Giáo án Ngữ văn 12 bài 26: Rừng xà nu

Giáo án Ngữ văn 12 bài 26: Rừng xà nu

RỪNG XÀ NU

Môn : Văn Lớp : 12 Tiết PPCT : 41+42+43 Ngày soạn :

 A – MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU :

- Giúp học sinh hiểu vẻ đẹp tâm hồn,sức mạnh của nhân dân Tây Nguyên mà tiêu biểu là dân làng Xô-Man trong những năm đầu kháng chiến vô cùng gian khổ.

- Hiểu được chất sử thi của tác phẩm qua hệ thống nhân vật và hình tượng cây xà nu.

 Chuẩn bị : Giáo án,sách giáo khoa,sách giáo viên,bài soạn của học sinh

 

doc 3 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2099Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 bài 26: Rừng xà nu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN
Bài :26	RỪNG XÀ NU
Môn : Văn Lớp : 12 Tiết PPCT : 41+42+43 Ngày soạn : 
 A – MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU : 
Giúp học sinh hiểu vẻ đẹp tâm hồn,sức mạnh của nhân dân Tây Nguyên mà tiêu biểu là dân làng Xô-Man trong những năm đầu kháng chiến vô cùng gian khổ.
Hiểu được chất sử thi của tác phẩm qua hệ thống nhân vật và hình tượng cây xà nu.
˜ Chuẩn bị : Giáo án,sách giáo khoa,sách giáo viên,bài soạn của học sinh
B – LÊN LỚP :
Thời gian
Hoạt động của
Thầy và trò
Nội dung
Ghi chú bổ sung
1- Ổn định lớp.
2- Kiểm tra bài cũ,nhận xét cho điểm.
3- Dạy bài mới.
+Gọi HS giới thiệu về tác giả và tác phẩm. Tóm tắt tác phẩm.
+Hướng dẫn học sinh phân tích lần lượt từng nhân vật sau đó rút ra nhận xét tông quát để tháy rỏ giá trị nội dung của tác phẩm.
+ Phân tích ý nghiã của hình tượng cây xà nu. Chú ý phải thấy được nghệ thuật nhân hoá độc đáo,hình ảnh so sánh xác đáng độc đáo.
+Sử dụng câu hỏi SGK,hướng dẫn học sinh phát hiện,phân tích chất sử thi của tác phẩm.
+Nhận xét khái quát về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
I – ĐÔI NÉT VỀ TÁC GIẢ,TÁC PHẨM : Nguyễn Trung Thành tên thật là Nguyễn Văn Báu sinh năm 1932,quê ở tỉnh Quảng Nam. Tham gia cách mạng từ năm 1950 và gắn bó với chiến trường Tây Nguyên trong cả hai giai đoạn kháng chiến. Tác phẩm đầu tay của ông là Đất nuớc đứng lên.
 Truyện ngắn Rừng xà nu ( giải thưởng văn học Nguyễn Đình Chiểu năm 1965 ) được viết vào năm 1965,thời điểm mà đế quốc Mỹ đổ quân ào ạt vào miền nam. 
II – PHÂN TÍCH :
1 – Những con người đại diện cho núi rừng Tây Nguyên:
a – Tnú :
-Tính cách : 
+Gan lì,mạnh mẽ,mưu trí,dũng cảm: Học chữ,bị bắt,làm liên lạc,bị đốt mười đầu ngón tay mà không kêu
+Giàu tình cảm :Với buôn làng,dù đi xa lâu ngày vẫn nhớ rỏ từng cái dốc,gốc cây,nhớ tiếng chày giã gạo của những người phụ nử Strá,thèm được tắm mình trong dòng nước mát của quê hương. Nhơ rỏ từng người một,nhận ra ngay những thay đổi ở từng người,không cần nhìn vẫn nhận ra cụ Mết..Với vợ con,Tnú hết lòng thương yêu,xé vải cho Mai địu con,biết là khó chọi lại bọn lính nhưng vẫn xông ra giết cho bằng được tên lính đã đánh Mai.
- Một biểu tượng anh hùng :
+Cuộc đời nhiều bất hạnh : Mồ côi từ nhỏ,bị kẻ thù hành hạ,không cứu được vợ con,bản thân bị đốt mười đầu ngon tay
+Vượt lên trên bi kịch cá nhân,trở thành anh hùng : Được dân làng cưu mang,cụ Mết dìu dắt,gần gủi anh Quyết,Tnú sớm giác ngộ cách mạng,chịu khó học chữ,tham gia nuôi giấu cán bộ,làm liên lạc. Một lòng trung thành tuyệt đối vào cách mạng,bất khuất trước kẻ thù. Tnú trở thành hình ảnh lý tưởng,là thần tượng,là niềm tự hào của dân làng Xô-man. Mọi người đón Tnú về trong nỗi mừng vui,yêu thương,quan tâm hết mức.
b- Cụ Mết :
Tuổi cao vẫn khoẻ mạnh,uy nghi. Ông là thủ lỉnh tinh thần của dân làng. Giọng nói như ra lệnh nhưng ai cũng răm rắp tuân theo ( Mày ở nhà tao). Kỳ thực ông sống rất tình cảm,lo lắng cho Tnú,lo lắng cho tương lai của buôn làng,quan tâm đến thế hệ tương lai(kể đi kể lại câu chuyện của Tnú). Ông là thế hệ trước,là lịch sử,là hình ảnh của quá khứ,là cái gạch nối giữa dân làng Xô-man và cách mạng.
c- Dít : Một cô bé gan góc(đạn bắn xới xung quanh vẫn đứng trơ ra một chổ),là sự nối tiếp của Mai. Những đêm đông dậy sớm giã gạo. Hiện là một cán bộ tốt,rất có uy tín với mọi người. Công tư rỏ ràng. Lo lắng cho Tnú,cho danh dự của buôn làng
d- Bé Heng : Hình ảnh của tương lai. Nó đã hơn Tnú ngày trước,chưa thể đoán nổi nó sẽ tiến xa đến đâu.
e- Tập thể dân làng : Ngưỡng mộ Tnú,đó cũng là anh hùng. Họ tham gia nuôi giấu cán bộ và đãtừng có người hy sinh như bà Nhan,anh SútNhưng họ không sợ.
 * Đólà một tập thể anh hùng.Các thế hệ nối tiếp nhau cống hiến sức mình cho sự nghiệp đấu tranh giành độc lập tự do. Họ đã nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng,là hình ảnh tiêu biểu cho ý chí và sức mạnh của dân tộc Việt Nam ta.
2 – Hình ảnh cây xà nu :
+ Một hình ảnh tả thực sinh động :Sức sống mạnh mẽ,ham ánh sáng.
+Hình ảnh ẩn dụ về con người Tây Nguyên nói riêng và dân tộc Việt Nam ta nói chung.
3 – Chất sử thi của tác phẩm :
-Câu chuyện bi hùng của Tnú,xuất thân là người của cộng đồng,sống chết vì danh dự,uy tín của cộng đồng. 
-Không khí kể chuyện : Bên ánh lửa bập bùng,mọi người chăm chú lắng nghe bằng một thái độ nghiêm trang
-Hình ảnh thiên nhiên hùng vĩ,chói lọi
-Xử lý thời gian khéo léo : Truyện lồng trong truyện vừa tạo được âm hưởng sử thi vừa rút gon tác phẩm. 
III – TỔNG KẾT :
 Qua cuộc đời của Tnú và câu chuyện của dân làng Xô-man,tác giả đề cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân Tây Nguyên nói riêng và nhân dân Việt Nam ta nói chung. Tác phẩm thật sự là một tiểu anh hùng ca về nhân dân Tây Nguyên,về đất nước con người Việt Nam ta. Trong khó khăn tăm tối,những con người yêu nước,yêu tự do đã quây quần lại với nhau thành một khối vững chắc để chống lại bom đạn của kẻ thù mà không hề run sợ. Tác phẩm hấp dẫn người đọc bởi chất sử thi hào hùng,nghệ thuật kể chuyện độc đáo. 
* Dặn dò :
Đọc lại tác phẩm và tập phân tích.
Chuẩn bị bài tiếp theo :ĐẤT NƯỚC của Nguyễn Khoa Điềm.
 Người soạn:
 NGUYỄN PHÚC HẬU

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 26 Rung Xa Nu.doc