Phân tích tác phẩm "Chiếc thuyền ngoài xa"

Phân tích tác phẩm "Chiếc thuyền ngoài xa"

1. Hiện thân cho nỗi thống khổ của người phụ nữ làm nghề chài lưới.

a. Ngoại hình xấu xí:

- Thân hình “cao lớn” nhưng “thô kệch”.

- Gương mặt với “những nốt rỗ chằng chịt”.

- “từ nhỏ đã là 1 đứa con gái xấu xí lại rỗ mặt”.

- “cũng vì xấu, trong phố không ai lấy”.

→ Với phụ nữ, ngoại hình xấu xí cũng là điều thua thiệt, bất hạnh.

b. Nghèo túng, đông con, thuyền chật:

- Khổ về vật chất, đau đớn về tâm hồn: “từ ngày cách mạng về đã đỡ đói khổ chứ

trước kia vào các vụ bắc, ông trời làm động biển suốt hàng tháng, cả nhà vợ chồng

con cái toàn ăn cây xương rồng luộc chấm muối”.

- Lam lũ, vất vả, thiếu thốn:“lưng áo bạc phếch và rách rưới”, “Khuôn mặt mệt mỏi

sau một đêm thức trắng kéo lưới, tái ngắt và dường như đang buồn ngủ”.

- Trải qua nhiều lần sinh nở, có “một sắp con trên dưới 10 đứa”.

- Không gian sống lại là con thuyền lưới vó chật hẹp.

 

docx 4 trang Người đăng haivyp42 Lượt xem 1164Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Phân tích tác phẩm "Chiếc thuyền ngoài xa"", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Hiện thân cho nỗi thống khổ của người phụ nữ làm nghề chài lưới.
a. Ngoại hình xấu xí:
- Thân hình “cao lớn” nhưng “thô kệch”.
- Gương mặt với “những nốt rỗ chằng chịt”.
- “từ nhỏ đã là 1 đứa con gái xấu xí lại rỗ mặt”.
- “cũng vì xấu, trong phố không ai lấy”.
→ Với phụ nữ, ngoại hình xấu xí cũng là điều thua thiệt, bất hạnh...
b. Nghèo túng, đông con, thuyền chật:
- Khổ về vật chất, đau đớn về tâm hồn: “từ ngày cách mạng về đã đỡ đói khổ chứ
trước kia vào các vụ bắc, ông trời làm động biển suốt hàng tháng, cả nhà vợ chồng
con cái toàn ăn cây xương rồng luộc chấm muối”.
- Lam lũ, vất vả, thiếu thốn:“lưng áo bạc phếch và rách rưới”, “Khuôn mặt mệt mỏi
sau một đêm thức trắng kéo lưới, tái ngắt và dường như đang buồn ngủ”.
- Trải qua nhiều lần sinh nở, có “một sắp con trên dưới 10 đứa”.
- Không gian sống lại là con thuyền lưới vó chật hẹp.
c. Bị hành hạ vũ phu, thường xuyên:
- Cái cảnh tượng gã chồng “trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt
lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà” cứ diễn ra thường xuyên “ba ngày một trận
nhẹ, năm ngày một trận nặng”.
→ Đau đớn vô hạn về thể xác, nhục nhã về tinh thần: “Người đàn bà dường như
lúc này mới cảm thấy đau đớn - vừa đau đớn vừa vô cùng xấu hổ, nhục nhã”.
Tiểu kết: Người đàn bà hàng chài là hiện thân sinh động của 1 kiếp người bị
“vùi dập, đầy đoạ, hắt hủi, không có ai bênh vực”.
2. Kết tinh những vẻ đẹp tâm hồn cao cả, cảm động của người phụ nữ.
a. Bao dung, độ lượng, vị tha:
- Thấy chồng mình đáng thương, đáng được cảm thông:“Lão chồng tôi khi ấy là
một người cục tính nhưng hiền lành, không bao giờ đánh đập tôi”, “cũng nghèo
khổ, túng quẫn đi vì trốn lính”...Luôn coi chồng mình như người bạn đời thân thiết,
cùng “chung lưng đấu cật” để: Chèo chống con thuyền lúc phong ba, nuôi đàn con
khôn lớn, gánh vác gia đình, để mưu sinh trong cõi đời cơ cực.
- Nhận mọi lỗi về mình: Cái lỗi chính là đám đàn bà ở thuyền chúng tôi đẻ nhiều
quá...Giá tôi đẻ ít đi...
3
- Chắt chiu niềm vui, nâng niu hạnh phúc: Vả lại trên thuyền cũng có lúc vợ chồng
con cái hoà thuận, vui vẻ...
→ Người đàn bà hàng chài là hiện thân của lòng vị tha, của sự độ lượng, bao
dung.
b. Lòng thương con vô hạn, tình mẫu tử cảm động, thiêng liêng:
- Coi việc mình bị hành hạ và phải chịu đựng đau khổ bất hạnh là lẽ đương nhiên:
“Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn cho
nên phải gánh lấy cái khổ”.
- Tự nguyện hi sinh hạnh phúc của riêng mình vì cuộc sống của những đứa con:
“Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở
trên đất được!”.
- Thương con, thiết tha nuôi con khôn lớn, nên nhẫn nhục chấp nhận tất cả, chấp
nhận cả những trận đòn vũ phu tàn nhẫn của chồng...→ Đức hi sinh thầm lặng mà
sâu sắc.
- Niềm vui tội nghiệp mà cao cả: “Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó
được ăn no...”
c. Sự thâm trầm, sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời:
- Dễ dàng nhận ra sự đơn giản, ngây thơ trong cách nhìn nhận về con người và
cuộc sống của nghệ sĩ Phùng và chánh án Đẩu: “các chú đâu có phải là người làm
ăn... cho nên các chú đâu có hiểu được cái việc của các người làm ăn lam lũ, khó
nhọc...”, “các chú không phải là đàn bà, chưa bao giờ các chú biết như thế nào là nỗi
vất vả của người đàn bà trên một chiếc thuyền không có đàn ông...”
- Giúp những người có học thức như Đẩu và Phùng hiểu được nguyên cớ khiến
mình không thể từ bỏ gã chồng vũ phu, độc ác: Trên thuyền “cần phải có người
đàn ông để chèo chống phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con, nhà
nào cũng trên dưới chục đứa”
- Lặng lẽ, kín đáo, thâm trầm: “tình thương con cũng như nỗi đau, cũng như cái sự
thâm trầm trong việc hiểu thấu cái lẽ đời hình như mụ chẳng bao giờ để lộ rõ rệt ra
bề ngoài”.
→ Vẻ đẹp khuất lấp, “cái hạt ngọc ẩn giấu nơi bề sâu tâm hồn con người”.
- Đẩu:
+ Là “vị Bao Công của cái phố huyện vùng biển”, luôn thiết tha với việc bảo vệ sự công
minh của luật pháp.
+ Hai lần ân cần mời người đàn bà hàng chài ngồi lên ghế: “Chị ngồi lên đây, sao lại
thế, hãy ngồi lên chiếc ghế này...”. → Thân mật, gần gũi với những người lao động
nghèo khổ thất học.
+ Bất bình, phẫn nộ trước những hành vi vũ phu của người đàn ông vùng biển: “giọng
trở nên đầy giận dữ, khác hẳn với giọng một vị chánh án” “Ba ngày một trận nhẹ,
năm ngày một trận nặng. Cả nước không có một người chồng nào như hắn”
- Phùng:
+ Trước vẻ đẹp của chiếc thuyền trong sương sớm, Phùng cảm thấy: “bối rối”, “trái tim
như có gì bóp thắt vào”, “khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn”,
“hạnh phúc tràn ngập tâm hồn”, “cái đẹp chính là đạo đức”. → Ngỡ ngàng, rung động
trước vẻ đẹp kì diệu có thực của cuộc đời
+ Chứng kiến cảnh gã đàn ông đánh vợ:
● Lần 1: Phùng kinh ngạc “đứng há mồm ra mà nhìn”, “vứt chiếc máy ảnh xuống
đất chạy nhào tới” → Đặt cuộc đời lên trên nghệ thuật. Phùng nhận thấy cái đẹp không
phải bao giờ cũng là đạo đức.
● Lần 2: Phùng đã “nện cho hắn 1 trận ra trò” → Bất bình, phẫn nộ trước những
hành vi vũ phu, tàn nhẫn của con người
+ Nghe câu nói của người đàn bà hàng chài “Quý tòa bắt tội con cũng được, phạt
tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó”, Phùng “cảm thấy gian phòng ngủ lồng
lộng gió biển của Đẩu tự nhiên bị hút hết không khí, trở nên ngột ngạt quá” → Bất
bình trước thái độ nhẫn nhục cam chịu của con người
+ Câu hỏi “Cả đời chị có 1 lúc nào thật vui không?”.→ Xót xa, ái ngại, cảm thông.
Tiểu kết: Đẩu và Phùng đều là những người có tấm lòng nhân hậu, nhạy cảm trước
bất hạnh của con người, bất bình trước cái xấu, cái ác và luôn thiết tha với việc bảo vệ
quyền sống, quyền hạnh phúc của con người.
c. Cả hai đều có cái nhìn đơn giản, dễ dãi về con người và cuộc sống.

Tài liệu đính kèm:

  • docxphan_tich_tac_pham_chiec_thuyen_ngoai_xa.docx