Lý thuyết và bài tập Các học thuyết tiến hóa

Lý thuyết và bài tập Các học thuyết tiến hóa

I/ KHÁI NIỆM :

Tiến hoá là một quá trình thay đổi dần dần, nhờ đó mà cá thể của một loài vẫn thích hợp hoặc thích nghi với điều kiện môi trường của chúng.

Tiến hoá là một quá trình mà kết quả của nó làm xuất hiện loài mới từ các dạng cũ. Quá trình đó được gọi là quá trình hình thành loài và cho phép giải thích sự xuất hiện của các loài sinh vật mới trong lịch sử sự sống trên quả đất.

 

doc 32 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1669Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Lý thuyết và bài tập Các học thuyết tiến hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÁC HỌC THUYẾT TIẾN HÓA
I/ KHÁI NIỆM :
Tiến hoá là một quá trình thay đổi dần dần, nhờ đó mà cá thể của một loài vẫn thích hợp hoặc thích nghi với điều kiện môi trường của chúng. 
Tiến hoá là một quá trình mà kết quả của nó làm xuất hiện loài mới từ các dạng cũ. Quá trình đó được gọi là quá trình hình thành loài và cho phép giải thích sự xuất hiện của các loài sinh vật mới trong lịch sử sự sống trên quả đất.
II/ CÁC HỌC THUYẾT TIẾN HOÁ:
A/ HỌC THUYẾT TIẾN HOÁ CỔ ĐIỂN:
1/ Sự sáng tạo đặc biệt: do Thượng đế tạo ra.....
2/Học thuyết Lamac: Sự DT của các tính trạng tập nhiễm.
- Các cơ quan của cơ thể có thể được phát triển và cải tiến khi được sử dụng một cách lặp đi lặp lại, còn là sẽ yếu dần nếu không được sử dụng.
- Những biến đổi về cấu trúc thu được trong đời sống của sinh vật được truyền lại cho con cái. 
VD: Loài cổ dài và chân trước của hươu cao cổ được hình thành do tập quán ăn lá cây.
- Học thuyết Lamac đã đưa ra quan điểm phát triển và phương pháp lịch sử trong việc nghiên cứu giới hữu cơ.
- Lamac đã chứng minh rằng sinh giới kể cả loài người, là sản phẩm của quá trình phát triển liên tục, từ đơn giản đến phức tạp.
- Ông cho rằng mọi biến đổi trong giới hữu cơ đều được thực hiện trên cơ sở các qui luật tự nhiên.
- Lamac tin rằng sự DT các tính trạng thu đợc trong đời sống cá thể dưới ảnh hưởng của ngoại cảnh và tập quán hoạt động là điều hiển nhiên không cần chứng minh.
Tóm lại: học thuyết Lamac có những đặc điểm nổi bật sau:
- Tiến hoá không đơn thuần là sự biến đổi mà là sự phát triển có tính kế thừa lịch sử. nâng cao dần trình độ tổ chức của cơ thể từ đơn giản đến phức tạp là dấu hiệu chủ yếu của quá trình tiến hoá hữu cơ.
- Nguyên nhân: 
+ Do điều kiện ngoại cảnh không đồng nhất và thường xuyen thay đổi làm cho các loài biến đổi dần dần và liên tục.
+ Do tập quán hoạt động của động vật đều được di truyền và tích luỹ qua các thế hệ.
- Cơ chế: 
+ Về tính đa dạng: Những biến đổi nhỏ được tích luỹ qua nhiều thời gian và tạo nên những biến đổi sâu sắc trên cơ thể sinh vật. Đối với động vật do ảnh hưởng tập quán hoạt động, cơ quan nào hoạt động nhiều thì ngày càng phát triển, cơ quan nào ít hoạt động thì ngày càng tiêu biến. Những biến đổi do ảnh hưởng của tập quán hoạt động cũng được DT cho thế hệ sau.
+ Về tính hợp lí: Ông cho rằng ngoại cảnh thay đổi chậm chạp nên sinh vật có khả năng thích nghi kịp thời và trong lịch sử không có loài nào bị đào thải. Điều này không đúng với các tài liệu cổ sinh vật học. Lamac cho rằng sinh vật vốn có khả năng phản ứng phù hợp với sự thay đổi điều kiện môi trường và mọi cá thể trong loài đều nhất loạt phản ứng theo cách giống nhau trước điều kiện ngoại cảnh mới.
 * Ưu và nhược điểm của học thuyết Lamac:
 - Ưu điểm: 
+ Tìm hiểu nguyên nhân tiến hoá tức là tìm cách giải đáp tính đa dạng và tính hợp lí của giới hữu cơ.
+ Ông đã chứng minh rằng sinh giới, kể cả laòi người, là sản phẩm của quá trình phát triển liên tục, từ đơn giản đến phức tạp.
+ Đã nêu lên lên rằng mọi biến đổi trong giới hữu cơ đều được thực hiệnt rên cơ sở các qui luật tự nhiên.
+ Nêu được vai trò của ngoại cảnh và bước đầu tìm hiểu cơ chế tác dụng cảu ngoại cảnh.
 - Nhược điểm:
+ Chưa hiểu đúng về cơ chế tác dụng của ngoại cảnh. 
+ Ông tin rằng sự DT các tính trạng thu được trong đời sống cá thể dưới ảnh hưởng của ngoại cảnh và tập quán hoạt động là điều hiển nhiên. Điều này không phù hợp khoa học ngày nay.
+ Chưa phân biêt được biến dị DT và không DT.
+ Chưa thành công trong việc giải thích sự thích nghi và sự hình thành loài mới.
+ Chưa thành công trong việc giải thích các đặc điểm hợp lí trên cơ thể sinh vật. 
 Ông cho rằng ngoại cảnh thay đổi chậm chạp nên sinh vật có khả năng thích nghi kịp thời và trong lịch sử không có loài nào bị đào thải. Điều này không đúng với các tài liệu cổ sinh vật học. Lamac cho rằng sinh vật vốn có khả năng phản ứng phù hợp với sự thay đổi điều kiện môi trường và mọi cá thể trong loài đều nhất loạt phản ứng theo cách giống nhau trước điều kiện ngoại cảnh mới. Điều này không phù hợp với quan niệm ngày nay về đặc điểm vô hướng của biến dị, tính đa dạng của quần thể. 
	+ Lamac chưa giải thích được chiều hướng tiến hoá từ đơn giản đến phức tạp. Ông buộc phải giả thiết rằng sinh vật vốn có một khuynh hướng không ngừng vươn lên tự hoàn thiện.
3/ Học thuyết tiến hoá của Đacuyn:
	Đacuyn đã đưa ra học thuyết của mình dựa trên 3 vấn đề cơ bản:
a/ Biến dị:
+ Ông là người đầu tiên dùng khái nhiệm biến dị cá thể để chỉ sự phát sinh những đặc điểm sai khác giữa các cá thể cùng loài trong quá trình sinh sản.
+ Theo Ông tác động trực tiếp của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động của động vật chỉ gây ra những biến đổi đồng loạt theo một hướng xác định tương ứng với điều kiện ngoại cảnh, ít có ý nghĩa trong chọn giống và tiến hoá. Biến dị xuất hiện trong quá trình sinh sản ở từng cá thể riêng lẽ và không có hướng xác định mới là nguồn nguyên liệu của chọn giống và tiến hoá.
b/ Chọn lọc nhân tạo và chọn lọc tự nhiên:
Đặc điểm
Chọn lọc nhân tạo
Chọn lọc tự nhiên
Tác nhân
Tác động của con người.
Nguyên liệu của chọn lọc là những biến dị cá thể do con người tạo ra, hoặc chọn lọc trong tự nhiên.
Tự phát trong tự nhiên.
Nguyên liệu chọn lọc là biến dị cá thể xuất hiện ngẫu nhiên trong điều kiện tự nhiên. Có thể tích luỹ những biến dị đó qua di truyền và sinh sản.
Thực chất
Thực hiện dựa trên 2 đặc tính: biến dị và di truyền.
Tích luỹ những biến dị có lợi và đào thải những biến dị có hại cho bản thân con người.
Thực hiện dựa trên 2 đặc tính: biến dị và di truyền.
Tích luỹ những biến dị có lợi và đào thải những biến dị có hại cho bản thân sinh vật.
Động lực 
Do nhu cầu và thị hiếu khác nhau của con người.
Đấu tranh với điều kiện khí hậu thiên nhiên bất lợi, đấu tranh cùng loài hay đấu tranh khác loài.Þ đấu tranh sinh tồn.
Đặc điểm
Sự chọn lọc tuy sâu sắc, nhưng không toàn diện chỉ chú trọng tới lợi ích con người, xem nhẹ khía cạnh thích ứng của sinh vật trong điều kiện tự nhiên.
Tác động thông qua tính biến dị TD đã là nhân tố chính trong quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật. 
Qui mô
Xãy ra trên qui mô hẹp, thời gian chọn lọc ngắn, hướng chọn lọc thường xuyên thay đổi. 
Xãy ra trên qui mô rộng lớn, thời gian lịch sử dài, toàn diện sâu sắc.
Kết quả
Kết quả từ một dạng ban đầu dần dần phát sinh nhiều dạng khác nhau rõ rệt. 
Tạo ra các thứ, những nòi cây trồng, vật nuôi mới trong phậm vi của loài, đa dạng phong phú hơn trong tự nhiên.
Loài mới được hình thành dần dần qua nhiều dạng trung gian, dưới tác động của chọn lọc tự nhiên qua con đường phân li tính trạng
c/ Ưu và nhược điểm của học thuyết Đacuyn:
* Học thuyết Dacuyn đã giải thiïch được 4 điểm tồn tại trong học thuyết Lamác:
VS ngày nay mỗi loài SV thích nghi hợp lí với điều kiện sống? Vì CLTN đào thải những dạng kém thích nghi. Sự xuất hiện loài mới gắn lièn với sự xuất hiện những đặc điểm thích nghi mới.
VS các loài biến đổi liên tục nhưng ngày nay ranh giới giữa các loài đang tồn tại khá rõ rệt, gián đoạn? Vì CLTN đã đào thãi những hướng biến đổi trung gian.
VS các yếu tố ngoại cảnh thay đổi chậm mà sinh giới phát triển nhanh chóng, với tốc độ ngày càng nhanh? Vì chọn lọc đã diễn ra theo con đường phân ly, một loài gốc có thể sinh ra nhiều loài mới. Tốc độ biến dổi của các loài phụ thuộc chủ yếu vào cường độ hoạt động của CLTN chứ không phải vào sự thay đổi các điều kiện khí hậu địa chất. Các nhóm xuất hiện sau đã kế thừa các biến đổi có lợi trên cơ thể của nhóm xuất hiện trước, thích nghi hơn và phát triển nhanh hơn.
VS xu hướng chung cua sinh giới là tổ chức ngày càng cao mà ngày nay bên cạnh các nhóm tổ chức cao vẫn song song tồn tại những nhóm có tổ chức thấp? Vì trong những hoàn cảnh nhất định, sự duy trì trình độ tổ chức nguyên thuỷ hoặc đơn giản hoá tổ chức vẫn bảo đảm sự thích nghi.
* Trong thuyết CLTN, Đacuyn có 2 thành công lớn:
Giải thích được sự hình thành đạc điểm thích nghi và tính tương đối của đặc điểm thích nghi của sinh vật.
Xây dựng luận điểm nguồn gốc thống nhất của các laòi chứng minh toàn bộ sinh giới ngày nay là kết quả của quá trình tiến hoá từ một nguồn gốc chung.
* Dacuyn đã phân biệt được biến dị và biến đổi, nghiên cứu các hình thức biến dị. Nhận xét đúng đắn về tính vô hướng của biến dị, coi biến dị không xác định là nguồn nguyênliệu chủ yếu của tiến hoá.
* Dacuyn đã phát hiện 2 đặc tính cơ bản của sinh vật là cơ sở cho quá trình tiến hoá. Nhờ có 2 đặc tính biến dị và DT mà sự biến đổi của sinh vật dưới ảnh hưởng của ngoại cảnh không giống sự biến đổi của vật thể vô cơ.
* Cống hiến quan trọng của Dacuyn là phát hiện vai trò của CLTN, hướng sự chú ý của con người vào một khía cạnh mới trong tác dụng cảu ngoại cảnh.
* Tồn tại:
Chưa phân biệt được thích nghi kiểu hình với thích nghi kiểu gen.
Chưa đi sâu vào cơ chế hình thành các đặc điểm tích nghi, chỉ mới phát hoạ chung về quá trình hình thành loài mới chứ chưa đi sâu vào cơ chế của quá trình đó.
Chưa hiểu rõ nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế DT của biến dị.
* CÂU HỎI ÔN TẬP CÁC THUYẾT TIẾN HÓA:
Câu 1. So sánh học thuyết tiến hoá của Dacuyn với học thuyết tiến hoá của Lamac qua sơ đồ sau:
Vấn đề
Lamac
Đacuyn
1. Nguyên nhân tiến hoá.
- Ngoại cảnh thay đổi qua không gian và thời gian.
- Thay đổi tập quán hoạt động ở động vật.
- CLTN tác động thông qua đặc tính biến dị và DT của sinh vật.
2. Cơ chế tiến hoá
- Sự DT các đặc tính thu được trong đời cá thể dưới tác động của ngoại cảnh hay tạp quán hoạt động.
- Sự tích luỹ biến dị có lợi, sự đào thãi các biến dị có hại dưới tác dụng của CLTN.
3. Thích nghi
Ngoại cảnh biến đổi chậm, SV có khả năng phản ứng phù hợp nên không bị đào thải.
Biến dị phát sinh vô hướng.
Sự thích nghi hợp lí đạt được thông qua sự đào thải những dạng kém thích nghi.
4. Hình thành loài mới
Loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian, tương ứng với sự thay đổi của ngoại cảnh.
Laòi mới được hình thành từ từ, qua nhiều dạng treung gian dưới tác dụng của CLTN, theo con đường phân li tính trạng, từ một nguồn gốc chung. 
5. Tồn tại
- Chưa phân biệt biến dị DT và không DT. Chưa hiểu nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế DT của biến dị.
- Chưa hiểu cơ chế tác dụng của ngoại cảnh và của CLTN.
Câu 2/ Quan niệm của Đacuyn về vai trò của CLNT, hình thành các giống vật nuôi cây trồng thích ứng với nhu cầu kinh tế, thị hiếu của con người?
CLNT bao gồm 2 mặt song song vừa đào thải những biến dị bất lưọi, vừa tích luỹ những biến dị có lợi phù hợ với mục tiêu SX của con người trong từng thời kì LS chọn giống.
Động lực của CLNT là các mục tiêu cần đạt tới trong SX của con người (nhu cầu kinh tế, thị hiếu) .
CLNT là nhân tố qui định chiều hướng tốc độ, qui mô biến đổi của các giống vật nuôi, cây trồng, VSV. 
CLNT tiến hành theo nhiều hướng khác nhau, trong mỗi hướng con người đi sâu khai thác những điểm có lợi cho họ bằng cách giữ lại những đặc điểm nổi bật, loại bỏ các dạng trung gian không đáng lưu ý.
CLNT xãy ra trong thời gian ngắn, hướng chọn lọc thường xuyên thay đổi, chỉ chú ý tới những lợi ích con người, không quan tâm tới những đặc điểm DT có lời cho SV, nên kết quả chọn lọc c ... ủa quần thể lý tưởng.
D
C
B
A
Số lượng cá thể
Số lượng cá thể
Số lượng cá thể
Số lượng cá thể
Màu sắc vỏ biến đổi từ sáng đến sẩm màu.
Ở địa phương này có núi lửa hoạt động, phủ tro núi lửa sẩm đen. 
Hãy dựa vào 4 đồ thị trên để giải thích sự biến đổi màu sắc của ốc sên dưới tác động của chọn lọc tự nhiên trong các khoảng thời gian khác nhau trước và sau khi núi lửa hoạt động. Biết rằng quần thể ban đầu là quần thể A.
Giải thích đồ thị B, C, D.
Câu 30: Giải thích TS khó xác định rõ một loài trong từng nhóm sau: các nhóm đa dạng trong một loài, các quần thể cách li địa lý, các cá thể sinh sản vô tính, các sinh vật hoá thạch?
Do sự sai khác hình thái có thể phân ra sai khác về loài hay chỉ sai khác trong nội bộ một loài. Các quần thể cách li có thể hoặc không thể giao phối với nhau. Không có cách nào để xác định một hoá thạch hay một sinh vật vô tính có thể giao phối được hay không.
Câu 31: Giải thích TS quần đảo được xem là "phòng thí nghiệm thiên nhiên về hình thành loài". Nêu VD để dẫn chứng.
Một SV đưa đến một hòn đảo được cách ly địa lí khỏi các quần thể trong đất liền xuất phát và các hòn đảo khác. Trôi dạt gen có thể diễn ra trong các quần thể của một hòn đảo nhỏ, có thể xãy ra những đột biến độc đáo, và các quần thể đảo trãi qua CLTN và thích nghi với điều kiện sống trên đảo. Hình thành loài lặp lại trên các quần đảo; VD: Các loài sẻ Đacuyn trên quần đảo Galapagôt là một VD. Cá con trong thung lũng chết cúng cách ly với các suối nhỏ sa mạc, tương tự cách ly trên các đảo.
VI/ CÁC CƠ CHẾ CÁCH LI:
1/ Cách trước hợp tử (cách li tiền giao phối): Ngăn ngừa giao phối giữa các loài.
	Những trở ngại ngăn cản các sinh vật giao phối với nhau được gọi là cơ chế cách li trước hợp tử. Đây chính là cơ chế cách li ngăn cản sự thụ tinh tạo ra hợp tử. Bao gồm các loại sau:
a/ Cách li địa lí:
	Những trở ngại địa lí như, sông, suối, núi và biển làm cho các quần thể khác nhau không thể giao phối với nhau được nên lâu dần có thể dẫn đến sự cách li sinh sản. Những loài ít di động hoặc không có khả năng di độngvà phát tán dễ chịu ảnh hưởng của dạng cách li này.
b/ Cách li sinh thái:
Mặt dù trong cùng một khu vực địa lí nhưng những cá thể của các quần thể khác nhau do khác biệt về cấu trúc DT chúng có thể sống trong những sinh cảnh khác nhaunên không thể giao phối với nhau.
c/ Cách li tập tính: 
	Các quần thể khác nhau do khác biệt về cấu trúc DT có thẻ có những tập tính giao phối riêng nên giữa chúng có sự cách li sinh sản. 
d/ Cách li mùa vụ:
	Các cá thể thuộc các quần thể khác nhau do khác biệt về cấu trúc DT có thể sinh sản vào các mùa khác nhau nên không có điều kiện giao phối với nhau.
e/ Cách li cơ học:
	Các cá thể thuộc các quần thể khác nhau có thẻ có cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau nên khiến chúng không thể giao phối với nhau. VD: các cây khác nhau có cấu tạo hoa khác nhau khién hạt phấn của cây này không thể thụ phấn cho hoa của cây khác.
2/ Cách li sau hợp tử (cách li hậu giao phối):
 Những trở ngại sau giao phối có thể ngăn cản khả năng sinh sản của con lai khiến cho con lai không có khả năng sinh sản hoặc giảm khả năng sinh sản. Bao gồm các laọi sau:
a/ Ngăn cản sự thụ tinh: Sự truyền giao tử có thể xãy ra nhưng không có sự thụ tinh.
b/ Con lai không có sức sống: Cơ thể lai chết hoặc tồn tại một cách yếu ớt khó cạnh tranh được với các dạng cha mẹ.
c/ Con lai bất thụ: Con lai có sức sống rất tốt, nhưng không có khả năng tạo được các giao tử bình thường.
d/ Con lai bị suy thoái: Thế hệ con lai đầu có thể có sức sống và hữu thụ, nhưng các thế hệ tiếp theo sẽ bị suy giảm.
3/ Vai trò của các cơ chế cách li:
	Các cơ chế cách li đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình tiến hoá. Có thể nói không có cơ chế cách li thì sẽ không có quá trình phát sinh loài mới.
	Khi các quần thể của cùng một loài sống cáhc li với nhau thì các nhân tố tiến hoá như: CLTN, ĐB, Yếu tó ngẫu nhiên sẽ làm thay đổi tần số alen quần thể theo những cách khác nhau. Kết quả quần thể bị cáhc li khác biệt nhau về vốn gen. 
	Ở sinh vật sinh sản hữu tính, mỗi loài thường gồm một nhóm quần thể mà các cá thể thường có khả năng giao phối với nhau, nhưng không giao phối được với các cá thể của loài khác. Sự cáhc li này giúp cho mỗi loài tiến hoá độc lập và tự trị, các alen có lợi được trao đổi trong quần thể của nội bộ loài để dần dần chiếm ưu thế.
	Chức năng cuả cơ chế cách li là ngăn cản giao phối các loài và nhờ đó các loài đạt được sự hkác nhau nhờ nguồn biến dị DT sẵn có dưới tác động của chọn lọc.
	Mỗi điểm rõ ràng là cáhc li hậu giao phối hao phí năng lượng nhiều hơn so với cách li tiền giao phối. Trong trường hợp loịa 2 giao tử được tạo thành bị chết thì năng lượng tiêu tốn để tạo chúng trở nên vô ích. Do đó, nếu 2 quần thể lúc đầu cách li nhau bằng cơ chế hậu giao phối, CLTN sẽ nhanh chóng tạo thuận lợi cho sự tạo thành các cơ chế cách li tiền giao phối.
VII/ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI MỚI:
	Giai đoạn đầu tiên của sự hình thành loài mới cần có sự cắt đứt trao đổi gen giữa 2 quần thể của cùng một loài. Thông thường sự gián đoạn trao đổi gen được thực hiện nhờ cách li địa lí. 
	Trong sự vắng mặt trao đổi VCDT giữa các quần thể, chúng có thể phân hoá khác nhau về mặt DT, vì mỗi quần thể có xu hướng thích nghi tốt hơn với điều kiện dịa phương của chúng. Khi có các quần thể cô lập khác nhau về mặt DT, các cơ chế cáhc li hậu giao phối bắt đầu hoạt độngvì các con lai có sức sống và sự hữu thụ giảm.
	Thông thường giai đoạn đầu xãy ra nhanh và rất khó xác định 2 quần thể cách li được hay chưa. Hơn nữa gián đoạn có tính thuận nghịch, nếu 2 quần thể nhanh chóng tiếp xúc với nhau có thể quay lại trạng thái trao đổi gen với nhau như ban đầu. Mặt khác nếu cách li địa lí kéo dài thì 2 quần thể sẽ bước vào giai đoạn 2 của sự chuyên môn hoá.
	Giai đoạn 2 liên quan tới sự phát triển các cơ chế cách li hợp tử được tạo thuận lợi nhờ tác động của CLTN. 
	Khi sự trao đổi gen bị gián đoạn lâu dài, thì sự chuyên hoá có thẻ xuất hiện thông qua giai đoạn 2.
CÂU HỎI ÔN TẬP
Câu 1: Dưới đây là 2 giai đoạn hình thành loài:
 A	B
 Các quần thể của một loài GIAI ĐOẠN I
	C	 D	
 GIAI ĐOẠN II	 Hai loài tách biệt
Hãy cho biết:
Nếu A là quần thể ban đầu thì B, C, D là gì?
Dựa trên sơ đồ đó nêu quá trình hình thành loài.
Cho VD để minh hoạ sơ đồ trên.
Câu 2: Hãy cho biết những đặc điểm dưới đây là cơ chế cách li nào?
Truyền tinh trùng nhưng không được thụ tinh.
Trứng thụ tinh nhưng hợp tử chết.
Những đôi có khả năng giao phối nhưng không gặp được nhau.
Hợp tử cho con lai F1 có khả năng sống thấp.
Hợp tử con lai F1 có khả năng sống nhưng bất thụ một phần hay hoàn toàn.
Gặp nhau nhưng không kết đôi.
Giao phối thục hiện nhưng không truyền tinh trùng.
Con la là kết quả của sự giao phối giữa ngựa và lừa.
Các con cá trong hồ Xêvan đẻ trứng ở các thời gian khác nhau.
Câu 3: VS nói các đặc điểm thích nghi chỉ hợp lí tương đối, tìm ví dụ minh họa.
Câu 4: Trình bày các tiêu chuẩn để phân biệt 2 loài thân thuộc.
Câu 5: Nêu những đặc trưng của quần thể về di truyền và sinh thái.
Câu 6: Trong tự nhiên xãy ra quá trình loài lúa mì (2n AA= 14) giao phấn với loài cỏ dại (2n BB= 14), sau đó tiếp tục lai với cỏ dại (2n DD= 14). Hãy dự đoán quá trình hình thành loài lúa mì triticum. Đó được xem là lời mới không? TS?
Câu 7: VS các loài có quan hệ họ hàng tồn tại trong cùng một thời gian lại khác biệt về mặt hình thái và DT?
Câu 8: Trình bày những điểm khác nhau cơ bản giữa đồng qui và phân li tính trạng.
Câu 9: Trình bày chiều hướng tiến hoá của sinh vật. VS ngày nay vẫn tồn tại những nhóm có tổ chức thấp bên cạnh những nhóm có tổ chức cao?
Câu 10: VS các nhóm SV có nhịp điệu tiến hoá không đồng đều?
Câu 11: TS lai xa đa bội hoá lại nhanh chóng tạo nên loài mới ở thực vật mà ít xãy ra ở các loài động vật?
Câu 12: Với kiến thức đã hoạ, hãy cho biết trong tương lai loài người hiện nay có thể tiến hoá thành loài khác được không? Giải thích.
Câu13: Giải thích TS sau mỗi lần tuyệt chủng hàng loạt lại có sự bùng nổ hình thành loài mới?
Câu 14: Những câu sau đây đúng hay sai? Nếu sai sửa lại cho đúng.
VK được xếp riêng một giới vì chúng chỉ có cấu tạo một TB duy nhất.
Một protein đã tiến hoá chậm có thể sẽ có ích hơn sao với một protein tiến hoá nhanh trong việc xác định mối quan hệ bao quát giữa các laòi mà ta cho rằng có quan hệ thân thuộc.
Tay người và chân mèo có những cấu tương đồng.
Có tất cả 4 giới sinh vật có TB nhân chuẩn.
Các nhà sinh học đồng ý rằng sự hình thành loài không đều và sống sót không đều của các loài có thể nẩy sinh ra các hướng tiến hoá, VD như hướng tăng dần kích thước.
1. S, đây là 2 loài thuộc 2 giới khác nhau và đều là sinh vật nhân sơ.
2. S, Một protein phát triển tuần tự một cách nhanh chóng sẽ có ích hơn so với một protein phát triển tuần tự một cách chậm chạp.
3. Đ; 4. đ ; 5. S: Các nhà khoa học không đồng ý về vấn đề này.
Câu 15: Giải thích TS các chuỗi axit amin của các protein có thể dùng để vạch rõ mối quan hệ tiến hoá giữa các loài sinh vật?
Số sai khác trong chuỗi axit amin phản quan hệ tiến hoá. Càng nhiều phần tương tự nhau có nghĩa là các sinh vật từng có một tổ tiên chung mới đây hơn và có quan hệ thân thuộc gần gũi hơn.
Câu 16: Các nhà sinh học đã phát hiện ra một hình tượng biến đổi DT mà họ gọi là ĐB vị trí. Một số loài ruồi quả có những ĐB lạc chỗ của cánh hay của chân. Các ĐB lạc chỗ này có thể làm thay đổi chức năng chuẩn của các gen thế nào? TS có thể nói các nhà tiến hoá đặc biệt quan tâm đến loại ĐB này?
Các gen có ảnh hưởng có thể là các gen điều hoà điều khiển các gen cấu trúc đối với chân và cánh suốt trong phát triển. Các ĐB như thế có thể đảm trách những thay đổi chính trong cấu trúc cơ thể có thể có và tác dụng có ý nghĩa đến tiến hoá.
Câu 17: Dưới đây là mức độ giống nhau về ADN và protein giữa người với các loài thuộc bộ khỉ:
Các loài
%giống nhau so với ADN người
Các loài
%giống nhau so với ADN người
Tinh tinh
97,6
Khỉ Vervet
90,5
Vượn Gipbon
94,7
Khỉ Capuchin
84,2
Khỉ Rhesut
91,1
Galago
58,0
Các loài
Số axit amin trên chuỗi b-hêmôglôbin khác biệt so với người
Tinh tinh
0/164
Gôrila
1/164
Khỉ Gipbon
3/164
Khỉ Rhesut
8/164
Dựa trên mức độ tương đồng hãy thiết lập mối quan hệ họ hàng giữa người với vượn người.
Thử nêu phương pháp để so sánh ADN của người vừ vượn người.
Câu 18: Quan sát hình dưới đây và chỉ ra các đặc điểm người khác với vượn người. Đặc điểm gì là quạn trọng nhất?
Từ đó rút ra kết luận gì về nguồn gốc của loài người?
Câu 19: Lập bảng so sánh sai khác về cấu tạo cơ thể và lối sống của các loại vượn người hoá thạch.
Câu 20: Trình bày những đặc điểm sai khác giữa vượn người hoá thạch với người vượn.
Câu 21: Trình bày những điểm sai khác giữa người đứng thẳng với vượn người hoá thạch.
Câu 22: Trong quá trình tiến hoá, loài người đã có được các đặc điểm thích nghi nổi bạt khác với các loài vượn như thế nào?
Câu 23: Hãy sắp xếp các tên sau đây sao cho phù hợp với sự tiến hoá của loài người:
Homo sapiens sapiens, Australopithecus, homo habilis, homo sapiens, homo erettus, tổ tiên chung.
Câu 24: Tổ tiên đã biến đổi như thế nào để hình thành loài người?
Câu 25: Chứng minh người có nguồn gốc từ ĐV.

Tài liệu đính kèm:

  • docCAC HOC THUYET TIEN HOALT.doc