Một số tổng kết quan trọng tham khảo thi học kì I – Sinh lớp 12

Một số tổng kết quan trọng tham khảo thi học kì I – Sinh lớp 12

1. Mỗi gen điển hình mã hoá prôtêin gồm vùng: khởi đầu (đầu 3) , mã hoá (ở giữa), kết thúc (đầu 5).

2. Gen không phân mảnh có vùng mã hoá liên tục (SV nhân sơ - VK).

3.Gen phân mảnh có vùng mã hoá không liên tục, có sự xen kẻ giữa đoạn intron & exon (SV nhân thực).

4. Gen là 1 đoạn ADN mã hóa 1 sản phẩm nhất định (prô, ARN)

5.Bản chất của mã di truyền là trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong gen quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong prôtêin.

 

doc 18 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1307Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Một số tổng kết quan trọng tham khảo thi học kì I – Sinh lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ TỔNG KẾT QUAN TRỌNG THAM KHẢO THI HKI – SINH LỚP 12 (DÀNH CHO A3, A4 & A7)
1. Mỗi gen điển hình mã hoá prôtêin gồm vùng: khởi đầu (đầu 3’) , mã hoá (ở giữa), kết thúc (đầu 5’).
2. Gen không phân mảnh có vùng mã hoá liên tục (SV nhân sơ - VK).
3.Gen phân mảnh có vùng mã hoá không liên tục, có sự xen kẻ giữa đoạn intron & exon (SV nhân thực).
4. Gen là 1 đoạn ADN mã hóa 1 sản phẩm nhất định (prô, ARN)
5.Bản chất của mã di truyền là trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong gen quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong prôtêin.
6. Mã di truyền có tính đặc hiệu vì một bộ ba chỉ có thể mã hoá cho một axit amin.
7. Mã di truyền có tính thoái hoá vì có nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho một axit amin.
8. Mã di truyền phản ánh tính thống nhất của sinh giới vì phổ biến cho mọi sinh vật - đó là mã bộ 3, được đọc 1 chiều liên tục từ 5/ →3/ có mã mở đầu, mã kết thúc, mã có tính đặc hiệu, có tính linh động.
9. Mã di truyền phản ánh tính đa dạng của sinh giới vì có 61 bộ ba, có thể mã hoá cho 20 loại axit amin, sự sắp xếp theo 1 trình tự nghiêm ngặt các bộ ba đã tạo ra bản mật mã trình tự di truyền đặc trưng cho loài.
10. Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung, bán bảo toàn.
11. Ở cấp độ phân tử, nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cơ chế tự sao (A=T; T=A; GX; XG;), tổng hợp ARN (A=U; T=A; GX; XG), dịch mã (A=U; U=A; GX; XG).
12. Ở cấp độ phân tử nguyên tắc khuôn mẫu được thể hiện trong cơ chế tự sao, tổng hợp ARN, dịch mã.
	 Sơ đồ quá trình tổng hợp prôtêin
 Mạch bổ sung: - 5’ATG - n2 - TAA TGA TAG 3’ ( Bộ mã kết thúc) 
 Mạch mã gốc: - 3’TAX -  n1- ATT AXT ATX 5’
 Phiên mã	 NTBS	 
Mạch mã sao mARN: - 5’AUG - n3 - UAA UGA UAG 3’
Dịch mã	 NTBS	 
(Giải mã)	tARN -3’UAX -  n4 ( không có)
Chuỗi Polipeptit aamở đầu – aa1.aan5 ( chấm dứt ) 
 Prôtêin hoàn chỉnh - aa1 aan5 
13. Quá trình phiên mã có ở: virut, vi khuẩn, sinh vật nhân thực (trong nhân tb).
14. Quá trình phiên mã tạo ra: tARN (vận chuyển), mARN (thông tin), rARN (riboxom).
15. Loại ARN có chức năng truyền đạt thông tin di truyền (bản mã sao): mARN
16. Trong phiên mã, mạch ADN được dùng để làm mạch khuôn là mạch 3/ - 5/ 
17. Quá trình tự nhân đôi (gồm 3 bước) của ADN chỉ có một mạch được tổng hợp liên tục, mạch còn lại tổng hợp gián đoạn vì enzym xúc tác quá trình tự nhân đôi của ADN chỉ gắn vào đầu 3/ của polinuclêôtit ADN mẹ và mạch polinuclêôtit chứa AND con kéo dài theo chiều 5/ - 3/ ð mạch khuôn 3’ð 5’ tổng hợp liên tục, mạch khuôn 5’ð 3’ tổng hợp gián đoạn (từng đoạn okazaki)
18.Quá trình tự nhân đôi của ADN, phức hệ enzym ADN – polimeraza có vai trò tháo xoắn phân tử ADN, bẻ gãy các liên kết hidrô giữa 2 mạch ADN, lắp ráp các nuclêôtit tự do theo nguyên tắc bổ sung với mỗi mạch khuôn của ADN.
19.Quá trình tự nhân đôi của ADN, NST diễn ra trong pha S (Kì trung gian) của chu trình tế bào (trong nhân tb).
20.Quá trình tổng hợp của ARN, prôtêin diễn ra trong pha G1 (Kì trung gian) của chu kì tế bào.
21.Tự sao chép ADN của sinh vật nhân chuẩn được sao chép ở nhiều vòng sao chép.
22. Điểm mấu chốt trong quá trình tự nhân đôi của ADN làm cho 2 ADN con giống với ADN mẹ dựa trên nguyên tắc bổ sung (A =T& GX), bán bảo toàn (giữ lại 1 nửa).
23. Các prôtêin được tổng hợp trong tế bào nhân thực đều bắt đầu bằng axit amin Met ( met – t ARN), tb nhân sơ bắt đầu bằng axit amin foocmin met ( met – t ARN).
24. Trong quá trình dịch mã thành phần không tham gia trực tiếp là ADN.
25. Theo quan điểm về Operon, các gen điều hoà giữ vai trò quan trọng trong việc ức chế và cảm ứng các gen cấu trúc để tổng hợp protêin theo nhu cầu tế bào.
26. Hoạt động của gen chịu sự kiểm soát bởi cơ chế điều hoà.
27. Hoạt động điều hoà của gen ở E.coli chịu sự kiểm soát bởi cơ chế điều hoà ức chế và cảm ứng.
28. Operon Lac có cấu trúc: P (promotor): vùng khởi động; O (operator): vùng vận hành; gen cấu trúc Z,Y,A.
29. Gen điều hòa nằm ngoài Operon Lac trong cơ chế điều hòa operon Lac.
30. Khi môi trường có lactozơ ð Lactozơ lk với prô ức chế ð bất hoạt ð Phiên mã & dịch mã phân giải lactozơ.
31. Khi môi trường không có lactozơ ð prô ức chế ð hoạt động gắn vào O ð ngăn cản phiên mã & dịch mã phân giải lactozơ
32. Sự đóng xoắn, tháo xoắn của các NST trong quá trình phân bào tạo sự thuận lợi cho sự tự nhân đôi, phân ly, tổ hợp của NST, điều hòa hđ gen tại mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
33. Ở sinh vật nhân sơ sự điều hoà ở các Opêron chủ yếu diễn ra trong giai đoạn phiên mã.
34. Trong cơ chế điều hoà hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ, vai trò của gen điều hoà là mang thông tin cho việc tổng hợp 1 prôtêin ức chế tác động lên gen chỉ huy.
35. Ở sinh vật nhân thực sự điều hoà hoạt động của gen diễn ra từ trước phiên mã đến sau dịch mã.
36. Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới sự biến đổi 1 hoặc 1 số cặp nuclêôtit, xảy ra tại 1 điểm nào đó của phân tử ADN.
37. Đột biến điểm là đột biến gen chỉ liên quan đến 1 cặp Nu/ptư û ADN, có 3 dạng : mất, thêm, thay thế 1 cặp nu.
38. Đột biến giao tử xảy ra trong quá trình giảm phân ð di truyền qua sinh sản hữu tính & vô tính đều được.
39. Loại đột biến gen không di truyền qua sinh sản hữu tính là đột biến xôma.
40.Thể đột biến là những cơ thể mang đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình.
41. Sự phát sinh đột biến gen phụ thuộc vào cường độ, liều lượng, loại tác nhân gây đột biến và cấu trúc của gen.
42. Đột biến trong cấu trúc của gen đòi hỏi một số điều kiện mới biểu hiện trên kiểu hình.
43. Đột biến thành gen trội biểu hiện ngay ở cơ thể mang đột biến.
44. Đột biến thành gen lặn biểu hiện kiểu hình khi ở trạng thái đồng hợp tử .
45. Dạng đột biến gen gây hậu quả lớn nhất về mặt cấu trúc của gen là mất hoặc thêm một trong số ba cặp nuclêôtit của mã mở đầu.
46. Nguyên nhân gây ra đột biến gen do sự bắt cặp không đúng, sai hỏng ngẫu nhiên trong tái bản ADN, tác nhân đột biến (vật lí, hoá học, sinh học) của môi trường.
47. Tần số ĐB của từng gen riêng lẻ là 10-6- 10-4 . 
48. Dạng đột biến vô nghĩa là mất hoặc thêm hoặc thay thế một cặp nuclêôtit làm xuất hiện bộ ba kết thúc. 
49. Đột biến thêm cặp nuclêôtit trong gen có thể làm cho gen đb trở nên dài hơn gen ban đầu.
50. Đột biến thay thế hoặc đảo vị trí cặp nuclêôtit trong gen làm cho gen có chiều dài không đổi.
51. Tác nhân vật lí (tia phóng xạ, sốc nhiệt); hóa học (5-B.U), virut đều có khả năng gây đb gen. 
52. Guanin dạng hiếm kết hợp với Timin trong tái bản tạo nên đột biến G–X→ A–T (qua 2 lần nhân đôi) : G* Xð G*X ðA=T.
53.Khi xử lý ADN bằng chất acridin, nếu acridin chèn vào mạch khuôn cũ sẽ tạo nên đột biến đột biến thêm một cặp nuclêôtit.
54. Khi xử lý ADN bằng chất acridin, nếu acridin chèn vào mạch mới đang tổng hợp sẽ tạo nên đột biến mất một cặp nuclêôtit.
55. Đột biến thay thế thường là đột biến trung tính (không lợi, không hại)
56. Tác nhân hoá học như 5 – bromuraxin (5-B.U) là chất đồng đẳng của Timin gây đột biến thay thế A – T→ G – X qua 3 lần tự nhân đôi (A=T ðA=5-B.Uð G5-B.U ð GX).
57. Tác động của tác nhân vật lý như tia tử ngoại ( U.V) tạo ra đimetimin tức 2 phân tử Timin trên cùng đoạn mạch ADN gắn nối với nhau.
58. Trường hợp gen cấu trúc bị đột biến thay thế 1 cặp A – T bằng 1 cặp G – X thì số liên kết hidro sẽ tăng 1.
59.Trường hợp gen cấu trúc bị đột biến thay thế 1 cặp G- X bằng 1 cặp A – T thì số liên kết hidro sẽ giảm 1.
60.Trường hợp đột biến có liên quan tới 1 cặp nuclêôtit làm cho gen cấu trúc có số liên kết hidro không thay đổi so với gen ban đầu là đột biến thay thế cặp nuclêôtit cùng loại.
61. Đột biến gen có ý nghĩa với tiến hoá vì làm xuất hiện các alen mới, tăng đột biến trong quần thể có số lượng đủ lớn.
62. Dịch mã tổng hợp prơ, gồm 2 bước: Hoạt hĩa axit amin & tổng hợp chuỗi polipeptit.
63. Chuỗi polixom: phtử mARN gồm nhiều riboxom trượt trên nĩ & tổng hợp nhều chuỗi polipeptit cùng loại ð Tăng hiệu suất tổng hợp prơtêin.
64*. Enzim nối các đoạn okazaki với nhau trong tự nhân đôi ADN là ligaza.
NST- ĐB NST
65. Cấu trúc NST ở sinh vật nhân sơ (VK) chỉ là phân tử ADN mạch kép, dạng vòng, không liên kết với prôtêin.
66. Ở một số virut vật chất di truyền chỉ là phân tử ADN mạch kép, hay mạch đơn hoặc ARN.
67*.Thành phần hoá học chính của NST ở sinh vật nhân thực có ADN và prôtêin loại histon.
68*. Hình thái của NST nhìn rõ nhất trong kì giữa nguyên phân (chúng xoắn và co ngắn cực đại).
69. Kỳ trước mỗi NST ở dạng sợi mảnh và bắt đầu đóng xoắn. Kỳ sau mỗi NST bắt đầu dãn xoắn. Kỳ cuối mỗi NST dãn xoắn nhiều.
70*. Một nuclêôxôm gồm 8 phân tử histon được quấn quanh bởi 1 vòng xoắn ADN dài 146 cặp nuclêôtit.
71**. Cấu trúc của NST sinh vật nhân thực có các mức xoắn theo trật tự : Phân tử ADN (2nm) → nuclêôxôm (đvị cơ bản) → sợi cơ bản (chuỗi nucleoxom - 10 nm) → sợi nhiễm sắc (30nm) → sợi siêu xoắn (300nm) → cromatit (700nm).
72. NST ở SV nhân thực gồm 2 loại: NST thường & NST giới tính.
73. Mỗi loài sinh vật có bộ NST đặc trưng bởi số lượng, hình dạng, cấu trúc NST.
74. NST có chức năng lưu giữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền, điều hoà hoạt động của các gen giúp tế bào phân chia đều vật chất di truyền vào các tế bào con ở pha phân bào.
75**. Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi về cấu trúc của NST(làm thay đổi thành phần, số lượng, vị trí gen trên NST), gồm 4 dạng: Mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn.
76. Nguyên nhân đột biến cấu trúc NST là do tác động của tác nhân sinh học, vật lý, hoá học, biến đổi sinh lý, hoá sinh nội bào.
77.Cơ chế phát sinh đột biến cấu trúc NST là làm đứt gãy NST, làm ảnh hưởng tới quá trình tự nhân đôi ADN, tiếp hợp hoặc trao đổi chéo không đều giữa các cromatit.
78*.Trong chọn giống, để loại khỏi NST những gen không mong muốn do áp dụng hiện tượng mất đoạn nhỏ.
79*. Loại ĐB CT NST có ý nghĩa quan trọng trong tiến hoá của bộ ge ...  đặt nền móng vững chắc cho học thuyết tiến hoá là Đácuyn.
226.Theo Lamác: “ Tiến hoá không đơn thuần là sự biến đổi mà phát triển có tính kế thừa lịch sử, nâng cao dần tổ chức cơ thể từ đơn giản đến phức tạp” 
227.Theo Lamác nguyên nhân chính làm các loài biến đổi dần dà và liên tục : ngoại cảnh không đồng nhất và thường xuyên thay đổi.
228.Theo Lamác, biến đổi trên cơ thể sinh vật do tác dụng của ngoại cảnh hoặc tập quán hoạt động thì đều có khả năng di truyền cho thế hệ sau.
229.Theo Lamác về quá trình hình thành loài mới: loài mới được hình thành qua nhiều dạng trung gian tương ứng với ngoại cảnh.
230.Theo Lamác đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật được hình thành do ngoại cảnh thay đổi chậm nên sinh vật có khả năng biến đổi để thích nghi và trong tự nhiên không có loài nào bị đào thải.
231.Lamac giải thích sự hình thành ở loài hưu cao cổ là do ảnh hưởng của tập quán hoạt động.
232.Theo quan niệm của Lamác dấu hiệu chủ yếu của tiến hóa hữu cơ là nâng cao dần tổ chức cơ thể từ đơn giản đến phức tạp.
233.Đóng góp quan trọng nhất của học thuyết Lamác: cho rằng sinh giới ngày nay là sản phẩm của quá trình phát triển liên tục từ đơn giản đến phức tạp.
234.Theo Đácuyn có 2 loại biến dị:Biến dị cá thể và biến dị xác định.
235.Theo quan điểm của thuyết tiến hoá Đácuyn loài mới hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian theo con đường phân ly tính trạng dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.
 236.Theo Đácuyn, loại biến dị không có ý nghĩa với chọn giống và tiến hoá là biến dị xác định.
237.Nhận định đúng về biến dị cá thể theo Đác uyn là rất có ý nghĩa với chọn giống, tiến hoá.
238.Từ một vài dạng tổ tiên ban đầu dưới tác dụng của chọn lọc đã tạo ra nhiều dạng mới khác nhau và khác xa với tổ tiên ban đầu. Hiện tượng trên gọi là phân ly tính trạng.
239.Động lực của chọn lọc nhân tạo là nhu cầu thị hiếu đa dạng của con người.
240.Theo Đacuyn, nhân tố chính tham gia vào quá trình hình thành đặc điểm thích nghi gồm: chọn lọc tự nhiên, biến dị và di truyền.
241.Đóng góp quan trọng nhất của học thuyết Đácuyn là phát hiện vai trò sáng tạo của chọn lọc tự nhiên trong quá trình tiến hoá.
242.Nội dung của chọn lọc tự nhiên theo Đacuyn là tích luỹ các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại cho sinh vật.
243.Theo Đácuyn nhân tố quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi, cây trồng là chọn lọc nhân tạo.
244.Tồn tại chính trong học thuyết tiến hoá Đácuyn là chưa giải thích được nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền các biến dị.
245.Theo Đácuyn, kết quả của CLTN là tạo các nòi, thứ mới.
246.Động lực của chọn lọc tự nhiên theo quan điểm của Đácuyn là đấu tranh sinh tồn của sinh vật.
247.Tiến hoá nhỏ là quá trình hình thành loài mới còn gọi là tiến hoá vi mô.
248.Tiến hoá lớn là tiến hoá vĩ mô dẫn đến hình thành các nhóm phân loại trên loài.
249.Theo Kimura, sự tiến hoá diễn ra bằng cách củng cố ngẫu nhiên các đột biến trung tính.
250.Cấu trúc của quần thể tự phối đa hình về kiểu gen và kiểu hình.
251.Nhân tố không làm thay đổi tần số tương đối của các alen trong quần thể là di nhập gen và yếu tố ngẫu nhiên.
252.Nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu của quá trình tiến hoá là đột biến gen.
253.Nguồn nguyên liệu thứ cấp của quá trình tiến hoá là biến dị tổ hợp, quá trình giao phối.
254.Đột biến gen gây hậu quả ít hơn so với đột biến NST.
255.Quá trình giao phối không làm phát sinh nhiều gen alen mới trong quần thể giao phối.
256.Quá trình giao phối tạo ra nguồn nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hoá bằng cách tạo ra vô số các biến dị tổ hợp.
257.Mỗi quần thể giao phối được coi là một kho biến dị vô cùng phong phú vì số cặp gen dị hợp trong quần thể giao phối rất lớn.
258.Vai trò chủ yếu của CLTN trong tiến hoá nhỏ: quy định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, quy định hướng tiến hoá.
259.Mặt chủ yếu của CLTN theo quan niệm của sinh học hiện đại: sự phân hoá khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể.
260.Đối tượng tác động của CLTN theo quan niệm sinh học hiện đại là cấp độ dưới cá thể, cá thể và trên cá thể.
261.Vai trò chủ yếu của chọn lọc cá thể làm tăng tỷ lệ những cá thể thích nghi nhất trong nội bộ quần thể.
262.Trong tự nhiên, sự cách li sinh vật có thể phân biệt thành các dạng sau: cách li địa lý, cách ly sinh thái, cách li sinh sản và cách ly di truyền.
263.Cách li địa lý là điều kiện để các nhóm cá thể đã phân hoá tích luỹ các đột biến theo hướng khác nhau dẫn đến sai khác ngày càng lớn trong kiểu gen.
264.Dạng cách ly đánh dấu sự hình thành loài mới là cách ly sinh sản và cách ly di truyền.
265.Theo sinh học hiện đại, nhân tố chi phối sự hình thành các đặc điểm thích nghi gồm: quá trình đột biến, quá trình giao phối, quá trình chọn lọc tự nhiên.
266.Thích nghi kiểu hình còn được gọi là thích nghi sinh thái.
267.Dạng thích nghi kiểu gen: Bọ que có thân và chi giống cái que.
268.Thích nghi kiểu gen còn được gọi là thích nghi lịch sử.
269.Mỗi đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật được hình thành qua 1 quá trình lịch sử, chịu sự chi phối của quá trình đột biến, giao phối, chọn lọc tự nhiên và các cơ chế cách ly.
270.Loài xuất hiện sau mang nhiều đặc điểm thích nghi hơn loài xuất hiện trước vì: Ngay trong hoàn cảnh sống ổn định thì đột biến, biến dị tổ hợp không ngừng phát sinh, chọn lọc tự nhiên không ngừng tác động, làm cho các đặc điểm thích nghi liên tục được hoàn thiện.
271.Đối với vi khuẩn, tiêu chuẩn hoá sinh là tiêu chuẩn chủ yếu để phân biệt 2 loài.
272.Hình thành loài mới bằng con đường địa lý là phương thức gặp ở thực vật và động vật ít di động.
273.Cơ thể lai xa được đa bội hoá gọi là thể song nhị bội ( Cơ thể song nhị bội là cơ thể có tế bào mang 2 bộ NST 2n của 2 loài cha mẹ khác nhau )
274.Hình thành loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hoá là phương thức phổ biến ở thực vật.
275.Hiện tượng lặp đoạn NST thường gây hậu quả: có thể làm tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện của tính trạng.
276. Dạng đột biến làm tăng hoạt tính enzym amilaza ở lúa Đại mạch là lặp đoạn NST.
277. Các dạng đột biến cấu trúc không làm thay đổi số lượng và thành phần gen trên NST là đảo đoạn và chuyển đoạn trên 1 NST.
278.Dạng đột biến cấu trúc NST làm ruồi giấm mắt lồi thành mắt dẹt là lặp đọan 16 A trên NST X.
279.Ở người xuất hiện các dạng bất thường XY (nữ ) và XX (nam).Hiện tượng này có thể giải thích do đột biến cấu trúc NST dạng chuyển đoạn NST.
280. Những dạng đột biến cấu trúc NST làm tăng số lượng gen trên 1 NST là lặp đoạn và chuyển đoạn không tương hỗ.
281. Đột biến cấu trúc NST làm thay đổi nhóm gen liên kết là chuyển đoạn giữa 2 NST không cùng cặp tương đồng.
282. Cơ thể sinh vật có bộ NST tăng thêm 1 chiếc thì gọi là thể dị bội.
283. Dạng thể dị bội làm bộ NST tăng thêm 2 chiếc: thể tứ nhiễm( 2n +2 ) hoặc tam nhiễm kép ( 2n + 1 +1 )
284. Cha mẹ bình thường đã sinh ra các con có NST giới tính XXY và XO. Nguyên nhân do cặp NST 23 không phân ly ở tế bào sinh tinh hoặc sinh trứng.
285.Thể dị bội gặp ở tất cả mọi sinh vật.Cơ chế phát sinh thể dị bội: sự không phân ly của 1 hay 1 số cặp NST ở kì sau của quá trình phân bào.
286.Trường hợp mỗi gen cùng loại ( trội hoặc lặn của các gen không alen ) đều góp phần như nhau vào sự biểu hiện tính trạng là tương tác cộng gộp.
287.Cơ sở tế bào học của hiện tượng hoán vị gen là sự trao đổi chéo giữa 2 cromatit không chị em trong cặp NST tương đồng ở kì đầu I giảm phân.
289.ADN ngoài nhân có ở những bào quan : plasmit, lạp thể, ty thể.
290.Vốn gen của quần thể là toàn bộ các alen của tất cả các gen trong quần thể.
291.Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối biến đổi qua các thế hệ theo hướng giảm dần tỷ lệ dị hợp tử, tăng dần tỷ lệ đồng hợp tử.
292.Di truyền y học đã chỉ ra nguyên nhân gây bệnh ung thư ở cơ chế phân tử đều liên quan tới biến đổi cấu trúc của AND.
293.Cơ quan tương đồng là những cơ quan cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.
294.Cơ quan tương tự có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau, có hình thái tương tự.
295. Dạng cách ly quan trọng nhất để phân biệt hai loài là cách ly di truyền.
296. Theo quan niệm hiện đại, kết quả của quá trình chọn lọc tự nhiên là sự phát triển và sinh sản, ưu thế của những kiểu gen thích nghi hơn.
297. Theo thuyết tiến hoá hiện đại, đơn vị tiến hoá cơ sở ở các loài giao phối là quần thể.
298. Quần thể là đơn vị tiến hoá cơ sở vì quần thể là đơn vị tồn tại sinh sản của loài trong tự nhiên, đa hình về kiểu gen và kiểu hình, cấu trúc di truyền ổn định, cách ly tương đối với các quần thể khác nhau trong loài, có khả năng biến đổi vốn gen dưới tác dụng của các nhân tố tiến hoá.
299. Ngẫu phối là nhân tố tạo nguồn nguyên liệu cho tiến hoá.
300. Trong quá trình tiến hoá, nhân tố làm thay đổi tần số alen của quần thể chậm nhất là đột biến.
301. Nhân tố làm biến đổi nhanh nhất tần số tương đối của các alen về 1 gen nào đó là quá trình chọn lọc tự nhiên.
302. Trong quá trình tiến hoá, nhân tố làm thay đổi nhanh tần số alen của quần thể là di nhập gen.
303. Mối quan hệ giữa quá trình đột biến và quá trình giao phối đối với tiến hoá là quá trình đột biến tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp còn quá trình giao phối tạo ra nguồn nguyên liệu thứ cấp.
304. Tính chất của thường biến là sự xuất hiện đồng loạt, định hướng.
305. Một trong các đặc điểm của thường biến không thay đổi kiểu gen, thay đổi kiểu hình.
306. Thường biến không di truyền được cho thế hệ sau. Thường biến là những biến đổi về kiểu hình của một kiểu gen tương ứng với sự thay đổi của điều kiện môi trường.
307. Nguyên nhân gây ra thường biến là những biến đổi của điều kiện môi trường.

Tài liệu đính kèm:

  • docTom tat LT ngan on thi HKI hay.doc