Một số bài tập viết phương trình hóa học hay - Nguyễn Đình Cương (Có đáp án)

Một số bài tập viết phương trình hóa học hay - Nguyễn Đình Cương (Có đáp án)

Bài 1: Hoàn thành các phản ứng sau (nếu có) :

a. CaH2 + H2O →

b. FeSO4 + K2Cr2O7 + H2SO4 →

c. FeS2 + O2 FexOy +

d. Fe(OH)2 + H2SO4 + KMnO4 →

e. Ba(HCO3)2 + Na2SO3 →

f. SO2 + O2 + H2O →

 

docx 5 trang Người đăng thuyduong1 Ngày đăng 21/06/2023 Lượt xem 424Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Một số bài tập viết phương trình hóa học hay - Nguyễn Đình Cương (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dưới đây là bài viết đăng trên “Tạp chí Hóa học và Ứng dụng”, số 16/2017:
MỘT SỐ BÀI TẬP VIẾT PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC HAY
 Nguyễn Đình Cương
 Trường THPT Ngô Quyền, TP Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh
(Số điện thoại: 0852373888; E-mail: cuonghoahoc@gmail.com)
Bài 1: Hoàn thành các phản ứng sau (nếu có) :
a. CaH2 + H2O →
b. FeSO4 + K2Cr2O7 + H2SO4 →
c. FeS2 + O2 FexOy + 
d. Fe(OH)2 + H2SO4 + KMnO4 → 
e. Ba(HCO3)2 + Na2SO3 →
f. SO2 + O2 + H2O →
g. N2O4 + O2 + H2O →
h. PbO2 + HCl →
i. H2S + K2S →
j. Cd + CuSO4 →
k. Zn + CdSO4 →
l. FexOy + HI → I2 + 
m. K2Cr2O7 + H2SO4 + C → 
n. Ca(AlO2)2 + Na2ZnO2 →
Giải : a. CaH2 + 2H2O → Ca(OH)2 + 2H2 
b. 6FeSO4 + K2Cr2O7 + 7H2SO4 → 3Fe2(SO4)3 + Cr2(SO4)3 + K2SO4 + 7H2O
c. 2xFeS2 + (4x + y)O2 2FexOy + 4xSO2 
d. 10Fe(OH)2 + 18H2SO4 + 2KMnO4 → 5Fe2(SO4)3 + 2MnSO4 + K2SO4 + 28H2O 
e. Ba(HCO3)2 + Na2SO3 → BaSO3↓ + 2NaHCO3 
f. 2SO2 + O2 + 2H2O → 2H2SO4
g. 2N2O4 + O2 + 2H2O → 4HNO3 
h. PbO2 + 4HCl → PbCl2 + Cl2↑+ 2H2O
i. H2S + K2S → 2KHS 
j. Cd + CuSO4 → CdSO4 + Cu
k. Zn + Cd2+ → Zn2+ + Cd
l. FexOy + 2yHI → (y - x)I2 + xFeI2 + yH2O 
m. 2K2Cr2O7 + 8H2SO4 + 3C → 2K2SO4 + 2Cr2(SO4)3 + 3CO2 + 8H2O 
n. Không phản ứng .
Bài 2: Hoàn thành các phản ứng sau (nếu có) :
a. Al + H2SO4 (đặc, nóng) → H2S↑ +
b. P4 + HNO3 (đặc) →
c. Al2O3 + Fe(HSO4)3 →
d. PCl5 + H2O (dư) →
e. CaOCl2 + CO2 + H2O →
f. BaBr2 + H2SO4 (đ) 
g. O3 + Hg →
h. Na2S + CdSO4 →
i. NH3 + H2O2 + MnSO4 →
j. As2S5 + HNO3 → H3AsO4 + H2SO4 + NO 
k. Al3+ + AlO2- →
l. Zn + PbSO4 →
Giải : a. 8Al + 15H2SO4 (đặc, nóng) → 4Al2(SO4)3 + 3H2S↑ + 12H2O
b. P4 + 20HNO3 (đặc) → 4H3PO4 + 20NO2 + 4H2O 
c. Al2O3 + 6H+ → 2Al3+ + 3H2O 
d. PCl5 + 4H2O (dư) → H3PO4 + 5HCl 
e. CaOCl2 + CO2 + H2O → CaCl(HCO3) + HClO
f. BaBr2 + 2H2SO4 (đ) BaSO4↓ + Br2 + SO2↑ + 2H2O
g. O3 + 3Hg → 3HgO 
h. Na2S + CdSO4 → CdS↓ Na2SO4 
i. 2NH3 + H2O2 + MnSO4 → MnO2 + (NH4)2SO4 
j. 3As2S5 + 40HNO3 + 4H2O → 6H3AsO4 + 15H2SO4 + 40NO 
k. Al3+ + 3AlO2- + 6H2O → 4Al(OH)3↓
l. Không phản ứng .
Bài 3. Viết các phương trình hóa học (nếu có) khi tiến hành nhiệt phân lần lượt các chất rắn sau : a. Quặng Trona [Na3(CO3)(HCO3).2H2O] ; b. (NH4)2SO4 ; c. NH4HS ; d. Ba(HCO3)2 ; e. CuSO4 ; f. FeSO4 ; g. Hg(NO3)2 ; h. Mg(OH)2 ; i. Canxi axetat ; j. Sắt (II) oxalat .
Giải : a. 2[Na3(CO3)(HCO3).2H2O] 3Na2CO3 + CO2↑ + 5H2O
b. (NH4)2SO4 NH3 + NH4HSO4
 NH4HSO4 NH3 + H2SO4
 H2SO4 SO3 + H2O 
 3SO3 + 2NH3 3SO2 + N2 + 3H2O
Tổng hợp lại các phản ứng, ta có :
 3(NH4)2SO4 N2 + 4NH3 + 3SO2 + 6H2O
c. NH4HS NH3 + H2S
d. Ba(HCO3)2 BaCO3 + CO2↑ + H2O
Sau đó : BaCO3 BaO + CO2↑
e. 2CuSO4 2CuO + 2SO2↑ + O2↑ 
f. 2FeSO4 Fe2O3 + 2SO2↑ + 0,5O2↑ 
g. Hg(NO3)2 Hg + 2NO2 + O2 
h. Mg(OH)2 MgO + H2O 
i. (CH3COO)2Ca (CH3)2C = O + CaCO3 
j. FeC2O4 FeO + CO2 + CO 
Bài 4. Hòa tan hỗn hợp một số muối cacbonat (trung hòa) vào nước ta được dung dịch A và chất rắn B. Lấy một ít dung dịch A đốt nóng ở nhiệt độ cao thấy ngọn lửa màu vàng ; lấy một ít dung dịch A cho tác dụng với xút đun nhẹ thấy bay ra một chất khí làm xanh giấy quỳ ướt . Hòa tan chất rắn B bằng dung dịch H2SO4 loãng , dư (phải khuấy) thu được dung dịch C , kết tủa D và khí E . Cho kết tủa D tác dụng với dung dịch NaOH đặc thấy tan một phần kết tủa . Cho dung dịch C tác dụng với xút dư được dung dịch F và kết tủa G bị hóa nâu hoàn toàn trong không khí . Cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch F thấy xuất hiện kết tủa trắng tan trong HCl dư. Hỏi hỗn hợp ban đầu có các muối cacbonat gì ? (các muối thông thường đối với học sinh phổ thông) . Viết các phương trình phản ứng xảy ra .
Giải : - Vì dung dịch A đốt nóng ở nhiệt độ cao có ngọn lửa màu vàng chứng tỏ có muối Na2CO3 ; vì khi dung dịch A tác dụng với xút bay ra chất khí làm xanh quỳ tím , khí đó phải là NH3 và dung dịch A phải có (NH4)2CO3 :
 (NH4)2CO3 + 2NaOH Na2CO3 + 2H2O + 2NH3↑
- Chất rắn B khi tác dụng với dung dịch H2SO4 tạo thành kết tủa chứng tỏ có các muối sunfat không tan BaSO4 và PbSO4 ; phần tan trong NaOH là PbSO4 , còn phần không tan là BaSO4 :
 BaCO3 + H2SO4 → BaSO4↓ + CO2↑ + H2O
 BaSO4 + NaOH → không
 PbCO3 + H2SO4 → PbSO4↓ + CO2↑ + H2O
 PbSO4 + 4NaOH → Na2PbO2 + Na2SO4 + 2H2O
- Dung dịch C khi tác dụng với xút dư tạo chất kết tủa trắng bị hóa nâu hoàn toàn trong không khí, đó phải là Fe(OH)2 :
 FeCO3 + H2SO4 → FeSO4 + CO2↑ + H2O
 FeSO4 + 2NaOH → Fe(OH)2↓ + Na2SO4
 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3↓
- Vì khi cho HCl vào F thấy kết tủa trắng xuất hiện chứng tỏ phải có hiđroxit lưỡng tính (Zn(OH)2 , Al(OH)3 , không kể Sn(OH)2 , nhưng vì không có muối Al2(CO3)3 nên hỗn hợp ban đầu phải có ZnCO3) :
 ZnCO3 + H2SO4 → ZnSO4 + CO2↑ + H2O
 ZnSO4 + 2NaOH → Zn(OH)2↓ + Na2SO4
 Zn(OH)2 + 2NaOH → Na2ZnO2 + 2H2O
 Na2ZnO2 + 2HCl → Zn(OH)2↓ + 2NaCl
 Zn(OH)2 + 2HCl → ZnCl2 + 2H2O 
Bài 5. Sắt tồn tại trong nước tự nhiên (ở pH = 6 – 7) dưới dạng Fe(HCO3)2 . Người ta thường loại Fe2+ khỏi nước dưới dạng kết tủa hiđroxit bằng cách sục oxi (không khí) theo 3 cách sau :
a. sục oxi một mình .
b. sục oxi cùng với thêm Ca(OH)2 .
c. sục oxi cùng với thêm Na2CO3 .
Viết các phương trình phản ứng xảy ra .
Giải : a. 4Fe(HCO3)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3↓ + 8CO2↑
b. 4Fe(HCO3)2 + 8Ca(OH)2 + O2 → 4Fe(OH)3↓ + 8CaCO3↓ + 6H2O
c. 4Fe(HCO3)2 + 8Na2CO3 + O2 + 10H2O → 4Fe(OH)3↓ + 16NaHCO3 
Bài 6. Hoàn thành các phản ứng sau (nếu có) :
a. CH4 + Fe3O4 
b. C2H4 + H2SO4 (đặc) →
c. C2H2 + H2O (HgSO4) →
d. C6H5 - CH2 - CH(CH3)2 + KMnO4 (to) →
e. Naphtalen + O2 
f. C2H5Br + NaOH 
g. CH3OH + CO (to , xt) →
h. FeCl3 + dung dịch CH3NH2 →
Giải : a. CH4 + Fe3O4 3Fe + CO2 + 2H2O 
b. C2H4 + 6H2SO4 (đặc) → 6SO2↑ + 2CO2↑ + 8H2O 
c. C2H2 + H2O (HgSO4) → CH3CHO
d. 3C6H5 - CH2 - CH(CH3)2 + 8KMnO4 (to) → 3C6H5COOK + 3(CH3)2C = O + 5KOH + 8MnO2 + 2H2O
e.
+ 9/2O2 
+ 2CO2
+ 2H2O
f. C2H5Br + NaOH C2H5OH + NaBr 
g. CH3OH + CO (to , xt) → CH3COOH 
h. CH3NH2 + H2O D [CH3NH3]+ + OH- 
 FeCl3 + 3CH3NH3OH → Fe(OH)3↓ + 3CH3NH3Cl
Bài 7. Hợp chất hữu cơ A có công thức phân tử là C3H7O2N .
a. Viết CTCT và gọi tên A, biết A là amino axit .
b. Xác định CTCT các đồng phân A1, A2, A3 của A và viết các phương trình phản ứng, biết rằng:
- A1 tác dụng với hỗn hợp (Fe + HCl) tạo ra amin bậc 1, mạch thẳng.
- A2 tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng, thu được Ancol metylic.
- A3 tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng, thu được một chất khí có mùi khai và nhẹ hơn không khí.
Giải : a. H2N - CH(CH3) - COOH : Axit -aminopropionic .
H2N - CH2 - CH2 - COOH : Axit -aminopropionic . 
b. - CTCT của A1 là CH3CH2CH2 – NO2 vì :
CH3CH2CH2 – NO2 + 6[H] (Fe + HCl) → CH3CH2CH2 – NH2 + 2H2O 
- CTCT của A2 là H2NCH2COOCH3 vì :
H2NCH2COOCH3 + NaOH H2NCH2COONa + CH3OH
- CTCT của A3 là CH2 = CH – COONH4 vì :
CH2 = CH – COONH4 + NaOH CH2 = CH – COONa + NH3↑ + H2O 
Bài 8. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra trong các thí nghiệm sau (nếu có) :
a. Nung MnSO4 với hỗn hợp gồm K2CO3 và KNO3 .
b. Để lâu dung dịch HBr trong không khí .
c. Cho một ít bột MnO2 vào dung dịch H2O2 .
Giải : a. MnSO4 + 2K2CO3 + 2KNO3 K2MnO4 + 2KNO2 + K2SO4 + 2CO2↑
b. Dung dịch HBr không màu, để lâu trong không khí trở nên có màu vàng nâu vì :
 4HBr + O2 → 2Br2 + 2H2O 
c. H2O2 phân hủy chậm trong dung dịch ở nhiệt độ thường theo phản ứng sau :
 2H2O2 → 2H2O + O2↑
Khi cho vào dung dịch này một ít bột MnO2 làm chất xúc tác, bọt oxi sẽ thoát ra rất mạnh. 

Tài liệu đính kèm:

  • docxmot_so_bai_tap_viet_phuong_trinh_hoa_hoc_hay_nguyen_dinh_cuo.docx