Ngân hàng trắc nghiệm Sinh học 12 - Học kì 1

Ngân hàng trắc nghiệm Sinh học 12 - Học kì 1

1 Gen là một đoạn ADN mang thông tin

A. mã hoá cho 1 chuỗi polipeptit hoặc 1 phân tử ARN. B. qui định cơ chế di truyền .

C. qui định cấu trúc của 1 phân tử prôtêin. D. mã hoá các axit amin.

2 Trình tự các vùng theo mạch mã gốc của một gen điển hình là

A. 5’mã hóa à điều hòa à kết thúc phiên mã 3’. B. 5’điều hòa à mã hóa à kết thúc phiên mã 3’.

C. 3’mã hóa à điều hòa à kết thúc phiên mã 5’ D. 3’điều hòa à mã hóa à kết thúc phiên mã 5’.

 

doc 13 trang Người đăng ngochoa2017 Lượt xem 8649Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ngân hàng trắc nghiệm Sinh học 12 - Học kì 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRĂC NGHIỆM BÀI 1
Gen là một đoạn ADN mang thông tin 
A. mã hoá cho 1 chuỗi polipeptit hoặc 1 phân tử ARN. B. qui định cơ chế di truyền . 
C. qui định cấu trúc của 1 phân tử prôtêin. D. mã hoá các axit amin.
A
Trình tự các vùng theo mạch mã gốc của một gen điển hình là 
A. 5’mã hóa à điều hòa à kết thúc phiên mã 3’. B. 5’điều hòa à mã hóa à kết thúc phiên mã 3’. 
C. 3’mã hóa à điều hòa à kết thúc phiên mã 5’ D. 3’điều hòa à mã hóa à kết thúc phiên mã 5’.
D
Phát biểu sai về vai trò của các vùng trong 1 gen cấu trúc: 
A. Vùng điều hòa của gen mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã.
B. Vùng mã hóa của gen mang tín hiệu mã hóa các axit amin.
C. Vùng kết thúc của gen mang tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã.
D. Các tín hiệu trên các vùng điều hòa, vùng mã hóa và vùng kết thúc của gen đều là trình tự nuclêôtit.
C
Gen không phân mảnh là các gen có vùng mã hóa 
A. liên tục và thường gặp ở sinh vật nhân thực. B. liên tục và thường gặp ở sinh vật nhân sơ.
C. không liên tục và thường gặp ở sinh vật nhân sơ. D. không liên tục và thường gặp ở sinh vật nhân thực.
B
Các gen có vùng mã hoá không liên tục (có sự xen kẻ giữa các đoạn êxon và các đoạn intron) được gọi là các gen 
A. không phân mảnh và gặp ở sinh vật nhân thực. B. phân mảnh và gặp ở sinh vật nhân sơ. 
C. phân mảnh và gặp ở sinh vật nhân thực. D. không phân mảnh và gặp ở sinh vật nhân sơ.
C
Bản chất của mã di truyền là 
A.3 nuclêôtit liền kề cùng loại hay khác loại đều mã hoá cho một axitamin.
B.một bộ ba mã hoá cho một axitamin. 	 
C. các axitamin đựơc mã hoá trong gen. 
D. trình tự sắp xếp các nulêôtit trong gen quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong prôtêin.
D
Phát biểu đúng về đặc điểm của mã di truyền, trừ:
A. Mã di truyền được đọc từ một điểm xác định theo từng bộ ba (không gối lên nhau).
B. Mã di truyền có tính phổ biến (tất cả các loài đều có chung 1 bộ mã di truyền, không có ngoại lệ).
C. Mã di truyền có tính thoái hóa (nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hóa 1 loại axit amin, trừ AUG và UGG).
D. Mã di truyền có tính đặc hiệu (1 bộ ba chỉ mã hóa 1 loại axit amin).
B
Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo các nguyên tắc: 
A. NTBS và nguyên tắc bán bảo tồn . B. NTBS và nguyên tắc bán bảo tồn và nguyên tắc gián đoạn. 
C. NTBS và nguyên tắc gián đoạn. D. Nguyên tắc bán bảo tồn và nguyên tắc gián đoạn. 
A
Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cơ chế tự nhân đôi của ADN là 
A. A liên kết với X, G liên kết với T. B. A liên kết với U, T liên kết với A, G liên kết với X, X liên kết với G.	
C. A liên kết với U, G liên kết với X. D. A liên kết với T, G liên kết với X.
D
Nguyên tắc bán bảo tồn được thể hiện trong cơ chế tự nhân đôi của ADN là: 
A. Trong 2 phân tử ADN con thì một phân tử là từ ADN mẹ và một phân tử mới tổng hợp.
B. Trong mỗi phân tử ADN con thì có sự xen kẻ giữa các đoạn của ADN mẹ với các đoạn mới tổng hợp.
C. Trong mỗi phân tử ADN con thì một mạch là từ ADN mẹ và một mạch mới tổng hợp.
D. Trong mỗi phân tử ADN con thì một nửa phân tử ADN mẹ nối với một nửa phân tử ADN mới tổng hợp.
C
Hai mạch đơn của phân tử ADN tách nhau dần tạo nên chạc chữ Y nhờ 
A. các enzim tháo xoắn. B. enzim ADN pôlimeraza. C. enzim ligaza. D. ARN pôlimeraza.
A
Trong quá trình tổng hợp các mạch ADN mới, ADN pôlimeraza xúc tác hình thành mạch đơn mới theo chiều 
A. chiều 3’à 5’. B. chiều 5’à 3’. C. cả 2 chiều. D. chiều 5’à 3’ hoặc 3’à 5’ tùy theo từng mạch khuôn.
B
Mạch mới được tổng hợp theo từng đoạn Okazaki trên A. mạch khuôn có chiều 3’à 5’. 
B. mạch khuôn có chiều 5’à 3’. C. cả 2 mạch. D. Mạch khuôn có chiều 5’à 3’ hoặc 3’à 5’
B
Phát biều đúng về sự hình thành 2 phân tử ADN con trong quá trình nhân đôi ADN: 
A. Các mạch mới tổng hợp tới đâu thì 2 mạch đơn xoắn đến đó → tạo thành phân tử ADN con.
B. Các mạch đơn chỉ xoắn lại thành phân tử ADN con khi các mạch mới đã tổng hợp xong hoàn toàn.
C. 2 mạch đơn mới được tổng hợp xoắn lại tạo thành 1 phân tử ADN con và 2 mạch của ADN mẹ xoắn lại tạo thành 1 phân tử ADN con.
D. Sau khi tổng hợp xong 2 mạch mới thì các mạch cùng chiều sẽ liên kết với nhau để tạo thành phân tử ADN con.
A
Phân tử ADN dài 1,02 mm. Khi phân tử này nhân đôi một lần, số nuclêôtit tự do mà môi trường nội bào cần cung cấp là	A. 1,02 105.	B. 6 105.	C. 6 106.	D. 3 106.
C
Trên một đoạn mạch khuôn của phân tử ADN có số nuclêôtit các loại như sau: A = 60, G = 120, X = 80, T = 30. Sau một lần nhân đôi đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp số nuclêôtit mỗi loại là bao nhiêu? A. A = T = 180, G = X = 11
B. A = T = 150, G = X = 140.	 C. A = T = 90, G = X = 200.	D. A = T = 200, G = X = 90.
C
Vật liệu di truyền là ADN được truyền lại cho thế hệ sau là nhờ cơ chế 
A. tự nhân đôi của ADN. B. phiên mã của ADN. C. dịch mã trên phân tử mARN. D. phiên mã và dịch mã.
A
Trình tự phù hợp với trình tự các nu được phiên mã từ 1 gen có đoạn mạch bổ sung là 5’ AGXTTAGXA 3’ là 
A. 3’AGXUUAGXA5’. B. 3’UXGAAUXGU5’. C. 5’AGXUUAGXA3’. D. 5’UXGAAUXGU3’
C
Sự phiên mã diễn ra trên 
A. mạch mã gốc có chiều 3’à 5’của gen. B. trên cả 2 mạch của gen. 
C. mạch bổ sung có chiều 5’à3’của gen. D. mã gốc hay trên mạch bổ sung là tùy theo loại gen.
A
Một đoạn mạch bổ sung của một gen có trình tự các nuclêôtit như sau 5’ ATT GXG XGA GXX 3’. Quá trình giải mã trên đoạn mARN do đoạn gen nói trên sao mã có lần lượt các bộ ba đối mã tham gia như sau 
A. 5’AUU3’; 5’GXG3’; 5’XGA3’; 5’GXX3. A. 5’UAA3’; 5’XGX3’; 5’GXU3’; 5’XGG3’.
C. 3’AUU5’; 3’GXG5’; 3’XGA5’; 3’GXX5’. D. 3’UAA5’; 3’XGX5’; 3’GXU5’; 3’XGG5’ 
D
Trong quá trình phiên mã, enzim ARN polimeraza gắn vào 
A. vị trí đặc hiệu trên mạch mã gốc (có chiều 3’ → 5’) và bắt đầu tổng hợp mARN tại đó.
B. vùng điều hòa trên mạch mã gốc (có chiều 3’ → 5’) và bắt đầu tổng hợp mARN tại vị trí đặc hiệu.
C. vùng điều hòa trên mạch mã gốc (có chiều 3’ → 5’) và bắt đầu tổng hợp mARN tạị vùng điều hòa.
D. vị trí đặc hiệu trên mạch mã gốc (có chiều 3’ → 5’) và bắt đầu tổng hợp mARN tại bộ ba mở đầu.
B
Nội dung nào sau đây không đúng về phiên mã? 
A. Sự tổng hợp các loại ARN như mARN, tARN, rARN.
B. Sự duy trì thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể.
C. Sự truyền thông tin di truyền từ trong nhân ra ngoài nhân.
D. Sự truyền thông tin di truyền từ phân tử ADN mạch kép sang phân tử ARN mạch đơn.
B
Hoạt động nào không đúng đối với enzim ARN pôlimeraza thực hiện phiên mã?
A. ARN pôlimeraza trượt dọc theo gen, tổng hợp mạch mARN bổ sung với khuôn theo nguyên tắc bổ sung (A – U, T – A, G – X, X – G) theo chiều 3’ đến 5’.
B. Mở đầu phiên mã là enzim ARN pôlimeraza bám vào vùng khởi đầu làm gen tháo xoắn.
C. ARN pôlimeraza đến cuối gen gặp tính hiệu kết thúc thì dừng và phân tử mARN vừa tổng hợp được giải phóng.
D. ARN pôlimeraza trượt dọc theo gen, tổng hợp mạch
A
Trong quá trình phiên mã của một gen A. nhiều tARN được tổng hợp từ gen đó để phục vụ cho quá trình dịch mã.
B. chỉ có một mARN được tổng hợp từ gen đó trong chu kì tế bào.
C. nhiều rARN được tổng hợp từ gen đó để tham gia vào việc tạo nên các ribôxôm phục vụ cho quá trình dịch mã.
D. có thể có nhiều mARN được tổng hợp theo nhu cầu prôtêin của tế bào.
D
Phiên mã kết thúc khi enzim ARN pôlimeraza di chuyển đến cuối gen, gặp 
A. bộ ba kết thúc trên mạch mã gốc ở đầu 5’. B. bộ ba kết thúc trên mạch mã gốc ở đầu 3’. 
C. tín hiệu kết thúc trên mạch mã gốc ở đầu 5’. D. tín hiệu kết thúc trên mạch mã gốc ở đầu 3’.
Sự giống nhau của hai quá trình nhân đôi và phiên mã là A. trong một chu kì tế bào có thể thực hiện nhiều lần.
B. thực hiện trên toàn bộ phân tử ADN. 	 C. đều có sự xúc tác của ADN pôlimeraza.
D. việc lắp ghép các đơn phân được thực hiện trên cơ sở nguyên tắc bổ sung.
D
Quá trình dịch mã bao gồm các giai đoạn nào? 
A. Phiên mã và tổng hợp chuổi polipeptit. B. Phiên mã và hoạt hóa axit amin. 
C. Tổng hợp chuổi polipeptit và loại bỏ axit amin mở đầu. D. Hoạt hóa axit amin và tổng hợp chuổi polipeptit. 
D
Thông tin di truyền trong ADN được biểu hiện thành tính trạng nhờ cơ chế A. tự nhân đôi của ADN.
B. phiên mã của ADN. C. dịch mã trên phân tử mARN. D. phiên mã và dịch mã.
D
Trong quá trình dịch mã, đầu tiên tiểu phần nhỏ của ribôxôm liên kết mARN ở vị trí A. đặc hiệu gần côđon mở đầu. 
B. côđon mở đầu AUG. C. sau côđon mở đầu. D. côđon kết thúc. 
A
Ribôxôm dịch chuyển trên mARN 
A. liên tục qua các nuclêôtit trên mARN.
B. từng bước tương ứng từng bộ 3 nuclêôtit trên mARN. 
C. liên tục hoặc theo từng bộ ba nuclêôtit tùy loại mARN.
D. theo từng bước, mỗi bước tương ứng 2 bộ 3 nuclêôtit liên tiếp trên mARN.
B
Quá trình dịch mã sẽ dừng lại khi ribôxôm A. tiếp xúc với côdon mở đầu. B. tiếp xúc với côdon kết thúc. 
C. tiếp xúc với vùng kết thúc nằm sau cođon kết thúc. D. trượt qua hết phân tử mARN.
Trong quá trình dịch mã, pôlyribôxôm có ý nghĩa gì? A. Giúp tăng hiệu suất tổng hợp prôtêin. 
B. Giúp quá trình dịch mã diễn ra liên tục. C. Giúp mARN không bị phân hủy. D.Giúp dịch mã được chính xác 
A
Thông tin di truyền trong ADN được biểu hiện thành tính trạng nhờ cơ chế 
A. tự nhân đôi của ADN. B. phiên mã của ADN. 
C. dịch mã trên phân tử mARN. D. phiên mã và dịch mã.
D
Nội dung nào dưới đây là không đúng?
A. Trong dịch mã ở tế bào nhân sơ, tARN mang aa mở đầu là foocmin mêtiônin đến ribôxôm để bắt đầu dịch mã. 
B. Khi dịch mã ngừng lại, ribôxôm tách khỏi mARN và giữa nguyên cấu trúc để tiếp tục dịch mã.
C. Trong dịch mã ở tế bào nhân thực, tARN mang aa mở đầu là mêtiônin đến ribôxôm để bắt đầu dịch mã.
D. Khi dịch mã ngừng lại, một enzim đặc hiệu loại bỏ axit amin mở đầu và giải phóng chuỗi polipeptit.
B
Bản chất của mối quan hệ ADN – ARN – Prôtêin là
A. Trình tự các ribônuclêôtit trình tự các nuclêôtit trình tự các axit amin.
B. Trình tự các nuclêôtit mạch bổ sung trình tự các ribônuclêôtit trình tự các axit amin.
C. Trình tự các cặp nuclêôtit trình tự các ribônuclêôtit trình tự các axit amin.
D. Trình tự các bộ ba mã gốc trình tự các bộ ba mã sao trình tự các axit amin.
D
Xác định vị trí xảy ra các cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử của tế bào nhân thực, kết luận nào sau đây là sai?
A. Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra trong nhân tế bào. B. Quá trình phiên mã diễn ra trong nhân tế bào.
C. Quá trình tạo mARN trưởng thành diễn ra ở tế bào chất. D. Quá trình dịch mã diễn ra ở tế bào chất.
C
Khái niệm nào sau đây sai? A. Sự truyền thông tin di truyền từ ADN sang ARN (sự tổng hợp ARN) gọi là phiên mã
B. Mã di truyền trong mARN được chuyển thành trình tự axit amin trong prôtêin (tổng hợp prôtêin) gọi là dịch mã.
C. Điều hoà hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ được hiểu là gen có được phiên mã và dịch mã hay không.
D. Điều hoà hoạt động của gen ở sinh vật nhân thực được hiểu là gen có được phiên mã hay không.
D
Trình tự các gen trong 1 opêron Lac như sau:
A. Gen điều hoà (R) vùng vận hành (O) các gen cấu trúc: gen Z – gen Y – gen A. 
B. Vùng khởi động (P) vùng vận hành (O) các gen cấu trúc: gen Z – gen Y – gen A. 
C. Vùng vận hành (O) vùng khởi động (P) các gen cấu trúc: gen Z – gen Y – gen A.
D. Gen điều hoà (R) vùng khởi động (P) vùng vận hành (O) các gen cấu trúc.
B
Vị trí tương tác với chất ức chế của ...  biến. 
D. xử lí mẫu vật bằng tác nhân đột biến à chọn lọc các thể đột biến à tạo dòng thuần chủng.
D
Phương pháp nào sau đây thuộc phương pháp tạo giồng bằng công nghệ tế bào? 
A. Phương pháp tạo giống lai có ưu thế lai cao. B. Phương pháp tạo giống thuần từ nguồn biến dị tổ hợp. 
C.Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến. D. Phương pháp nuôi cấy hạt phấn.
D
Quá trình nuôi cấy hạt phấn: nuôi hạt phấn thành dòng tế bào đơn bội rồi 
A. gây đột biến lưỡng bội"cho mọc thành cây 2n
B. gây đột biến gen " chọn lọc những thể đột biến mang gen có lợi " cho mọc thành cây lưỡng bội.
C. chọn lọc các thể đột biến có lợi" cho mọc thành cây lưỡng bội. 
D. cho mọc thành cây lưỡng bội.
A
Quy trình lai TB sinh dưỡng (xôma) : 
A. dung hợp các TB trần khác loài à loại bỏ thành TB àtạo cây lai. 
B. dung hợp các TB trần khác loài à tạo cây laià loại bỏ thành TB của cây lai. 
C. loại bỏ thành TB xôma à dung hợp các TB trần khác loàià tạo cây lai. 
D. cho lai 2 loài bố, mẹ à loại bỏ thành TB của cây con à nhân giống vô tính bằng TB xôma tạo cây lai.
C
Cừu Đôly được tạo ra qua quy trình nhân bản vô tính chủ yếu giống với cừu 
A. cho tế bào tuyến vú. B. cho tế bào trứng. C. mẹ mang thai. D. cừu mang thai và cừu cho nhân.
A
Chia cắt một phôi động vật thành nhiều phôi rồi cấy vào tử cung của nhiều cá thể được áp dụng để nhân nhanh chóng nhiều giống động vật quý hiếm được gọi là phương pháp
A. nuôi cấy hợp tử.	B. cấy truyền phôi.	C. kĩ thuật chuyển phôi.	D. nhân giống đột biến.	
B
Điều không đúng về thực chất của phương pháp cấy truyền phôi là
A. tạo ra nhiều cá thể từ một phôi ban đầu. B. phối hợp vật liệu di truyền của nhiều loài trong một phôi.
C. cải biến thành phần của phôi theo hướng có lợi cho con người. D. chuyển nhân của tế bào từ loài này sang loài khác.
D
ADN tái tổ hợp được tạo ra từ 
A. ADN của TB cho và ADN của TB nhận. B. ADN của thể truyền và ADN của TB nhận.
C. ADN của tế bào cho và ADN của thể truyền. D. ADN của thể truyền và ADN của plasmit.	
C
Thể truyền được sử dụng trong kĩ thuật chuyển gen là 
A. plasmit hoặc thể ăn khuẩn. B. plasmit hoặc vi khuẩn. 
C. plasmit hoặc ADN của tế bào cho. D. ADN của tế bào nhận hoặc thể ăn khuẩn. 
A
Thao tác không thuộc các khâu của kĩ thuật cấy gen là 
A. tách AND NST của tế bào cho và tách plasmit ra khỏi tế bào
B. cắt và nối AND của tế bào cho và AND plasmit ở những điểm xác định tạo AND tái tổ hợp
C. chuyển AND tái tổ hợp vào TB nhận tạo điều kiện cho gen ghép biểu hiện 
D. tạo ADN tái tổ hợp nhờ cơ chế nhân đôi
D
Vectơ sử dụng trong kĩ thuật chuyển gen là 1 phân tử ADN có khả năng với hệ gen của TB và có thể gắn vào hệ gen của TB, sử dụng để  từ TB này sang TB khác. Trong các dấu  lần lượt là 
A. nhân đôi cùng lúc - đưa 1 gen. B. nhân đôi độc lập- gây đột biến. 
C. nhân đôi độc lập- đưa 1 gen. D. nhân đôi cùng lúc - gây đột biến. 
C
Sinh vật biến đổi gen không được tạo ra trong trường hợp nào sau đây? A. Làm biến đổi 1 gen sẵn có trong hệ gen 
B. Loại bỏ hoặc làm bất hoạt 1 gen nào đó trong hệ gen C. Đưa 1 mới vào hệ gen. D. Nhân bản vô tính ở ĐV.
D
Các dấu chuẩn trên các thể truyền có tác dụng 
A. dễ tạo ra ADN tái tổ hợp. B. dễ nhận ra ADN tái tổ hợp. 
C. giúp ADN tái tổ hợp dễ xâm nhập tế bào cho. D. giúp ADN tái tổ hợp dễ nhân lên trong tế bào cho.
B
Đễ dễ dàng đưa ADN tái tổ hợp vào TB nhân người ta thường làm dãn màng sinh chất của TB nhận bằng 
A. xung điện. B. CaCl2. C. NaCl. D. xung điện hoặc CaCl2. 
D
Các loại enzim dùng để cắt và nối ADN trong quá trình tạo ADN tái tổ hợp là 
A. restrictaza và ADN polymeraza. B. ligaza và ADN polymeraza. 
C. restrictaza và ARN polymeraza. D. restrictaza và ligaza. 
D
Phát biểu không đúng về công nghệ chuyển gen là: 
A. Dùng thể truyền là plasmit hoặc virut lây nhiễm vi khuẩn.
B. Các thể truyền được tách ra từ TB ĐV hoặc thực vật. 
C. ADN tái tổ hợp được tạo ra từ ADN của các loài khác nhau.
D. ADN tái tổ hợp được hình thành khi đầu dính của đoạn ADN cho và nhận có trình tự nuclêôtit bổ sung nhau.
B
Quá trình tạo ra các sinh vật biến đổi gen gọi là 
A. công nghệ gen. B. kĩ thuật chuyển gen. C. công nghệ tế bào. D. kĩ thuật nhân gen.
A
Khi chuyển một gen tổng hợp prôtêin của người vào vi khuẩn E.coli, các nhà khoa học đã làm được điều gì có lợi cho con người? 
A. Sản xuất insulin với giá thành hạ, dùng chữa bệnh tiểu đường cho người.
B. Prôtêin hình thành sẽ làm giảm tác hại của vi khuẩn đối với con người.
C. Lợi dụng khả năng sinh sản nhanh, trao đổi chất mạnh của vi khuẩn để tổng hợp một lượng lớn prôtêin đáp ứng nhu cầu nhiều mặt của con người. 
D. Thuần hoá một chủng E.coli để nuôi cấy vào hệ tiêu hoá của người.	
C
Chuyển gen tổng hợp chất kháng sinh của xạ khuẩn penicillium sp vào vi khuẩn E.coli, người ta đã giải quyết được vấn đề gì trong sản xuất kháng sinh? 
A. Tăng sản lượng chất kháng sinh.	B. Nâng cao chất lượng sản phẩm.
C. Hạ giá thành sản phẩm.	D. Rút ngắn thời gian sản xuất.	
D
Trong các ứng dụng sau, ứng dụng nào không phải là của kĩ thuật chuyển gen? 
A. Chuyển gen giữa các loài khác nhau. B. Tạo ưu thế lai.	
C. Sản xuất insulin. 	 D. Sản xuất trên quy mô công nghiệp các sản phẩm công nghiệp.
B
Trường hợp nào sau đây không được xem là sinh vật đã bị biến đổi gen? 
A. Chuối nhà 3n có nguồn gốc từ chuối rừng 2n.
B. Bò tạo ra nhiều hoocmôn sinh trưởng nên lớn nhanh, năng suất thịt và sữa đều tăng.
C. Cây đậu tương có gen kháng thuốc diệt cỏ từ cây thuốc lá cảnh Pentunia. 
D. Cà chua bị bất hoạt gen gây chín sớm
A
Thành quả không phải của công nghệ gen là A. tuyển chọn được các gen mong muốn ở vật nuôi, cây trồng. 
B. cấy được gen của động vật vào thực vật. 	C. cấy được gen của người vào vi sinh vật.
D. tạo được chủng penicillium có hoạt tính phênixilin gấp 200 lần chủng ban đầu.
D
Vi khuẩn E.coli sản xuất insulin của người là thành quả của 
A. dùng kĩ thuật vi tiêm.	B. kĩ thuật cấy gen nhờ vectơ là plasmit. 	
C. lai tế bào xôma.	D. gây đột biến nhân tạo.
B
Tạo giống bằng phương pháp nhân bản vô tính đã tạo ra A. nhiều con vật có tổ hợp gen mới.
B.quần thể mới có ưu thế lai cao. C. nhiều con vật cùng kiểu gen với cơ thể gốc. D.giống đồng hợp về tất các gen
C
Tạo giống bằng phương pháp nuôi cấy hạt phấn đã tạo ra A. nhiều cá thể có tổ hợp gen mới.
B.quần thể mới có ưu thế lai cao. C. nhiều cá thể cùng kiểu gen với cơ thể gốc. D.giống đồng hợp về tất các gen 
D
Tạo giống bằng phương pháp nuôi cấy tế bào đã tạo ra A. nhiều cá thể có tổ hợp gen mới.
B.quần thể mới có ưu thế lai cao. C. nhiều cá thể cùng kiểu gen với cơ thể gốc. D.giống đồng hợp về tất các gen
C
CHƯƠNG V. DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI
Ở người, trong tế bào sinh dưỡng nếu ở cặp NST 21 có 3 chiếc, người này bị:
 A. hội chứng 3X 	B. hội chứng Tơcnơ 	 C. hội chứng Claiphentơ 	 D. hội chứng Đao
D
Yếu tố được di truyền nguyên vẹn từ bố hoặc mẹ sang con:	
 A. alen 	B. kiểu hình 	 C. kiểu gen 	D. tính trạng
A
Bệnh bạch tạng do đột biến gen lặn nằm trên NST thường. Bố mẹ có mang gen bệnh tiềm ẩn, xác suất con của họ bị mắc bệnh này là: A. 50% 	B. 25% 	C. 12,5% 	D. 100%	
B
Một cặp vợ chồng có kiểu hình bình thường nhưng họ sinh được 1 người con gái có dạng XO và biểu hiện bệnh mù màu. Có thể giải thích hiện tượng trên bằng cơ chế nào sau đây nếu giả thuyết rằng không xảy ra đột biến gen? 
A. Có rối loạn phân bào giảm phân I ở mẹ. 	 B. Có rối loạn phân bào giảm phân II ở mẹ.
C. Có rối loạn phân bào giảm phân ở bố. 	 D. Chưa đủ điều kiện để xác định.
C
Một cặp vợ chồng có kiểu hình bình thường nhưng họ sinh được 1 người con trai có dạng XXY và biểu hiện bệnh máu khó đông. Có thể giải thích hiện tượng trên bằng cơ chế nào sau đây nếu giả thuyết rằng không xảy ra đột biến gen? 
A. Có rối loạn phân bào giảm phân I ở mẹ. 	B. Có rối loạn phân bào giảm phân II ở mẹ.	
C. Có rối loạn phân bào giảm phân II ở bố. 	 D. Chưa đủ điều kiện để xác định.
B
Di truyền y học tư vấn nhằm chẩn đoán 1 số bệnh tật di truyền ở thời kì
 A. trước sinh 	B. sắp sinh 	C. mới sinh 	D. còn bú mẹ	
A
Bệnh Phêninkitô niệu là bệnh di truyền do đột biến 
A. gen trội nằm trên NST thường B. gen lặn nằm trên NST thường
C. đột biến gen lặn nằm trên NST giới tính X 	D. đột biến gen nằm trên NST giới tính Y
B
Nguyên nhân gây bệnh phêninkêtô niệu A. thiếu enzim chuyển hóa phêninalanin 	B. do đột biến NST
 C. do thừa 1 NST 21 	D. do đột biến cấu trúc NST
A
Nguyên nhân của bệnh tật di truyền là 
A. đột biến gen 	B. đột biến NST
C. bất thường trong bộ máy di truyền 	D. do bố mẹ truyền cho con
C
Liệu pháp gen là gì? A. Chữa trị bệnh di truyền bằng cách thay kiểu gen
 B. Chữa trị bệnh di truyền bằng cách thay gen.	C Chữa trị bệnh di truyền bằng cách phục hồi gen.
 D Chữa trị bệnh di truyền bằng cách đưa bổ sung gen lành hoặc thay thế gen bệnh bằng gen lành.
D
Chỉ số IQ là A. chỉ số đánh giá chất lượng bộ não. B. chỉ số đánh giá sự di truyền trí năng
 C. chỉ số đánh giá sự di truyền của tính trạng số lượng ở người.
 D. chỉ số đánh giá khả năng di truyền số lượng gen cấu trúc hay gen điều hòa sự thông minh.	
B
Theo quan điểm của di truyền học nguyên nhân của bệnh ung thư là A. đột biến gen 	B. đột biến NST 
C. biến đổi cấu trúc của ADN 	D. đột biến gen và đột biến NST	
D
Người ta thường nói bệnh mù màu, bệnh máu khó đông là bệnh của nam giới vì:
 A. bệnh do đột biến gen lặn nằm trên NST Y. 	B. bệnh do đột biến gen trội nằm trên NST Y.
 C. bệnh do đột biến gen lặn nằm trên NST X. 	D. bệnh do đột biến gen trội nằm trên NST X.	
C
Biện pháp nào dưới đây không phải là biện pháp bảo vệ vốn gen con người?
A. Tư vấn di truyền y học. B. Sinh đẻ có kế hoạch và bảo vệ sức khoẻ vị thành niên.
C. Tạo môi trường sạch nhằm tránh các đột biến phát sinh. D. Tránh và hạn chế tác hại của các tác nhân gây đột biến.
B
Việc đánh giá sự di truyền khả năng trí tuệ dựa vào cơ sở nào?
A. Không dựa vào chỉ số IQ, cần tới những chỉ số hình thái giải phẫu của cơ thể.
B. Cần kết hợp chỉ số IQ với các yếu tố khác. C. Chỉ cần dựa vào chỉ số IQ. 	D. Dựa vào chỉ số IQ là thứ yếu.	
B
Chỉ số IQ được xác định bằng A. tổng trung bình của các lời giải được tính thống kê theo tuổi khôn chia cho tuổi sinh học.
B. số trung bình của các lời giải được tính thống kê theo tuổi sinh học chia cho tuổi khôn và nhân với 100.
C. tổng trung bình của các lời giải được tính thống kê theo tuổi khôn chia cho tuổi sinh học và nhân với 100.
D. tổng trung bình của các lời giải được tính thống kê theo tuổi sinh học chia cho tuổi khôn và nhân với 100.
C
Bệnh nào sau đây là do đột biến lệch bội NST thường gây nên ?
A. Bệnh Đao	B. Bệnh claiphentơ	C. Bệnh ung thư máu	D. Bệnh Tơcnơ .
A
Vì sao virut HIV làm mất khả năng miễn dịch của cơ thể? 	A. Vì nó tiêu diệt tế bào tiểu cầu. 	
B. Vì nó tiêu diệt tế bào hồng cầu. 	C. Vì nó tiêu diệt tất cả các loại tế bào bạch cầu.
D. Vì nó tiêu diệt tế bào bạch cầu Th, làm rối loạn chức năng của đại thực bào, bạch cầu đơn nhân.
A
Trong các phương pháp sau, phương pháp nào dùng để nghiên cứu di truyền ở người? A. gây đột biến nhân tạo.	
B. nghiên cứu trẻ đồng sinh.	 C. quan sát giao tử.	D. tính tỉ lệ kiểu hình ở đời con.
B

Tài liệu đính kèm:

  • docngan_hang_trac_nghiem_phan_chung_12_hk1_2938.doc