Môn sinh vật lớp 12 (người ra đề : Nguyễn Thị Tuyết – gv trường THPT Trần Phú )

Môn sinh vật lớp 12 (người ra đề : Nguyễn Thị Tuyết – gv trường THPT Trần Phú )

CÂU 1: đột biến gen là:

a. những biến đổi xảy ra trong cấu trúc của gen.

b. là một loại biến dị di truyền.

c. biến đổi xảy ra trên một hay một số điểm nào đó của phân tử ADN.

d. tất cả đều đúng.

CÂU 2: nguyên nhân có thể làm phát sinh đột biến gen là:

a. các loại hoá chất. b. các tác nhân phóng xạ của môi trường.

c. các tia bức xạ. d. tất cả đều đúng.

CÂU 3: đột biến gen bao gồm các dạng là:

a. mất, thay, đảo và chuyển cặp nuclêôtit.

b. mất, thay, thêm và đảo cặp nuclêôtit.

c. mất, nhân, thêm và đảo cặp nuclêôtit.

d. mất, thay, nhân và lặp cặp nuclêôtit.

 

doc 6 trang Người đăng haha99 Lượt xem 1361Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Môn sinh vật lớp 12 (người ra đề : Nguyễn Thị Tuyết – gv trường THPT Trần Phú )", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÔN SINH VẬT LỚP 12
(Người ra đề : Nguyễn Thị Tuyết – Gv trường THPT Trần Phú )
Thời gian : 45 phút
CÂU 1: đột biến gen là:
những biến đổi xảy ra trong cấu trúc của gen.
là một loại biến dị di truyền.
biến đổi xảy ra trên một hay một số điểm nào đó của phân tử ADN.
tất cả đều đúng.
CÂU 2: nguyên nhân có thể làm phát sinh đột biến gen là: 
các loại hoá chất.	b. các tác nhân phóng xạ của môi trường.
các tia bức xạ.	d. tất cả đều đúng.
CÂU 3: đột biến gen bao gồm các dạng là:
mất, thay, đảo và chuyển cặp nuclêôtit.
mất, thay, thêm và đảo cặp nuclêôtit.
mất, nhân, thêm và đảo cặp nuclêôtit.
mất, thay, nhân và lặp cặp nuclêôtit.
CÂU 4: loại đột biến chỉ di truyền qua sinh sản dinh dưỡng mà không di truyền qua sinh sản hữu tính là:
đột biến tiền phôi.	b. đột biến trên các tế bào sinh dưỡng.
c. đột biến giao tử.	c.đột biến thay cặp nuclêôtít.
CÂU 5: ảnh hưỡng trên phân tử prôtêin được tổng hợp nếu xảy ra đột biến thay một cặp nuclêôtit khác loại ở vị trí tương ứng từ bộ ba thứ hai đến trước bộ ba cuối cùng của mạch gốc gen là:
làm thay đổi toàn bộ các axitamin.	b.làm thay đổi một số axitamin.
làm thay đổi một axitamin.	d.làm thay đổi 2 axitamin.
CÂU 6: đột biến đảo 2 cặp nuclêôtit của gen dẫn đến phân tử prôtêin được tổng hợp có thể thay đổi tối đa:
1 axit amin 	b.2 axit amin
c 3 axit amin	d.trên 3 axit amin
CÂU 7: một gen dài 3060 ăngstron, trên một mạch của gen có 100 Ađênin và 250 Timin. gen đó bị đột biến mất 1 cặp G-X, thì số liên kêt hyđrô của gen sau đột biến là: 
2353 liên kết	b.2347 liên kết.
c. 2350 liên kết.	d.2348 liên kết.
CÂU 8: Gen có khối lượng 450 000 đơn vị cácbon và có 1900 liên kết hyđrô. gen bị đột biến thêm 1 cặp A-T. số lượng từng loại nuclêôtít môi trường cung cấp cho gen sau đột biến tự sao 4 lần là:
A = T=5265 và G=X= 6000.	b. A=T= 5250 và G=X = 6000.
c. A=T= 5250 và G=X= 6015.	d. A=T= 5265 và G=X= 6015.
CÂU 9: đột biến cấu trúc NST bao gồm các dạng:
mất đoạn, thêm đoạn, đảo đoạn và chuyển đoạn NST.
mất đoạn, thêm đoạn, nhân đoạn và đảo đoạn NST.
mất đoạn, lặp đoạn,đảo đoạn và chuyển đoạn NST.
thêm đoạn, đảo đoạn, lặp đoạn và chuyễn đoạn NST.
CÂU 10: dạng đột biến phát sinh do không hình thành thoi vô sắc trong quá trình phân bào là:
đột biến đa bội thể.	b .đột biến dị bội thể.
c.đột biến chuyển đoạn NST.	d. đột biến lặp đoạn NST.
CÂU 11: cơ cế có thể dẩn đến phát sinh đột biến là:
rối loạn trong quá trình tự sao ADN.	
rối loạn trong phân li NST.
c. không hình thành thoi vô sắc trong quá trình phân bào.
d) a, b, c đều đúng.
CÂU 12: rối loạn trong sự phân li toàn bộ bộ NST trong quá trình nguyên phân từ tế bào 2n= 14 làm xuất hiện thể:
2n+1= 15.	b. 3n= 21.
c. 4n= 28.	d. 2n+2= 16.
CÂU 13 : tế bào có kiểu gen AAAA thuộc thể:
dị bội 2n+1.
tứ bội 4n
dị bội 2n+ 2 hoặc tứ bội 4n
 tam bội 3n hoặc tứ bội 4n.
CÂU 14: các loại giao tử có thể tạo ra từ kiểu gen AAa giảm phân bình thường là:
AA, Aa, aa, aaa.
AA, A, Aa, a.
AAa, Aaa, aaa.
AA, Aa, aa.
CÂU 15: cho biết A quy định thân cao, a quy định thân thấp. các cơ thể mang lai đều có quá trình giảm phân bình thường.
Tỉ lệ kiểu hình tạo ra từ Aaaa x Aaaa:
100% thân cao.
75% thân cao: 25% thân thấp
11 thân cao: 1 thân thấp
35 thân cao, 1 thân thấp
CÂU 16: một tế bào sinh giao tử có kiểu gen ABCD EFGH
 	abcd efgh
giao tử tao ra do đột biến đảo đoạn NST trong giãm phân là:
giao tử chứa abcd và EFGGH.
 giao tử chứa ABC và EFGHD.
giao tử chứa abcd và EFGH.
giao tử chứa ABCD và EGFH.
CÂU 17: kỹ thuật cấy gen là:
Tác động làm tăng số lượng gen trong tế bào.
 Chuyển gen từ cơ thể này sang cơ thể khác cùng loại.
Chuyển gen từ cơ thể này sang cơ thể khác loài khác.
Chuyển một đoạn của ADN từ tế bào này sang tế bào khác thông qua sử dụng plasmit hoặc virut làm thể truyền
CÂU 18: trong chọn giống thực vật để gây đột biến nhân tạo bằng tác nhân phóng xạ, người ta chiếu xạ với cường độ và liều lượng thích hợp lên:
a. Hạt khô, hạt nẩy mầm.
b. Đỉnh sinh trưởng của thân, cành.
c. Hạt phấn, bầu nhuỵ.
d. Một trong các các xử lí ở a, b hoặc c có thể đem lại kết quả.
CÂU 19: loại hoá chất có tác dụng làm thay cặp nuclêôtit tạo ra đột biến gen là:
5- Brômuraxin(5- BU)
Etylmêtan Sunfonat (EMS)
cônsixin
a và b đúng.
CÂU 20: ưu thế lai thể hiện rõ nhất ở thế hệ lai F1 vì:
con lai F1 có nhiều điều kiện hơn về dinh dưỡng so với các thế hệ sau.
con lai F1 tiếp nhận nhiều nguyên liệu di truyền từ bố mẹ hơn so với con lai ở các thế hệ khác.
hiện tượïng phân li tạo các thể đồng hợp làm giảm ưu thế lai kể từ thế hệ thứ 2 trở đi.
a và b đúng.
CÂU 21: ở người bệnh máu khó đông do gen lặn h nằm trên nhiễn sắc thể X qui định, gen H qui định máu đông bình thường. bố mắc bệnh máu khó đông, mẹ bình thường, ông ngoại mắc bệnh máu khó đông, nhận định nào dưới đây là đúng:
con gái của họ không thể mắc bệnh.
100% số con trai sẽ mắc bệnh.
100% số con trai đều bình thường.
50% số con gái có khả năng mắc bệnh.
CÂU 22: thường biến là những biến đổi ở.........(G: kiểu gen,H: kiểu hình) của cùng một ......(G: kiểu gen,H: kiểu hình) phát sinh trong quá trình .......(B biệt hoá tế bào, P: phát triển cá thể) dưới ảnh hưởng của.......(K: kiểu gen, M: môi trường) chứ không do sự biến đổi trong kiểu gen.
G, H, P, M	
b. H, G, P, M	
c. H, G, B, M	
d. G, H, P, M
CÂU 23:điều nào dưới đây là không đúng:
trong một kiểu gen, mỗi gen có mức phản ứng riêng
tính trạng số lượng có mức phản ứng hẹp, tính trạng chất lượng có mức phản ứng rộng.
kiểu gen quy định mức phản ứng, môi trường quy định kiểu hình cụ thể trong giới hạn cho phép của mức phản ứng.
kiểu gen quy định giới hạn năng suất của một giống vật nuôi hay cây trồng.
CÂU 24: để biết một biến dị là thường biến hay đột biến, người ta căn cứ vào: 
kiểu gen của cá thể.	b. kiểu hình của cá thể
biến dị đó di truyền hay không di truyền	c. tất cả đều sai
 CÂU 25: hiện tượng bất thụ của cơ thể lai xa xảy ra là do:
bộ NST của 2 loài khác nhau gây ra trở ngại trong quá trình phát sinh giao tử
chiều dài của ống phấn không phù hợp với chiều dài vòi nhuỵ của loài kia ở thực vật.
hạt phấn của loài này không nẩy mầm được trên vòi nhuỵ của loài kia ở thực vật hoặc tinh trùng của loài này bị chết trong đường sinh dục của loài khác.
b, c đều đúng.
CÂU 26: trong chọn lọc hàng loạt, người ta dựa vào.......(H: kiểu hình, G: kiểu gen, K: cả kiểu gen lẫn kiểu hình) để chọn từ trong quần thể(M: một cá thể, N: một nhóm cá thể) có các tính trạng đáp ứng mục tiêu chọn giống để làm giống, những cá thể không đáp ứng tiêu chuẩn sẽ bị loại bỏ.
H, M	b. K, M	c. G,N	d.H, N
CÂU 27: nhược điểm nào dưới đây không phải là của chọn lọc hàng loạt
chỉ đạt hiệu quả đối với những tính trạng có hệ số di truyền cao
việc tích luỹ các biến dị có lợi thường lâu có kết quả
do căn cứ trên cả kiểu hình và kiểu gen nên phải theo dõi chặc chẽ và công phu
không kiểm tra được kiểu gen của cá thể .
CÂU 28: ở vật nuôi , ưu thế lai được duy trì, củng cố bằng cách:
sử dụng hình thức sinh sản sinh dưỡng
lai kinh tế giữa hai dòng thuần chủng khác nhau
lai luân phiên, con lai được lần lượt cho lai trở lại với các dạng bố mẹ ban đầu
sử dụng con đực giống đầu dòng.
CÂU 29: Các vật thể sống đang tồn tai trên quả đất là........(Đ: những hệ khép kín, M: những hệ mở) có cơ sở vật chất chủ yếu là........(P: các đại phân tử prôtêin, N: các đại phân tử axit nuclêit, PN: các đại phân tử prôtein và axitnuclêit) có khả năng tự đổi mới, tự sao chép, tự đều chỉnh, tích luỹ thông tin di truyền.
Đ, PN	b. M, P	c. M, N	d. M, PN
CÂU 30:Ýù nghĩa của sự nghiên cứu hoá thạch là:
suy đoán lịch sử xuất hiện, phát triển và diệt vong của chúng
suy đựợc tuổi của lớp đất chứa chúng
tài liệu nghiên cưú lịch sử vỏ quả đất
a, b, c đều đúng.
CÂU 31:Phương pháp lai kinh tế có ý nghĩa:
tận dụng ưu thế lai trong sản xuất
tạo ra các dòng thuần chủng để làm giống
củng cố một tính trạng nào đó mà con người ưa thích
làm tăng tính đa dạng về kiểu hình của các giống
CÂU 32: lai cải tiến giống là:
lai giữa các giống trong nước để làm tăng vốân gen cho quần thể vật nuôi
lai giữa các giống cao sản nước ngoài để tạo thêm vốn gen nhập nội
dùng một số giống cao sản để cải tiến một số giống có năng suất thấp
lai gần để củng cố vốn gen quý của vật nuôi và cây trồng.
CÂU 33:Những hiệu quả đã mang lại từ phương pháp nghiên cứu phả hệ ở người là:
xác định được tính chất trội, lặn của một số tính trạng ở người
xác định được bệnh do gen nằm trên NST thường hay trên NST giới tính quy định
xác định được ở mội số tính trạng , tính trạng do một gen hay do nhiều gen quy định
tất cả đều đúng
CÂU 34: Việc so sánh các trẻ đồng sinh cùng trứng trong môi trường giống nhau và môi trường khác nhau có tác dụng chủ yếu:
giúp phát hiện và đánh giá quá trình phát triển thể chất của trẻ
giúp phát hiện và đánh giá quá trình phát triển tâm lí của trẻ
cho phép phát hiện ảnh hưởng của môi trường đối với kiểu gen đồng nhất
a, b và c đúng.
CÂU 35: Việc ứng dụng di truyền học vào y học có tác dụng: 
giúp tìm hiểu nguyên nhân gây ra các bệnh di truyền
giải thích được cơ chế phát sinh và di truyền của bệnh
dự đoán khả năng xuất hiện các dị tật trong những gia đình có phát sinh các đột biến.
tất cả đều đúng.
CÂU 36: Gen B có 540 guanin và gen b có 450 guanin. F1 đều có kiểu gen Bb lai với nhau. ở F2 thấy có loại hợp tử chứa 1440 xitôzin. kiểu gen của hợp tử nêu trên là:
BBb	b.Bbb	c.BBbb	d.Bbbb
CÂU : 37 đột biến nhiễm sắc thể gồm các dạng:
Đa bội và dị bội	
b.Thêm đoạn và đảo đoạn
c.Chuyễn đoạn tương hỗ và không tương hỗ 
d. Đột biến số lượng và cấu trúc NST
CÂU 38: hiện tượng đột biến cấu trúc NST là do:
đứt gãy NST
thay cặp nuclêôtit nay bằng cặp nuclêôtit khác
đứt gãy NST hoặc đứt gãy rồi tái kết hợp NST bất thường
tiếp hợp và trao đổi chéo bất thường.
CÂU 39: đột biến thể đa bộïi là dạng đột biến
nhiễm sắc thể bị thay đổi trong cấu trúc
bộ NST bị thừa một hay vài NST
bộ NST tăng lên theo bội số của n và >2n
bộ NST bị thiếu 2 hoặc vài NST
CÂU 40: khả năng khắc phục tính bất thụ lai xa của đột biến đa bội là do: 
gia tăng khả năng sinh trưởng của cây
tế bào có kích thước lớn hơn dạng lưỡng bội
giúp các NST trươt dễ hơn trên thoi vô sắc
giúp khôi phục lại cặp NST đồng dạng , tạo điều kiện cho chúng tiếp hợp , trao đổi chéo bình thường.
ĐÁP ÁN ĐỀ MÔN SINH LỚP 12:
câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
Đáp án
d
d
b
b
b
b
b
a
c
a
d
c
c
b
b
d
d
d
d
c
câu
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
Đáp án
d
b
b
c
a
d
c
c
d
d
a
c
d
c
d
a
d
c
c
d
Đề đã được kiểm tra lại và công nhận là đúng
(kí ghi rõ họ tên )

Tài liệu đính kèm:

  • doc0607_Sinh12_hk1_TTPU.doc