tôi không biết gì hết. Và tôi đã được học để biết. Tôi bước ngập ngừng những bước chân đầu tiên trên sân trường quá rộng. Tôi tập viết, run rẩy những nét chữ đầu tiên. Tôi đọc ngọng nghịu những âm thanh đầu tiên. Nhưng tôi tó mò, và tôi muốn biết. Nhưng tôi vẫn luôn sợ hãi, vì có quá nhiều điều tôi chưa biết. Đôi khi tôi phat khóc vì không biết vì sao mình cứ phải học, học maic, mà bài vở thí dường như chẳng bao giờ hết. Nhưng mãi sau này tôi mới dần dần hiểu ra. Tôi đã học chữ "A". Và tôi biết chữ "A". Thật là nhỏ bé, nhưng đó là điều tôi đã biết. Tôi học để biết, nếu không bắt đầu từ những caid nhỏ bé ấy, tôi cũng không biết được những điều mới mẻ hơn, kì diệu hơn. Qua các bài học, tôi biết đọc, biết viết, rồi biết làm toán, làm văn. Tôi còn được biết về lịch sử loài người, về quy luật tự nhiên về chiến công của người anh hùng chống lại cái ác, về vẻ đẹp của mặt trời buổi sớm, nỗi buồn của những đoá hoa lúc sắp tàn Nhưng những điều tôi chưa biết quá rộng lớn, những gì tôi biết quá nhỏ bé, và vì thế, tôi phải học mãi không ngừng. Không phải chỉ ở trường, không phải chỉ ở trong sách vở. Tri thức thật mênh mông. Tôi học ở mẹ tiếng nói đầu tiên, học ở thầy cô nét chữ đầu tiên. Tôi học ở bạn bè trò chơi đầu tiên, sự chia sẽ đầu tiên Tôi học đứng dậy khi vấp ngã, buộc lại dây giầy khi chạy nhảy, học cách qua đường, học cầm đôi đũa, học rót ly nước, học trao quà tặng, học nói lời cảm ơn, xin lỗi có bao điều tôi cần học và nhiều khi phải học đi học lại mà vẫn chưa thành. Mẹ thường nhắc nhỡ tôi: " Học ăn học nói, học gói học mở". Mỗi ngày tôi đều được học thêm một điều mới. Tôi lại nhớ lời mẹ: " Đi một ngày đàng học một sàng khôn" Cứ như thế, tôi biết thêm bao điều mới. Tôi cố gắng học để biết nhiều hơn. Nhưng biết mới chỉ là khởi đầu của sự học. Tôi còn phải học để làm. Điều này khó khăn hơn. Trước hết, là làm cho chính mình, và chia sẻ gánh nặng với mọi người. Từ biết đến làm là một khoảng cách khá xa. Tôi bước nhọc nhằng trêng khoảng cách ấy để đến đích. Ngáy lại ngày, Tôi biết: " phải đến lớp dúng giờ". Nhưng mỗi sáng tôi cố gắng lắm mới có thể chui ra khoie chăn êm nệm ấm để khoác cặp sách đến trường. Nhiều khi, ... và sức lực đẻ phục vụ cho đất nước Họ là những hình ảnh con người lao động kiểu mới có tài và có đức. Những hính ảnh trên một lần nữa khẳng định tính đúng đắng trong lời dạy của Bác: Những con người có tài có đức đều là những con người có ích cho đất nước và cho xã hội.Hình ảnh những con người đó đáng kính trọng và đáng mến biết bao! Bác Hồ là tấm gương sáng về tài và đức. Với lời dạy trên, Bác muốn nói với thế hệ trẻ rằng: Con người có ý nghĩa với cuộc sống nhất là con người được tu dưỡng, rèn luyện toàn diện cả về tài và đức. Một nhân cách toàn diện, cao đẹp là sự kết hợp hài hoà giữa tài năng và phẩm chất đạo đức Lời dạy của Bác là kim chỉ nam cho mọi hoạt động rèn luyện của thế hệ trẻ, tạo nên những chuyển biến về chất trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo của chúng ta Lời dạy đó vừa có ý nghĩa lí luận, vữa có giá trị thực tiễn nên đã vạch ra được phương hướng tu dưỡng cho mọi người là phải rèn luyện cả tài lẫn đức đẻ trở thành một con người toàn diện. Tuy giờ đây Bác Hồ đã đi xa nhưng lời dạy của Bác vẫn vang vọng cho đến bây giờ và cho ngàn đời sau: tài, đức phải được kết hợp hài hoà đẻ tạo nên nhân cách con người mới. Thực hiện lời dạy của Bác Hồ, em thấy mình phải ra sức trau dồi, rèn luyện cả đức lẫn tài để trở thành người lao động toàn diện, có ích cho đất nước, cho cuộc sống. Câu 6: " Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà." Hãy trình bày ý kiến của em về quan niệm sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu trong hai câu thơ trên. Quan niệm đó đã thể hiện trong tác phẩm của ông như thế nào ? Gợi ý làm bài: a) Mở bài: Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ đã để lại trong thế hệ học sinh những ấn tượng sâu đậm bởi những bài thơ yêu nước sâu sắc, bởi truyện Lục Vân Tiên bất hủ và còn bời quan niệm sáng tác đúng đắn của mình. Về vấn đề này, Nguyễn Đình Chiểu có lần đã viết : Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà. b) Thân bài: Thuyền và bút theo em chính là hình ảnh ẩn dụ mà nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã sử dụng để chỉ tác phẩm văn chương. Đạo ở đây là đạo làm người trong thế gian, đạo làm dân đối với nước. Theo Nguyễn Đình Chiểu tác phẩm văn chương phải miêu tả, phải thể hiện, phải ca ngợi đạo đức nhân dân, dạo đức làm người và miêu tả bao nhiêu, ca ngợi bao nhiêu cũng không đủ không đầy. Còn thằng gian ở đây là những kẻ xấu xa, độc ác trong xã hội, bọn cướp nước, và chống lại bao nhiêu cũng không nhàm không chán. Quan niệm trên rất đúng đắn và chi phối cả cuộc đời chiến đấu của ông. Đọc tiểu sử Nguyễn Đình Chiểu ta thấy cuộc đời của ông gồm toàn những tai biến và bất hạnh. Bệnh tật mù loà đã đến với ông giữa tuổi thanh xuân và ông đã phải sống bốn chục năm trời trong cảnh tối tăm đó. Những năm đó chế độ phong kiến suy tàn, cái ác lan tràn khắp nơi. Rồi quê hương ông bị ngoại xâm chiếm đóng, nhân dân, trong đó có ông, sống trong cảnh lầm than. Bất hạnh của đời riêng hoà chung trong bất hạnh của nhân dân, của dân tộc. Chính trong cảnh bất hạnh tối tăm đó, một phong trào mạnh mẽ của nhân dân đấu tranh chống cái ác, chống ngoại xâm sôi nỗi khắp nơi và Nguyễn Đình Chiểu đã gia nhập phong trào đó với lòng tự nguyện. Vì bị mù không cầm được gươm súng ông đã cầm bút. Và ngay từ đầu Nguyễn Đình Chiểu đã vạch cho mình một con đường đúng đắn: dùng văn chương làm vũ khí chiến đấu cho đạo đức con người, cho tự do của đất nước và cho hạnh phúc của nhân dân. Hai câu thơ trên là tuyên ngôn của Đồ Chiểu về chức trách của nhà thơ, về nhiệm vụ của văn học đối với cuộc đời. Tuyên ngôn đó thể hiện tính tư tưởng, tính chiến đấu rất cao. Ông hiểu rất rõ, xác định rất đúng mục đích sáng tác của mình. Ông biết sáng tác cho cái gì, sáng tác vì ai và đấu tranh với ai. Đó là một quan niệm tiến bộ về thiên chức của nhà văn đối với cuộc đời. Quan niệm của Nguyễn Đình Chiểu đúng đắn, phù hợp với những quan niệm tiến bộ về nhiệm vụ của văn nghệ của các thế hệ trước ông. Ngày xưa, không ích người cho rằng làm thơ, làm văn là chỉ để ngắm hoa, vịnh nguyệt như Bác Hồ đã nói: " Cổ thi thiên ái thiên nhiên mĩ", hoặc thơ văn chỉ để ngâm nga lúc " tửu hậu trà dư". Có lẽ Nguyễn Đình Chiểu cũng biết khuynh hướng này. Nhưng ông không chịu ảnh hưởng vì trong toàn bộ sự nghiệp thơ văn của ông, ta không thấy một bài nào thuộc loại đó. Trái lại, ông rất tâm đắt với kết luận khái quát của người xưa về nhiệm vụ của văn chương nghệ thuật: " văn dĩ tải đạo", văn phải chở đạo, phải phản ánh, ngợi ca đạo đức của con người. Con thuyền chở đạo của Nguyễn Đỉnh Chiểu phải chăng là sự hình tượng hoá quan điểm tiến bộ của người xưa về nhiệm vụ, chức năng của văn học. Do quan điểm tiến bộ đó, trong tác phẩm của ông, việc yêu ghét, việc ca ngợi, phê phán rất rõ ràng đúng đắn. Truyện Lục Vân Tiên có khá nhiều nhân vật. Các nhân vật đó được chia làm hai trận tuyến: thiện và ác, có đạo đức và gian tà. Ngòi bút của ông khi viết về các nhân vật đó hoàn toàn có thái độ khác nhau. Ông bán quán, hai vợ chồng ông chài, người tiều phu, anh tiểu đồng, anh bạn nóng tính Hớn Minh, Vương Tử Trực đều được Nguyễn Đình Chiểu trân trọng đề cao. Họ là những người lao động chăm chỉ làm ăn, là những nho sĩ lương thiện. Họ có lòng tốt. Họ trọng nghĩa khinh tài. Họ là chính nghĩa, vì nghĩa mà cứu Vân Tiên thoát nạn. Rồi Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga, hai nhân vật chính được Nguyễn Đình Chiểu hết lời ca ngợi, dồn cả tâm lực xây dựng, để qua đó đề cao đạo đức làm người theo quan điểm của ông lúc đó: Trai thời trung hiếu làm đầu Gái thời tiết hạnh làm câu trau mình Không những đã "chở đạo", truyện Lục Vân Tiên còn vạch mặt, lên án bọn gian tà trong xã hội. Đó là bộ ba Võ Công, Huỳnh Trang, Võ Thể Loan tráo trở, bất nhân, định hại Vân Tiên khi Vân Tiên gặp nạn. Nhưng khi Vân Tiên công thành danh toại, hai mẹ con lại trơ tráo kéo nhau ra đón. Ngòi bút của Nguyễn Đình Chiểu đã vạch trần tâm địa bỉ ổi của bọn người bội bạc. Một loại người nữa mà ông lên án là Bùi Kiệm, Trịnh Hâm. Chúng cũng học hành, cũng đi thi với Vân Tiên nhưng chúng đều là những nho sinh rởm, dốt nát, dâm ô lập mưu giết tiểu đồng và xô Vân Tiên xuống hang. Ngòi bút của Nguyễn Đình Chiểu đã căm giận lên án chúng và trừng trị chúng ngay nhỡn tiền: mẹ con Võ Thể Loan cuối cùng phải chết trong hang tối. Bùi Kiệm, Trinh Hâm cuối cùng cũng bị trừng trị thích đáng như tội ác mà chúng gây ra. Khi Pháp xâm lược Việt Nam, trước cảnh nước mất nhà tan, một số kẻ xấu đã dùng thơ văn để tô vẻ cho bộ mặt cướp nước của kẻ thù, thanh minh cho thái độ đầu hàng của chúng. Trái lại ngòi bút của Nguyễn Đình Chiểu chỉ xoay quanh một vấn đề là vấn đề mất nước. Lời ca, tiếng chửi của ngòi bút ông lúc này đều hướng vào một mục tiêu duy nhất là cuộc đấu tranh chống ngoại xâm. Trước cảnh đất nước bị xâm lăng, ông ca ngợi những người hy sinh cứu nước, phê phán kẻ thù cướp nước và bán nước. Khi giặc mới đánh vào Bến Nghé, Nguyễn Đình Chiểu có lời kêu gọi: Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng Nỡ để dân đen mắc nạn này ( Chạy Tây) Trong khói lửa mù tịch của chiến tranh như mây đen che kín bầu trời, ông mong mỏi, ước mơ có người cứu nước: Hoa cỏ ngùi nhùi ngóng gió đông Chúa xuân đâu hỡi có hay không? ( Xúc cảnh) Và khi những trang dẹp loạn xuất hiện, những "ngọn gió đông" thổi, ông hết lời ca ngợi. Ông ca ngợi những người nông dân tay cày tay cuốc đã vùng dậy lăn xả vào đồn dịch và chiến đấu anh dũng tuyệt vời. Ông ca ngợi những người lãnh tụ nghĩa quân như Trương Đinh, Thủ Khoa Huân một lòng thờ vua cứu nước, anh hùng bất khuất trước kẻ thù. Còn hình ảnh kẻ thù: ông đã ví chúng như đám mây đen làm vẫn đục cả bầu trời, chúng đi đến đâu là đốt phá làng mạc, cướp bóc tài sản của nhân dân: Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy Mất ổ bầy chim dáo dác bay Bến Nghé của tiền tan bọt nước Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây ( Chạy Tây) Và trong nhiều bài thơ khác, ông đã tố cáo kẻ xâm lược và bọn bất lương làm tay sai cho chúng. Rõ ràng văn thơ của ông vẫn tiếp tục làm vũ khí đấu tranh cho cuộc chiến đấu của toàn đân tộc, thể hiện rõ quan niệm đúng đắn và sáng suốt của ông. Nhờ đâu mà Nguyễn Đình Chiểu có một quan niệm về nhiệm vụ của văn chương đúng đắn và sáng suốt như vậy? Trước tiên ta phải thấy Nguyễn Đình Chiểu là người có học. Ông đã từng đi thi và sau đó làm nghề dạy học. Chắc chắn những tri thức trong sách vở xưa nay đã ảnh hưởng đến ông. Các nhà văn, nhà thơ trước ông với những tác phẩm xuất sắc của họ đã lay động tâm hồn ông, đã giúp ông rút ra những kết luận đúng đắn. Nhưng có lẽ ảnh hưởng này không phải là chủ yếu mà cái chính là do cuộc sống của ông gắn bó với nhân dân. Nhân dân dã cưu mang ông, dã truyền cho ông những tình cảm,phẩm chất tốt lành và cuộc đấu tranh chóng cái ác của nhân dân đã lay động tâm hồn ông, đã gieo vào lòng ông sự đồng cảm, sự khâm phục sâu xa. Vì vậy ông đã gia nhập vào đội ngũ của họ và bằng vũ khí của mình, các tác phẩm văn học, ông đã thâm gia vào cuộc chiến đấu của nhân dân và trở thành lãnh tụ tinh thần của cuộc kháng chiến ấy. c) Kết bài: Rõ ràng cuộc đời Đồ Chiểu đã gắn bó với cuộc đấu tranh của nhân dân. Cuộc đời của ông éo le chồng chất nhưng là cuộc đời vinh quang rực rỡ vì gắn liền với sự nghiệp văn chương rực rỡ của ông. Từ sự nghiệp văn chương của ông, thế hệ chúng ta học được không biết bao nhiêu điều bổ ích về đạo lí làm người, về trách nhiệm nghề nghiệp của người cầm bút, về nhiệm vụ, chức năng của văn chương đối với cuộc đời. Là học sinh giỏi văn, em nguyện học tập Nguyễn Đình Chiểu, ra sức tu dưỡng ngòi bút và tiếp tục con đường văn nghệ mà Nguyễn Đình Chiểu đã đi.
Tài liệu đính kèm: