Đề kiểm tra học kỳ I môn: Sinh học 12

Đề kiểm tra học kỳ I môn: Sinh học 12

Câu 1: Đột biến gen là loại đột biến :

a. Làm thay đổi vật chất di truyền ở cấp đột tế bào.

b. Làm thay đổi cấu trúc của gen liên quan đến một hay một số nu xảy ra ở một điểm nào đó trên phân tử ADN.

c. Làm thay đổi số lượng gen trên phân tử ADN

d. Làm thay đổi cấu trúc của gen liên quan đến một hay một số cặp nu xảy ra ở một điểm nào đó trên phân tử ADN.

Câu 2: Nhận định nào sau đây là đúng:

a. Tất cả các lọai đột biến gen đều được di truyền qua sinh sản hữu tính

b. Đột biến là loại biến dị di truyền

c. Đột biến gen khi phát sinh luôn được biểu hiện trên kiểu hình của cơ thể.

d. Đột biến là những biến đổi trong vật chất di truyền mang tính đột ngột , ngẫu nhiên, định hướng.

 

doc 6 trang Người đăng haha99 Lượt xem 1098Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn: Sinh học 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐĂKLĂK	ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
TRƯỜNG THPT BÁN CÔNG KRÔNG PẮC 	MÔN: SINH HỌC 12
Thời gian: 45 phút
Câu 1: Đột biến gen là loại đột biến :
a. Làm thay đổi vật chất di truyền ở cấp đột tế bào.
b. Làm thay đổi cấu trúc của gen liên quan đến một hay một số nu xảy ra ở một điểm nào đó trên phân tử ADN.
c. Làm thay đổi số lượng gen trên phân tử ADN
d. Làm thay đổi cấu trúc của gen liên quan đến một hay một số cặp nu xảy ra ở một điểm nào đó trên phân tử ADN.
Câu 2: Nhận định nào sau đây là đúng:
a. Tất cả các lọai đột biến gen đều được di truyền qua sinh sản hữu tính
b. Đột biến là loại biến dị di truyền
c. Đột biến gen khi phát sinh luôn được biểu hiện trên kiểu hình của cơ thể.
d. Đột biến là những biến đổi trong vật chất di truyền mang tính đột ngột , ngẫu nhiên, định hướng.
Câu 3 : Dạng biến đổi dưới đây không phải là đột biến gen
Mất một cặp nuclêôtit
Thêm một cặp nuclêôtit
Thay hai cặp nuclêôtit
d. Trao đổi gen giữa hai nhiễm sắc thể cùng cặp tương đồng
Câu 4 : Yếu tố nào dưới đây không phải là cơ chế phát sinh đột biến gen?
Sự trao đổi chéo không bình thường của các crômatit
Các tác nhân gây đột biến làm đứt phân tử ADN
Rối lọan trong tự nhân đôi của ADN
ADN bị đoạn đứt ra gắn vào vị trí khác của ADN
Câu 5 : Cho một đoạn mở đầu của gen như sau:
	A – T – X – G – X – A – X
	T – A – G – X – G – T – G
	Nếu cặp nuclêôtit thứ tư (từ trái qua phải) bị đột biến thay cặp nuclêotit khác thì sau đột biến, cặp nuclêôtit ở vị trí thứ tư đó sẽ là:
A – T hoặc T – A
G – X hoặc X – G 
A – T họăc X – G 
d. A – T hoặc T – A họăc G – X họăc X – G
Câu 6 : Dạng đột biến nào dưới đây gây hiệu quả lớn nhất :
a. Mất ba cặp nuclêôtit của một bộ ba trên gen
b. Mất ba cặp nuclêôtit ở vị trí một bộ ba trước bộ ba cuối cùng của gen
c. Thay một cặp nuclêôtit ở vị trí bất kì của gen
d. Thêm một cặp nuclêôtit ở ngay trước bộ ba thứ hai của gen. 
Câu 7 : Aûnh hưởng trên phân tử Prôtêin được tổng hợp nếu xảy ra đột biến thay một cặp nuclêôtit khác loại ở vị trí bất kỳ trong các bộ ba từ bộ ba thứ hai đến trước bộ ba cuối cùng ở mạch gốc của gen là:
Làm thay đổi toàn bộ các axit amin.
Làm thay đổi một số axit amin
Làm thay đổi một axit amin
Làm thay đổi ba axit amin
Câu 8 :. Đọan mở đầu của mạch mã gốc trên một gen bình thường có trật tự các nuclêôtit như sau:
 A T X A X G G T A
	Nếu nuclêôtit thứ tư (tính từ trái sang) bị đột biến thay thế bằng một nuclêôtit khác thì số liên kết hyđrô của gen sau đột biến sẽ:
Giảm một
Tăng một
Không đổi hoặc tăng một
Không đổi hoặc giảm một
Câu 9 :. Phân tử mARM được tổng hợp từ một gen bị đột biến chứa 150 uraxin, 450 ađênin, 301 guanin và 601 xitôzin. Biết trước khi bị đột biến, gen dài 0.51 micrômet và có . Dạng đột biến đã xảy ra ở gen nói trên là:
a.Thay một cặp G–X bằng một cặp A–T 
b.Thay một cặp A–T bằng một cặp G–X
c. Mất một cặp A –T 
d.Thêm hai cặp G – X
Câu 10 : Một gen dài 3060 ăngstron, trên mạch gốc của gen có 100 Ađênin và 250 Timin. Gen đó bị đột biến mất một cặp G – X thì số liên kết hiđrô của gen sau đột biến sẽ bằng :
2353	b.2347
c. 2350 	d.2352
Câu 11 : Đột biến NST là loại đột biến:
a. Làm thay đổi cấu trúc NST
b. Làm thay đổi số lượng NST
c. Làm thay đổi gen trên phân tử ADN 
d. Câu a và b đều đúng 
Câu 12: Đột biến NST xảy ra:
a. Trong nhân tế bào
b. Trong tế bào chất
c. Trong bào quan
d. Tất cả đều đúng
Câu 13. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể bao gồm các dạng:
Mất đoạn, thêm đọan, đảo đoạn và chuyển đoạn NST
Mất đoạn, thêm đọan, nhân đoạn và đảo đoạn NST
Mất đoạn, nhân đọan, lặp đoạn và đảo đoạn NST
Mất đoạn, lặp đọan, đảo đoạn và chuyển đoạn NST.
	Câu 14: Dạng đột biến phát sinh do không hình thành được thoi vô sắc trong quá trình phân bào là:
Đột biến đa bội thể
Đột biến dị bội thể
Đột biến chuyển đoạn NST 
	d. Đột biến lặp đoạn NST
	Câu 15: Thể đột biến thường không tìm thấy ở động vật bậc cao là:
Thể dị bội ba nhiễm
Thể dị bội một nhiễm
Thể đa bội.
	d. Thể đột biến gen lặn.
	Câu 16: Đặc điểm của cây trồng đa bội là:
Các cơ quan sinh dưỡng lớn
Sinh trưởng kéo dài, phát triển mạnh
Khả năng chống chịu tốt với các điều kiện môi trường
Tất cả đều đúng
	Câu 17: Những dạng biến dị được con người ứng dụng trong quá trình sản xuất là: 
Đột biến gen, đột biến NST
Đột biến và biến dị tổ hợp
Đột biến đa bội và đột biến dị bội
	d. Thường biến, đột biến và biến dị tổ hợp
	Câu 18: Rối lọan trong sự phân li toàn bộ NST trong quá trình nguyên phân từ tế bào có 2n = 20 làm xuất hiện thể :
2n + 1 = 21 (NST)
2n – 1 = 19 (NST)
4n = 40 (NST)
3n = 30 (NST)
	Câu 19: Tế bào có kiểu gen AAaa thuộc thể:
Dị bội 2n + 2
Tứ bội 4n
2n + 2 hoặc 4n
4n họăc tam bội 3n
	Câu 20: Phép lai cho tỉ lệ kiểu hình 11 thân cao : 1 thân thấp là:
AAaa x AAaa
AAa x AAa
AAAa x AAAa
AAaa x Aa
Câu 21: Một tế bào sinh giao tử có kiểu gen . Giao tử tạo ra do đột biến chuyển đoạn NST là:
Giao tử chứa abcd và EFGH
Giao tử chứa ABCD và efgh
Giao tử chứa abcH và EFGd
Giao tử chứa abcd và efgh
Câu 22: Thường biến là:
Biến dị di truyền
Biến dị không di truyền
Biến dị có thể di truyền
Tùy theo tác nhân mà có thể hay không thể di truyền
Câu 23: Đặc điểm của thường biến là:
Xảy ra không định hướng
Mang tính chất cá thể
Không tương ứng với điều kiện môi trường
	d. Đồng loạt, tương ứng với điều kiện môi trường
Câu 24. Dạng đột biến nào dưới đây là rất quý trong chọn giống cây trồng nhằm tạo ra những giống năng suất cao, phẩm chất tốt hoặc không hạt.
a. Đột biến gen.
b. Đột biến đa bội.
c. Đột biến dị bội.
d. Thể 3 nhiễm.
Câu 25 . Tác dụng của các tia phóng xạ trong việc gây đột biến gen nhân tạo là :
a. Kìm hãm sự hình thành thoi vô sắc.
b. Gây ra rối loạn phân li của các NST trong quá trình phân bào.
c. Kích thích và ion hoá các nguyên tử khi xuyên qua các tổ chức và tế bào sống ảnh hưởng đến ADN, ARN.
d. Làm xuất hiện dạng đột biến đa bội.
Câu 26 : Trong chọn giống, người ta sử dụng phương pháp giao phối cận huyết và tự thụ phấn để :
a. Cũng cố các đặc tính quý.
b. Tạo dòng thuần.
c. Kiểm tra và đánh giá kiểu gen từng dòng thuần.
d. Câu a, b, c đều đúng.
Câu 27 : Giao phối gần hoặc tự thụ phấn lặp lại nhiều lần sẽ dẫn đến hiện tượng thoái hoá giống do :
a. Các gen lặn đột biến có hại biểu hiện thành kiểu hình do tăng cường thể đồng hợp.
b. Các gen lặn đột biến có hại bị các gen trội át chế trong kiểu gen dị hợp.
c. Dẫn đến hiện tượng đột biến gen.
d. Tạo ra hiện tượng ưu thế lai.
Câu 28 : Cơ sở di truyền học của hiện tượng ưu thế lai là :
a. Ở cơ thể F1 dị hợp, gen lặn có hại bị gen trội bình thường át chế.
b. Tập trung các gen trội có lợi từ cả bố và mẹ làm tăng cường tác động cộng gộp của các gen trội.
c. Cơ thể dị hợp của các alen luôn luôn tốt hơn thể đồng hợp.
d. Câu a, b và c đều đúng.
Câu 29 : Lai xa là hình thức:
a. Lai khác dòng.
b. Lai khác thứ.
c. Lai kinh tế.
d. Lai khác loài.
Câu 30: Hiện tượng bất thụ của cơ thể lai xa là do:
a. Bộ NST của 2 loài khác nhau gây ra trở ngại trong quá trình phát sinh giao tử.
b. Sự khác biệt trong chu kỳ sinh sản bộ máy sinh dục không tương ứng ở động vật.
c. Chiều dài của ống phấn không phù hợp với chiều dài của vòi nhuỵ của loài kia ở thực vật.
d. Hạt phấn của loài này không nảy mầm được trên vòi nhuỵ của loài kia ở thực vật hoặc tinh trùng của loài naỳ bị chết trong đường sinh dục của loài khác.
Câu 31: Kỹ thuật di truyền là kỹ thuật được:
a. Thao tác trên vật liệu di truyền ở mức phân tử.
b. Thao tác trên gen.
c. Thao tác trên NST.
d. Câu a và b đều đúng.
Câu 32: Nhược điểm nào dưới đây không phải là của chọn lọc hàng loạt:
a. Chỉ đạt hiệu quả với những tính trạng có hệ số di truyền cao.
b. Việc tích luỹ các biến dị có lợi thường lâu có kết quả.
c. Mất nhiều thời gian.
d. Do căn cứ trên cả kiểu hình và kiểu gen nên phải theo dõi chặt chẽ và công phu.
Câu 33: Bệnh ung thư máu ở người được phát hiện dựa trên phương pháp nghiên cứu nào sau đây: 
a. Nghiên cứu phả hệ
b. Nghiên cứu trẻ đồng sinh cùng trứng
c. Nghiên cứu tế bào
d. Nghiên cứu bản đồ gen
Bài 34: Bệnh mù màu do gen m nằm trên NST giới tính X.
Khi người cha lành mạnh, người vợ mù màu. Con cái của họ sẽ là: 
a. Con trai lành mạnh, con gái lành mạnh
b. Con trai mù màu, con gái tiềm ẩn
c. Con trai mù màu, con gái mù màu
d. Con trai mù màu, con gái lành mạnh 
Câu 35 : Cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống là : 
a. AND , ARN , enzim , hoócmôn 
b. Prôtêin và axit nuclêic 
c. Pôtêin và lipít 
d. Sáccarit và lipít 
Câu 36 : Trong các dấu hiệu của sự sống , dấu hiệu nào không có ở vật thể vô cơ : 
a. Trao đổi chất theo phương thức đồng hoá , dị hoá và sinh sản 
b. Vận động – Cảm ứng 
c. Sinh trưởng – Vận động 
d. Sinh trưởng – Phát triển
Câu 37 : Quan niệm hiện đại xem sự phát sinh sự sống trên quả đất là quá trình tiến hoá của các hợp chất ( I ) dẫn tới sự hình thành hệ tương tác giữa các đại phân tử ( G ) có khả năng tự nhân đôi , tự đổi mới 
( I ) : Axit nuclêic ; ( G ): Prôtêin và lipít 
( I ) : Các bon ; ( G ) : Prôtêin và axit nuclêic 
 ( I ) : Prôtêin ; ( G ) : Sáccarit và lipít 
 ( I ) : Cacùbon ; ( G ) : Pôlinuclêôtít 
Câu 38 : Kết quả của giai đoạn tiến hoá tiền sinh học thu được :
a. Các hợp chất cacbon 
b. Hình thành các hợp chất như axit amin, axit nuclêic 
c. Mầm mống của những cơ thể đầu tiên là coaxecva.
d. Hình thành các pôlipeptit từ các axit amin 
Câu 39: Sự kiện nổi bật nhất trong đại Cổ sinh là :
a. Sự di cư của thực vật , động vật từ nước lên cạn 
b. Sự phát triển của bò sát khổng lồ 
c. Sự xuất hiện thực vật hạt kín 
d. Sự xuất hiện thực vật hạt trần 
Câu 40 : Sự kiện nổi bật nhất trong đại Trung Sinh là :
a. Sự phát triển ưu thế của cây hạt kín và nhất là bò sát 
b. Sự phát triển ưu thế của cây hạt trần và sự xuất hiện loài người 
c. Sự phát triển ưu thế của cây hạt trần và nhất là của bò sát 
d. Sự phát triển của thực vật hạt kín , sâu bọ , chim và thú 
SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐĂKLĂK	ĐÁP ÁN TRA HỌC KỲ I
TRƯỜNG THPT BÁN CÔNG KRÔNG PẮC 	MÔN: SINH HỌC 12
Thời gian: 45 phút
CÂU
ĐÁP ÁN
CÂU
ĐÁP ÁN
1
D
21
C
2
B
22
B
3
D
23
D
4
A
24
B
5
D
25
C
6
D
26
D
7
C
27
B
8
C
28
D
9
D
29
D
10
B
30
A
11
D
31
D
12
A
32
D
13
D
33
C
14
A
34
D
15
C
35
B
16
D
36
A
17
D
37
B
18
C
38
C
19
C
39
A
20
D
40
C

Tài liệu đính kèm:

  • doc0607_Sinh12_hk1_BCKPC.doc