1. Đề toàn Trung Quốc
Hiện nay, lượng người đọc sách ở Trung Quốc ngày một giảm: năm 1999 là 60%, 2001 là 52%. Nguyên nhân đọc ít: người đứng tuổi nói không có thời gian, thanh niên nói không có thói quen, có người còn nói đọc sách không "vào" nổi. Ngược lại, số người đọc trên mạng ngày một tăng: năm 1999 là 3,7%, năm 2003 là 18,3%. Hãy trình bày một cách nhìn của bạn về vấn đề trên, số chữ 800
2. Đề của thành phố Bắc Kinh
Có rất nhiều nét văn hóa đặc trưng trở thành biểu tượng của các thành phố. Cố Cung, nhà quây bốn hướng là biểu tượng của Bắc Kinh; trò tạp kĩ trên Thiên Kiều, tiếng rao trong ngõ nhỏ là biểu tượng của Bắc Kinh; thư họa của Lưu Li Xưởng, văn chương Lão Xá là biểu tượng của Bắc Kinh; buôn bán trên đường Vương Phủ Tỉnh, vườn Khoa học ở thôn Quan Trung là biểu tượng Bắc Kinh. Cứ mỗi thời, Bắc Kinh lại thêm những biểu tượng mới. Gìn giữ biểu tượng cũ, sáng tạo biểu tượng mới luôn là ước muốn của người Bắc Kinh.
Theo cách nhìn và cảm nhận của bản thân, hãy viết một đoạn văn với đầu đề là "Biểu tượng Bắc Kinh" Trừ thơ ca, không hạn chế thể loại, số chữ trên 800.
Một số đề của Trung Quốc để tham khảo 1. Đề toàn Trung Quốc Hiện nay, lượng người đọc sách ở Trung Quốc ngày một giảm: năm 1999 là 60%, 2001 là 52%. Nguyên nhân đọc ít: người đứng tuổi nói không có thời gian, thanh niên nói không có thói quen, có người còn nói đọc sách không "vào" nổi. Ngược lại, số người đọc trên mạng ngày một tăng: năm 1999 là 3,7%, năm 2003 là 18,3%. Hãy trình bày một cách nhìn của bạn về vấn đề trên, số chữ 800 2. Đề của thành phố Bắc Kinh Có rất nhiều nét văn hóa đặc trưng trở thành biểu tượng của các thành phố. Cố Cung, nhà quây bốn hướng là biểu tượng của Bắc Kinh; trò tạp kĩ trên Thiên Kiều, tiếng rao trong ngõ nhỏ là biểu tượng của Bắc Kinh; thư họa của Lưu Li Xưởng, văn chương Lão Xá là biểu tượng của Bắc Kinh; buôn bán trên đường Vương Phủ Tỉnh, vườn Khoa học ở thôn Quan Trung là biểu tượng Bắc Kinh... Cứ mỗi thời, Bắc Kinh lại thêm những biểu tượng mới. Gìn giữ biểu tượng cũ, sáng tạo biểu tượng mới luôn là ước muốn của người Bắc Kinh. Theo cách nhìn và cảm nhận của bản thân, hãy viết một đoạn văn với đầu đề là "Biểu tượng Bắc Kinh" Trừ thơ ca, không hạn chế thể loại, số chữ trên 800. 3. Đề của tỉnh Quảng Đông Nhà điêu khắc gọt từng nhát trên khối đá lớn. Dần dần, đầu, vai, và một thiên thần tuyệt đẹp hiện ra. Một cô bé thấy vậy bèn hỏi: Sao ông biết có thiên thần trong khối đá? Nhà điêu khắc đáp: Thiên thần không ở trong khối đá, mà trong tim ta. Hãy viết bài văn với đầu đề "Khắc thiên thần trong tim", số chữ trên 800. 4. Đề của tỉnh Trùng Khánh Đề nhỏ: Hãy miêu tả một thoáng ở bến xe, 200 chữ. Đề lớn: Đi và dừng là việc bình thường, song nó lại khiến ta liên tưởng tới tự nhiên, lịch sử, cuộc đời. Hãy viết đoạn văn với đầu đề "Đi và Dừng", trừ thi ca, thể loại không hạn chế. 5. Đề của tỉnh Đông Sơn Từ dưới mặt đất, nhân loại thấy mặt trăng lung linh ngời rạng. Đặt chân lên mặt trăng, người ta mới nhận ra mặt trăng cũng gồ ghề lồi lõm như mặt đất. Bạn cảm nghĩ gì về chuyện trên? Không dùng thể tản văn, viết một đoạn văn về đề tài trên. 6. Đề của tỉnh An Huy Xã hội là một cuốn sách, con người là một cuốn sách, thiên nhiên là một cuốn sách, cha mẹ, bạn bè cũng là sách. "Đọc" là hiểu, là khám phá, là vượt qua; đọc sách giúp ta suy nghĩ, thưởng thức. Viết một đoạn văn với đầu đề "Đọc", không hạn chế thể loại, số chữ trên 800. 7. Đề của tỉnh Giang Tây Chim én non rất béo, bay không cao. Én mẹ bắt én con năng rèn luyện giảm béo để bay cao. Viết một đoạn văn với chủ đề "Én giảm béo", đầu đề và thể loại tự chọn, số chữ 800. 8. Đề của tỉnh Giang Tô Có người nói trên đời này vốn không có đường, người đi lại nhiều thì thành đường; lại có người nói, đời này vốn có đường, vì người đi lại nhiều nên không còn đường; có người nói... Viết một đoạn văn 800 chữ với đầu đề "Con người và đường đi", trừ thơ ca, không hạn chế thể loại. Về cách ra đề: Người Trung Quốc ra đề không rập khuôn, cứng nhắc. Không như ta học gì thì ra đề, thi nấy. Cuối năm thi TN, CĐ ĐH luôn có hạn chế chương trình: “Chủ yếu kiến thức nằm ở lớp cuối cấp” bài nào chưa học thì không được ra đề vào bài đó. Giáo viên nào ra đề ngoài các văn bản đã học sẽ bị khiển trách, kỉ luật, học sinh có khi ghi cả vào bài làm của mình câu: bài này em chưa được học. Quay đi quẩn lại chỉ có mấy văn bản đã học mà khai thác, mấy kiểu bài quen thuộc mà làm, thật là nhàm chán. Dạng đề “truyền thống” thường kèm theo những “mệnh lệnh”, gợi dẫn về thao tác lập luận như: “hãy chứng minh”, ( hãy làm sáng tỏ...) “hãy phân tích”,( Em hiểu) “hãy giải thích”, “hãy bình luận”; hoặc phương thức biểu đạt như: “hãy phát biểu cảm nghĩ”, “hãy kể”. Từ đó nạn văn mẫu, học tủ, luyện thi nhiêu khê ra đời. GS Phan Trọng Luận đã đánh giá: "Cái dở nhất của đề thi Văn hiện nay là chủ yếu nhắm đến khâu tái hiện kiến thức theo kiểu "nhớ lại" chứ không chú ý đến vận dụng kiến thức của học sinh", "quanh đi quẩn lại cũng chỉ có mấy kiểu đề với mấy chủ điểm quen thuộc: không bình giảng thì phân tích, không phân tích thì chứng minh, không chứng minh thì cao hơn là bình luận. Trở đi trở lại cũng chỉ có mấy bài thơ, mấy đoạn trích quen thuộc". Đề của người Trung Quốc ra luôn mở ra một chân trời sáng tạo cho học sinh. Học sinh được cởi trói trong cách nghĩ. Từ cách đặt tiêu đề cho bài viết của mình đến tự do bày tỏ quan điểm, hướng khai thác, cách cảm thụ, cách chọn thể loại để viết. (một vài đề trừ thể thơ ca) Họ chỉ hạn chế số chữ tối đa, hoặc tối thiểu cho một bài viết. (Thông thường là phải xấp xỉ hoặc trên 800 chữ cho một bài viết). Nội dung đề cũng rất mở, mở ra một không gian rộng lớn để phát huy tính tự do sáng tạo của học sinh. Văn học thực sự bước ra khỏi tháp ngà để đi vào hoà nhập với cuộc sống hiện thực. Đề ra ở Trung Quốc ít khi lấy ở các bài đã được thầy dạy trên lớp, trong chương trình năm học, cấp học nào. Đề của họ ra dựa trên trình độ, vốn hiểu biết của học sinh về văn học sử, lí luận văn học, kiểu bài, tác giả, tác phẩm đã được giáo viên ở cấp học đó cung cấp. Đề của họ không thuần tuý kiểm tra tái hiện kiến thức, mà chủ yếu kiểm tra sự sáng tạo của học sinh; kích thích học sinh tìm ý tưởng, mạnh dạn phát biểu chính kiến của mình. Các đề nghị luận văn học hầu hết không ra về các tác giả nằm trong chương trình, đề nghị luận chính trị đều lấy từ thực tế của cuộc sống cả. Phải chăng họ quá “tả” so với cách ra đề của ta những năm qua? Thử tham khảo đề thi THPT năm qua của họ xem. Đọc đề bài dưới đây: “Tế vũ thấp y khan bất kiến. Nhàn hoa lạc địa thính vô thanh (tạm dịch: Mưa mong manh thấm áo nhìn không tỏ. Hoa rụng đất nhẹ nhàng nghe không thấu) là câu thơ trích trong bài Biệt Nghiêm Sĩ Nguyên (tạm dịch: Tặng Nghiêm Sĩ Nguyên khi từ biệt ) của nhà thơ đời Đường Lý Trường Khanh. Có những lý giải khác nhau như sau về bài thơ: 1/ Đây là bài thơ ca ngợi vẻ đẹp mùa xuân. 2/ “Mưa mong manh”, “cánh hoa rụng” đặc tả nỗi cô đơn không người thấu hiểu. 3/ “Nhìn không tỏ”, “nghe không thấu” không chỉ thái độ sống buông xuôi, mà thể hiện cách xử thế không màng danh lợi. 4/ Quan niệm sống trong bài thơ không còn thích hợp với cuộc sống ngày nay... Bằng cảm nhận của riêng mình về hai câu thơ, anh /chị hãy viết một bài văn theo những yêu cầu sau: 1. Đề bài tự đặt. 2. Thể thức hành văn không giới hạn. 3. Bài văn không dưới 800 chữ. Tác giả Lý Trường Khanh chỉ được chọn giới thiệu trong sách giáo khoa cấp tiểu học qua một bài thơ khác của ông. Ông không phải là một tác giả đời Đường quen thuộc næi tiÕng vµ tiªu biÓu như Lý Bạch, Đỗ Phủ. Các em thí sinh mười mấy tuổi liệu có thể trong một thời gian ngắn thông hiểu câu thơ được viết từ nghìn năm trước hay không? nắm bắt được cái thần của bài thơ mình chưa từng đọc qua? Liệu có thể giải thích “mưa nhỏ”, “hoa rụng” có nội hàm gì? Ai oán, u sầu hay tươi đẹp mộng mơ? Ở nước ta GS Nguyễn Khắc Phi và nhóm cộng sự mớí đưa mấy bài thơ Tứ tuyệt Đường luật vào chương trình THCS mà có người đã chỉ trích các nhà soạn sách giáo khoa là đưa nó vào dạy là xa lạ, khó hiều với học sinh thời nay mới 13-14 tuổi đầu. Đưa thơ Đường vào dạy ở bậc THCS mà còn bị phê bình thì ai dám cả gan lấy một bài thơ Đường học sinh chưa được học để làm bài thi chắc sẽ bị la ó đến mức nào? Người ra đề trên đã chỉ hẳn cho học sinh bốn hướng đi, bốn cách lý giải. Học sinh được tự do chọn cho mình một ý hợp với mình để phát triển, mở rộng bài viết. Nếu chỉ đơn thuần phân tích từ hai câu thơ này (không sử dụng các dẫn chứng từ các bài thơ khác), với lý giải (1) học sinh có thể sử dụng lối văn miêu tả, tả cảnh mùa xuân đẹp, hấp dẫn lòng người, từ đó có thể tán dương vẻ đẹp mùa xuân như biểu tượng một xã hội. Những học sinh nào chọn ý (2), (3) có thể sử dụng văn chứng minh và phát biểu cảm nghĩ để so sánh và đối chiếu quan niệm sống, giá trị biểu cảm, cách nhìn giữa xưa và nay. Những học sinh nào chọn cảm nhận (4) có thể dùng văn nghị luận để làm bài. Như thế, đề thi văn này đưa ra hai câu thơ tuy rất xa lạ với học sinh nhưng nó hoàn toàn là một đề mở. Chỉ trong một đề thi thôi mà đã đưa ra cho học sinh chọn bốn cách viết với nội dung khác nhau. Từng học sinh có thể chọn cách thức hành văn thuộc sở trường của mình (văn tả, văn phát biểu cảm nghĩ, văn phân tích hay văn nghị luận) để phát huy bút lực, khả năng của mình. Một đề văn thật sự tôn trọng tự do học sinh. Một đề thi nhưng có thể tạo cho học sinh cơ hội tự do phát biểu, đồng thời khảo sát học sinh ở nhiều mặt. Học sinh không thể dựa vào việc học tủ cứ thế chép ra, mà phải tự vận dụng cao độ tính sáng tạo. Thông qua cách lý giải đa dạng khác nhau của thí sinh đối với những nhà văn, tác phẩm nổi tiếng, một câu thơ mà từ đó kiểm tra đ ánh giá được kiến thức văn học tổng hợp của học sinh. Và nhất là từ đây học sinh Trung Quốc sẽ phải nghiêm túc hơn trong việc học thông đọc thạo những tác phẩm văn học cổ của nước mình. ( Trích: Đề thi văn lạ ở Trung Quốc- Báo Tuổi Trẻ) Ở nước ta trước đây ai ra đề thi nằm ngoài chương trình thì bị coi là ra lạc đề, sai đề, thậm chí sẽ bị báo chí chỉ trích, bị ngành kỉ luật. Ai dám ra đề văn miêu tả cho học sinh THPT, ra về một văn bản, văn học cổ chưa học trong chương trình như đề trên ở Trung Quốc? Nói vậy chứ gần đây ở nước ta cũng đã xuất hiện một số đề dạng mở, nhưng GV bậc phổ thông hầu như vẫn chưa quen với dạng đề này. Những nỗi “ám ảnh” về dạng đề truyền thống vẫn còn khá dai dẳng trong một bộ phận không ít ở giáo viên chúng ta hiện nay. Do đó, trước sự xuất hiện của những câu hỏi “mở” trong đề thi ở những kỳ thi có tính chất quan trọng, đã xuất hiện những ý kiến thái độ khác nhau. Nhiều giáo viên, học sinh tỏ ra thích thú, háo hức. Một số khác lại tỏ ra ngỡ ngàng, lúng túng, băn khoăn. Thậm chí, còn có những phản ánh cho là “đề thi lạ”, “đề thi khó” hay “đề thi có vấn đề”. Vì thế vẫn còn những người “lưu luyến” với dạng đề “truyền thống”. Họ cho rằng: đề “mở” là dạng đề quá mới mẻ, hoàn toàn khác so với cách ra đề thi từ trước tới nay. Vì thế nó sẽ gây khó khăn cho học sinh khi làm bài. Học sinh khó xác định đúng trọng tâm yêu cầu của đề cũng như không biết nên bắt đầu viết từ đâu. Thực ra, trong chương trình SGK mới, từ cấp THCS, đề thi theo dạng “mở” đã được học sinh tiếp cận. Chẳng hạn: SGK Ngữ văn 6, tập 1, trang 47 nêu một số đề: “Ngày sinh nhật của em”, “Kỷ niệm ngày thơ ấu”; SGK Ngữ văn 7, tập 1, trang 88 cũng giới thiệu một số đề: “Loài cây em yêu”, “Vui buồn tuổi thơ”; SGK Ngữ văn 8, tập 1, trang 37, dạng đề “mở” lại tiếp tục xuất hiện: “Tôi thấy mình đã khôn lớn”, “Người ấy sống mãi trong lòng tôi”. Tương tự, SGK Ngữ văn 9, tập 1, trang 42 cũng có các đề: “Một nét đặc sắc trong di tích, thắng cảnh quê em”, “Cây lúa Việt Nam” Những kiểu đề “mở” như trên cũng đã xuất hiện trong chương trình SGK ở các lớp bậc THPT. Đến năm học 2008 – 2009 vừa qua, học sinh lớp 12 đã được học chương trình SGK bộ mới. Như vậy, việc học sinh “chưa quen” còn “bỡ ngỡ” với dạng đề “mở” phải chăng là do giáo viên chưa cho học sinh “làm quen” hay là do chính giáo viên “chưa quen” với việc đổi mới kiểm tra, đánh giá?! Chúng ta những giáo viên văn, tại thời điểm này về ý thức nhất thiết phải đoạn tuyệt với lối ra đề văn truyền thống, từng bước làm quen với dạng đề mở. Đổi mới việc ra đề thi phải được tiến hành song song, đồng bộ với việc đổi mới phương pháp dạy - học văn trong nhà trường. Phải xem việc đổi mới cách dạy và cách học văn là gốc để tạo ra cái nền vững chắc cho việc đổi mới đề thi. Và khi đề thi đã đổi mới, thì nó lại có tác dụng trở lại củng cố cách dạy và cách học văn mới. Trước mắt chúng ta phải tạo ra những "bước đệm" để học sinh quen dần với cách dạy - học mới, thích ứng với những đề kiểm tra và cách đánh giá mới, từ đó sẽ có thể tiếp nhận dễ dàng, không bỡ ngỡ trước những đề văn mới, hơn thế còn thích thú với những đề văn này. Cuối cùng tôi mong người GV phải thật sự nhiệt tâm với nghề và học trò phải chủ động thì mới nói đến đổi mới được. Đổi mới cách dạy, cách ra đề chỉ là ý muốn chủ quan của người thầy, của ngành GD, chỉ giải quyết được phần ngọn, thiếu tính bền vững. Thiết nghĩ khi thầy hãy còn lo miếng cơm manh áo nhiều hơn lo cho giờ dạy thì đổi mới có thực hiện được cũng chỉ dừng lại ở các giờ dạy thao giảng mà thôi. Xét về cội nguồn theo tôi đổi mới trước hết phải đổi mới tư duy của chính những nhà lãnh đạo giáo dục, của cơ chế chính sách của Nhà nước (như minh bạch nguồn tài chính; chuẩn hoá đội ngũ cán bộ quản lí; tiến tới giao quyền tự chủ về nhân sự, tài chính cho cơ sở; nghiêm khắc với CBGV vi phạm đạo đức nhà giáo, nâng cao đời sống CBGV, trả lương theo tài năng và cống hiến) thì mới đổi mới được tư duy của người dạy và người học. Giáo dục là quốc sách hàng đầu thì giáo dục phải nuôi sống nhiệt tâm của thầy bằng chính ngân sách xứng tầm với cái quốc sách đó. Có như thế sau giờ dạy trên lớp thầy có thời gian dành cho nghiên cứu và chuẩn bị cho bài giảng được chu đáo chứ không phải lo làm thêm việc ngoài giờ để kiếm sống, BGH các trường cũng chẳng cần phải thu thêm các khoản nào nữa, vì “Cơm áo không đùa với cả nhà sư phạm”. Trần Quốc Thường (ST-biên soạn)
Tài liệu đính kèm: