Nâng cao chất lượng dạy và học môn toán trong trường THPT

Nâng cao chất lượng dạy và học môn toán trong trường THPT

Môn Toán là một trong những môn học ở trường phổ thông hỗ trợ cho rất

nhiều môn học khác, hơn nữa môn Toán là môn hàng năm đều thi tốt nghiệp

THPT vì vậy việc nâng cao chất lượng dạy – học và ôn tập thi tốt nghiệp môn

Toán trong trường THPT là một nhiệm vụ cần thiết và cấp bách hơn bao giờ hết.

Tuy nhiên, qua kết quả môn Toán học kì I năm 2012-2013 của trường

THPT Thông Nông nói riêng chưa được cao. Đồng thời tỉ lệ môn toán điểm trên

trung bình trong kì thi tốt nghiệp năm 2011-2012 đã được cải thiện rất nhiều

nhưng vẫn còn rất khiêm tốn so với các trường THPT khác trong tỉnh nên đã đặt

ra cho giáo viên trăn trở: làm cách nào để nâng cao chất lượng dạy và học

môn toán, làm thế nào để giảng dạy môn Toán đạt hiệu quả cao trong kỳ thi

tốt nghiệp sắp tới? Để trả lời câu hỏi trên tôi xin nêu một số thực trạng dạy –

học môn Toán của trường và các giải pháp khắc phục:

pdf 9 trang Người đăng ngochoa2017 Lượt xem 10211Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Nâng cao chất lượng dạy và học môn toán trong trường THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 - 1 - 
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC MÔN TOÁN TRONG 
TRƯỜNG THPT 
Môn Toán là một trong những môn học ở trường phổ thông hỗ trợ cho rất 
nhiều môn học khác, hơn nữa môn Toán là môn hàng năm đều thi tốt nghiệp 
THPT vì vậy việc nâng cao chất lượng dạy – học và ôn tập thi tốt nghiệp môn 
Toán trong trường THPT là một nhiệm vụ cần thiết và cấp bách hơn bao giờ hết. 
Tuy nhiên, qua kết quả môn Toán học kì I năm 2012-2013 của trường 
THPT Thông Nông nói riêng chưa được cao. Đồng thời tỉ lệ môn toán điểm trên 
trung bình trong kì thi tốt nghiệp năm 2011-2012 đã được cải thiện rất nhiều 
nhưng vẫn còn rất khiêm tốn so với các trường THPT khác trong tỉnh nên đã đặt 
ra cho giáo viên trăn trở: làm cách nào để nâng cao chất lượng dạy và học 
môn toán, làm thế nào để giảng dạy môn Toán đạt hiệu quả cao trong kỳ thi 
tốt nghiệp sắp tới? Để trả lời câu hỏi trên tôi xin nêu một số thực trạng dạy – 
học môn Toán của trường và các giải pháp khắc phục: 
I. THỰC TRẠNG: 
1. Thực trạng: 
+ Một bộ phận không nhỏ học sinh mất kiến thức cơ bản rất nhiều, kỹ 
năng tính toán quá yếu. Nhiều học sinh không biết cộng trừ số âm, không biết 
cách giải phương trình bậc nhất, bật hai; 
+ Học sinh ít làm bài tập ở nhà dẫn đến nắm được phương pháp nhưng 
không áp dụng được vào giải bài tập; 
+ Môn Toán đặc thù là môn tư duy trừu tượng, có sự liên kết logic ở các 
khối lớp, do đó nếu học sinh hổng kiến thức ở lớp dưới sẽ khó tiếp thu được 
kiến thức mới dẫn đến chán học, không tự tin trong học tập, học sinh rất sợ các 
tiết Toán và Thầy Cô dạy Toán; 
+ Do đặc thù của bộ môn khô khan, dễ gây nhàm chán cho học sinh. 
Trong khi đó còn một số ít giáo viên chưa thật sự đổi mới phương pháp dạy học; 
hoặc còn lúng túng trong việc đổi mới phương pháp dạy học, còn dạy chay làm 
cho học sinh không ham thích học môn Toán, dạy tràn lan; 
+ Học bồi dưỡng, phụ đạo học sinh thường không tập trung, còn nói 
chuyện riêng, chưa thực sự quan tâm đến bài giảng nên kết quả học tập chưa 
cao. 
+ Chất lượng làm bài thi tốt nghiệp của học sinh trong những năm qua 
chưa thật sự tốt lắm thường bộc lộ những yếu kém như không biết trình bày bài 
làm, bỏ giấy trắng, không nhớ công thức, tính toán sai,chép bài bạn chép sai 
kí hiệu mà không biết – chép không cảm giác. 
2. Nguyên nhân: 
+ Đầu vào quá thấp ( có học sinh thi đỗ vào trường nhưng điểm môn toán 
chỉ có 0,5; 1 điểm, hầu hết học sinh khá giỏi thi vào các trường chuyên, DNNT 
tỉnh còn lại đa số học sinh thuộc dạng trung bình, yếu kém). 
+ Học sinh hổng kiến thức rất nhiều, thậm chí bài toán cộng trừ các em 
thực hiện không được nếu không có máy tính. Nguyên nhân là do có quá nhiều 
môn yêu cầu cao, tạo áp lực nên các em không có đủ thời gian tự học và bản 
thân các em cũng không biết cách sắp xếp thời gian sao cho hợp lý. 
 - 2 - 
+ Học sinh ngoài giờ học còn phải phụ giúp gia đình, nhất là vào mùa vụ 
không dành nhiều thời gian cho luyện tập ở nhà. 
+ Đa số các em học sinh đều trọ học xa nhà nên các em chưa thực sự tự 
giác trong việc học tập. Mặc dù trọ học cùng nhau nhưng các em chưa có phong 
trào học nhóm, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. 
+ Mặc dù giáo viên đã phân loại, dạy theo chủ đề, hướng dẫn thật cẩn 
thận, kỹ lưỡng nhưng do khả năng tiếp thu của học sinh còn hạn chế nên vẫn 
mắc nhiều sai lầm và chưa linh động xử lý tình huống đơn giản nên kết quả học 
tập còn rất hạn chế. 
+ Còn đa số gia đình học sinh chưa thực sự quan tâm đến việc học của 
con em mình, chưa phát huy được sổ liên lạc giữa nhà trường và gia đình mà 
nhà trường gửi về từng đợt sau khi kết thúc học kỳ, chưa có biện pháp đề nghị 
nhà trường giúp đỡ con em mình học tốt hơn. 
+ Ý thức tự học ở nhà của các em hầu như không có, không học bài cũ và 
chuẩn bị bài mới nên việc tiếp thu gặp nhiều hạn chế do đó khi lên lớp giáo viên 
không chủ động được thời gian làm hạn chế việc phát huy tính tích cực của học 
sinh trong quá trình dạy và học. 
II. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG: 
1. Với học sinh: 
- Học sinh phải có đầy đủ sách giáo khoa và dụng cụ học tập. Sử dụng 
thành thạo máy tính cầm tay, đây là yếu tố cần thiết và thiết thực bởi vì học sinh 
ngày nay không quen tính nhẩm. 
- Đi học đầy đủ, vào lớp phải tập trung vào việc học và làm theo những 
yêu cầu của giáo viên đề ra. 
- Học sinh tự tổ chức học nhóm ở trường, ở lớp vào những buổi không 
phải đi học. 
- Phải xác định được động cơ và mục đích học tập của mình. Đặt mục 
đích cuối cùng là lấy kiến thức thi đỗ tốt nghiệp, không phải học để đối phó các 
giờ kiểm tra trên lớp. 
- Đặt mục tiêu cho bản thân là tự mình làm được bài tập, không cần phải 
xem bài giải của người khác. 
- Sau mỗi tiết dạy chữa bài tập, Học sinh phải giải hoàn chỉnh các bài tập. 
Xem đó như kết quả tiếp thu của mình. Từng bước nâng cao trình độ bộ môn 
Toán của từng em. Nghiêm túc trong kiểm tra đánh giá, rèn luyện kỹ từng nội 
dung trong chuẩn kiến thức. 
- Tích cực tham khảo các tài liệu trên internet về phương pháp học tập, kĩ 
năng ôn thiNhà trường có phòng Internet Thanh Niên mở cửa phục vụ các em 
học sinh đến tham khảo và tra cứu tài liệu học tập. 
- Đặc biệt với học sinh lớp 12: 
Chuẩn bị cho kì thi tốt nghiệp, đại học cao đẳng. 
+ Học kỹ từng bài: Thí sinh cần bám sát nội dung sách giáo khoa, nghĩa 
là phải chú trọng các phần lý thuyết cơ bản, đọc kỹ lý thuyết rồi làm bài tập đầy 
đủ từ dễ đến khó. Cần nắm chắc phần cơ bản, nếu chưa nắm chắc thì không nên 
dồn thời gian cho phần nâng cao; các bài tập không tự giải được thì sau khi nghe 
 - 3 - 
thầy giảng (hoặc tìm đọc tài liệu tham khảo) phải tự mình thực hiện lại lời giải 
một cách độc lập cho đến khi thành thạo và chủ động. 
+ Ôn bài từng đoạn: Sau khi làm bài tập áp dụng cho từng bài, cuối mỗi 
chương cần làm bài tập ôn để nhìn lại các bài toán có tính chất tổng hợp và đó 
cũng là dịp ôn tập huy động kiến thức liên quan để giải một bài toán. Việc làm 
này rất cần thiết vì các bài toán tổng hợp thường sẽ gần giống với đề thi. 
+ Chú ý các kiến thức lớp 10 và 11: Đây là phần kiến thức nền tảng về 
Hình học không gian, Lượng giác và Đại số (phương trình, bất phương trình và 
hệ phương trình) thường có trong các đề tuyển sinh Đại Học mà lớp 12 thì 
không dạy trực tiếp. Thực tế cho thấy rất đông thí sinh làm bài kém ở phần các 
câu hỏi ở nội dung này, nếu không nắm vững chương trình lớp 10 và 11 thì cần 
phải có kế hoạch tự ôn tập một cách đều đặn, bền bỉ từng tuần, từng tháng; 
không thể ôn cấp tốc trong một thời gian ngắn. 
+ Kế hoạch học tập hợp lý: Để tiết kiệm thời gian và sức lực, đồng thời 
có kết quả cao nhất thì cần có một kế hoạch học tập hợp lý. Cần thu xếp học bài 
trong thời gian sớm nhất sau khi nghe giảng. Học ở đây có nghĩa là đọc và tìm 
hiểu kỹ sách giáo khoa, sau đó làm bài tập áp dụng rồi đến bài tập nâng cao. 
Càng để cách lâu thì càng tốn nhiều thời gian và sức lực hơn để đạt cùng một kết 
quả. Khi nghe giảng, có những điều chưa hiểu kỹ, nếu học sớm sẽ được khôi 
phục rất nhanh; để lâu sẽ mờ dần, phần không hiểu sẽ tốn rất nhiều thời gian mà 
chưa chắc đã nắm được bài. Điều này rất dễ thấy nhưng học sinh thường hay có 
thói quen đợi đến khi nào gần thi mới học, thật không hợp lý. Vì vậy cần học 
thật sớm, tốt nhất là ngay sau khi nghe giảng xong và học thành nhiều lần. Có 
thể lần đầu học qua, chỉ làm các bài tập áp dụng, lần 2 mới làm các bài tập nâng 
cao để soi rọi các kiến thức cơ bản mà mình chưa nắm vững, tích lũy thêm một 
số xảo thuật. Đối với môn Toán thì không nên cố mà nhớ những điều không 
hiểu, vì như thế chỉ làm tốn công vô ích, mất công sức không đâu mà còn dễ thất 
bại vì nhớ lan man; chỉ có hiểu thật rõ thì tự động sẽ nhớ dễ dàng. 
+ Tránh học quá khuya: Không nên học khi đã quá mệt vì học lúc mệt 
sẽ không mang lại kết quả tốt mà còn rất có hại cho sức khỏe. Khi học nên tập 
trung cao độ để rút ngắn thời gian mà vẫn có kết quả cao, nhờ đó giữ gìn tốt sức 
khỏe. Cần phân chia thời gian học tập sao cho việc học thật đều đặn, bền bỉ và 
vừa sức. Gần đến ngày thi, các em nên giảm cường độ, chủ yếu là đọc lại để sắp 
xếp các kiến thức đã học, chú ý các lỗi thường vấp, xem kỹ các công thức mà 
mình hay quên. 
 2. Với Giáo viên: 
- Giáo viên soạn bài thật ngắn gọn, trọng tâm, cơ bản, tóm tắt gọn nhẹ 
giúp cho học sinh dễ học. 
- Ôn tập ngay trong quá trình dạy học. 
- Mỗi giáo viên khi lên lớp dạy tiết bài tập, đều phải chuẩn bị chu đáo, 
giải kỹ từng bài tập ở nhà, xem kỹ các trường hợp có thể xảy ra. Để từ đó tìm ra 
phuơng pháp giải đơn giản, giúp học sinh từng bước nắm được kiến thức và có 
hứng thú giải Toán. 
 - Dạy từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp dựa trên chuẩn kiến thức 
không cần phải bổ sung, nâng cao đối với học sinh yếu kém; cần giúp học sinh 
 - 4 - 
nắm được kiến thức cơ bản, trọng tâm của từng bài và gây sự hứng thú khi học 
toán. 
- Tôn trọng cách giải toán của học sinh ở dạng thô, giáo viên chỉnh sửa 
nhẹ nhàng làm cho học sinh yên tâm phấn khởi, tự tin, tự học tốt. 
 - Kịp thời biểu dương các học sinh có cố gắng, tự làm được các bài tập 
theo yêu cầu của giáo viên. 
 - Giáo viên hướng dẫn học sinh phương pháp tự học môn Toán ở nhà. 
- Giáo viên phải tích cực trong sinh hoạt nhóm bộ môn thảo luận bàn về 
những vấn đề khó để tìm giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng dạy và 
học môn Toán. 
- Không được chủ quan đối với những kiến thức đã dạy xem như học sinh 
đã biết rồi mà phải tranh thủ thời gian để ôn tập lại kiến thức cũ khi giảng bài 
mới và luyện tập. 
- Nắm thật sát năng lực học tập của từng học sinh, của từng lớp để từ đó 
phân loại và đổi mới phương pháp dạy học thích hợp, kết hợp với giáo viên chủ 
nhiệm và đề xuất các biện pháp cụ thể để nâng cao chất lượng học tập của lớp 
mình phụ trách. 
- Chú ý sửa chữa những sai lầm, thiết sót thuờng mắc phải của học sinh. 
Trong quá trình giảng bài nhất là các tiết luyện tập, tiết kiểm tra; hướng dẫn, 
phân tích giúp học sinh phát hiện sai lầm và hướng giải quyết để khắc phục dù 
những sai lầm nhỏ nhất; tạo mọi điều kiện để giúp học sinh tự đánh giá và đánh 
giá bạn mình trong quá trình học. tập và rèn luyện. 
- Đối với học sinh lớp 12 tập trung rèn luyện sao cho học sinh lấy chắc 
được 2 điểm bài khảo sát hàm số trong bài thi tốt nghiệp; 
- Tăng cường kết hợp ứng dụng công nghệ thông tin để sử dụng các 
phần mềm hỗ trợ trong dạy học Toán minh họa cho tiết dạy giúp học sinh tiếp 
thu tốt hơn và hứng thú trong học tập. 
 Ngày nay việc thiết kế bài giảng điện tử (BGĐT) không còn xa lạ với 
mỗi giáo viên. BGĐT là phương tiện, công cụ để giáo viên truyền đạt kiến thức 
cho học sinh bằng các hình ảnh, âm thanh, mô hình cụ thể mà chúng ta khó có 
thể giảng dạy bằng phương pháp truyền thống. Do đó việc lựa chọn bài học có 
nội dung thích hợp để thiết kế bài giảng điện tử là vấn đề tất yếu của mỗi giáo 
viên. 
Để hiểu rõ hơn ứng dụng của công nghệ thông tin (CNTT) trong dạy học 
sau đây tôi xin dẫn vài số liệu thống kê nêu tác dụng của các loại giác quan 
trong quá trình thu nhận và lưu giữ tri thức: 
 + Tỉ lệ trung bình về vai trò của giác quan trong việc thu nhận tri thức 
như sau: 
+ Vị giác: 1% 
+ Xúc giác: 1,5% 
+ Khứu giác: 3,5% 
+ Thính giác: 11% 
+ Thị giác: 83% 
 - 5 - 
 + Tỉ lệ tri thức còn lưu lại trong trí nhớ sau khi thu nhận bằng từng giác 
quan, bằng sự kết hợp các giác quan hoặc qua việc tự trình bày hoặc qua việc 
thao tác thực hiện, như sau: 
+ Nghe: 20% 
+ Nhìn: 30% 
+ Nghe và nhìn: 50% 
+ Tự trình bày: 80% 
+ Tự trình bày và làm: 83% 
 Sự tiến bộ của CNTT kết hợp với các thành tựu trong các khoa học khác 
đã tạo nên các công cụ, phương tiện và môi trường làm việc nói chung và áp 
dụng để dạy học nói riêng hết sức hữu hiệu. Máy vi tính không chỉ thực hiện 
được cực kì nhanh chóng việc tính toán trên các con số như các máy tính trước 
đây, mà chúng còn giúp tính và biểu diễn kết quả tính toán ra các biểu thức bằng 
chữ cho phép tính giải tích, đại số, tìm nghiệm của phương trình  Các phần 
mềm nổi tiếng về lĩnh vực này là Geometer’s sketchpad (GSP), MAPLE, Cabri 
2D, Cabri 3D  không chỉ giúp các nhà khoa học tìm được nhanh chóng các lời 
giải của các bài toán phức tạp nảy sinh từ thực tế, mà còn là công cụ và phương 
tiện để tăng tính hiệu quả của việc giảng dạy Toán học. 
 Tuy nhiên, việc sử dụng CNTT cũng có mặt trái của nó: nếu mọi sự vật, 
khái niệm đều được trình bày và minh họa hết sức tường minh bằng mọi thứ 
hình ảnh, âm thanh thì đều có thể làm giảm trí tưởng tượng của người học và 
người học không phải động não. Điều này có thể tạo cho người học có thói quen 
thụ động trong học tập. 
 Như vậy CNTT cũng là con dao hai lưỡi, nếu sử dụng tốt lợi ích chúng 
đem lại cực kì to lớn, nhưng nếu không biết cách sử dụng thì lại phản tác dụng 
đối với việc dạy học 
 Trong quá trình dạy học tại trường THPT, tôi nhận thấy CNTT là một 
công cụ hỗ trợ rất hiệu quả. Sử dụng các phương tiện trực quan trong quá trình 
dạy học, đó là một yêu cầu đối với giáo viên dạy bộ môn Toán. Trong việc dạy 
học Toán, trực quan có vai trò đặc biệt quan trọng, vì môn Toán đòi hỏi phải đạt 
tới trình độ trừu tượng, khái quát cao hơn các môn học khác và vì trực quan nếu 
được sử dụng đúng thì góp phần vào việc phát triển tư duy trừu tượng. Do đó, 
cần phải sử dụng các phẩn mềm hỗ trợ trong việc dạy Toán. Trong các phần 
mềm dạy học Toán có phần mềm GSP vì GSP là một phần mềm hình học động 
giúp cho giáo viên có thể thiết kế, thay đổi và mô phỏng các mô hình toán phục 
vụ cho việc dạy và học toán. 
Ví dụ: Minh họa một bài giảng điện tử thực hiện bằng phần mềm 
Geometer’s sketchpad. 
Bài giảng: Bài tập đại cương về đường thẳng và mặt phẳng 
- Bài giảng gồm 4 bài tập. Nếu dùng theo phương pháp truyền thống giáo 
viên sẽ cùng học sinh chữa được bao nhiêu bài? 
- Nếu thiết kế bài giảng điện tử ta có thể hoàn thành bài giảng không? 
+ Giáo án: Hướng dẫn học sinh giải một bài tập 
 - 6 - 
TL Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 
Hoạt động 2: Luyện tập tìm giao điểm của đường thẳng và mặt phẳng 
10
' 
H1. Nêu cách tìm giao 
điểm của đường thẳng và 
mặt phẳng ? 
Đ1. Tìm giao điểm của đt 
đó với một đt nằm trong 
mp đã cho. 
Q
E
N
M
DB
A
C
P
a) (PMN)∩(BCD) = EN 
b) BC∩(PMN) = Q 
Bài 8. Cho tứ diện ABCD. 
Gọi M, N lần lượt là trung 
điểm của các cạnh AB, 
CD. Trên cạnh AD lấy 
điểm P không trùng với 
trung điểm của AD. 
a) Gọi E là giao điểm của 
đt MP và BD. Tìm giao 
tuyến của hai mp (PMN) 
và (BCD). 
b) Tìm giao điểm của mp 
(PMN) và BC. 
+ Kết hợp sử dụng mô hình GSP trong hướng dẫn bài tập: 
 - 7 - 
- Nhận xét: 
+ Thực tế giảng dạy hình học đặc biệt là hình học không gian, phương 
pháp dạy học truyền thống với phấn trắng bảng đen chưa phát huy được hết khả 
năng học tập của học sinh. Hình vẽ trên bảng là hình vẽ “chết” gây khó khăn cho 
học sinh trong tư duy hình ảnh. Học sinh vẽ hình không gian còn sai nhiều và 
dẫn đến giải bài tập không đạt yêu cầu về phần tìm giao tuyến, tìm giao điểm 
của đường thẳng và mặt phẳng cũng như cách xác định thiết diện của hình chóp 
bị cắt bởi mặt phẳng Hình vẽ trên bảng không sử dụng được lâu dài, tốn thời 
gian vẽ nhiều lần. 
+ Ưu điểm của BGĐT: 
Thể hiện được rõ các mối quan hệ trong không gian như: quan hệ song 
song, quan hệ vuông gócCác hình ảnh sẽ tác động và làm cho học sinh nhớ 
lâu hơn. 
Hình vẽ có tính sư phạm cao: thể hiện được các bước vẽ hình, vẽ cái gì 
trước cái gì sau. 
Giáo viên có thể chữa và hướng dẫn được nhiều bài tập hơn vì thời gian 
hướng dẫn vẽ hình đã chiếm một phần của bài tập. 
Học sinh có thể mở file bài giảng tự học tại nhà. 
3. Với Tổ chuyên môn: 
 + Tổ quan tâm chặt chẽ việc thực hiện chương trình, chú ý hệ thống bài 
tập của giáo viên, bám chuẩn kiến thức, tránh các bài tập nâng cao nhiều không 
chuẩn và không phù hợp chương trình giảm tải. Đặc biệt là hệ thống bài tập cho 
ban cơ bản phải có tính tương tự để dần tập các em tính toán và có hứng thú khi 
giải được bài tập. 
+ Tổ nên thống nhất chung về nội dung giáo án, chất lượng giảng dạy còn 
phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm của từng giáo viên đứng lớp do vậy tính đồng 
nhất chưa cao. Dẫn tới học sinh giữa các lớp khó trao đổi được kiến thức với 
nhau làm cho việc tự học ở nhà của các em gặp nhiều khó khăn. 
Ví dụ: Sơ đồ khảo sát hàm số giáo viên dạy nên thống nhất cách trình 
bày, lấy hướng dẫn chấm của bộ giáo dục làm chuẩn. 
+ Tổ nên mạnh dạn đề ra phong trào “ứng dụng công nghệ thông tin trong 
tiết dạy” nhằm giúp giáo viên dần tiếp cận với phương pháp dạy học mới, giúp 
học sinh dễ tiếp cận và tiếp thu bài tốt hơn. 
+ Tổ chức sinh hoạt chuyên đề mỗi tháng một lần trao đổi kinh nghiệm 
giảng một phần hay một bài giảng nào đó mà giáo viên trong tổ còn gặp khó 
khăn trong quá trình lên lớp. 
+ Tổ bộ môn cần thực hiện các chuyên đề phù hợp với giảng dạy bộ môn 
cho thi tốt nghiệp, Đại học và học sinh giỏi. 
+ Tổ chức ngoại khóa tổ bộ môn tạo hứng thú, niềm tin, niềm đam mê dạy 
và học toán cho giáo viên và học sinh. 
+ Tăng cường dự giờ lẫn nhau để giáo viên trẻ có cơ hội học tập ở các 
Thầy (Cô) đi trước. 
4. Với ban giám hiệu: 
+ Khi phân công giáo viên giảng dạy nên chú ý đến Khối 10 và Khối 12 
cần chọn giáo viên có kinh nghiệm, có tâm, có trách nhiệm. Vì nếu không quan 
 - 8 - 
tâm đến Khối 10 thì số lượng học sinh chán học càng nhiều, học sinh Khối 10 sẽ 
gặp nhiều khó khăn trong việc làm quen với môi trường mới. 
+ Chọn giáo viên chủ nhiệm lớp hợp lí đặc biệt là đối với khối 12. 
+ Phải có kế hoạch bồi dưỡng học sinh yếu kém ngay từ đầu năm học. Tổ 
chức dạy phụ đạo học sinh yếu kém ngay sau khi có kết quả thi khảo sát đầu 
năm. 
+ Thường xuyên quan tâm và động viên tinh thần giảng dạy của giáo viên 
bộ môn và giáo viên chủ nhiệm. 
+ Có kế hoạch tổ chức giúp đỡ các giáo viên chuyên môn, nghiệp vụ chưa 
vững. 
+ Kết hợp với Đoàn thanh niên và phụ huynh học sinh nhắc nhở răn đe 
những học sinh có thái độ không tốt trong học tập. 
+ Các em học sinh trung bình, yếu kém sẽ được học tự chọn bám sát. Các 
em học sinh khá giỏi sẽ được học tự chọn nâng cao. Điều này có thể hướng các 
em học theo các khối A, B, C, D mà mình thích. 
+ Nhà trường tạo điều kiện cho học sinh khối 12 có nhiều quỹ thời gian tự 
học, tự nghiên cứu. 
5. Với phụ huynh học sinh 
 + Thường xuyên liên hệ với giáo viên chủ nhiệm để theo dõi tình hình 
học tập của con em mình. 
+ Theo dõi và quan sát tình hình học tập tại nhà của con em, tạo không 
khí thoải mái cho con em khi học tập. 
+ Cùng với nhà trường thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách cho giáo 
viên bộ môn mà BGH và hội phụ huynh học sinh đã thống nhất. 
6. Sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ của các bộ phận có liên quan 
 - Sự quan tâm của Ban Giám hiệu trong việc tăng tiết, giúp bộ môn có 
nhiều thời gian học và ôn tập tốt chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp, đặc biệt vai trò 
của BGH trong việc dự giờ, thăm lớp các tiết ôn thi tốt nghiệp để rút kinh 
nghiệm cùng giáo viên. 
 - Sự giúp đỡ lẫn nhau giữa các đồng nghiệp trong tổ chuyên môn : Thao 
giảng, dự giờ rút kinh nghiệm tiết ôn tập thi tốt nghiệp. 
 - Sự phối hợp giữa giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh 
học sinh quan tâm nhắc nhở học sinh tích cực học tập. 
 - Thái độ học tập đúng đắn của học sinh. 
Tóm lại, để nâng cao chất lượng bộ môn toán nói chung và chất lượng 
làm bài thi tốt nghiệp môn Toán, góp phần nâng cao tỉ lệ đỗ tốt nghiệp THPT , 
phải có sự phối hợp đồng bộ giữa học sinh, giáo viên bộ môn, Ban giám hiệu và 
phụ huynh học sinh. Trong đó yếu tố quyết định là sự nỗ lực của học sinh và sự 
nhiệt huyết của giáo viên. Đối với học sinh, phải nổ lực, có quyết tâm cao, coi 
việc học là tự học, chủ động tự rèn luyện, tự đánh giá, đúng phương pháp, đủ nội 
dung; không nên chủ quan, không học tủ, học vẹt; đọc kỹ đề và bình tỉnh, tự tin 
làm bài. Đối với giáo viên, không ngừng tìm tòi, tích cực đổi mới phương pháp 
dạy học, đề ra và thực hiện nghiêm túc kế hoạch. Đối với Ban giám hiệu, động 
viên giáo viên thực hiện tốt kế hoạch, môn Toán là môn có ảnh hưởng lớn đến 
 - 9 - 
kết quả tốt nghiệp của nhà trường, chủ động tăng tiết và tăng cường dự giờ thăm 
lớp để rút kinh nghiệm và chấn chỉnh việc dạy - học kịp thời. 
Trên đây là một số kinh nghiệm của chúng tôi trong quá trình giảng dạy 
và tổ chức ôn thi TN.THPT trong các năm học qua, chắc chắn còn nhiều điều 
phải bổ sung, nhiều cách làm hay khác của đồng nghiệp mà bản thân chúng tôi 
rất muốn được học tập, rất mong sự góp ý của các Thầy Cô. 
 Thông Nông, ngày 03 tháng 02 năm 2013. 
Tổ Toán – Hóa 
Tài liệu đi kèm: 
Bài giảng điện tử: “Bài tập đại cương về đường thẳng và mặt phẳng” thiết kế 
bằng phần mềm GSP kết hợp Power point. 
Để sử dụng được các file GSP các đồng chí tải phần mềm 
tại:  
Đăng kí: 
License Name: thongnong VUAUJR 
Authorization Code: D7F674FA 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfTham luan nang cao chat luong bo mon toan 2013.pdf